Tập tính của động vật là gì?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tuệ Di, 9 Tháng sáu 2021.

  1. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    Tập tính của động vật là gì?

    Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật tả lời lại kích thích từ môi trường ngoài, hoặc trong cơ thể

    Tập tính của động vật giúp động vật có thể thích nghi được với môi trường sống, tồn tại và phát triển ổn định.

    Có mấy loại tập tính?

    Tập tính của động vật có thể được chia làm 2 loại:

    - Tập tính bẩm sinh (phản xạ không có điều kiện, bền vững, khó thya đổi) : Tập tính này có sẵn từ khi sinh ra, đặc trưng, không dễ mất đi với từng loài.

    Ví dụ: Trẻ nhỏ chạm tay vào nước nóng dù có thể không ý thức được hậu quả, nhưng chũng vẫn rụt tay lại; phản xạ này luôn tồn tại

    - Tập tính học được (phản xạ có điều kiện, có thể thay đổi) : Loại tập tính này không có sẵn mà được các loài động vật học tập, hình thành trong quá trình sống và các rút kinh nghiệm

    Ví dụ: Khi gặp đèn đỏ, ta sẽ dừng xe lại, đó là tập tính học được, được hình thành do qua quá trình học tập, được nhắc nhở

    Hoặc là học ngoại ngữ, là tập tính học được, nếu lâu ngày không học lại, khả năng của chúng ta sẽ giảm đi.

    Do vậy, muốn duy rì được những tập tính có ích, các loài động vật, luô thường xuyên rèn luyện, nâng cao khả năng, kĩ thuật..

    Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, khá khó để phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Như trường hợp, mèo con sinh ra có thể bắt chuột, vừa có thể coi là tập tính bẩm sinh hoặc cũng có thể là tập tính học được ở mèo mẹ.

    Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?

    Cơ sở của tập tính là các phản xạ, được thực hiện qua cung phản xạ. Khi số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên, đồng nghĩa với mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.


    [​IMG]

    Sự hình thành tập tính học được ở động vật, phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ mỗi loài.

    Có những hình thức học tập nào ở động vật?

    - Quen nhờn: Hình thức này đơn giản nhất, biểu hiện ở việc động vật, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không gây hại cho chúng

    - In vết: Động vật thường di chuyển theo những vật mà chúng nhìn thấy đầu tiên, trong những ngày sinh đầu (thường gặp ở các loài chim)

    - Điều kiện hóa:

    + Điều kiện hóa đáp ứng: Hình thành mối lien kết mới trong hệ thần kinh trung ương, dưới tác độngcủa các kích thích đồng thời

    + Điều kiện hóa hành động: Liên kết hành vi của động vật với 1 phần thưởng, nhằm làm cho động vật sẽ chủ động lặp lại hành động đó.

    - Học ngầm: Đây là hình thức học không có ý thức, động vật thụ động học được, khi có nhu cầu sử dụng thì kiến thức đó sẽ tái hiện lại, giúp cho động vật giải quyết được tình huống

    - Học khôn: Là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới

    Tập tính này chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển

    Động vật có những dạng tập tính nào?

    Tập tính ở động vật rất phong phú, có thể chia thành:

    - Tập tính kiếm ăn

    - Tập tính bảo vệ lãnh thổ

    - Tập tính sinh sản

    - Tập tính di cư

    - Tập tính xã hội

    Nhìn chung, tập tính của động vật khá phúc tạp, nhất là với những động vật có hệ thần kinh rất phát triển, động vật có tập tính phức tạp nhất là con người, có khá nhiều tập tính mà chỉ có ở con người chứ không có ở các loài động vật khác.
     
    taodi, Maa chii, Joens HB18 người khác thích bài này.
  2. chenzi cam

    Bài viết:
    201
    Lại là một bài có trong đề thi.
     
    Tiên Nhi, Thùy MinhTuệ Di thích bài này.
  3. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    Hi, vâng
     
  4. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    ^. ^
     
  5. Tuệ Lih

    Bài viết:
    31
  6. Tuệ Di

    Bài viết:
    120
    Thanks bạn nha <3
     
    Thùy Minh thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...