Kendama là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 7 Tháng sáu 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    629
    Nhật được biết đến là một vùng đất xinh đẹp, với đĩnh núi Phú Sĩ xinh đẹp bên bờ hồ, đỉnh núi phủ tuyết, hoa đào bay bay, được xem là cảnh đẹp chốn thần tiên. Không những thế, đây cũng là vùng đất có bền dày lịch sử, với nền văn hóa vô cùng dày lâu. Ẩm thực, đời sống, xã hội, giáo dục, dù ở mặt nào thì Nhật Bản cũng có những truyền thống khiến người ta ngưỡng mộ. Đặc biệt, các trò chơi truyền thống ở Nhật thường vô cùng thú vị và bổ ích, không chỉ chơi mà còn có thể rèn luyện con người. Một trong số đó chính là Kendama - trò chơi với truyền thống dài lâu.

    Kendama là gì?

    Kendama (けん玉) là một trò chơi truyền thống của Nhật Bản, được tham gia với đủ mọi lứa tuổi. Trò chơi "Kendama" bao gồm một thanh gỗ "Ken" với hình tựa như thánh giá. Thực chất thì nó giống một thành gỗ thẳng, đầu vót nhọn. Phần nằm ngang khá giống khi búa, nhưng trũng hai đầu. Và một quả bóng "Dama" với một chiếc lỗ.


    [​IMG]

    Tại Nhật Bản, "Hiệp hội Kendama Nhật" có những cuộc đại hội chính thức để thi đấu kỹ năng, sẽ được chấm điểm bởi ban giám khảo, đã trở thành một trò chơi nổi tiếng trong một thời gian.

    Với trò chơi Kendama sẽ chơi bằng việc tung quả bóng lên và thử bắt nó trong những cái cúp hay đâm nó với điểm (Point) của cái gậy. Tuy nhiên, để chơi được Kendama đòi hỏi bạn cần có hơn 1.000 kỹ thuật khác nhau và người chơi phải làm chủ được nó. Đó là lý do tại sao nó cần nhiều bộ phận phối hợp như vậy.



    Lịch sử về Kendama


    Bạn nghĩ rằng trò chơi này chỉ có ở Nhật? Hoàn toàn không nhé. Đây là một trò chơi phổ biến khắp thế giới, và tại Việt Nam cũng có, chỉ là bạn ít khi thấy thôi.

    Tại Mỹ, có một đoạn nhận xét về nó như sau: "Kendama sành điệu này là một món đồ chơi kỹ năng bằng gỗ cực kỳ gây nghiện đến từ Nhật Bản. Nó tăng cường khả năng phối hợp tay mắt, thăng bằng và phản xạ. Nó có thể được chơi bởi trẻ và già." Từ đó có thể thấy được, Kendama phổ biến ra sao.


    [​IMG]

    Có một giả thuyết về nguồn gốc của trò chơi này. Người ta cho rằng, món đồ chơi này đã có mặt tại Pháp vào thế kỷ thứ 16, nếu tính trên mốc thời gian thì đây là món đồ chơi cổ nhất. Tại Pháp, đây là trò chơi rất nổi tiếng được gọi là "Le bilboquet". Lúc bấy giờ, nó chỉ dành cho dòng dõi quý tộc. Về sau nó được lan rộng ra khắp thế giới và tại mỗi nước khác nhau, chúng phát triển với những cách chơi khách nhau.

    Tại Nhật, trò chơi này được cho là đã du nhập đến Nhật vào thời đại Edo và cách chơi ngày nay của Kendama vẫn giữ nguyên cách chơi từ thời Taisho. Người ta tin rằng trò chơi này xuất phát từ ý nghĩa tại một cái đĩa được đào cạn giống như bề mặt của trăng non sẽ hấp thụ ngọc – Ánh sáng mặt trời (Nhật) nên được gọi là "quả bóng Nhật nguyệt Nichigetsu". Vào năm 1975, người ta đã hình thành "Hiệp hội Kendama Nhật", sau đó "Các cuộc tỉ thí Kendama" cũng được tổ chức, công bố chính thức về luật chơi, cấp độ và bước chơi, cuối cùng là phát triển thành các kỹ năng chuyên nghiệp.

    Tại Mỹ, những người trong một nhóm đam mê, lần đầu tiên tiếp xúc với nó là vào khoảng năm 2006 với những buổi lưu diễn. Người ta rất thích trò chơi này, và vô cùng mê mẫn chúng.

    Cấu tạo của Kendama

    Kendama bao gồm 15 bộ phận:


    [​IMG]

    1. Main body ken (剣) - thân
    2. Spike kensaki (剣先) - điểm (kiếm).
    3. Large cup ōzara (大皿) - chén hứng bóng lớn.
    4. Base cup chūzara (中皿) - chén hứng bóng vừa.
    5. Small cup kozara (小皿) - chén hứng bóng nhỏ.
    6. Ball tama (玉) - bóng.
    7. Hole ana (穴) - lỗ bóng
    8. String ito (糸) - chỉ.
    9. Cup body saradō (皿胴) - chén đựng bóng trung tâm.
    10. Small cup edge kozara no fuchi (小皿のふち) - cạnh chén nhỏ.
    11. Big cup for lunars ōzara no fuchi (大皿のふち) - cạnh chén lớn.
    12. Slip-stop or slip grip suberidome (すべり止め) - cán chống trượt.
    13. Back end kenjiri (けんじり) - chuôi.
    14. String attachment hole ito toritsuke ana (糸取り付け穴) - lỗ xỏ chỉ.
    15. Bead - hạt chống xoắn dây (không có trong ảnh).

    Với Kendama thường sẽ có 5 bộ phận chính như "Bóng", "Kiếm", "Thân chén", "Chỉ" và "Hạt chống xoắn dây".

    "Hạt chống xoắn dây" được buộc lên đầu sợi chỉ và cố định bên trong quả bóng để chống xoắn chỉ. Dạo gần đây, người ta bán rất nhiều Kendama với công nghệ cao như có âm thanh phát ra hay có đèn chớp tắt.

    Một số loại Kendama phổ biến

    Người Nhật Bản sáng tạo và sản xuất rất nhiều kendama khác nhau với nhiều phiên bản thủ công như:


    • Kendama bóng chày: Hình dạng của gậy đánh bóng chày
    • Kendama kinh dị: Có khuôn mặt đáng sợ vẽ trên quả bóng.
    • Digi-ken: Được làm từ nhựa trong suốt và có chứa vi mạch chip đã được bán vào năm 1998.

    Tại sao kendama lại phổ biến như vậy?

    Kendamas rất phổ biến vì chúng cung cấp cho học sinh cách thể hiện cá tính của họ thông qua các tamas được thiết kế khác nhau và các thủ thuật sáng tạo.

    Bên trên là một ít thông tin về Kendama, mong sẽ hữu ích cho các bạn. Đây là một trò chơi khá thú vị, các bạn có thể tìm hiểu cách chơi qua video (nó khá khó để miêu tả).



    Bài viết có sử dụng các thông tin từ bài Anh và Nhật, được dịch và ghép lại bởi cá nhân, khó tránh khỏi sự sai sót, mong mọi người góp ý.
     
    Thuỵ Hương, Rrancy, Lucyrin9 người khác thích bài này.
  2. Khanh Nguyenn

    Bài viết:
    9
    Biết được trò này nhờ đọc truyện doraemon nè! *bafu 11*
     
    Thùy MinhSwaka Nguyệt Lam thích bài này.
  3. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    629
    Mình thì biết qua lúc học tiếng Nhật, có chơi thử luôn. Khó kinh khủng huhu.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...