Vì sao các ngôi sao lại nhấp nháy?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Lethao_1901, 15 Tháng năm 2021.

  1. Lethao_1901 Xin chào, tôi yêu bạn ^^

    Bài viết:
    78
    Hiện tượng ngôi sao nhấp nháy

    Bầu trời đầy sao vào mùa hè là hình ảnh quen thuộc gây thích thú cho nhiều người. Vậy nhưng nếu quan sát kĩ ta sẽ thấy những ngôi sao luôn nhấp nháy. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.

    Do đâu mà những ngôi sao luôn nhấp nháy?

    Những ngôi sao luôn nhấp nháy là vì Trái Đất của chúng ta được bao quanh bởi lớp khí quyển dày đặc, phân chia ra thành nhiều tầng có độ dày và độ cao khác nhau. Cũng bởi vì cấu trúc như vậy mà mật độ khí ở mỗi tầng khí quyển cũng khác nhau. Bầu khí quyển của chúng ta chuyển động liên tục không ngừng. Chúng không chỉ chuyển động qua lại dàn trải trên các bề mặt từng tầng mà còn chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng. Bởi vậy, khi ánh sáng của các ngôi sao chiếu xuống Trái Đất thì phải trải qua nhiều tầng khí quyển với các mật độ khác nhau nên nhiều lần diễn ra sự khúc xạ và sự hội tụ. Mặt khác, khi phải xuyên qua tầng khí quyển có mật độ dày đặc, độ thấu ánh sáng bị yếu; còn khi xuyên qua tầng khí quyển có mật độ loãng hơn thì độ thấu ánh sáng lớn hơn. Do tầng khí quyển lại chuyển động không ngừng nên độ đặc, loãng cũng thay đổi liên tục làm ánh sáng xuyên qua cứ nhấp nháy không ngừng. Khi đó ánh sáng những ngôi sao xuyên qua lúc thì lệch trái, lệch phải, lúc thì mạnh, sáng tỏ, khi thì mờ mờ, thành ra khi ta nhìn thấy những ánh sáng đó sẽ cảm thấy nó lấp lánh và vui mắt.


    [​IMG]

    Ánh sáng của ngôi sao có từ đâu?

    Chúng ta đều biết rằng vật đen là những vật hấp thụ lại tất cả lượng bức xạ điện từ truyền đến nó (bức xạ điện từ bao gồm ánh sáng, sóng vô tuyến). Mà những ngôi sao của chúng là vật đen phát ra ánh sáng mạnh. Khi năng lượng bức xạ truyền tới, những ngôi sao này sẽ hấp thụ toàn bộ và phát ra bức xạ vào trong không gian nhiều hơn lượng nó đã hấp thụ. Vậy nên ngôi sao không tự phát sáng, chúng chỉ là đang nhận ánh sáng từ nguồn khác và phát ra ánh sáng rồi truyền tới mắt chúng ta mà thôi! Vậy nên những ngôi sao ta nhìn thấy trên bầu trời (như là sao Ngưu Lang, sao Chức Nữ chẳng hạn) đều lớn hơn và sáng hơn so với Mặt Trời nhiều lần.

    Một điều thú vị nữa về những ngôi sao chính là số lượng mà ta có thể quan sát được. Vào những đêm mà không có nguồn sáng nào khác xung quanh (như Mặt Trăng), mắt thường chúng ta có thể quan sát được nhiều nhất khoảng hai nghìn đến hai nghìn rưỡi ngôi sao tại cùng một thời điểm. Bởi vậy mà khi nói có thể quan sát "hàng triệu" ngôi sao cùng một lúc là một cách nói phóng đại.


    [​IMG]

    Ngôi sao thật sự là gì?

    Ngôi sao quả thật được nhắc đến rất nhiều trong văn thơ và các câu chuyện cổ tích, nhưng bạn đã bao giờ muốn hỏi xem ngôi sao ngoài kia thật sự là gì không?

    Ngôi sao của chúng ta có thể ví như một quả bóng khí có thể phát sáng, các khí chiếm thành phần lớn là là hydronium và helium, được giữ lại bởi một loại lực thế cụ thể là trọng lực. Phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của nó hỗ trợ ngôi sao chống lại trọng lực và tạo ra các photon và nhiệt cùng với một lượng nhỏ các nguyên tố nặng hơn. Lấy một ví dụ hết sức gần gũi: Mặt Trời là một ngôi sao nóng rực và phát sáng chói lọi. Sức nóng của bề mặt Mặt Trời lên đến 6000 độ C, ở lõi ngôi sao này có thể nóng tới 15 triệu độ C (Thật khủng khiếp đúng không). Như định nghĩa của các ngôi sao, trên Mặt Trời có rất nhiều nguyên tố hydronium, các hạt nhân nguyên tử hydronium tác động lẫn nhau kết thành hạt nhân nguyên tử helium đồng thời phát ra ánh sáng và nhiệt lượng rất lớn gọi là "phản ứng nhiệt hạch". Nguồn nhiên liệu nguyên tử của ngôi sao này rất lớn, có thể cung cấp cho chúng ta ánh sáng và sức nóng trong vài tỉ năm nữa. Nếu bạn nào đang nghĩ xem bỗng ngày mai Mặt Trời có tắt hay không thì nên bắt đầu dừng lại được rồi đấy.

    Về phần ánh sáng thì ánh sáng của ngôi sao giống như một chùm tia nhỏ có thể bị bẻ cong uốn khúc dễ dàng. Nhưng nếu bạn quan sát ánh sáng từ hành tinh thì có thể thấy chúng khi xuyên qua khí quyển thì khó bị thay đổi hơn, dày hơn. Do vậy những ngôi sao "bóng khí phát sáng" của chúng ta thì lấp lánh còn những hành tinh thì không (như Mặt Trăng chẳng hạn).


    [​IMG]
     
    Aishaphuong, NNNNN, lanhuonggg4 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng năm 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. SEAYN Phải kiếm bao nhiêu tiền?

    Bài viết:
    20
    Hữu ích quá!
     
    Lethao_1901 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...