Chuyên mục "Có thể bạn chưa biết". Chủ đề thứ 2: Trái đất và các vì sao đã có tên như thế nào ? Nguồn: Dịch, tổng hợp, rút gọn và sửa đổi. Chúng ta gọi hành tinh chúng ta đang sống là trái đất (tên tiếng anh là the Earth). Vậy chúng ta có biết trái đất đã được biết đến và đặt tên là Trái Đất như thế nào không? Cũng giống như các hành tinh khác trong hệ mặt trời, trái đất đã có tên gọi từ rất lâu. Trái đất được gọi là "Ertha", một thuật ngữ tiếng anh cổ đại Anglo-Saxon để ám chỉ "the ground", có nghĩa là bề mặt nơi mà chúng ta đứng, có thể đi lại và gieo trồng cây cối. Theo nhà khảo cổ học và lịch sử học Gillian Hovell thì Ertha còn nghĩa là "nơi giao nhau giữa sự xuất hiện và sự ra đi (chôn vùi) của tổ tiên". Tên gọi của trái đất cũng có thể khác nhau giữa các nơi. Theo Hy Lạp cổ đại, trái đất còn được gọi là Terra, có nghĩa là đất đai - nơi mà chúng ta đứng, trồng trọt canh tác, và có thể tương tác (chạm). Theo tiếng Anh hiện đại, có một số từ có nghĩa tương tự với Terra, ví dụ như terrestrial (mặt đất), subterranean (dưới lòng đất), extraterrestrial (ngoài trái đất). Từ "Orbis" cũng được sử dụng để miêu tả trái đất hay địa cầu, bởi vì trái đất được nhà khoa học Greek Eratosthenes chỉ ra rằng nó có hình tròn. Như chúng ta biết đấy, trong tiếng Anh ngày nay thì orbit nghĩa là quỹ đạo, và Orbis là ngôn ngữ cổ xưa của orbit. Ngoài ra trái đất còn được gọi bởi một thuật ngữ khác, đó là "mundus", có nghĩa là toàn bộ vũ trụ (the universe). Giải thích cho ý nghĩa của từ "mundus", nhà khảo cổ và lịch sử học Gillian Hovell cho biết rằng "Trái đất chứa tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người, và nó hoàn toàn tách biệt với các hành tinh khác". Thuật ngữ "mundus" trong tiếng Pháp có nghĩa là thế giới (monde), hay trong tiếng Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là Mondo. Tên của các hành tinh đã được người La Mã đặt cách đây rất lâu, từ thời Babylon. [Babylon là một quốc gia cổ đại gồm gồm lãnh thổ của Iraq và Syria ngày nay, tồn tại từ những năm 1900 đến 539 trước công nguyên.] Theo ghi nhận của bảo tàng hàng không và vũ trụ quốc gia (Smithsonian National Air and Space Museum), thuật ngữ Hy Lạp cho các hành tinh có nghĩa là "những kẻ lang thang". Ở nhiều thế kỷ trước, khi mà kính viễn vọng chưa được phát minh, người La Mã đã đặt tên cho các hành tinh dựa vào cách mà chúng xuất hiện trên bầu trời mà họ có thể quan sát bằng mắt thường, mặc dù những cái tên này không được phổ biến rộng rãi. Ví dụ như tên gọi của 8 vì sao sau đây: Hành tinh có tên Sao Kim (Venus) - liên quan đến nữ thần tình yêu - và thỉnh thoảng được gọi với cái tên mĩ miều "Lucifer", có nghĩa là người mang đến ánh sáng. Trong ngôn ngữ Latin, "lux" có nghĩa là ánh sáng. Tại sao gọi Sao Kim là người mang đến ánh sáng? Vì người La Mã có thể nhìn thấy Sao Kim vào buổi sáng, khi mặt trời bắt đầu mọc. Tuy nhiên, theo thực tế thì có khi chúng ta có thể nhìn thấy Sao Kim vào buổi tối. [Điều đó rất đơn giản. Chúng ta ai cũng biết 3 điều sau đây. Thứ nhất: Trái đất luôn quay quanh mặt trời. Thứ hai: Vì thế nên theo các nhà khoa học (những người sống trên trái đất) thì mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Thứ 3: Sao Kim luôn cố định ở một vị trí bên cạnh mặt trời. Chúng ta có thể nhìn thấy Sao Kim ở hướng Đông lúc mặt trời mọc (còn gọi bình minh), lúc này nó được gọi là sao Mai (bình minh, ban mai). Khi trái đất quay nửa vòng (180 độ), về hướng Tây (mặt trời vừa lặn), chúng ta vẫn có thể nhìn thấy Sao Kim, lúc này nó được gọi là sao Hôm (ban đêm, đêm hôm). ] Còn hành tinh được đặt tên Sao Thủy (Mercury) thì được gọi bằng tên của một vị thần Apollo. Vị thần này có liên hệ chặt chẻ với mặt trời. Trong số những ý nghĩa khác nữa, thì bản thân Mercury được coi là sứ giả của các vị thần. Còn Sao Hỏa "Mars" thì được người La Mã mô tả là "Bùng cháy với ngọn lửa". Người La Mã cổ đại đi theo trường phái "Xem trái đất là trung tâm của vũ trụ: Mặt trời xoay quanh trái đất", và họ cho rằng Sao Hỏa rất gần với mặt trời. Sao Mộc (Jupiter) thì được ví von là "sự xuất hiện tươi sáng" vì nó liên quan đến vua của các vị thần. Còn Sao Thổ (Saturn), theo mô hình Địa Tâm của người La Mã, thì được hiểu theo nghĩa là người đến sau Sao Mộc, hay Saturn là cha đẻ của Jupier theo thần thoại La Mã. Trong khi đó, 3 chòm sao còn lại là Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương đã được đặt tên một cách ngẫu nhiên trong thời đại có sự xuất hiện của kính thiên văn đầu tiên. Chỉ là, họ đã cố gắng tiếp tục truyền thống liên kết các hiệp hội thần thánh để phù hợp với cách người La Mã đã làm. Đó là cách mà Trái Đất và các vì sao đã được gọi tên từ thời cổ đại đến hiện nay. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ! Thân ái! HealingTran.