Phân tích bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh Huyền Trang

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huyentranght, 6 Tháng năm 2021.

  1. Huyentranght

    Bài viết:
    2
    Phân tích bài thơ Sang thu của HữuThỉnh

    Bài làm
    Đôi khi tôi tự hỏi thời khắc nào mới là thời khắc đẹp nhất trong cuộc đời? Là niềm vui khi nghe tin mình đỗ nguyện vọng một? Hay có lẽ là niềm hạnh phúc vỡ òa nước mắt khi nghe con tim dẫn lối? Nhưng có thể là không bởi những gì đơn giản nhất mà ta dễ dàng bỏ qua lại rất quan trọng. Như thời khắc giao mùa của thiên nhiên, của đất nước. Hữu Thỉnh đã hòa mình với thời khắc giao mùa giữa mùa hạ và thu trong bài thơ "Sang thu" được ông sáng tác năm 1977. Bài thơ là cảm nhận tinh tế của tác giả trước những chuyển biến của đất trời khi sang thu.

    Thơ của Hữu Thỉnh đã sớm khẳng định phong cách riêng, ngôn ngữ thơ của ông mang đậm chất dân gian ông đã vận dụng nhuần nhuyễn những câu ca dao tục ngữ trong thơ ca vì vậy đã tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt. Bên cạnh đó thơ ông còn mang đậm chất triết lí vì thế thơ ông mang cho bạn đọc những cảm xúc đặc biệt, những nhận thức mới mẻ về tâm hồn con người. Một thế giới với bao điều thú vị chưa được biết đến.

    "Bỗng nhận ra hương ổi

    Phả vào trong gió se

    Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về".

    Ngay từ đầu bức tranh mùa thu đã được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa rõ nét qua các hình ảnh "hương ổi", "gió", "sương" là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau. Qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng lại đủ làm cho bạn đọc hình dung ra bức tranh thiên nhiên mùa thu nơi quê nhà thanh bình như hiện ra rõ nét hơn sâu sắc hơn.

    Khổ thơ thứ hai càng khiến ta cảm nhận sâu sắc hơn sự biến chuyển của thiên nhiên sang thu

    "Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

    Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu".

    Dòng sông giờ đây không còn mang dòng chảy vội vàng, hối hả mà đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp của thời khắc giao mùa. Nếu dòng sông chậm chạp,

    Thong thả để tận hưởng mùa thu thì đàn chim lại vội vã hối hả di cư về miền Nam tránh rét. Đám mây không còn mang màu xanh biếc của một mùa hè oi bức mà dịu dàng, hiền hòa hơn để "uốn mình" chuyển dần sang mùa thu như chiếc khăn lụa của thiếu nữ. Chỉ với bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển của mùa hè sang mùa thu tất cả cảnh vật đều có nét đặc sắc riêng nhưng khi đặt chúng với nhau lại tạo nên một vẻ đẹp thú vị thấm đẫm chất mùa thu.

    "Vẫn còn bao nhiêu nắng

    Đã vơi dần cơn mưa

    Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi".

    Mùa Thu đã đến nhưng những dư âm của mùa hạ vẫn còn sót lại đó là ánh nắng là cơn mưa là tiếng sấm. Tuy nhiên tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, nhu hòa hơn để dần dần tiếp nhận mùa thu. Hai câu thơ cuối trong bài thơ Sang Thu cũng gợi cho ta nhiều suy nghĩ liên tưởng thú vị. Giọng thơ đã cho bạn của câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Phải chăng khi con người ta đã trải qua quá nhiều giông bão trong cuộc đời sẽ không còn bất ngờ hay cảm thấy sợ hãi những khó khăn mới ập đến? Chi tiết này cho thấy Hữu thỉnh rất đỗi tinh tế, ông sở hữu một tâm hồn nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng.

    Các bạn biết đấy, thời khắc giao mùa quả thật là rất đẹp đúng không? Và tâm hồn người thi sĩ cũng thật đẹp. Hữu Thỉnh mang đến cho chúng ta cái nhìn hoàn toàn mới về thời khắc đất trời đổi sắc chào đón một mùa trong năm. Qua đó cho ta thêm trân trọng cảnh sắc thiên nhiên quê hương, đất nước. Hãy thêm yêu nơi mình sinh ra và lớn lên, bạn nhé!
     
    Gill thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...