Ý nghĩa các xét nghiệm Sinh hóa máu thường quy

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Helltimeun, 5 Tháng tư 2021.

  1. Helltimeun

    Bài viết:
    2
    Xét nghiệm Sinh hóa là các xét nghiệm nhằm đo nồng độ hay hoạt độ một số chất trong máu, qua đó giúp đánh giá chức năng các cơ quan trong cơ thể. Với một người trưởng thành, kiểm tra sức khỏe định kì thì các bác sĩ thường chỉ định một số xét nghiệm Sinh hóa máu cơ bản như: Định lượng Glucose, Urea, Creatinin, AST, ALT, mỡ máu..

    Vậy ý nghĩa của từng xét nghiệm đó là gì? Và giới hạn của từng chỉ số ở người bình thường là bao nhiêu?

    [​IMG]

    1. Định lượng Glucose máu:

    Glucose là năng lượng chính cho mọi hoạt động và luôn tồn tại một lượng nhất định trong máu. Xét nghiệm định lượng Glucose máu hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết, giúp phát hiện chẩn đoán tiểu đường và hỗ trợ kiểm soát, theo dõi điều trị ở các bệnh nhân tiểu đường.

    Chỉ số Glucose máu ở người bình thường: 3, 9 - 6, 4 mmol/l

    Glucose máu tăng trong tiểu đường. Tuy nhiên để chẩn đoán xác định tiểu đường, cần làm thêm một sốxét nghiệm khác để khẳng định.

    Glucose máu giảm trong hạ đường huyết, thường gây mệt mỏi, chóng mặt..

    2. Định lượng Creatinin huyết thanh:

    Creatinin là sản phẩm thoái hóa của creatinin photphat ở cơ, được lọc hoàn toàn ở cầu thận. Vậy nên Creatinin là chỉ số đáng tin cậy để đánh giá chức năng thận.

    Chỉ số Creatinin huyết thanh ở người bình thường: 62 - 120 mmol/l ở nam và 53-100 mmol/l ở nữ

    Creatinin tăng trong bệnh lý suy thận, cường giáp, gout, tiểu đường.. Và giảm trong trường hợp phụ nữ có thai, liệt, teo cơ..

    3. Định lượng Urea máu:

    Urea trong máu là sản phẩm thoái hóa của các protein, được lọc ở cầu thận để đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm Urea máu hỗ trợ đánh giá chức năng thận, theo dõi bệnh lý về thận, cũng như đánh giá mức cung cấp protein của chế độ ăn.

    Chỉ số Urea máu ở người bình thường: 2, 5 - 7, 5 mmol/l

    Urea máu tăng trong bệnh lý suy thận, viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi niệu quản, sốt cao mất nước, tiêu chảy..

    Urea máu giảm gặp trong trường hợp phụ nữ có thai, người ăn chay lâu dài, chế độ ăn ít protein, hội chứng thận hư, hoặc do chức năng gan kém gây giảm tổng hợp ure.

    4. Định lượng AST (GOT), ALT (GPT), GGT

    Hay còn gọi là các xét nghiệm men gan, giúp đánh giá chức năng của gan, theo dõi điều trị trong các bệnh lý về gan.

    Giá trị của 3 xét nghiệm này ở người bình thường: < 50 U/L ở nam giới và < 35 U/L ở nữ giới .

    Các chỉ số này tăng trong các bệnh lý viêm gan (cấp, mạn), tổn thương nhu mô gan, viêm gan do virus, viêm gan do rượu..

    5. Định lượngAcid Uric:

    Xét nghiệm Acid Uric giúp chẩn đoán Gout, bệnh lý liên quan thận..

    Chỉ số Acid Uric bình thường: 180 - 420 mmol/l đối với nam giới và 150 - 360 mmol/l đối với nữ giới.

    Acid Uric tăng gặp trong bệnh lý Gout, suy thận, vẩy nến, và giảm trong bệnh lý Wilson, tổn thương tế bào gan..

    6. Xét nghiệm mỡ máu:

    Chỉ số xét nghiệm mỡ máu bao gồm: Triglycerid, Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C

    6.1. Triglycerid:

    Chỉ số Triglycerid được chỉ định trong phát hiệnvà theo dõi người rối loạn chuyển hóa Lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì..

    Triglycerid bình thường trong khoảng 0, 46 - 1, 88 mmol/l

    Triglycerid tăng do rối loạn Lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì, xơ gan, suy giáp, hội chứng thận hư.. Và giảm trong trường hợp kém hấp thu, suy kiệt, cường giáp..

    6.2. Cholesterol toàn phần:

    Xét nghiệm Cholesterol toàn phần được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch, suy gan, tăng huyết áp, béo phì..

    Cholesterol toàn phần bình thường: Từ 3, 9 - 5, 2 mmol/l

    Cholesterol toàn phần tăng trong bệnh lý rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, vàng da tắc mât.. Và giảm trong cường giáp, suy gan, suy dinh dưỡng..

    6.3. HDL-C

    Chỉ số HDL-C giúp đánh giá tình trạng rối loạn Lipid máu. HDL-C có vai trò vận chuyển Cholesterol lắng đọng ở thành mạch máu quy trở về gan, giúp hạn chế hình thành mảng xơ vữa.

    Người bình thường, HDL-C > 0, 9 mmol/l

    HDL-C giảm trong xơ vữa động mạch, béo phì, lười vận động..

    6.4. LDL-C

    Chỉ số LDL-C giúp đánh giá tình trạng rối loạn Lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.. LDL-C có chức năng vận chuyển Cholesterol đến mạch máu nên làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa.

    Người bình thường LDL-C < 3, 4 mmol/l

    LDL-C tăng trong bệnh lý xơ vữa động mạch, béo phì, rối loạn lipid máu.. và giảm trong trường hợp suy kiệt, xơ gan, kém hấp thu.

    Để đánh giá được sức khỏe từng cơ quan trong cơ thể sẽ cần đến nhiều xét nghiệm chuyên sâu riêng. Trên đây là một số xét nghiệm Sinh hóa máu cơ bản thường quy hay gặp khi chúng ta đi khám sức khỏe tổng quát. Hãy lắng nghe sự thay đổi của cơ thể bạn, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, làm việc nghỉ ngơi khoa học, tập luyện thể dục thể thao và thăm khám sức khỏe định kì 3-6 tháng 1 lần.
     
    TRANG SACH thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...