Trống đồng Đông Sơn với kỹ thuật chế tác và trang trí tinh xảo là biểu tượng Văn hóa Đông Sơn. "Trống đồng Đông Sơn" Từ Văn hóa Phùng Nguyên tính đến thời điểm Đông Sơn vẫn là nền văn hóa đồ đồng có niên đại xưa nhất so với niên đại văn hóa đồ đồng ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Khá nhiều di chỉ Văn hóa Ðông Sơn ở Phú Thọ, đặc biệt tập trung các di chỉ Ðông Sơn quanh Ðền Hùng và Việt Trì với các hiện vật bằng đồng nổi tiếng như trống đồng, bộ rìu gót vuông, rìu xéo, rìu hình thuổng, lục lạc, vòng ống, tấm che ngực, mũi lao, ngọn giáo, dao găm, vòng tay, v. V.. Qua hoa văn trên thạp đồng, trống đồng và hiện vật khảo cổ khác, thấy hình thái kinh tế, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cư dân Văn Lang. Một trống đồng Hê Gơ loại I có đường kính lớn nhất trong số trống đồng cùng loại tìm thấy ở chân núi Nghĩa Lĩnh, núi Hùng và tiếp sau là trống đồng loại II còn gọi trống Mường chỉ có ở vùng người Mường, phát hiện nhiều nhất trong vùng Mường Phú Thọ với hơn 60 chiếc. Cả nước ít hơn nhiều, chứng tỏ Phú Thọ từng là Đất Tổ. Trống đồng Mường xuất hiện tương ứng ngàn năm Bắc thuộc. Đầu Công Nguyên, người Việt cổ phân thành 2 nhánh người Việt và người Mường là lúc ngàn năm Bắc thuộc, giặc nhiều lần thu vét trống đồng hoặc phá để thủ tiêu văn hóa Việt và tinh thần Việt. Các làng vùng ngoài bị giặc lùng sục ráo riết hơn, từ đó trống đồng vắng bóng, bị cướp, hoặc chôn giấu dưới lòng đất. Ở vùng Mường khuất nẻo, tục đánh trống đồng duy trì nên vẫn đúc tiếp trống đồng. Số trống đồng loại II đúc ra khi mất nước nói lên tình cảm của dân, nghệ nhân gửi gắm vào đó qua đơn giản hóa các họa tiết hoa văn và hình dáng kích thước trống. Nhiều làng Mường Phú Thọ kể truyền thuyết về nhạc khí, trống đồng bị chôn giấu khi chạy giặc. Trống đồng hầu như chỉ đào được ở xóm Chiềng các làng Mường vì xóm Chiềng là trung tâm một làng Mường, nơi quan thổ tù ở, có các đình miếu công đồng, hàng năm có các lễ hội lớn, tổ chức chàm thau (đánh trống, đánh chiêng đồng). Nay phát hiện hơn 170 chiếc ở khắp đất Bắc Việt Nam. Trống đồng thể hiện trình độ cao kỹ thuật luyện kim đương thời. Kiểu dáng và các hình trang trí trên mặt trống và tang trống thể hiện trình độ nghệ thuật cao, thẩm mỹ tinh tế, quan niệm nhất định về quan hệ giữa người và thế giới xung quanh. Cấu tạo trống hài hòa, cân đối. Thân trống chia 3 phần rõ rệt: Tang, thân, chân. Mặt, tang, thân đều đúc nổi các hoa văn đặc trưng. Mặt trống có mặt trời nhiều tia và các vòng hoa văn răng cưa, chim mỏ dài bay từ phải sang trái. Tang trống có vòng hoa văn răng cưa, đoạn thẳng ngắn song song, vòng tròn tiếp tuyến. Thân trống có hoa văn hình thoi, vòng tròn có chấm, vòng hoa văn răng cưa, người hóa trang lông chim, người chơi nhạc cụ, giã gạo, thuyền, nhà.. Trống có 4 quai đôi đối xứng trên thân, quai trang trí những đường xương cá. Thông qua những trống đồng với những hoa văn phong phú mang đậm nét nghệ thuật, người xưa chuyển tải tư duy, nhận thức để lại đời sau như cách lưu truyền nền văn hóa đương thời cho hậu thế. Thí dụ: Trong số trống Đông Sơn được phát hiện, trống Ngọc Lũ to nhất, hoa văn phong phú nhất, thể hiện kỹ thuật đúc đồng cao cấp thời Hùng Vương do cụ già phát hiện: 1893 khi đắp đê sông Hồng và để ở chùa Đọi ở núi Long Đọi (tức Long Đội Sơn tên thời Lý) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Từ đó trống đồng Ngọc Lũ được thế giới biết tiếng. Trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ: Mặt trống tròn, giữa có sao nhiều cánh, xung quanh có hàng chục vành, mỗi vành một hoa văn: Hươu nai, chim cò, người hóa trang lông chim, tháp canh, hoa văn hình chữ S, hình tròn có tiếp tuyến v. V.. Tất cả khắc tinh tế, cùng kiểu dáng, đều đặn, đẹp. Tang trống in nổi hình những thuyền có người chèo, người cầm cung tên. Các thuyền này thuộc thuyền đua và thuyền chiến. Mỗi trống đồng thường trang trí khác nhau, giữ những nét đặc sắc chung, nhưng không dừng ở trình độ cách điệu như nhau. Hoa văn trên trống đồng phản ánh bước tiến quan niệm thẩm mỹ. Hoa văn khắc trên trống đồng (hay gốm) quan niệm như hình họa trang trí, ý nghĩa về nghệ thuật, quan trọng nhất của hoa văn là tư duy người xưa biết dùng: Kinh Dịch để chuyển tải tư duy dưới hình thức những hoa văn trang trí, những người vẽ đồ án hoa văn thời Hùng Vương kết hợp hài hòa tư tưởng và nghệ thuật. Họ là những nhà tư tưởng, những triết gia thời đại và Việt Nam. Trình bày Kinh Dịch dưới dạng hoa văn cho thấy họ có tư duy linh hoạt, sáng tạo. Vài nội dung thể hiện Kinh Dịch trên mặt trống đồng Ngọc Lũ: - Mặt trống Ngọc Lũ từ trung tâm trở ra có 16 vành. Giữa mặt là hình mặt trời 14 tia. Chú ý vành 8 và 10. Vành 8 có 2 nhóm, mỗi nhóm có 10 con hươu cách nhau bằng 2 tốp chim bay, 1 tốp 6 con, 1 tốp 8 con. Hươu đi, chim bay. Hươu đực đi trước, theo sau là hươu cái, nối tiếp nhau hết đực đến cái. Đây là cách thể hiện hình tượng Âm Dương luôn vận động, biến dịch trong vũ trụ. Vành 10 có 36 chim gồm 18 chim bay, 18 chim đậu, cứ 1 chim bay kèm 1 chim đậu thành 1 nhóm. Thể hiện hình tượng Âm Dương trong trạng thái đối lập 1 động, 1 tĩnh. Bay là động, đậu là tĩnh. Động thuộc Dương, tĩnh thuộc Âm. Âm Dương nối tiếp vận hành không ngừng làm nên cuộc sống. (theo Nguyễn Thiếu Dũng – Việt Báo - 30 Tháng tám 2005). Số 36 có thể hiểu theo nghĩa khác: Theo Thiệu Khang Tiết, Kinh Dịch có 64 quẻ gồm 8 quẻ bất dịch (đảo ngược vẫn là hình quẻ đó), 28 cặp quẻ phản dịch (đảo ngược thành quẻ khác) nghĩa là 64 = 8 + (28 x 2), do đó tiên sinh nói Kinh Dịch có 36 cung (36 = 8 + 28). Thượng Kinh có 18 cung gồm 6 quẻ bất dịch và 12 quẻ phản dịch. Hạ Kinh gồm 2 quẻ bất dịch, 16 quẻ phản dịch. Mặt trống Ngọc Lũ có 2 dải băng răng cưa thuộc vành 12 và 16. Mỗi băng răng cưa do 2 lớp tam giác đối đỉnh tạo thành. Tam giác nổi tượng hình năng lượng Dương, tam giác chìm tượng hình năng lượng Âm, các tam giác tạo 2 lớp răng cưa khớp nhau, giống 2 bánh răng cưa trong cỗ máy vận hành ăn khớp như ngày và đêm quyện nhau dịch chuyển theo thời gian. Nói theo Dịch Truyện là "cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa". Cương là Dương, nhu là Âm, Âm Dương thúc đẩy nhau sinh biến hóa (Hệ từ thượng truyện. II, 2). Nay tất cả ngành và liên ngành khoa học, sử dụng những phương pháp chuyên môn tạo những luồng sáng khác nhau từ nhiều chiều hướng cùng rọi chiếu 1 điểm. Cuối cùng dưới ánh sáng nghiên cứu tổng hợp dần hiện ra và liên kết lại khiến hình ảnh cả thời đại bộc lộ dần. Đây là thời bồi đắp và định hình nền văn minh đầu tiên mang bản lĩnh dân tộc với một loạt thành tựu đặc sắc trong đời sống vật chất, xã hội, tinh thần - từ nhà sàn mái cong đến thuyền đuôi én, từ những chuyện kể kỳ thú đến trống đồng kỳ diệu. Trống đồng vừa là nhạc khí vừa là hiện vật tượng trưng cho quyền uy thủ lĩnh. Giai đoạn Văn hóa Phùng Nguyên, kỹ thuật luyện đồng mới ra đời, dấu tích đồ đồng trong các di chỉ còn rất hiếm, càng về sau tỷ lệ hiện vật đồng càng nhiều. Đến Văn hóa Đông Sơn, bên cạnh kỹ thuật chế tác đồ đồng có kỹ thuật luyện quặng sắt, chế tác đồ sắt. Chuyện Thánh Gióng thể hiện cốt lõi lịch sử quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội khi nghề luyện sắt ra đời. Kỹ thuật luyện sắt xuất hiện là lúc kỹ thuật chế tác đồ đồng phát triển đỉnh cao. Văn hóa Đông Sơn đồ đồng có nhiều loại hình sản phẩm phong phú từ công cụ sản xuất đến vũ khí, nhạc cụ.. kỹ thuật đúc trống đồng đạt tinh xảo. Vì thế trống đồng Đông Sơn thành biểu tượng nền văn minh thời Hùng Vương. Cùng thành Cổ Loa, trống đồng Đông Sơn là hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang, Âu Lạc. 4 nhà nghiên cứu có uy tín khác viết về Văn hóa Đông Sơn đầu tiên ở Việt Nam là V. Gouloubew, R. H. Geldern, B. Karlgren và O. Jansé đều lầm khi cho nền văn minh độc đáo này có nguồn gốc từ bên ngoài. Người nói bắt nguồn từ Trung Hoa; người đi xa hơn cho nó bắt nguồn từ văn minh Hallstatt ở Châu Âu, truyền qua vùng thảo nguyên Âu-Á, đến Trung Hoa trước khi truyền vào Đông Sơn. Có người dựng lên nguồn gốc xa xôi từ văn minh Mycenae của Hy Lạp theo hành trình rất phức tạp qua trung gian các nền văn minh Trung Ấn rồi Tây Á, đến đây chia 2 ngả: 1 theo đường Tế Xuyên, Vân Nam truyền vào Việt Nam, 1 theo lưu vực sông Hoàng Hà, sinh ra văn hóa đồ đồng nhà Thương ở Trung Hoa. Nhưng các lập luận trên chỉ đứng vững khi chưa phát hiện Văn hóa Phùng Nguyên hơn khoảng 1.000 năm so với những di vật ở Đông Sơn. Người Việt cổ còn văn minh ở chỗ họ để lại đời sau những hình ảnh tốt đẹp qua các tượng, các hình chạm khắc trên trống đồng, thạp đồng.. Qua những hiện vật quý hiếm ấy, Tổ tiên người Việt mách bảo: Họ ở nhà sàn, dựng nhà kho, làm thuyền lớn đi sông biển, thích tổ chức hội mùa vui chơi múa hát, có khi cầm vũ khí phô trương lực lượng. Họ chăn nuôi nhiều gia súc: Gà, heo, chó, voi.. Họ sống hài hòa với chim trời, thú rừng. Họ có những tín ngưỡng, tôn giáo như chôn người chết, thờ vật Tổ, tổ chức bơi chải cầu mưa, cho gái trai tự do thương yêu để tác động đến cỏ cây, mùa màng, thời tiết theo tín ngưỡng phồn thực thấy ở nhiều dân tộc khác. Đặc biệt người Việt cổ còn có khái niệm về số học và hình học, đối xứng (đối xứng gương, đối xứng trục, đối xứng tịnh tiến), biết sử dụng một loại compa. Trống đồng Đông Sơn - đỉnh cao văn minh thời Hùng Vương Từ bao đời nay, trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền Văn hóa Đông Sơn và nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời Hùng Vương. Trống đồng thành biểu tượng thiêng liêng nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Quê hương trống đồng Đông Sơn là trung du Phú Thọ và các tỉnh vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn tồn tại từ TK7 TCN đến TK. 6 SCN. Sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta vượt những khắc nghiệt thiên nhiên bằng dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có, tạo kỹ thuật luyện kim đồng thau mang đậm yếu tố bản địa người Việt, tạo nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Châu Á. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển rực rỡ tỏa sáng trên lưu vực sông Hồng. Theo các nhà nghiên cứu, trống đồng ra đời từ nền Văn hóa Đông Sơn gắn liền thời Vua Hùng. Phú Thọ là trung tâm nền Văn hóa Đông Sơn - văn minh sông Hồng. Đỉnh cao hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Đền Hùng có kích thước trống loại 1 lớn nhất từ trước đến nay phát hiện năm 1990 tại đồi Khuôn Muồi là làng cổ sát chân núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ Vua Hùng. Chứng minh trống đồng Đền Hùng là vật linh thiêng được nước Văn Lang dùng làm linh vật mỗi khi tế lễ, hội hè tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Trống đồng phát hiện ở đồi Khuôn Muồi cùng nhiều trống đồng loại 1 khác tìm thấy trên dải đất Việt Nam là những tư liệu vô cùng quý báu có vị trí linh thiêng trong đời sống tâm linh người Việt. Trống đồng là vật linh, qua đó sáng tỏ nhiều vấn đề, thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền uy nhà nước được xác lập đầu tiên trên nước ta. Những hình khắc họa trên trống giúp hình dung về cuộc sống người Việt cổ thời xa xưa. Hoa văn trống đồng nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên phần mặt, tang, thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích làm cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, Văn hóa Đông Sơn thời đó. Trống đồng có chức năng nhạc khí và làm biểu tượng quyền lực, tôn giáo.. Trống dùng trong nghi lễ tôn giáo, lễ hội và chống ngoại xâm, khi thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người khắp nơi tụ về chiến đấu. Trống thường thuộc về những thủ lĩnh. Thủ lĩnh có quyền lực càng lớn, trống càng to đẹp. Trống đồng được coi tài sản quý, làm đồ tuỳ táng khi chủ qua đời. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm nền văn minh nông nghiệp phát triển, hiện vật quý báu, một trong những niềm tự hào lớn của văn hóa Việt Nam. Nay hàng trăm trống đồng phát hiện, lưu giữ, trưng bày trang trọng ở các bảo tàng quốc gia và các địa phương, vùng đất Thanh Sơn miền Tây của Phú Thọ, nơi duy nhất tại Việt Nam vẫn còn ngày hội trống đồng của dân tộc Mường với lễ hội "Đâm Đuống" và "Chàm Thau." Đây là một trong những vùng địa linh của Phú Thọ phát hiện nhiều trống đồng trong lòng đất nhất. Phú Thọ khôi phục nghi thức linh thiêng là đánh trống đồng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng 10-3 Âm Lịch hằng năm. Tiếng trống đồng Đông Sơn ngân vang ở Đền Hùng, vang vọng mọi miền đất nước, khẳng định những giá trị truyền thống, đạo lý nhân văn sâu sắc của Việt Nam suốt lịch sử: Dựng nước giữ nước với bao biến cố, thăng trầm vẫn hiên ngang đứng vững, tự hào phát triển đi lên cùng nhân loại. Trống đồng là bảo vật văn hóa Việt Nam, điểm hội tụ hồn thiêng sông núi hình thành từ thời Hùng Vương, tích tụ tinh hoa dân tộc suốt tiến trình lịch sử dựng nước giữ nước từ thời Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Những trống đồng Đông Sơn phát hiện khắp Việt Nam là minh chứng hùng hồn cho tinh hoa văn hóa, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam. Nguồn Web vinhphuctv Còn tiếp
Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. "Trống đồng Đông Sơn" Nhiều trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hòa thể hiện trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật. Đặc biệt là những hoa văn phong phú khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt con người thời dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù truyền thuyết Việt Nam. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Đến nay, theo các số liệu công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới. Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng thần Mặt Trời vì người Văn Lang có quan niệm về thần Mặt Trời. Công dụng trống đồng Lễ mai táng các Quan Lang Mường và các ngày hội hè của người Mường tỉnh Hòa Bình. Tế "thần sấm" của người Lê ở đảo Hải Nam, Trung Quốc[1] Theo bài dân ca H'Mông, Trung Quốc "Hồng thuỷ hoành lưu" thì trống đồng cứu sống Tổ tiên người H'Mông trong thời có nạn lụt lớn[2] Trống diễn tấu với giàn nhạc thời Hậu Lê, được "Cương Mục" ghi[3] Trống đồng dùng trong quân đội thời Trần theo thơ của Trần Phu sứ Nguyên tại Đại Việt. Trống biến thành vật chôn theo người chết như ở khu mộ táng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chức năng chủ yếu trống đồng vẫn là nhạc khí. Đánh vào vành 1-3 được nốt Si giáng; ở vành 4-5 được nốt Mi và Fa; vành 7 cũng được nốt Si giáng. Từ vành 9 trở ra trở lại nốt Mi (theo kết quả ghi âm của Cao Xuân Hạo) [4] Trống Đồng tượng trưng cho quyền lực các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vua thưởng các tù trưởng người dân tộc những trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền nhà nước với các vùng tự trị, tự do tương đối. Theo Hậu Hán thư (後漢書 - chính sử của Trung Quốc), Mã Viện, tướng Hán dập tắt nổi dậy Hai Bà Trưng năm 43, thu và nấu chảy trống đồng của các thủ lĩnh địa phương. Điều đó cho thấy ý nghĩa chính trị của trống đồng Đông Sơn những ngày này. Tên gọi theo phân loại 1902, nhà nghiên cứu người Áo F. Heger xuất bản tập sách "Những trống kim khí ở Đông Nam Á" chủ trương chia trống đồng thành 4 loại chính, gọi tắt là HI, HII, HIII và HIV, theo thứ tự từ cổ nhất đến gần đây nhất. (Xem bài chính Hệ thống phân loại trống). Trống đồng Đông Sơn của Việt Nam xếp vào loại HI[5] Đặc điểm trống đồng Đông Sơn Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy: Đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song. Và các chữ của người Việt cổ, hình ảnh về con người như trai gái giã gạo, múa hát, các chiến binh trên thuyền. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. Phân loại trống Trống đồng Đông Sơn phân loại theo phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống: Nhóm A Tiểu nhóm A1 Gồm 6 trống: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương. 1. Đặc điểm: 1. Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, hình người đóng vai trò chủ đạo. 2. Tang trống khắc 6 thuyền và ở giữa thân trống có hình võ sĩ đứng trong các ô chữ nhật. 2. Hoa văn: 1. Họa tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ gãy khúc và có hoa văn răng cưa. Tiểu nhóm A2 Gồm 8 trống: Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc I, Làng Vạc II, Pha Long, Phú Xuyên và Hòa Bình. 1. Đặc điểm: 1. Giống tiểu nhóm A1 là tang trống cũng có cảnh đua thuyền, nhưng số lượng thuyền thay đổi, nhưng trên mặt trống không có cảnh sinh hoạt như ở nhóm A1. Ngoài ra có thêm những động vật kỳ dị như con vật đầu chim, có 4 chân, đuôi dài như đuôi cáo hoặc hình con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, mõm há. Thay vào hình vũ sĩ là hình bò hay hình chim. 1. Hoa văn: 1. Hoa văn chủ đạo là họa tiết tam giác lồng nhau xen giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa. Nhóm B Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất, gồm 26 trống: Duy Tiên, Yên Tập, Ngọc Lũ II, Phú Duy, Núi Gôi, Việt Khê, Làng Vạc III, Làng Vạc IV, Định Công I, Định Công II, Định Công III, Cửu Cao, Mật Sơn, Thiết Cương, Phương Tú, Pắc Tà, Giải Tất, Bình Phủ, Hà Nội, Hoằng Vinh, Vĩnh Ninh, Đông Sơn I, Đông Sơn II, Đông Sơn III, Đông Sơn IV, Đào Thịnh, Phú Khánh. Đặc điểm: Hình ngôi sao trên mặt trống phần nhiều là 12 cánh, ngoài ra có một ít là hình sao 8 cánh và 10 cánh. Vành chim trên mặt trống thường khắc bốn con, vài trống là sáu con. Họa tiết lông công có biến thể, hình tam giác phủ vạch chéo, hình chữ gãy khúc và vạch ngắn song song. Nhóm C Gồm 11 trống: Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương I, Phú Phương II, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Glao, Thôn Mống, Hàng Bún. Đặc điểm: Trên mặt trống xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao. Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con. Trên mặt trống có 6 dạng văn chủ yếu sau: Hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình trám và hoa văn có hình trâm. Ngoài ra còn nhiều trống minh khí có kích thước nhỏ, trên trống có rất ít hoa văn trang trí nên không được đưa vào hệ thống phân loại trên. Tháng 8 năm 2004, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức kỷ niệm 80 năm văn hóa Đông Sơn xuất lộ với nhiều hoạt động trưng bày hiện vật, trưng bày các loại trống đồng Đông Sơn. Danh sách trống đồng Đông Sơn 1. Trống đồng Ngọc Lũ 1. Đường kính: 79cm, cao: 63cm. Dân làng Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam) đào được, tìm ở độ sâu 2m. 1902, trống đem về Viện Bác Cổ Viễn Đông ở Hà Nội. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lưu trữ. 2. Trống Hoàng Hạ. Đường kính: 79cm, cao: 61, 5cm. Do dân làng Hoàng Hạ (Hà Đông) đào được, tìm ở độ sâu 1, 5m tháng 3-1937. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lưu trữ. 3. Trống sông Đà còn gọi trống Moulié. Đường kính: 78cm, cao: 61cm. Phó sứ Moulié lấy về và sau đó trống trưng bày ở triển lãm Paris năm 1889. Bảo tàng Guimet Pháp lưu trữ. 4. Trống đồng Khai Hóa còn gọi trống Bắc kỳ Gilet I hay trống Viên. Đường kính: 65cm, cao: 53cm. Trống tìm thấy ở nhà tù trưởng người Mèo phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sau bán cho Bảo tàng Viên nước Áo. Bảo tàng Dân tộc học Viên - Áo. 5. Trống đồng Bản Thôn. Đường kính: 57cm, cao: 37, 5cm. Dân bản Thôm (Thuận Châu, Sơn La) tìm được năm 1957. Sở Văn hóa Tây Bắc lưu trữ. 6. Trống đồng Quảng Xương. Đường kính: 36, 5cm, cao: 29cm. Do Pajot mua ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa rồi bán cho Bác Cổ Viễn Đông Hà Nội 4-1934. Viện BTLS Việt Nam lưu trữ. 7. Trống đồng Miếu Môn còn gọi trống Thượng Lâm. Đường kính: 72cm, cao: 48cm. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mua tại thôn Hoành (Miếu Môn) (Mỹ Đức, Hà Tây) 12-1961. Viện BTLS Việt Nam lưu trữ. 8. Trống đồng Vũ Bị. Đường kính: 72, 5cm, cao: 60cm. Do dân thôn Vũ Bị (nay là Đại Vũ, Bình Lục, Hà Nam) đào được ở cánh đồng Mạc năm 1969. Ty Văn hóa Nam Hà lưu trữ. 9. Trống đồng Đồi Ro. Đường kính: 43cm, cao: 33cm. Công nhân công trường thuỷ lợi Hang Cả đào ở độ sâu 1, 6m trong lòng đất tạo Đồi Ro, xóm An Thịnh, xã Long Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 4-1966. Viện BTLS Việt Nam lưu trữ. 10. Trống đồng Làng Vạc 1. Đường kính: 37, 7cm, cao: 27, 8cm. Do dân tìm được tại Làng Vạc huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An 3-1972. Ty Văn hóa Nghệ An lưu trữ. 11. Trống đồng Làng Vạc 2. Đường kính: 34, 5cm, cao: 25, 6cm. Do Viện Khảo cổ và Ty Văn hóa Nghệ An tìm trong khu mộ cổ Làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An) năm 1973. Ty Văn hóa Nghệ An lưu trữ. 12. Trống đồng Pha Long còn gọi trống Bản Lầu. Đường kính: 73cm, cao :() cm. Do ông Giàng Xuân sưu tầm tại Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) năm 1956. Ty Văn hóa Lào Cai lưu trữ. 13. Trống đồng Phú Xuyên còn gọi trống Hà Nội ở Bảo tàng Stockhom. Đường kính: 53cm, cao: 42cm. Của vợ góa Phạm Phú Lợi, Tri Huyện Phú Xuyên, Hà Tây và Andersen mua về Thụy Điển. Văn hóa, xã hội Lạc Việt theo hình thức trống Kinh tế và văn hóa vật chất Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện những lưỡi cày đồng và những hình bò khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời này. Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trống có thể được phân phối bằng đường thuỷ. Xã hội Lạc Việt còn tồn tại bất bình đẳng về tài sản. Điều này phản ánh rõ ràng trong phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồ đồng. Quan niệm tôn giáo Việc gắn hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng tục thờ thần Mặt Trời. Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật Tổ của cư dân bấy giờ là loài chim. Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu cho là: "Lễ khánh thành trống đồng", "lễ chiêu hồn", "đám tang" hoặc "lễ cầu mùa." Nghệ thuật Trang phục Quần áo tả trên trống có các loại: Áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố.. Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau. Kiến trúc Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có hai loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có hai cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ." Những nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ đó là "nhà ở." Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Tượng trang trí Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh thời hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như kỹ thuật điêu khắc thời đồ đồng. Vũ nghệ Trên trống đồng, những người múa thường phục trang bằng những bộ quần áo như: Mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, đôi khi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường từ 3, 4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi tù và, những người còn lại biểu hiện theo động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời). Âm nhạc Theo hình khắc trên trống đồng thấy có hai loại nhạc khí sử dụng bấy giờ là trống. Có hai cách sử dụng trống: Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp. Trống diễn tấu trong giàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống đặt trên những giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn thấy nay ở những ngày hội đồng bào Mường ở các tỉnh Hòa Bình. Nghệ thuật tạo hình Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn tả theo tư thế động: Múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải.. Về bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ: Tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng. Những kiến thức khoa học Kỹ thuật đúc: Trống đồng là hiện vật khá lớn. Trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90cm, chiều cao trên dưới 60cm, nặng gần 100kg, hình thể phức tạp: Tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không đơn giản. Những nghiên cứu chỉ ra trống đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy, người nghệ nhân phải đạt hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc. Phải nắm vững tính năng hóa lý mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt phải có kỹ thuật đúc tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận xã hội Lạc Việt có những thợ đúc lành nghề. Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt rất chú ý đến việc tính đếm. Những số lượng cánh sao nổi bật lên là số 12 (chiếm 46, 1% tổng số). Số này liên quan số lượng tháng trong 1 năm. Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện phát triển về kỹ thuật quân sự thời này. 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40, 1%). Các loại vũ khí: Giáo, rìu, cung, dao găm và mộc. Trống đồng Đông Sơn với xã hội Hùng Vương Những trống đồng Đông Sơn sớm nhất xuất hiện vào những TK. 6 TCN và TK. 7 TCN trên địa bàn miền Bắc Việt Nam nay, thuộc thời Hùng Vương. Nhưng lịch sử thời các Vua Hùng còn chưa được giới sử học tranh luận ngã ngũ vì chưa tìm được "dấu ấn" của Vua Hùng. Những hình khắc trên trống đồng Đông Sơn giờ có thể nói lên phần nào xã hội bấy giờ. Theo "truyền thuyết trăm trứng" và mo "Đẻ đất đẻ nước", 50 con về đồng bằng thành Tổ tiên người Việt, 47 người di cư lên miền núi thành Tổ tiên các dân tộc miền núi, còn lại 3 người từ những trứng nở đầu tiên tên là Tá Cần, Tá Kài và cô nàng Kịt, 3 người sống chung với nhau.. Về sau Tá Cần lên làm vua và từng lấy Bà Chu Bà Chuông làm vợ sinh 18 con: 9 trai và 9 gái. Họ thành lang và chia nhau đi coi các bản Mường. Số 18 khá quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước người Lạc Việt, giống như số 60 của người Babylon ở Lưỡng Hà hay số 20 của người Maya cổ. Nghiên cứu số lượng chim trên các vành chim bay (chim vật Tổ của người Lạc Việt) thấy phần lớn mỗi vành đều có 18 chim. Đặc biệt là trên mặt trống đồng Sông Đà, người nghệ nhân do lúc đầu sơ ý chia nhầm thành 17 cung bằng nhau, khi khắc hình chim 16 chỉ còn một đoạn, phải cố khắc 2 chim vào vành cuối này cho đủ 18 con. Có thể nghĩ số 18 đời Hùng Vương là 18 dòng họ đầu tiên, kết hợp nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang. Ghi chú 1. Đào Duy Anh. "Văn hóa đồ đồng và trống đồng Lạc Việt". Hà Nội. 1957. Tr. 90 - 91 2. Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13. Hà Nội. 1968. Tr. 323 3. VSTGCM. Tập X, quyển 18-19. NXB. Văn Sử Địa Hà Nội. 1959. Tr. 28 4. Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn. Lịch sử chế độ Cộng sản nguyên thuỷ ở Việt Nam. Hà Nội. 1960. Tr. 141 5. F. Heger. "Alte Metalltrommeln aus Südost Asien". Leipzig. 1902 Nguồn wikipedia Còn tiếp
Trống đồng là nhạc cụ gõ bằng đồng hiện diện tại Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc, xuất hiện từ thời đại đồ đồng. "Trống đồng Đông Sơn" Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo.. Theo tín ngưỡng người Việt thì trống đồng là vật linh vì có thần tự xưng thần Trống Đồng, tức thần Đồng Cổ giúp nhiều triều đại Việt Nam giữ nước hộ dân từ thời Vua Hùng, đến nhà Lý, Trần.. Trống dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và chiến tranh khi thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những thủ lĩnh và là biểu tượng quyền lực. Thủ lĩnh có quyền lực càng lớn trống càng to đẹp. Trống đồng được coi tài sản quý, chôn theo khi chủ qua đời. Nay, ngoài hàng trăm trống đồng lưu giữ, trưng bày trang trọng ở các Bảo tàng Quốc gia và các địa phương, dường như trống đồng vắng mặt trong cuộc sống đời thường kể cả những dịp hội hè, lễ Tết, người ta chỉ còn gặp trống đồng ở các viện bảo tàng và các truyện cổ tích. Vùng đất Thanh Sơn miền Tây của tỉnh Phú Thọ là nơi duy nhất tại Việt Nam vẫn còn ngày hội Trống Đồng của dân tộc Mường với "Đâm Đuống" và "Chàm thau" [1] . Đây là một trong số những vùng Việt Nam phát hiện nhiều trống đồng trong lòng đất nhất. Chính vì lý do đó mà gần đây Việt Nam khôi phục tập tục đánh trống đồng ngày giỗ Tổ các Vua Hùng 10-3 Âm Lịch hàng năm. Trống đồng cũng là nhạc cụ gõ phổ biến trong các dân tộc Khơ Mú, Lô Lô và Mường ở Việt Nam hiện nay. Những cộng đồng này người ta sử dụng nó với mục đích tang lễ, ngoài ra không dùng cho bất kỳ trường hợp nào khác. Sử liệu Ghi chép cổ nhất có liên quan trống đồng xuất hiện trong Sử Bản (史本) sách Trung Quốc từ trước TK. 3 TCN. Sách này không còn, nhưng được dẫn lại một phần tại sách cổ khác: Thông điển (通典) của Đỗ Hữu (杜佑) [2] . Hậu Hán thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận.." Sách này chép Mã Viện, tướng nhà Hán, sau khi dập tắt nổi dậy Hai Bà Trưng năm 43, tận thu trống đồng của các thủ lĩnh địa phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy đúc ngựa và cột đồng Mã Viện. Ở Việt Nam, Việt Điện U Linh Tập và Lĩnh Nam Chích Quái thế kỷ 14 ghi lại nhiều truyền thuyết về trống đồng. Các cuốn sử như ĐVSKTT cũng nói trống đồng. Khảo cổ Trống đồng là một trong những loại di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất tìm được tại Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc. Các vùng này, các nhóm dân tộc dùng trống đồng từ thời tiền sử đến nay. Các nhà khảo cổ học tìm thấy trống đồng ở nhiều vùng khác nhau ở Đông Nam Á, nơi tìm thấy trống thường là khu mộ táng quan trọng, mộ những người đứng đầu trong làng. Nhiều trống tìm thấy dọc theo các sông và đường thủy ở Đông Nam Á, do là hình thức giao thông chính của dân cư bản địa thời đó. Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc (đặc biệt là Vân Nam và khu tự trị người Tráng ở Quảng Tây là hai vùng nơi đại đa số các trống đồng cổ được tìm thấy. Theo báo cáo 1988, Trung Quốc tìm được 1460 trống đồng () [3] . Tổng số trống đồng tìm được ở Việt Nam đến năm 1980 là 960 chiếc, trong đó có 540 chiếc thuộc trống đồng Đông Sơn và 420 chiếc thuộc trống đồng Ngọc Lũ[4] . Trống đồng còn tìm thấy ở nhiều nước: Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines, Nhật. Trống đồng có vai trò quan trọng bậc nhất trong Văn hóa Đông Sơn - nền văn hóa được biết đến với những trống đồng trang trí cầu kỳ tìm thấy ở nhiều nơi ở Đông Nam Á và Bắc Việt Nam. Số lượng lớn trống Đông Sơn được tìm thấy tại Mê Linh - trung tâm của Văn hóa Đông Sơn. Nhiều trống Đông Sơn tìm thấy ở đồng bằng sông Hồng - vùng dân cư đông đúc thời cổ. Cấu tạo và cách sử dụng Trống đồng thường có đường kính mặt khoảng 50cm, cao từ 45 đến 50cm, mặt trống phủ vừa sát đến tang trống. Điều này cho thấy chúng có kích cỡ trung bình so các loại trống đồng Đông Sơn phát hiện ở Việt Nam. Giữa mặt trống có sao 14 cánh, không có tượng cóc trên rìa mặt trống. Phần trên thân trống phình ra, đỡ lấy mặt trống, phần dưới hình viên trụ tròn. Loại trống đồng này đúc bằng hợp kim đồng, âm thanh không vang, không trong như loại Hê gơ I của trống đồng đông Sơn. Người ta đặt úp trống trên sàn nhà hay trên mặt đất, dùng dùi có mỏ khoắm bọc vải gõ vào. Nghi thức tang lễ dùng trống đồng với kèn đám ma, sáo ngang, đàn nhị, cồng chiêng, thanh la và trống bịt da dê. Riêng người Khơ Mú họ dùng dùi thẳng có phần đầu bọc vải để gõ vào trống úp xuống, còn người Lô Lô đặt hai trống đồng nằm nghiêng hoặc treo nghiêng, mặt trống đối diện nhau và dùng dùi thẳng như người Khơ Mú. Tiếng trống đồng đối với những dân tộc kể trên là âm thanh của trời (tiếng sét), mặt trống tượng trưng mặt trời. Tiếng trống dẫn đường cho linh hồn người chết về với Tổ tiên họ. Trống đồng Việt Nam rất đa dạng. Ngoài những loại trống kể trên còn nhiều loại khác như Đông Sơn, Hoàng Hạ và Ngọc Lũ. Phân loại Theo phân loại của nhà khảo cổ học người Áo Franz Heger: Trống Heger I, nhiều người gọi là trống Đông Sơn. Trống loại này thường lớn, thân trống hình trụ thẳng đứng. Mặt dưới để trống, mặt trên có hình sao đúc nổi với 12 cánh. Trên một số trống, chỉ có 8 cánh sao, như trống đồng Quảng Xương, hoặc 14 cánh như trống đồng Ngọc Lũ, Sông Đà, Thượng Lâm. Hoặc 16 cánh như Hoàng Hạ, Salayar. Trống loại này tìm ở khắp Đông Nam Á, tập trung nhiều nhất ở Việt Nam. Tiêu biểu nhất là các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà. Trống Heger II: Thân trống chỉ 2 phần, không có hình người hay vật nữa, thay vào đó toàn là hoa văn hình học. Trên mặt trống thường có hình khối 4 con cóc, đôi khi sáu con. Mặt trời có 8 tia. Loại này phân bố ở vùng Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc. Việt Nam cũng có nhiều loại trống này và còn được người Mường sử dụng, nên có người gọi trống Mường. Trống Heger III có quai nhỏ đẹp. Mặt trời 12 cánh. 4 góc mặt có cóc, thường là 3 con chồng lên nhau thành 12. Trang trí toàn bằng họa tiết hình học và hoa văn. Dưới chân có đoàn voi đúc nổi đi chung quanh cây "đời sống." Đôi khi ốc thay voi. Phát hiện ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar và Vân Nam (Trung Quốc). Trống Heger IV có kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia, nhiều khi rõ tên 12 con vật địa chi. Tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Trong cách phân loại này, trống loại I được cho cổ nhất. Indonesia có loại trống đồng đặc biệt, thân dài, gọi là trống Moko và không xếp vào các loại trống Heger. Có người cho rằng thiết kế và kiểu trang trí loại trống này rất có thể có nguồn gốc từ Văn hóa Đông Sơn[5] . Nổi tiếng nhất trong các trống Moko là chiếc "Trăng Pejeng" (Moon of Pejeng) có đường kính 160cm và cao 180cm[6], được cho có tuổi khoảng từ 1000 đến 2000 năm, hiện dùng trong điện thờ tại Pejeng, Bali. Người dân trên đảo Alor, Indonesia vẫn dùng trống Moko làm đồ dẫn cưới và là biểu tượng cho địa vị xã hội. 1976, phát hiện loại trống nhỏ ở Vạn Gia Bá (万家坝), Trung Quốc, đặt tên là trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Trung Quốc, trống này là trống Tiền Heger và là nguồn gốc của mọi loại trống Heger. Ở Việt Nam tìm thấy loại trống này, nhưng nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam lại coi loại trống này thuộc giai đoạn cuối của loại Heger I. Nghiên cứu về nguồn gốc trống đồng Tại phương Tây có dấu vết người ta biết về trống đồng từ 1682[7] . Nhưng mãi tới cuối TK. 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890), tác giả này cho rằng trống đồng của Trung Quốc. De Grooth (1901) cho của Việt Nam. Trong cuốn Alte Metalltrommeln aus Südost Asien (Trống kim loại cổ Đông Nam Á) năm 1902, Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo khẳng định trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải ở vùng này. Ông Heger phân chia 165 trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại - phân loại Heger. Trước thập niên 1950, một số phân loại khác được đề xuất, nhưng không có cách nào chấp nhận rộng rãi như phân loại của Heger[8] . Các nghiên cứu về trống đồng mãi đến cuối TK. 19 mới được bắt đầu và bắt đầu bởi người phương Tây. Trước thập niên 1950, hầu hết nghiên cứu quan trọng đều viết bởi các học giả phương Tây, đặc biệt nhất là Heger. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 và Việt Nam bị chia cắt vào năm 1954, các học giả Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu về trống đồng. Cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 có tranh luận xung quanh phân loại trống, ý nghĩa các họa tiết trang trí, niên đại trống.. nhưng chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: Miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc[9] . Các học giả Việt Nam ủng hộ phân loại của Heger và cho rằng trống đồng Đông Sơn (Heger loại I) là loại cổ nhất. Còn các học giả Trung Quốc ban đầu đa số phủ nhận phân loại của Heger, cho rằng kiểu trống tương ứng với Heger loại II mới là cổ nhất. Từ khi trống loại Vạn Gia Bá, loại trống gần giống loại Đông Sơn nhưng hoa văn đơn giản hơn, được tìm thấy ở Vân Nam, các học giả Trung Quốc lại quay về thống nhất với một cách phân loại theo thứ tự phân loại của Heger nhưng bổ sung một loại xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I, đó là loại trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Việt Nam, trống Vạn Gia Bá (trống Thuong Nong tìm thấy ở Việt Nam thập niên 1980 thuộc loại này) được xếp vào loại con của thời kỳ cuối loại trống Đông Sơn. Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa thống nhất về xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc của trống đồng - một truyền thống mà có thể được chia sẻ giữa Tổ tiên của cả hai. Thực tế tại thời điểm trống đồng phát minh, không có đường biên giới giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Nhiều nhóm người sống trong vùng đất rộng lớn đó có quan hệ với nhau về sinh học hoặc văn hóa hoặc cả hai. Học giả phương Tây Charles Higham, người đứng ngoài cuộc tranh cãi, cho rằng các xu thế dân tộc chủ nghĩa của các nhà khảo cổ học Việt Nam và Trung Quốc che lấp tình huống mà khảo cổ học khai lộ. Ông đưa ra giả thuyết trống đồng được tạo bởi các nghệ sĩ tài hoa của một nhóm các xã hội có tổ chức ngày càng phức tạp với địa bàn trải rộng qua biên giới Việt-Trung hiện đại, để trang bị cho các chiến binh và làm biểu tượng cho vị thế cao của những người lãnh đạo. Ông viết: "Việc tìm kiếm nguồn gốc tại một vùng này hay vùng khác đã bỏ qua điểm quan trọng. Các thay đổi thực hiện suốt từ vùng mà nay là miền Nam Trung Hoa tới đồng bằng sông Hồng bởi các nhóm người mà thời đó đã trao đổi hàng hóa, tư tưởng, và cùng chống lại bành trướng từ phía Bắc của quốc gia hùng mạnh và hiếu chiến" [10] . Quan điểm này tương đồng với thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, hay phương Tây trống đồng là sản phẩm của người Lạc Việt - tộc người Việt cổ được cho có địa bàn sinh sống trải từ miền Nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam. Trống đồng trung đại và hiện đại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lưu giữ trống đồng Cảnh Thịnh nặng 32kg, đường kính mặt 54, 3cm, cao 37, 40cm, đúc mô phỏng theo kiểu trống da, hình trụ. Mặt trống không phẳng mà cong lên, chính giữa có 2 vòng tròn kép tượng trưng cho mặt trời. Thân trống chia làm 3 phần, ngăn cách bằng 2 đường gân nổi. Trống có 4 quai hình khuyên gắn cách đều trên thân. Xung quanh trống, từ trên xuống dưới, đúc nổi các băng hoa văn: Nhũ đinh, lá đề, hồi văn chữ T và đề tài tứ linh: Long, ly, quy, phượng. Văn tự được khắc trên thân trống nói về chuyện người vợ của tổng thái giám Giao Quận Công thuộc năm Vĩnh Hựu đời Lê Ý Tông (1736) góp công lập chùa Linh Ứng (nay là chùa Nành), cùng lời giới thiệu đúc trống để thờ cúng, tu bổ chùa. Văn tự trên thân trống cho biết trống đúc tháng 4 năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Thịnh đời Nguyễn Quang Toản (1800), tại xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) [11] Hiện ở Thanh Hóa vẫn nhiều nghệ nhân đúc trống đồng bằng thủ công, theo các đơn đặt hàng[12] . Chẳng hạn, Chính phủ Việt Nam đặt hàng đúc một số trống đồng để trưng bày tại một số Viện Bảo tàng và Đại sứ quán của Việt Nam tại một số nước[13] . Nhiều tổ chức và cá nhân cũng đặt đúc các trống đồng theo mẫu cổ, chẳng hạn trống đồng đặt tại cơ sở Hòa Lạc của Đại học FPT theo mẫu trống đồng Đông Sơn. Chú thích 1. TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trống đồng vùng Đất Tổ, Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Phú Thọ, 2001, tr16 2. Xu Songshi, Baiyue xiongfeng lingnan tonggu (Nam thần của Bách Việt và trống đồng của Lĩnh Nam), Asian Folklore & Social Life Monographs 95 (Taipei: The Orient Cultural Service, 1977), 7-8 3. Trung Quốc cổ đại đồng cổ nghiên cứu hội, Trung Quốc cổ đại đồng cổ (Trống đồng cổ đại của Trung Quốc), Bắc Kinh, Wenwu Press, 1988. Theo tài liệu này, số trống đồng lưu trữ tại nhiều tỉnh và thành phố: Quảng Tây: 560, Quảng Đông: 230; Thượng Hải: 230; Vân Nam: 160; Quý Châu: 88; Bắc Kinh: 84; Tứ Xuyên: 51; Hồ Nam: 27; Sơn Đông: 8; Hồ Bắc: 6; Chiết Giang: 6; Liêu Ninh: 4. Tổng số trống đồng lưu tại Trung Quốc năm 1995 không thay đổi. Dẫn tại Han Xiaorong, The present Echoes of the Ancient Bronze Drum: Nationalism and Archeology in Modern Vietnam and China, Explorations in Southeast Asian Studies, Vol. 2, No. 2, Fall 1998, Hawaii University 4. Nguyễn Duy Hinh, "Bronze Drums in Vietnam", The Vietnam Forum 9 (1987) : 4-5; Phạm Huy Thông, Dong Son Drums in Vietnam, Hà Nội: NXB. KHXH (1990), 265. Từ đó vẫn tiếp tục tìm thấy trống đồng loại Đông Sơn. Ví dụ: 1994, một trống đồng Đông Sơn sau được đặt tên Ban Khooc tìm thấy ở Sơn La. Phạm Quốc Quân và Nguyễn Văn Đoàn, "Trống đồng Sơn La", Khảo cổ học 1 (1996) : 10. 5. [1] 6. [2] 7. L. Bezacier, Asie du Sud Asiatique, Tome II Le Vietnam, Paris, Picard 1972 8. Han Xiaorong, The present Echoes of the Ancient Bronze Drum: Nationalism and Archeology in Modern Vietnam and China, Explorations in Southeast Asian Studies, Vol. 2, No. 2, Fall 1998, Hawaii University 9. Han Xiaorong 10. "Seeking the origins of this trend and the associated changes in material culture in one or other particular region misses the point. Changes were taking place across much of what is now southern China and the lower Red River Valley by groups which were exchanging goods and ideas, and responding to the expansion from the north of an aggressive, powerful state". Higham, Charles, The Bronze Age of Southeast Asia, Cambridge University Press, 1996. 11. Trống đồng Cảnh Thịnh độc bản thời Tây Sơn, Báo Năng lượng Mới, 28-1-2012 12. "Nghệ nhân trổ tài đúc trống đồng tại Carnaval Hạ Long - VnExpress".vnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 13-2-2015. 13. "Đúc trống đồng tặng các Đại Sứ quán Việt Nam - Tuổi Trẻ Online". Tuổi Trẻ Online. 23-2-2011. Truy cập 30-9-2015. Nguồn Wikipedia Còn tiếp
Trống đồng Đồng Sơn - Đỉnh cao văn minh thời Hùng Vương "Trống đồng Đông Sơn" Trống đồng Đông Sơn tồn tại từ TK. 7 TCN đến TK. 6 SCN. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ người Việt cổ. Từ bao đời nay, trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn và văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Trống đồng thành biểu tượng thiêng liêng văn hóa dân tộc Việt Nam. Quê hương trống đồng Đông Sơn là vùng Đất Tổ trung du Phú Thọ và các tỉnh vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tổ tiên ta vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có, tạo kỹ thuật luyện kim đồng thau mang đậm yếu tố bản địa người Việt, tạo nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất ở Đông Nam Châu Á. Những trống đồng Đông Sơn là sản phẩm nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển rực rỡ và tỏa sáng trên lưu vực sông Hồng - sông Cái của đất Mẹ Việt Nam, nơi khai sinh dân tộc và Việt Nam hôm nay. Theo các nhà nghiên cứu, trống đồng ra đời từ Văn hóa Đông Sơn gắn liền thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Địa bàn Phú Thọ là trung tâm Văn hóa Đông Sơn - Văn minh sông Hồng - đỉnh cao hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Đền Hùng có kích thước trống loại I lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện năm 1990 tại đồi Khuôn Muồi - làng cổ ngay sát chân núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các Vua Hùng có công dựng nước. Điều đó chứng minh trống đồng Đền Hùng là vật linh thiêng được nhà nước Văn Lang dùng làm linh vật mỗi khi tế lễ, hội hè tại khu DTLS Đền Hùng. Trống đồng phát hiện ở đồi Khuôn Muồi cùng nhiều trống đồng loại I được tìm thấy trên dải đất Việt Nam là những tư liệu vô cùng quý báu và có vị trí linh thiêng trong đời sống tâm linh người Việt. Trống đồng là vật linh, thông qua đó được sáng tỏ nhiều vấn đề, thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của nhà nước được xác lập đầu trên đất nước ta - nhà nước thời Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống giúp hình dung cuộc sống người Việt cổ thời xa xưa. Hoa văn trên trống đồng nhiều loại, bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, Văn hóa Đông Sơn. Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí còn có những chức năng như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo.. Trống dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội và chống giặc ngoại xâm, khi thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc thủ lĩnh và là biểu tượng quyền lực. Thủ lĩnh quyền lực càng lớn, trống càng to và đẹp. Trống đồng là tài sản quý, làm đồ tuỳ táng khi chủ qua đời. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm văn minh nông nghiệp phát triển, hiện vật vô cùng quý báu, một trong những niềm tự hào sâu sắc Văn hóa Việt Nam. Nay hàng trăm trống đồng phát hiện, lưu giữ và trưng bày trang trọng ở các Bảo tàng Quốc gia và các địa phương, vùng đất Thanh Sơn miền Tây Phú Thọ là nơi duy nhất tại Việt Nam vẫn còn ngày hội trống đồng của dân tộc Mường với lễ hội "Đâm Đuống" và "chàm thau." Một trong những vùng địa linh của tỉnh Phú Thọ phát hiện nhiều trống đồng trong lòng đất nhất. Vì lý do đó, tỉnh Phú Thọ khôi phục nghi thức linh thiêng là đánh trống đồng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 10-3 Âm Lịch hằng năm. Từ Đền Hùng, trống đồng Đông Sơn âm vang, vọng xa đến mọi miền đất nước. Từ Đền Hùng, tiếng trống đồng Đông Sơn vang ngân trong lòng bè bạn quốc tế trên khắp năm châu, bốn biển. Từ Đền Hùng, tiếng trống đồng âm vang như khẳng định những giá trị về truyền thống, đạo lý nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam suốt lịch sử dựng nước và giữ nước với bao biến cố, thăng trầm vẫn hiên ngang đứng vững và tự hào phát triển đi lên cùng nhân loại. Trống đồng là bảo vật văn hóa Việt Nam, điểm hội tụ hồn thiêng sông núi hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước, tích tụ tinh hoa dân tộc suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời đại các Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Những trống đồng Đông Sơn phát hiện trên khắp lãnh thổ nước Việt Nam chứng minh hùng hồn điều đó. Suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trống đồng là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường dân tộc ta. Đình Thuận/TTXVN Nguồn Web bnew Còn tiếp
Trống Đồng Đông Sơn - Văn hóa và xã hội Lạc Việt "Trống đồng Đông Sơn" Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm nền văn minh nông nghiệp phát triển. Những trống này vô cùng quý báu, một trong những niềm tự hào văn minh Việt Nam, nói với chúng ta rất nhiều điều, hoặc sáng tỏ hoặc còn đầy bí ẩn, về cuộc sống và tâm hồn Tổ tiên ta. Phát hiện những lưỡi cày đồng và những hình bò khắc trên thân trống chứng tỏ thời này biết dùng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công phát triển trong thời này. Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Trống có thể phân phối bằng đường thuỷ. Ngoài ra xã hội Lạc Việt tồn tại bất bình đẳng về tài sản. Điều này phản ánh rõ ràng trong phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồng thau. Quan niệm tôn giáo của người Việt cổ: Tục sùng bái mặt trời và chim vật Tổ Sao trên mặt trống đồng là biểu trưng mặt trời, tục thờ mặt trời là hình thức đạo sùng bái tự nhiên phản ánh rộng rãi trong phong tục tập quán cổ truyền người Việt. Những hình người hóa trang thành chim trên trống đồng mang ý nghĩa tín ngưỡng vật Tổ là một loài chim. Truyền thuyết người Việt, người Mường có chuyện trăm trứng mang ý nghĩa vật Tổ. Hôn nhân Cha Rồng (Lạc Long) - Mẹ Âu (Âu Cơ) phản ánh liên kết hai bộ lạc thờ Rồng và thờ Chim Thần. Theo dõi những hình người khắc trên trống đồng thấy những nhân vật chiếm vị trí trung tâm trong sinh hoạt và nghi lễ thường hóa trang thành chim, họ tự trang sức bằng những mũ hình chim, hoặc bộ quần áo lông chim. Thậm chí những vũ khí, công cụ sản xuất, mũi thuyền, nóc nhà làm theo hình chim, trang trí hình chim, trang sức lông chim. Hình ảnh người - chim Việt cổ thể hiện có hệ thống trên các trống đồng, thấy trên nhiều thạp đồng, rìu đồng. Chính loài chim bay, có mào, cổ, chân dài có trên hầu khắp trống Đông Sơn từ chiếc sớm nhất đến chiếc muộn nhất, giống chim nước gần với loài cò, sếu, vạc là chim vật Tổ của người Việt cổ. Hình ảnh vật Tổ rồng (giao long) giống vật thần thoại kết hợp những nét cá sấu, rắn nước.. thấy khắc trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), trên rìu đồng Đông Sơn, trên mảnh áo giáp đồng tìm thấy ở Hà Nam. Vật Tổ hươu (người Mường gọi hươu là mẹ, cá là cha) khắc trên mặt nhiều trống đồng, trên thạp Việt Khê và trên rìu Đông Sơn - vật Tổ cóc (dân gian ta suy tôn cóc là cậu ông trời) cũng thấy trên nhiều trống đồng (Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Giao, Thôn Mông). Những con vật thiêng này tách ra một cặp quan trọng là Rồng - Chim phản ánh kết hợp hai bộ lạc lớn thờ Rồng và Chim, hình thành liên minh bộ lạc người Việt cổ lấy tổ hợp bộ lạc Rồng - Chim làm nòng cốt. Cảnh đua thuyền, cảnh hiến tế, cảnh đánh trống, đánh chiêng, giã gạo, múa nhảy thấy trên trống đồng là những nghi lễ liên quan tín ngưỡng nông nghiệp. Có thể xem là cảnh lễ cầu mùa, hội mừng mùa, những ngày hội lễ tiêu biểu nền văn minh nông nghiệp Việt cổ. Trống đồng Hữu Chung phát hiện 5-1961 khi dân đào đất đóng gạch ở bờ sông Luộc, thôn Hữu Chung, xã Hà Thanh (Tứ Kỳ). Ông An Văn Mậu, Phó Giám đốc bảo tàng tỉnh cho biết: "Trống cao 67cm, đường kính mặt 82cm, đường kính chân 83cm, trọng lượng 75kg, hoa văn phong phú. Sau khi khai quật, hiện vật hầu như còn nguyên vẹn và được lưu tại bảo tàng tỉnh. Trống Hữu Chung thuộc Văn hóa Đông Sơn khoảng TK. IV TCN. Đây là di vật tiêu biểu cho văn hóa thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh ta." Cùng với đó là hai trống đồng phát hiện ở độ sâu 3m tại khu Mả Gạo, thôn Du Tái, xã Tiền Tiến (Thanh Hà) 1976. Sau khi khai quật đặt tên trống làng Gọp, xác định có niên đại cuối TK. I TCN. Mới đây nhất là phát hiện trống đồng và thạp đồng ở thôn Hoàng Lại, xã An Lương (Thanh Hà) 10-2005. Hai di vật đồ đồng trên được xác định có niên đại thuộc nền Văn hóa Đông Sơn cách nay khoảng 2000 năm. Những di chỉ Đồi Thông (xã Lê Ninh), Nhẫm Dương (xã Duy Tân, Kinh Môn), Dược Sơn (xã Hưng Đạo, Chí Linh) được phát hiện là minh chứng cho kho di vật phong phú thời Hùng Vương ở tỉnh ta. Ở di chỉ Đồi Thông tìm được nhiều mũi tên, rìu, giáo đồng, niên đại khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất TCN. Di chỉ Nhẫm Dương phát hiện công cụ, vũ khí bằng đá, đồng thuộc Văn hóa tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Di chỉ Dược Sơn phát hiện bộ sưu tập đồ đồng gồm 1 chậu đồng có hoa văn tương tự trên trống đồng Đông Sơn và 5 nhạc đồng (còn gọi nhạc voi). Các di sản mộ táng La Đôi, Hợp Tiến (Nam Sách), Thượng Vũ (Kim Thành), Đông Quan, Tân Hưng (TP. Hải Dương), mộ Kiệt Thượng (Chí Linh).. là di sản văn hóa khá phong phú thuộc Văn hóa Đông Sơn. Các mộ có hiện vật tùy táng bằng đồng: Rìu, dao găm, giáo, khiên dày đặc hoa văn Văn hóa Đông Sơn. La Đôi được coi nghĩa địa cổ thời Văn hóa Đông Sơn. - Trống đồng Đông Sơn còn cho những hình ảnh cụ thể về trang phục, nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múa nhạc của người Việt cổ. Nghệ thuật kiến trúc Dựa những hình khắc trên trống đồng thấy có hai loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong, nhà sàn mái tròn. Nhà có hai cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên cửa có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ." Những nhà mái cong như hình thuyền có nhiều người nói đó là nhà ở. Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Tượng trang trí Tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa mới thấy bước tiến bộ về nghệ thuật cũng như kỹ thuật điêu khắc thời đồ đồng. ĐIÊU KHẮC Điêu khắc Đông Sơn tuy kích thước còn nhỏ, phần nhiều gắn đồ ứng dụng nhưng là bước nhảy vọt so với trước về số lượng, độ chín muồi, thực tiễn thị giác. Nhiều loại tượng người, tượng thú như cóc, chim, gà, chó, hổ, voi. Những tượng đồng thể hiện bởi những hình khối khái quát ước lệ nhưng có năng lực diễn tả sinh dộng. Tượng người cõng nhau thổi khèn cao 8, 8cm ở Đông Sơn, người cõng nhún chân múa, người được cõng tay ôm lưng người kia, tay cầm khèn thổi, các đường chạy của khối thân, tay, chân lồng vào nhau như cùng hòa nhịp vào một điệu múa, toát lên dí dỏm lạc quan yêu đời. Tượng người quỳ làm chân đèn (Lạch Trường, Thanh Hóa) cao 32cm với cơ thể trần, bụng thon, hai chân quỳ gập làm đế vững chãi, hai tay bưng khay đèn ngang ngực, từ lưng, vai mọc ra hai gạc cong như sừng hươu, nét mặt toát lên vẻ nhẫn nhục. Đặc biệt trên nắp thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có bốn cặp tượng nam nữ với lối tạo hình đơn giản, cụ thể nhưng mang ý nghĩa độc đáo: Mong muốn cuộc sống vẫn tiếp tục mãi mãi. Thạp đồng dùng để chôn theo người chết (xác hoặc đồ cúng tế). Cảnh nam nữ giao hoan ở bốn hướng trên nắp thạp, thể hiện ý nghĩa "cuộc sống được tái sinh sau khi chết." Những tượng người trên cán dao găm vừa có ý nghĩa trang trí, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phong cách thể hiện hơi gò bó kém sinh động. Tính chất hiện thực diễn tả khá công phu, chi tiết với nhiều kiểu dáng khác nhau nâng giá trị các tượng này. Cán dao dài bằng 1/3 dao. Tượng thường diễn tả tay chống nạnh, đàn bà mặc váy, áo bó sát người, ngực nở, tóc vấn cao, mũ vải hình chóp, hoa tai lớn, đàn ông cởi trần, đóng khố với những hoa văn xương cá. Súc vật dùng làm tượng cán dao, như 3 dao găm Làng Vạc, dao dài 12, 6cm, với cặp rắn lồng vào nhau ngoạm chân voi, dao dài 22, 2cm cặp rắn đỡ hổ, dao dài 27, 5cm với cặp hổ đỡ voi. Không như tượng người, tượng thú trên cán dao găm biến dạng khá cao như những dây leo xoắn xuýt, cố gắng khái quát thực tế hơn là tả thực. Nhiều tượng thú trong đó con cốc (nhái) nhiều nhất, sau đó là rùa, hổ, bò, gà, chim, cá.. Một số tượng diễn tả rất chi tiết, cụ thể, nhưng có một số tượng lại chỉ chú trọng những đặc điểm đặc trưng nhất. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ: Phát triển đạt trình độ cao, thể hiện ở đồ trang sức, kiểu dáng các vật dụng, nghệ thuật chạm khắc trang trí. Hầu hết những đồ đồng này đều trang trí với những đồ án hoa văn phong phú, chạm khắc chìm kết hợp chạm khắc nổi tinh xảo. Ngoài những đồ án hình học phỏng theo những hoa văn trang trí trên đồ gốm thuộc giai đoạn Gò Mun còn có rất nhiều hình tượng sinh động từ thiên nhiên, từ cuộc sống với những đường nét chạm khắc chính xác, khái quát, cô đọng sinh động các đối tượng miêu tả. Những đề tài được tả rất sinh động, hiện thực, đó là những nhà sàn, những người múa, giã gạo, đánh trống, chèo thuyền, chim, hươu, cá. Văn hóa Đông Sơn trống đồng là chứng nhân tiêu biểu, đầy đủ nhất thời kim khí, có rộng khắp các nước vùng Viễn Đông và Đông Nam Á: Việt Nam, Trung Hoa, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia, Philippin, Myanmar. Trống đồng H. 1 là trống xưa nhất, từ giữa thiên niên kỷ I TCN đến TK. III SCN. Thân trống chia làm 3 rõ rệt: Tang trống, thân trống, chân trống. Mặt trống không chờm quá tang trống. Hoa văn trang trí phủ kín mặt và thân. Trống sớm chưa có tượng cóc, trống hậu kỳ thường xuất hiện bốn nhóm tượng cóc trên mặt trống. Trong trống H1 có bốn trống đẹp nhất: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, sông Đà (Việt Nam) và Khai Hóa (Vân Nam - TQ). Trống đồng Ngọc Lũ xưa nhất đẹp nhất. Trống cao 63cm, tang trống đường kính 79cm, thân hình trụ tròn thẳng đứng, chân hơi loe hình nón cụt. Giữa tang trống và thân trống gắn hai cặp quai kép trang trí văn thừng, mặt trống gồm chín vòng tròn đồng tâm: Vành một chính giữa là sao mười bốn cánh, giữa các cánh là hoa văn lông công. Vành hai hoa văn chữ S, chấm gạch, vòng tròn tiếp tuyến. Vành ba rộng nhất gồm các cảnh nhảy múa, đánh trống, giã gạo và bốn hình nhà sàn. Vành bốn hoa văn hình tròn có tâm, tiếp tuyến. Vành năm gồm chim đầu tròn đang bay và hươu. Vành sáu hoa văn vòng tròn có tâm, tiếp tuyến. Vành bảy có mười tám chim mỏ dài đang bay. Chim mỏ ngắn đứng xen kẽ. Vành tám hoa văn răng lược và vòng tròn có tâm tiếp tuyến. Vành chín không trang trí. Tang trống phân chia ba vành trang trí hoa văn xen kẽ sáu thuyền, trên thuyền có thuyền trưởng, thủy binh, người lái, người bắn cung, tù binh, hình chim, chó. Thân trống phân thành hai băng ngang trang trí kết hợp sáu cột trang trí dọc tạo thành sáu ô chữ nhật, trong mỗi ô có hai cặp vũ sĩ hóa trang cầm rìu múa. Chân trống không trang trí. Do kỹ thuật khắc chìm kết hợp khắc nổi, nên tạo độ cao thấp cho các hình tượng. Điều này tạo mảng sáng tối đậm nhạt phong phú cho toàn bộ hình trang trí. Hình nhà cửa, con người, chim thú.. đều diễn tả bằng nét thẳng dứt khoát, khúc triết xen kẽ nét cong tạo mềm mại cần thiết. Hình chim đơn giản, rõ ràng thể hiện cách điệu cao bên cạnh hình hươu đậm chất hiện thực. Con người và muông thú diễn tả ở hướng nhìn nghiêng, song cánh, mắt.. diễn tả ở hướng chính diện theo quy định rõ ràng. Tất cả tạo những mô tip trang trí đơn giản song rất sinh động và mang tính cách điệu cao. HOA VĂN TRỐNG ĐỒNG VỚI VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT THỜI HÙNG VƯƠNG Ý nghĩa văn hóa, lịch sử và tinh thần của trống đồng được chứng minh giá trị của mình qua các loại trống đồng đã, đang và sẽ tìm thấy được. Trống đồng Ngọc Lũ với hoa văn hình thuyền và những hoa văn hình chim thú điển hình, trống đồng sông Đà được giảm bớt hoa văn, trống đồng Ngọc Chung hoa văn được giản lược tối đa, có bốn tượng hình cóc trên mặt trống. Trống đồng được công nhận là sản phẩm 2.500 năm trước, hoa văn trên trống là thông điệp của người Việt thời Hùng Vương gửi các thế hệ sau. Dù hoa văn trên trống đồng từng giai đoạn, từng địa điểm cư trú đều ghi khắc theo một hệ thống và phong cách ổn định, hoàn chỉnh. Đặt những hình ảnh đó gần nhau là gắn bó những phong tục hội hè trong cùng không gian chung. Một chủ đề rõ ràng, thống nhất hiện rõ trên hoa văn trống đồng, đó là hội làng. Tất cả biểu tượng sáng tạo trên trống đồng hoàn toàn hợp nhau lại trong một ngày hội, chúng hoàn toàn gắn bó khăng khít giữa ba mảng hội: Nghi lễ, biểu diễn nghệ thuật, trò vui. Diễn xướng được người xưa chuẩn bị rất công phu: Âm nhạc, thanh nhạc, múa nhạc và nhạc khí. Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Văn Lung, Viện Văn học, Trung tâm Khoa học Xã hội - Nhân văn Quốc gia phát biểu: "Về hoa văn trên trống đồng cho thấy đây là những lễ hội về nông nghiệp, ngày hội được mùa, thu hút mọi hoạt động văn nghệ dân gian, thấy có: Âm nhạc, múa nhảy và các nhạc khí, nó là cứ liệu chắc chắn để xây dựng, là trống đồng mô tả rất rõ ràng và đáng tin cậy về cách diễn xướng dân ca của những nhạc cụ thời đó." Trời và đất là 2 khái niệm, hành vi tượng trưng hóa của con người, tín hiệu của sự vật thể hiện trên trống đồng. Vì từ thời Đông Sơn, người Việt cổ định cư và làm lúa nước, mà làm lúa nước thì phải: "Trông trời, trông đất, trông mưa." Một số nhà nghiên cứu cho rằng trống đồng là trống sấm vì tiếng phát ra như tiếng sấm. Do bám trụ với ruộng đất, muốn mùa màng bội thu, con người phải cầu mưa, cầu nước, cầu tạnh.. cầu mưa thuận gió hòa, không thiên tai lũ lụt, vạn vật được sinh sôi. Nên cư dân nông nghiệp hàng năm vẫn tổ chức lễ hội, tiếng trống hội vẫn âm vang mãi trong các ngày hội. Ngày hội được ghi khắc trên trống đồng không phải hội nhỏ, chứng tỏ thời ấy người Việt đã vững mạnh, phát triển văn hóa triết lý đến cao độ. Những hoa văn trống đồng đã mở ra những cứ liệu phong phú về một nền nghệ thuật diễn xướng có trong các lễ hội thời Hùng Vương. PGS. TS Đặng Văn Lung phát biểu: "Các hoa văn điêu khắc thể hiện rất cụ thể về các hoạt động của lễ hội rất thú vị, đó là các hoa văn về đơm đuống mà hiện nay rất dễ sưu tầm các điệu múa hát ở các dân tộc thiểu số. Ví dụ người Lô Lô, người dân tộc Mường. Trên trống đồng còn có hoa văn nam nữ hát đối đáp trồng nụ, trồng hoa trên nhà sàn." Nếu nhìn vào hoa văn trống đồng có thể coi mỗi họa tiết là âm tiết, mỗi hình họa là một từ, mỗi chuỗi hình họa là một câu và mỗi vành hoa văn là một đoạn. Toàn bộ hệ thống hoa văn là một văn bản. Sau đó đem tất cả đặt nó lên trục phát triển lịch sử để tìm dấu ấn một thời kỳ. Nay hoa văn trống đồng còn lưu ở một số dân tộc về các điệu nhảy và nó gần như nguyên vẹn ở đồng bào Ê-đê trong múa cầu mùa vào mùa xuân. Người múa dậm chân xuống đất là dấu hiệu mùa xuân, muốn đánh thức đất dậy sau đêm đông giá rét. Các điệu múa như thế có thể do một cá nhân tiến hành, có thể do tập thể tham gia. Trường hợp chơi cả tập thể thì âm thanh phát ra từ nhạc cụ cộng với tiếng bước chân làm khuấy động không gian náo nhiệt và tưng bừng. Điều này hiện rõ trên các dải hoa văn trống đồng chạy vòng tròn. Hoa văn ghi lại người hóa trang thành chim múa hát theo nhịp điệu của khèn, chiêng, trống.. Chứng tỏ, người Đông Sơn có trình độ rất cao về tạo hình và phản ánh của họ về nhân sinh quan. Đặng Văn Lung phát biểu: "Nhiều nhà nghiên cứu cổ nhạc nói âm nhạc thô sơ là vũ nhạc. Người ta dậm chân hay đập tay xuống đất, đánh vào thân mình, trong khi toàn thân nhún nhảy theo nhịp điệu. Hay từng đoạn thân, có thể toàn thân, rung động, lắc lư để làm đồ vật, trang sức phát ra âm thanh." Một quá trình lao động dài từ thấp đến cao, từ thô sơ lạc hậu đến phát triển văn minh rực rỡ được đánh dấu là nền văn minh trống đồng, người Việt lúc đó phải trải quá trình lâu dài. Từ đây quá trình tư duy, thẩm mỹ và trình độ nhận thức nhân sinh quan vươn tới một giai đoạn cao hơn. Những người Việt thời Hùng Vương bên cạnh nghề trồng lúa nước biết thể hiện bản thân, thể hiện ước vọng, khát khao vươn lên. Biến những sinh hoạt đời thường thành những hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội cầu mùa, nó thể hiện rất rõ trên các họa tiết hoa văn trên trống đồng hay qua những di vật bằng đồng cho thấy: Hình như ở đâu trong thời Hùng Vương đều vang âm thanh rộn ràng dìu dặt của những giọng hát, nhạc cụ tạo tiết tấu, nhiều nhạc cụ đạt trình độ hợp âm và hòa âm vô cùng đặc sắc. Thời xa lắc ấy, không chỉ sáng tạo những nhạc cụ chuyên biệt mà còn dùng những công cụ lao động tạo âm thanh, tạo lối diễn xuất mang tính tập thể trong lao động là lối giã cối nghi lễ (dân gọi lối đâm đuống), theo nhịp tay đâm đuống lúc nhặt hay thưa và tiếng chầy chuyển nhịp âm thanh khác nhau tạo hòa âm rộn rã. Phải chăng, đây là bắt đầu cho tục đánh trống đồng của người Việt thời Hùng Vương. Trống đồng là nhạc cụ thiêng thuộc bộ gõ, cũng như đâm đuống, trên mặt trống đồng thể hiện rõ hai hay bốn người đánh lên mặt trống bằng chày đứng.. Đáng chú ý ở tục đánh trống đồng là hình thức đánh đập ngang vào hình tượng mặt trời để gọi nước cầu mưa. Đặng Văn Lung nói: "Hình ảnh của những phong tục khắc trên trống đồng theo hệ thống và phong cách ổn định, hoàn chỉnh." Người Việt cổ cùng nền văn minh lúa nước đầu tiên với đời sống lao động thường nhật sáng tạo những huyền thoại, hệ thống siêu nhiên nhằm giải thích và triết lý toàn bộ xã hội thời Hùng Vương. Đó là những truyền thuyết thần thoại: Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, Bánh chưng bánh dày, Trương Chi Mỵ Nương, Sự tích Đầm Dạ Trạch, Sự tích Trầu cau, Sự tích Quả dưa hấu, Sơn Tinh Thuỷ Tinh.. Là những cứ liệu khá xác thực cùng hoa văn trên trống đồng về nền nghệ thuật diễn xướng giai đoạn Hùng Vương. Hoa văn trên trống đồng mô tả toàn bộ lễ hội trên đất Văn Lang. Trước tiên là ngày hội mùa, mừng được mùa và cầu chúc làm ăn thuận hòa, mùa màng được phong đãng. Đó là ngày hội của nam nữ, trai gái gặp nhau tỏ tình, với nhu cầu về sự phồn thực, đông con nhiều cháu. Nay những hình thức diễn xướng, hát đối đáp vẫn gặp ở nhiều nơi. Nó thành những làn điệu dân ca quen thuộc ở các vùng nông nghiệp như hát Xoan - Phú Thọ, hay hát quan họ - Bắc Ninh. Những nông dân ở các làng đồng bằng Bắc Bộ sống trong những làn điệu dân ca, không chỉ trong lễ hội, ngay trên cánh đồng. Họ hát để bày tỏ tình cảm, làm vơi những nặng nhọc trong nghề nông. Tất cả dường như được trống đồng tả lại, vì trên trống đồng làm cách đây hơn 2000 năm thấy những hoa văn tả trai gái ngồi trong nhà sàn mái cong, tay và chân đều giao nhau. Đây có thể xem là hình ảnh tục lệ hát đối đáp trai gái hồi đó. Rõ ràng người Đông Sơn có trình độ ghi nhận hiện thực chính xác với trình độ cao nhất về ý thức tạo hình tuyệt mỹ. Các họa tiết ghi khắc trên trống đồng thời Đông Sơn - Hùng Vương cùng những dấu tích còn lưu trong hình thức biểu diễn nay như: Âm nhạc, thanh nhạc, múa nhảy cổ truyền phần nào phác họa đôi nét về diện mạo những hình thức diễn xướng của những người Việt cổ cách nay 2.500 năm. Đây là những dấu ấn về văn hóa truyền thống cần được bảo lưu và gìn giữ. Nguồn: THUỲ DUNG Nguồn Web ducdongdaothuy Còn tiếp
Trống đồng Ngọc Lũ và nghệ thuật âm nhạc, múa của người Việt cổ "Trống đồng Ngọc Lũ" Trống đồng Ngọc Lũ cách ngày nay trên 2.500 năm, xếp vào loại H1 Heger (*) là trống đồng cổ nhất, đẹp nhất phát hiện ở Việt Nam. Đôi nét về xuất xứ, hình dáng, hoa văn Trống vốn để ở đình làng Ngọc Lũ (Bình Lục). Năm 1903, Công sứ Hà Nam môi giới đưa trống về Bác Cổ Viễn Đông Hà Nội. Trống hiện lưu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Hà Nam có 2 phiên bản trống, theo tỉ lệ 1/1 trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, theo tỉ lệ 1, 5/1 đặt ở tiền sảnh Nhà Văn hóa tỉnh. Trống cao 63cm, hình dáng cân đối, hài hòa, kết cấu trống gồm bốn phần. Mặt trống có đường kính 79cm hơi tràn ra ngoài, nối liền với phần phình ra gọi là tang trống. Thân trống có hình trụ tròn thẳng đứng. Phần cuối cùng là chân trống hơi loe tạo thành hình nón cụt. Gắn giữa tang và thân trống là đôi quai kép đối xứng hai bên, trang trí hoa văn bện hình bông lúa còn gọi văn bện thừng. Các trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ có hoa văn dày đặc, phong phú nhất và chia hai loại: Một loại hoa văn cách điệu hình người, động vật, đồ vật và loại kia hoa văn hình kỷ hà (hình học) đa dạng. Chính giữa mặt trống là hình mặt trời đúc nổi 14 cánh (tia), có người lại cho là hình ngôi sao. Xen giữa các cánh có những họa tiết hình lông công mang ý nghĩa phồn thực. Từ tâm trống ra rìa trống có 16 vành hoa văn đồng tâm. Các vành 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 11, 12, 13, 14, 15 đều là hoa văn kỷ hà. Quan trọng nhất 3 vành hoa văn 6, 8, 10 có hình người và động vật.. diễu hành ngược chiều kim đồng hồ. Đặc biệt, vành 6 chia thành 2 bán viên đối xứng và gần giống nhau thể hiện hình ảnh con người, nhà cửa, vật dụng, nhạc khí, chim chóc gắn với hoạt động con người.. Trên tang trống, đoạn tiếp giáp với mặt trống có 6 vành hoa văn hình học. Bên dưới đoạn này là hình 6 thuyền, xen giữa các thuyền có những chim trong tư thế đứng. Trên các thuyền đều có hình ảnh trống đồng, tất cả 15 trống. Đoạn cuối cùng của tang trống là 3 vành hoa văn hình học. Khác mặt trống, tang trống hoa văn sắp xếp thành vành, ở thân trống hoa văn bố trí thành băng, chạy dọc hình chữ nhật. Tất cả 6 băng, mỗi băng có hình 2 vũ sĩ cầm rìu. Chân trống để trơn, không trang trí hoa văn. Trống đồng Ngọc Lũ tuyệt tác/trội vượt về nhiều mặt: Kỹ thuật luyện kim, đúc đồng, giá trị lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật.. hàm chứa nhiều thông tin còn cần giải mã, tốn không ít công sức các nhà nghiên cứu muốn khám phá, đi sâu. Trống đồng Ngọc Lũ nói riêng và trống đồng Đông Sơn nói chung là biểu tượng đặc sắc thời đại Hùng Vương dựng nước - đỉnh cao của nền văn minh Đông Sơn/văn hóa Việt cổ. Nghệ thuật âm nhạc và múa Cùng các tư liệu khảo cổ khác tư liệu hoa văn trống đồng Ngọc Lũ góp phần quan trọng phác họa về âm nhạc và múa của người Việt cổ. Trước hết, trống đồng Ngọc Lũ là một loại nhạc khí "tự thân vang" diễn tấu độc lập hay tạo tiết tấu cho giàn nhạc, cho ca múa. Bằng tài nghệ, người xưa pha trộn hợp kim đúc trống tạo âm sắc trầm hùng. Nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo thực nghiệm định âm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, tìm ra được thanh âm cổ thời ấy. Chính tâm được nốt Mi, vành hoa văn 1 và 3 được nốt Si giáng, vành hoa văn 4, 5 được nốt Mi, Fa, vành hoa văn 7 được nốt Si giáng. Từ vành hoa văn 9 ra rìa trống lại được nốt Mi. Một thang âm độc đáo, chỉ gồm 3 nốt kết hợp liền bậc và nhảy quãng. Kết cấu trống đồng Ngọc Lũ tạo ra thùng âm thanh có tác dụng khác nhau. Tang trống phình: Cộng hưởng âm thanh; phần hình trụ tròn tức thân trống nắn âm thanh; chân trống loe: Tán phát âm thanh vang xa hơn. Qua hình ảnh trên trống cho thấy người xưa đào một hố đất rồi đặt trống giữa hố, tạo nên hộp cộng hưởng thứ hai, khiến tiếng trống càng trầm hùng, mạnh mẽ, vang xa hơn nữa. Người thời Trần tạo ra trống quân theo cách này. Không chỉ sử dụng trống đồng đơn chiếc làm nhạc cụ. Hoa văn trống đồng Ngọc Lũ thể hiện cảnh hòa tấu với nhạc công ngồi cầm dùi đánh trên mặt 4 trống đồng theo phương thẳng đứng. Cùng trống đồng, người Việt cổ còn sử dụng trống da. Hình ảnh trên trống Ngọc Lũ khá rõ, xuất hiện trong hai trường hợp: Ở thuyền chiến và ở nhà sàn, có vật nâng đỡ trống. Có thể suy đoán trống da dùng làm hiệu lệnh khi đánh trận và dùng làm nhạc cụ đệm cho ca múa. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có hình ảnh hai nhà cầu mùa treo giàn chiêng đối xứng qua hình mặt trời ở tâm trống. Trong nhà cầu mùa thứ nhất có hình một người một tay xách chiếc chiêng to, tay kia cầm dùi đánh, hai bên là hai giàn chiêng mỗi dàn bảy chiếc. Trong nhà cầu mùa thứ hai có một người đứng giữa hai giàn chiêng, hai tay đều cầm dùi đánh vào chiêng, dàn chiêng bên trái có tám chiếc, dàn chiêng bên phải có bảy chiếc. Hoa văn mặt trống đồng Ngọc Lũ cho thấy xuất hiện các nhạc cụ gõ khác như chuông, sênh, phách. Đó là hình ảnh một người đang lắc quả chuông trong đoàn người nhảy múa và nhóm người múa, tay đều cầm phách hoặc sênh. Nhạc cụ duy nhất thuộc bộ hơi là khèn. Khèn bè có từ bốn đến sáu ống thành đoạn riêng không liền đoạn dưới. Hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ, cùng với âm nhạc còn biểu hiện nghệ thuật múa khá phong phú, sinh động trong các trạng huống khác nhau, chẳng hạn cảnh đoàn người múa với trang phục đẹp, đội mũ lông chim hoặc bông lau. Đó còn là lối ca múa cặp đôi giao duyên hay hình ảnh trong nhà sàn mái cong hình thuyền đôi nam nữ ngồi đối diện tay chân giao vào nhau. Bên cạnh có người đánh trống da giữ nhịp, phải chăng đang thực hành nghi lễ tín ngưỡng phồn thực, Âm Dương giao đãi, cầu mong sinh sôi nảy nở. Cảnh múa hát còn gắn với lao động. Đôi nam nữ cầm chày giã gạo theo phương thẳng đứng, đầu chày trang trí. Bên cạnh mỗi đôi giã gạo có một người đánh chiêng hoặc gõ sênh phách giữ nhịp cho tiếng chày mà bản thân tiếng chày cũng có tính tiết tấu. Cảnh múa đông người theo đội hình hàng dọc, vừa đi vừa múa trong vòng tròn, hướng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Trang phục vũ công là trang phục ngày hội, tay trái cầm đạo cụ, tay phải múa cách điệu. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cũng gặp hình ảnh múa khèn bè của hai vũ công. Một số nhận xét khái quát về nghệ thuật âm nhạc, múa của người Việt cổ thể hiện qua hoa văn trống đồng Ngọc Lũ. Trước tiên thấy phong phú, đa dạng trong hình thái biểu hiện hai loại hình nghệ thuật này, luôn trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, về âm nhạc, nổi bật là bộ gõ, chủ đạo là trống đồng ngoài ra còn có trống da, chuông, chiêng, sênh, phách, khèn bè. Thang âm Mi - Fa - Si giáng định hình tạo bản sắc âm nhạc. Âm nhạc thời ấy thiên về tiết điệu, tiết tấu. Người Việt cổ hay sử dụng cùng lúc nhiều nhạc cụ và phối âm, phối khí sơ khai, về múa có múa đôi, múa tập thể, đội hình hàng dọc hoặc vòng tròn. Múa hát giao duyên nam nữ, múa tín ngưỡng, múa sinh hoạt, múa hội hè. Cuối cùng về nguồn gốc có thể nhận định: Nghệ thuật âm nhạc, múa thời đại Hùng Vương ra đời và gắn bó chặt chẽ với tâm linh, tín ngưỡng, lao động sản xuất của con người thời ấy. Hà Nam phát hiện trống đồng Ngọc Lũ. Vị thế tiêu biểu, trội vượt đứng đầu dòng trống đồng văn minh Đông Sơn. Năm 1962, Bác Hồ chăm chú xem trống đồng Ngọc Lũ trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trống đồng Ngọc Lũ phiên bản theo tỉ lệ 1/1 và 5-10-1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh thay mặt nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Liên Hợp Quốc như là biểu tượng văn hóa Việt Nam. Ngay từ đợt đầu tiên, trống đồng Ngọc Lũ được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia. (*) Heger, học giả người Áo phân loại các trống đồng phát hiện ở Việt Nam và Hoa Nam (Trung Quốc) theo trật tự niên đại thành 4 loại: I (Sớm nhất), II, III, IV (muộn nhất). Ngoài ra phát hiện một trống đồng khác được các nhà khảo cổ học gọi Ngọc Lũ II có niên đại muộn hơn, hoa văn kém phong phú hơn rất nhiều trống đồng Ngọc Lũ I. 9-4-2019 Theo Báo Hà Nam điện tử Nguồn Web hanam Phát hiện thêm trống Đông Sơn có minh văn "Cửu Chân", mang tên "Phú" Trống đồng Đông Sơn có khắc minh văn cổ: Cửu Chân TS Nguyễn Việt Phát hiện bất ngờ trống đồng cổ có minh văn Cách đây chừng 5, 6 năm, nông dân ở vùng chiêm trũng thuộc thôn Trạch Bái, xã Hòa Lâm huyện Ứng Hòa (Hà Tây cũ) bất ngờ phát hiện trống đồng lớn còn gần như nguyên vẹn trong hố đất đen đào sâu trong tầng đất đen sú vẹt. Có lẽ nhờ tầng đất chua sú vẹt yếm khí này mà trống bảo tồn nguyên vẹn, gần như mới. Nhất là lớp vàng óng của thau đồng ẩn bên dưới màng patin mỏng được bảo vệ bởi tầng nhựa cây che phủ khiến chủ nhân không thể tin ngỡ như đồ đồng mới đúc. Đây là khu vực tập trung di tích Đông Sơn với những khu mộ thân cây khoét rỗng như Nam Chính, Trầm Lộng, Châu Can.. Trống được thông báo đến các thành viên trong hội sưu tầm cổ vật Thăng Long (Hà Nội) và hiện nay nó là một trong số món đồ giá trị, mang lại niền tự hào chính đáng cho anh em trong hội. Từ 2002, sau khi nghiên cứu dòng chữ Hán trên vành chiếc thạp đồng Đông Sơn có thể của Triệu Đà lưu tại Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva, Thụy Sĩ), tôi đặc biệt lưu tâm đến dấu tích minh văn chữ Hán sớm hay ký tự trên đồ đồng và đồ gốm cổ. Năm 2005, tôi được anh em trong hội cổ vật Thăng Long cho biết chính trống đồng cổ còn tươi màu vàng óng đó lại có hàng chữ Hán rất khó đọc bên trong lòng vành chân đế. Chủ nhân từng mời một số nhà Hán Nôm đến xem hộ, nhưng đến nay vẫn chưa thấy bất kỳ thông tin nào về những chữ cổ đó. Gần đây, tôi may mắn có dịp chiêm ngưỡng và nghiên cứu trống này. Nhân đây, xin chân thành cảm ơn anh Hội, ủy viên ban chấp hành hội cổ vật Thăng Long (Hà Nội) đã giới thiệu, anh Trường chủ nhân của trống cho phép và tạo điều kiện làm việc tốt nhất. Cũng như anh em nhân viên của anh Trường, những người tận tình giúp tôi trong khảo sát và làm tư liệu trống minh văn này. Trống đầu tiên có minh văn ở nước ta là trống đồng Đông Sơn do dân khai quật được ở Gò Mả Tre, trong thành Cổ Loa, năm 1982. Hàng minh văn này được một số nhà khoa học nghiên cứu và công bố. Đây là trống đồng Đông Sơn thứ hai có minh văn được phát hiện và nghiên cứu ở nước ta. Ngoài ra như từng được công bố, một số thạp đồng Đông Sơn và khá nhiều đồ đồng, đồ gốm Giao Chỉ thuộc truyền thống Đông Sơn thời Bắc thuộc cũng có khắc minh văn chữ Hán. Bài viết này tập trung giới thiệu minh văn trên trống đồng quý giá trên. Vài dòng giới thiệu về trống mang tên "Phú" Tiện trình bày, bài này tôi gọi trống là trống "Phú". Bởi trên dòng minh văn trên trống, chủ nhân xưa cũng khắc: "Danh viết Phú" nghĩa: Trống tên là "Phú" (giàu sang, phú quý). Trống "Phú" thuộc loại cỡ lớn, đường kính miệng 65cm, phần tang rộng nhất tới 71cm. Chiều cao toàn thân trống là 43cm, thuộc loại trống lùn mang đậm phong cách miền núi (Tây Âu). Giữa mặt trống là hình mặt trời 12 tia cánh rộng. Ngoài các vành trang trí hình học có 2 vành chính thể hiện 1 vành gồm 4 con thằn lằn (hay cá sấu) còn vành kia là hình 8 chim mỏ dài bay ngược chiều kim đồng hồ. Mặt trống không tràn gờ mà thu hẹp so với độ nở của tang mỗi bên 3cm. Tang trống trang trí băng chính gồm 4 thuyền độc mộc đầu và đuôi thuyền cong vút. Bên trên có 6 người ngồi chèo thuyền giống nhau, 1 người ngồi phía sau cầm lái và 1 người ngồi chèo nhưng có ngọn giáo cắm chúc mũi xuống ở hốc đầu thuyền phía trước. Tất cả nhìn theo hướng từ trái sang phải (ngược chiều kim đồng hồ). Không thấy bất kỳ con vật nào ở trên trời cũng như dưới nước. Phần thân thuyền chia thành 8 ô hình chữ nhật, mỗi ô có 2 hình người hóa trang đội mũ lông chim, mang khố dài, mắt quay nhìn theo hướng từ trái sang phải. Người đứng phía trước, tay cầm rìu (giáo), người đi sau cầm sênh, cả hai nhún theo tư thế nhảy múa. Phía trên đầu là hình chim Lạc bay. Vành chân trống để trơn, thuộc loại thấp nhưng xòe rộng ngang bằng với chỗ phình nhất của tang trống (khoảng trên dưới 70cm). Chính ở phần xòe chân trống này, phía bên trong có dãy chữ Hán khắc rất sắc nét. Dòng minh văn gồm 16 chữ Hán và những thông tin về các đơn vị đo lường thời Đông Sơn Các chữ Hán khắc bên trong chân đế trống đồng thành hàng ngang đọc chạy dọc từ trên xuống dưới, rất giống tình trạng trống Cổ Loa cả về vị trí lẫn kiểu khắc. Hình ghép dưới đây do tôi ghép lại từ những đoạn chụp liên hoàn dãy 16 chữ minh văn đó. Nghiên cứu minh văn thời này tôi từng đề xuất tên gọi cách khắc minh văn không vuông vắn, thừa thiếu nét và nhiều lỗi chính tả này là kiểu "minh văn Nam Việt" để phân biệt với cách khắc minh văn chuyên nghiệp hơn ở Trung Nguyên. Tuy nhiên, trường hợp ở trống Phú, nhờ độ nguyên vẹn và sắc nét, dòng minh văn này khá dễ đọc, ngoại trừ 2 chữ đầu tiên. Từ chữ thứ 3 trở về sau có thể đọc: "TRỌNG LỤC QUÂN, NGŨ CÂN, BÁT LẠNG, DANH VIẾT PHÚ, ĐỆ VỊ THẬP NHẤT". Tạm dịch: "Trống nặng 6 quân, 5 cân, 8 lạng, tên gọi Phú, thứ bậc số 11." "Quân" là đơn vị đo lường cổ dùng từ đời Chu đến hết đời Minh. 2 "bình" làm thành 1 quân. 1 bình nặng 15 cân, như vậy 1 quân nặng 30 cân. Đời Tần đúc chuẩn những quả quân có quai để thống nhất đo lường toàn thiên hạ. Theo đó, mỗi quân nặng 7, 75kg (1 cân đời Tần – Hán khoảng 258 gram). Trống này tương đương Tần – Hán, tức TK. 3-2 TCN, ngang thời Âu Lạc của An Dương Vương. Đương thời, theo chuẩn đời Tần – Hán, trống có trọng lượng 47, 759kg. Phân tích đơn vị đo lường ở Lĩnh Nam, Giao Chỉ, chúng tôi cũng như một số nhà nghiên cứu Trung Hoa nhận thấy đơn vị đo lường ở Lĩnh Nam và Giao Chỉ đời Tần – Hán có khác biệt so với vùng Trung Nguyên. Phản ánh tính chất cát cứ, bất phục của các thủ lĩnh Bách Việt phương Nam với chủ trương thống nhất đo lường của triều đình Tần - Hán. Phân định giá trị các đơn vị đo lường người khắc minh văn thường thêm vào những chữ để quy ước đơn vị đó tính theo vùng nào. Thông thường đó là những chữ chỉ địa danh hoặc tước hiệu liên quan chủ nhân mang tính vùng gắn với đơn vị đo lường cụ thể của đồ vật có ghi minh văn. Đồ đồng Nam Việt thường ghi các vùng như "Phiên", "Triết", "Bố".. Thạp đồng Triệu Đà ghi "Long Xoang", tức Long Xuyên, nơi ông làm huyện lệnh. Trống Cổ Loa và một số đồ đồng khác cùng thời có ghi Tây Vu (đọc chệch của Tây Âu), tên bộ tộc lớn thuộc khối Bách Việt và cũng là tên bộ (huyện) thời Tây Hán. Tên đơn vị hành chính thời Đông Sơn chủ yếu phiên âm ghép bắt nguồn từ cách gọi bằng hệ thống ngôn ngữ bản địa. Dùng các bộ thủ hay chữ Hán để ghi nhận chúng thường không nhất thiết gắn nghĩa gốc của âm bản địa đó. Đôi khi âm đó không có trong chữ Hán. Đọc được các địa danh thời này bằng chữ Hán là khá phức tạp. 2 chữ đầu tiên minh văn khắc rất rõ nét. Giả thiết phục dựng 2 chữ Cửu Chân từ bản gốc minh văn (đọc từ phải qua trái). Chữ đầu gồm 2 phần: Phần bên trái hơi chếch xuống dưới gồm 3 vạch ngang và 1 nét sổ thẳng nhú đầu, có thể gần với bộ "vương" hay chữ "chủ". Phần bên phải hơi chếch lên trên trông giống một nửa bộ "vũ" (lông vũ), gồm 4 nét. Cách viết chữ "Cửu" (một bên bộ vương, một bên bộ cửu) theo nghĩa lưu cữu, cũ kĩ hay tên loại đá ngọc, khá gần với chữ này. Ký tự tiểu triện chữ Hán có chữ ghi âm cúi được cho là tiền thân chữ Hợi sau này. Kiểu ghi âm như vậy xét thấy khá giống phần bên phải hơi chếch lên trên của chữ đầu tiên trên trống "Phú" mà chúng ta đang bàn. Điều này càng củng cố thêm cách đọc là chữ đầu tiên này là "Cửu" ít nhiều hợp lý. Chữ thứ 2 rất phức tạp, 18-19 nét. Nửa bên trái khá rõ là chữ "nhật" có đường sổ bên phải kéo dài. Về tự dạng có thể gần với chữ "ngõa". Vì dự đoán tên địa danh thời Âu Lạc gắn vùng chiêm trũng Mỹ Đức, Phú Xuyên (Hà Tây cũ) nên tôi hướng về những địa danh như Chu Diên, Câu Lậu, Cửu Chân. Do đó tôi chọn chữ "Chân" nghĩa là phân định phải trái hay tên của dòng họ Chân thời cổ. Chữ này nhờ có bộ "ngõa" ở bên phải, bên trái là bộ "tứ" (ở trên) + bộ "thổ" (ở dưới) phần nào khá gần gũi với cách "vẽ" chữ của người xưa đối với chữ thứ 2. "Cửu Chân" mang nặng tính giả định, tuy gần gũi và logic về tự dạng với tính vùng nơi khai quật được trống Phú. Nếu tạm chấp nhận giả thuyết trên, toàn văn dòng chữ Hán 16 chữ khắc trong vành chân đế trống Phú có thể đọc: "CỬU CHÂN, TRỌNG LỤC QUÂN, NGŨ CÂN, BÁT LẠNG, DANH VIẾT PHÚ, ĐỆ VỊ THẬP NHẤT" 玖 甄, 重 六 鈞, 五 斤, 八 両, 名 曰 富, 第 未 十 一 Tạm dịch: Trống của bộ Cửu Chân (), đứng hàng thứ 11 (đệ vị thập nhất), nặng 185 cân rưỡi, tên đặt là "Phú" (giầu có). Kết luận Đây là trống Đông Sơn thứ 4 có minh văn được nghiên cứu. Chiếc thứ nhất khai quật trong mộ Loubowan (Quý Huyện, Quảng Tây, Trung Quốc), chiếc thứ 2 phát hiện ở Indonesia. Chiếc thứ 3 khai quật ở Gò Mả Tre (Cổ Loa, Hà Nội). Trừ trống ở Indonesia, minh văn khắc trên khuôn đất trước khi rót đồng, chữ in nổi trên rìa mặt trống. 3 chiếc còn lại chữ đều khắc chìm trên phần chân trống sau khi đúc. Số thạp đồng Đông Sơn khắc minh văn theo cách tương tự có 3 chiếc được nghiên cứu và công bố. Không kể trống Indonesia thì nội dung minh văn khá thống nhất ở chỗ đều chỉ là ghi dấu về trọng lượng, dung lượng, tên gọi và thứ hạng đồ vật. Kiểm tra đối chiếu với các đồ đồng có minh văn khác trong phạm vi nước Âu Lạc và Nam Việt có thể thấy dù có sử dụng tên các đơn vi dung, lượng Trung Nguyên nhưng nhiều trường hợp không thống nhất về độ lớn như đơn vị của Trung Nguyên. Điều này củng cố thêm tài liệu chứng tỏ tính độc lập và ý thức bài Hán cao của Âu Lạc và Nam Việt. Đơn vị trọng lượng Lĩnh Nam quy ra "cân" giao động trong khoảng 250-260 gram trong dân gian và 260-270 gram ở quan xưởng. Dung lượng "thăng" giao động khoảng 190-210 cc (mililitre). Vùng Phiên Ngung dung lượng nhỏ nhất (khoảng 180 cc/thăng). Khi cân, trọng lượng hiện tại trống "Phú" là 45, 8kg. Theo số trọng lượng này, nếu chia cho trọng lượng ghi ở minh văn (6 quân 5 cân 8 lạng – tức 185, 5 cân) thì 1 cân đương thời tương đương 252, 5kg, nằm trong khung thấp của "cân" dân gian vùng Âu Lạc, Nam Việt. 4 trống có minh văn thì trống Kur ở Indonesia đúc nổi và chiếm vị trí ở phần liền với tượng cóc, thậm chí ở cả phần giữa các chân cóc. Rất khó hiểu, vì thông thường khi đúc trống, khuôn tượng cóc cũng như khuôn quai trống là những cụm khuôn đúc rời. Vì vậy phần hoa văn mà khuôn đúc rời này chiếm chỗ thường bị mất hoặc không còn nguyên vẹn. 3 chiếc còn lại đều khắc minh văn vào sau và đều ở vị trí bên trong vành chân đế trống. Chiếc trống trong mộ La Bạc Loan khoảng TK. 2 TCN. Chủ nhân có thể là huyện quan của Nam Việt. Minh văn trên trống Cổ Loa có thể xếp khoảng niên đại này. Theo tôi đây là niên đại có thể dùng cho minh văn trên trống "Phú." Các đồ đồng quý phát hiện trong phạm vi Âu Lạc và Giao Chỉ sau này thường thấy đặt tên. Bình đồng kiểu Hán có chân đế trổ lỗ, quai dạng thạp Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ký hiệu LSb17241 có dòng chữ khắc chìm ở viền quanh miệng, có đoạn ghi: "Danh viết Vạn Tuế" – tên gọi là Vạn Tuế. Thạp BMM 2505-29 có 22 chữ minh văn có thể của Triệu Đà, có 3 chữ "danh viết Quả". Trống "Phú" này cung cấp thêm trường hợp nữa: "Danh viết Phú." Ngoài những chữ Hán thông dụng thì xuất hiện trong minh văn Âu Lạc, Nam Việt, Giao Chỉ những chữ hoàn toàn mới, ghi nhận quá trình tiếp tục nảy sinh văn tự chữ viết để ghi những âm địa danh, các hiện tượng địa lý, nhân văn riêng vùng này. Chứng kiến hiện tượng "Long Xoang" trên thạp Triệu Đà và ở trống Phú có thể là hiện tượng "Cửu Chân." Nếu giả thuyết phục dựng của tôi là đúng, Cửu Chân có thể gồm cả phần đất Trường Châu sau này, tức gồm phần Nam lưu vực sông Đáy. Vùng đất này trong lịch sử từng thuộc Ái Châu và khi địa danh Thanh Hóa hình thành, vùng đất phía Bắc dãy Tam Điệp cũng từng mang tên: Thanh Hoa ngoại trấn. Bài nghiên cứu về minh văn chữ Hán thời Đông Sơn đăng trên tạp chí Khảo cổ học, số 5-2007, tôi từng phân tích cách dùng chữ "wei" – với âm Hán Việt: "Mùi" (trong chuỗi Can Chi 12 con giáp) và "Vị" (trong vị chí Tam Công – chúc đạt được Tam Công, những chức quan cao nhất triều đình). Chữ "wei" dùng gắn với chữ "đệ", vì thế "đệ vị" (đứng ở thứ vị) có nghĩa hơn là "đệ mùi" (chiếc thứ.. của hạng Mùi). Tôi nghĩ "đệ vị thập nhất" nên dịch: "Trống này đứng ở hàng thứ 11 trong tổng số tài sản" kê biên. Cách dùng chữ "Vị - Mùi" thay cho chữ "Vị" trong "vị trí" là bằng chứng ghi âm "Nôm" rất sớm và điển hình ở nước ta, tương tự cách người Nhật dùng chữ "thị" (thì, là, mà) thay cho chữ "thị" (dòng họ, thị tộc) trên minh văn gương đồng ghi tên các dòng họ Trương (thị), Trần (thị).. thời Kofun. Công thức "đệ vị.." trong đó sử dụng dùng chữ "Vị - Mùi" xuất hiện ổn định trên minh văn Âu Lạc, Giao Chỉ, ít ra là trong 3 trường hợp được chúng tôi nghiên cứu: Thạp Đông Sơn BMM-2505-29 ở Geneva, trống "Phú" và bình đồng LSb17241 của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Hà Nội, 16-6-2011 Nguồn Web drnguyenviet Còn tiếp
Trống đồng Đông Sơn và nền nông nghiệp cổ đại TS. Trần Văn Đạt "Trống đồng Đông Sơn" 1. Mở Đầu Niềm hãnh diện lớn nhất của dân tộc Việt ở Châu Á là xuất hiện nền Văn hóa trống đồng Đông Sơn rực rỡ thời cổ đại trên đất Lạc Việt, trải dài cách nay từ 2.700 đến 1.800 năm. Đó là nhờ ra đời kim loại đồng và thành quả phát triển kỹ nghệ luyện kim trong nhiều thế kỷ trước đó, qua các nền Văn hóa từ Phùng Nguyên đến Đồng Đậu và Gò Mun trên lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Có lúc, một số nhà khảo cổ học Trung Quốc và Tây phương cho rằng nền Văn hóa Đông Sơn là sản phẩm của nền văn hóa sớm hơn xuất hiện từ các nơi này! Trống đồng là di vật tiêu biểu cho nền văn minh của người Việt cổ thời dựng nước, ngoài nhiệm vụ nhạc khí[1] còn là biểu tượng quyền lực, lễ hội, tôn giáo.. Do đó, các loại trống đồng được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay giúp nhận diện được phần nào bản chất nền văn hóa, xã hội và kinh tế của người Việt thời đại Văn Lang. Bên cạnh các phát hiện di vật khảo cổ, tài liệu, sách sử nội địa và Trung Quốc mà mức độ chính xác chưa thể xác định tất yếu. Sự hiện diện của trống đồng tại Việt Nam và phần nào ở vùng Hoa Nam (bị Bắc phương xâm chiếm), xác minh những bằng chứng không thể chối cãi nguồn gốc và nền văn minh cổ xưa của người Lạc Việt mà phương Bắc cố tình che đậy hoặc ngụy tạo để họ dễ bành trướng đồng hóa từ thời Bắc thuộc khởi đầu, lúc bọn đô hộ thực hiện chủ trương bá quyền thâm hiểm. Các trống đồng phát hiện thời gian qua chỉ là phần nhỏ số lượng Tổ tiên ta ngày xưa kín đáo lưu giữ sau khi kẻ đô hộ thời đó gắt gao cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng. Họ tịch thu nhiều trống đồng Việt cổ để nấu chảy đúc thành trụ đồng, ngựa hoặc thành khối mang về phương Bắc làm của riêng (Hậu Hán thư). Chúng ta còn nhớ lời đe dọa đâu đây khắc trên trụ đồng ở địa giới ngày xưa: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" của Mã Viện đời Đông Hán sau khi đánh bại Hai Bà Trưng. Các trống đồng tìm thấy thời gian qua dù số lượng còn ít cũng cung cấp cho hậu thế hiểu biết nhiều hơn, thực tế hơn về bức tranh lịch sử cụ thể: Nền văn hóa nổi tiếng một thời, cũng như nền nông nghiệp cổ đại đã phát triển mạnh thời Hùng Vương của người Lạc Việt cách nay gần 1000 năm TCN. 2. Trống đồng và nền Văn hóa Đông Sơn Trống đồng là biểu tượng nổi bật của Văn hóa Đông Sơn. Tất cả trống đồng tìm thấy đều thuộc cùng một loại, loại I theo phân loại của F. Heger (1). Hiện các nhà khảo cổ học Việt Nam thống nhất gọi là trống đồng Đông Sơn (Hình 1). Những di tích Đông Sơn được Ông L. Pajot, nhân viên thuế quan Pháp tìm thấy, khai quật ở vùng sông Mã, Thanh Hóa năm 1924, sau đó công trình khảo cứu nối tiếp bởi học giả Thụy Điển O. Jansé. 1934, nhà khảo cổ người Áo Heine Geldern đề nghị dùng tên "Văn hóa Đông Sơn" cho nền văn hóa này (2). Các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục công trình nghiên cứu kể từ 1954. Di tích Đông Sơn thuộc làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa nay, nằm ở hữu ngạn sông Mã. Nền văn hóa Đông Sơn được khám phá phát nguồn từ vùng Bắc Trung Bộ trên hạ lưu sông Mã và sông Cả đến châu thổ sông Hồng, trải thời gian khoảng 1000 năm, từ giai đoạn sớm TK. 8-7 TCN và kết thúc TK. 1 và 2 SCN. Nền Văn hóa Đông Sơn là chặng đường phát triển nổi bật của người Việt cổ, tiếp theo các nền văn hóa sớm hơn như Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun, tiền đề thời dựng nước. Hình 1: Trống Ngọc Lũ và mặt trống (1) Đến nay, trống đồng được phát hiện gần 1.000 trống lớn nhỏ, không kể những trống vỡ nát (2) trên những địa bàn thuộc phạm vi Văn hóa Đông Sơn (miền Bắc Trung Bộ và châu thổ sông Hồng). Và chúng còn thấy ở một số tỉnh như Huế, Gia Lai - Kontum, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Vũng Tàu, Kiên Giang. Trống đồng Đông Sơn cũng phát hiện ở miền Nam Trung Hoa, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Về hình dáng, trống đồng gồm có mặt trống (nắp) và 3 phần chính: Tang (phần tiếp giáp mặt trống), thân và chân. Viện Khảo cổ học Việt Nam phân loại trống đống Đông Sơn làm 4 nhóm chính, căn cứ hình dáng và hoa văn trang trí như sau (1 và 2) : Nhóm A: Trống có niên đại sớm, kích thước lớn, 3 phần tang, thân và chân phân biệt rõ ràng, cân đối. Mặt trống nhỏ hơn tang trống. Các vành hoa văn có cảnh người, vật và động vật. Đây là loại trống to và đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn. Tiêu biểu nhóm này là các trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa I, Làng Cốc. Nhóm B: Trống không cân đối, dáng cao hoặc lùn. Trống nhỏ hơn, hoa văn đơn giản, chỉ còn vành với mấy con chim bay ở mặt và hoa văn hình học. Nhóm này phát hiện nhiều nhất ở lưu vực sông Mã. Trống này còn gọi trống Mường vì tìm thấy nhiều trong vùng cư trú của dân tộc Mường. Nhóm C: Dáng trống cân đối, lưng thẳng, chân cao. Nhiều hoa văn mới xuất hiện. Có tượng cóc trên mặt và một số trống có trang trí ở phần chân. Tiêu biểu cho nhóm này là các trống Hy Cương, Hữu Chung.. Nhóm D: Dáng trống thô, lùn thấp hơn các loại trống trên, trông giống nồi lật úp, tang phình rộng, thân hình nón cụt, chân ngắn, nhìn không cân đối. Hoa văn ít và sơ sài hoặc không có hoa văn trên mặt trống. Kỹ thuật đúc và trang trí đều thô sơ. Tiêu biểu cho nhóm này là các trống Tùng Lâm, Thượng Nông.. Về niên đại chưa rõ, có người cho là loại trống xuất hiện muộn nhất hoặc sớm nhất. Ngoài ra còn có loại trống có lẽ không thuộc thời gian ra đời và tồn tại của Văn hóa Đông Sơn. Chúng chỉ tiếp tục truyền thống Đông Sơn, tìm thấy ở những vùng núi, như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La.. 3. Trống đồng và nền nông nghiệp cổ đại Nền nông nghiệp cổ đại thời Hùng Vương là kết quả quá trình phát triển lâu dài, bắt đầu từ nền nông nghiệp sơ khai nước Việt cổ đã xuất hiện vào thời tiền sử khoảng 10.000-8.000 năm trước (thời đại Đá Mới) : Do ngành khảo cổ học phát hiện phấn hoa và bào tử các loại cây củ đậu, hạt quả.. và khai quật nhiều vỏ sò ốc và dụng cụ ghè đẽo một mặt trong các hang động của Văn hóa Hòa Bình. Nhờ kinh nghiệm tích tụ từ vô số thế hệ và phát minh các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày hiệu quả hơn, như rìu, bàn nghiền, nhíp, dao cắt, lưỡi cày, lưỡi cuốc, thạp chứa nông sản.. bằng: Đá cuội, đá mài, bằng đồng, sắt tìm được trong các khai quật của các nhà khảo cổ học, nền nông nghiệp tiến hóa không ngừng theo thời gian và không gian từ vùng rừng núi đến nơi đất cao, thung lũng, ven sông rạch và biển cả qua hàng ngàn năm. Thời Văn hóa Đông Sơn – nền văn hóa nổi tiếng của Văn Lang (hay Lạc Việt) thời kim khí bắt đầu cách nay khoảng 2.700 năm – nền nông nghiệp cổ đại tích lũy một số tiến bộ quan trọng và trở nên nề nếp, xã hội có nhiều sản phẩm dư thừa qua khai quật tìm thấy các hầm ngũ cốc thối nát trong đất, chậu gốm lớn, thạp đồng (1). Xã hội nông nghiệp có những kỹ thuật tinh xảo, nhất là khi cư dân phát triển mạnh nghệ thuật luyện kim đúc đồng và sau đó khám phá kim loại sắt. Đó là nền nông nghiệp dùng cày cuốc và sức kéo trâu bò, nông dân biết dùng các công cụ sản xuất thích hợp cho từng loại đất, biết trồng các giống cây khác nhau cho thích hợp từng mùa, như nhiều giống lúa được phát hiện trong các khai quật ở di chỉ Đồng Đậu cách nay hơn 3.000 năm (1). Thời đại này, nền nông nghiệp lúa nước trở nên thịnh vượng và nước Văn Lang được thành lập, trưởng thành thời Hùng Vương-An Dương Vương. Bên cạnh đó, cư dân còn trồng những loại nông sản khác, như trám, na, cau, đậu, bầu bí, dâu, vải (1). Nghề chăn nuôi voi, trâu bò, lợn, gà vịt luôn song song với nghề trồng trọt, vì các di vật như xương, răng và tượng các động vật thường phát hiện ở các di chỉ khảo cổ từ Văn hóa Đa Bút – Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Ngoài ra, nghề săn bắn, đánh bắt cá, bắt ốc sò là nghề phụ, nhưng có vai trò rất đáng kể vào thời kỳ phát triển đất nước. Một số hoạt động nông nghiệp này được ghi khắc trên các trống đồng Đông Sơn, qua các hình ảnh hoa văn rất điêu luyện và mỹ thuật. 3.1. Hoa văn trống đồng Đông Sơn (Hình 2) Các hoa văn trang trí trên trống đồng rất đa dạng, thể hiện nhiều góc cạnh xã hội thời cổ đại trong nền Văn hóa Đông Sơn thời Hùng Vương và An Dương Vương. Các hoa văn này xuất hiện trên mặt, tang, thân và ngay cả chân trống đồng, chủ yếu gồm văn mặt trời, văn kỷ hà, văn tả cảnh sinh hoạt và văn hình động vật. Hình 2: Hình họa mặt trống đồng Ngọc Lũ (12) - Hoa văn mặt trời có nhiều tia sáng ở trung tâm, từ 8 đến 23 tia (trống Hải Bồi (2)) trên mặt trống, nhưng mặt trời với 12 tia chiếm nhiều nhất. Xen giữa các tia là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. - Hoa văn kỷ hà như văn vòng tròn đồng tâm, vòng tròn tiếp tuyến, vòng tròn kép, văn chữ S, chữ V, văn chấm dải, đường chỉ nhỏ, văn tam giác giữa có vòng tròn, hình răng lược, răng cưa, hồi văn gấp khúc, vạch ngắn song song, các ô dọc. - Hoa văn tả cảnh sinh hoạt con người: Nhà sàn mái cong[2], lầu gác, "kho vựa", văn bông lúa, văn xương cá, giàn chiêng, thuyền, cảnh đua thuyền, chiến thuyền, người giã gạo, đánh trống, múa hát, người hóa trang kiểu cờ bay, người và cả thú giao phối.. - Hoa văn hình động vật: Trâu bò, hươu nai, cóc, sóc, chim bay, chim đậu, gà, chim công, trích, cò, chàng bè (bồ nông), các loại cá, rắn.. Tất cả hoa văn trang trí nêu trên làm nổi bật vẻ đẹp sống động, hiện thực, cách điệu theo thời gian của xã hội đương thời – một bức tranh lịch sử sống thực của người Lạc Việt. Các hoa văn mặt trời, văn sinh hoạt con người lúc bấy giờ và văn hình động vật của trống đồng mô tả bức tranh nghề nông toàn diện và rõ ràng ngành nông nghiệp cổ đại gồm cả nông, lâm, ngư và súc đạt mức phồn thịnh trong nền Văn hóa Đông Sơn. Một số trống nổi tiếng như trống Ngọc Lũ, trống Hoàng Hạ (9), trống Cổ Loa, trống Làng Cốc được lựa chọn mô tả sơ lược sau đây (2) : Trống Ngọc Lũ[3]: Trống có hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật. Trống có 2 cặp quai gắn vào tang và thân trống. Trống Ngọc Lũ có lẽ là trống đồng đẹp nhất được phát hiện cho đến nay ở Việt Nam. Mặt: Chính giữa mặt trống là hình mặt trời 14 tia chiếu xung quanh. Xen giữa các tia là những họa tiết hình tam giác. Trên mặt trống có tất cả 16 vành hoa văn đồng tâm. Các vành 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ. Các vành 2, 4, 7, 9, 13 và 14 là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Vành 3 là những chữ S gãy khúc nối tiếp. Vành 12 và 16 là văn răng cưa. Vành 6, 8 và 10 là vành có hình người nhảy múa, người giã gạo, động vật diễn hành xung quanh ngôi sao mặt trời và ngược chiều kim đồng hồ (Hình 1, 2 và 3). Hình 3: Một góc của mặt trống đồng Ngọc Lũ (12) Tang: Phình ra, nối liền với mặt trống. Có 6 vành hoa văn hình học, các vành 1 và 6 là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vành 2 và 5 là văn răng cưa, vành 3 và 4 là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song. Tiếp theo đoạn này là hình 6 chiếc thuyền. Ngoài ra, giữa hai thuyền có một con chó đứng nghểnh mõm lên phía sàn giống như chó săn. Thân có hình trụ tròn, thẳng đứng, được trang trí hình dây thừng. Chân trống hơi lòe, hình nón cụt, không có trang trí. Trống Hoàng Hạ[4] (9) : Trống đồng Hoàng Hạ có kích thước lớn, cao 61, 5cm, đường kính mặt 79cm. Hoa văn phong phú, gồm hai loại là hoa văn hình học và hình khắc người, động vật và vật thể (Hình 4). Mặt: Giữa có hình mặt trời nổi với 16 tia, xung quanh có 15 vành hoa văn: Các chấm nhỏ thẳng hàng, chữ gãy nối tiếp, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến song song, văn hình răng cưa.. Hình khắc người và động vật. Tại vành số 9 chỉ có 14 con chim bay, đó là những hình chim mỏ dài, đuôi và chân đều dài, chim có mào. - Tang: Vành hoa văn hình học có hình 6 thuyền, xen giữa thuyền là những hình chim có từ 2 đến 4 con. Về trang sức, tất cả thuyền trưởng đều cầm trống lệnh, vũ sĩ và người cầm lái đều đội mũ lông chim. Quai trống gồm hai đôi kiểu quai kép, hoa văn dây thừng. - Thân: Có bố cục và trang trí giống trống Ngọc Lũ. - Chân: Đúc trơn không vẽ hoa văn. Hình 4: Trống Hoàng Hạ (9) - Mặt: Văn mặt trời 14 tia. Các vành văn chữ S, chấm giải, răng lược, vòng tròn tiếp tuyến. Vành nhà sàn, người nhảy múa, giã gạo, đánh trống. Vành số 16 chim bay. Trống Cổ Loa (2) (Hình 5 bên trái) : Mặt 73, 8cm, cao 53cm, có 2 đôi quai kép. Nhóm 1a. - Tang: Các vành văn kỷ hà, vành thuyền bơi và chim. - Thân: Văn kỷ hà chia ra các ô dọc, trong ô có người nhảy múa. - Chân: Phía trong có dòng chữ Hán. - Trống Làng Cốc (2) (Hình 5 bên phải) : Mặt 76, 5cm, chân 81cm (đường kính), cao 61cm. Có 2 đôi quai kép. Nhóm 1a. - Mặt: Văn mặt trời 14 tia. Các vành văn vòng tròn tiếp tuyến, hồi văn, vạch ngắn song song. Vành nhà sàn, người nhảy múa, đánh trống. Vành 16 chim bay. - Tang: Các vành văn kỷ hà. Vành văn 6 thuyền có chiến binh, lầu gác.. - Thân: Có các ô dọc, trong có người nhảy múa. Hình 5: Trống Cổ Loa và trống Làng Cốc (2) 3.2. Bức tranh lịch sử sinh hoạt nông nghiệp trên trống đồng Đông Sơn Những hoa văn rất phổ biến: Hoa văn mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, đàn hươu biểu diễn, thuyền ghe và người đánh trống, nhảy múa, đối đáp (Hình 6) rất phổ biến, có thể tìm thấy dễ dàng trên nhiều trống đồng ở các vành hình tròn trên mặt, tang và đôi khi trên thân trống. Các hình ảnh đó phác họa bức tranh đồng quê thời kỳ thịnh vượng với chim cò tung bay ngoài đồng ruộng, người dân sinh hoạt với nghề nông trong mưa nắng dưới ánh mặt trời, biết chăn nuôi gia súc, săn bắn, biết đánh bắt cá tôm, trồng trọt. Nhất là làm vụ lúa theo mùa, biết thu hoạch theo thời tiết và hoan ca chào đón ngày cuối mùa hay chào mừng gạo thóc mới, hò hát giã gạo, nhảy múa dưới trăng. Họ còn biết trao đổi thương phẩm với nhiều bộ tộc, quốc gia láng giềng bằng hàng hải với các ghe thuyền gỗ vượt sông biển. Hoa văn phổ biến nhất trên mặt trống đồng Đông Sơn là hình các loại chim, người cũng hóa trang chim, đội mũ gắn lông chim, mũi thuyền có mắt chim tròn, cho biết chim là loài vật Tổ tôn kính của người Lạc Việt. Hình 6: Hoa văn phổ biến trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (12) (Mặt trời, nhà sàn, chim bay, hươu từng cặp, người giã gạo, nhảy múa, đánh trống) Văn mặt trời có nhiều tia ở trung tâm của mặt (nắp) trên hầu hết trống đồng cho thấy người Việt cổ thờ thần mặt trời và sùng bái thiên nhiên: Mặt trời, lửa, nước, đất, gió, sấm sét, núi non.. vì các hiện tượng "huyền bí" này giúp họ có được đời sống, sinh hoạt hàng ngày, tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác. Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng vô biên để nông dân trồng trọt, nuôi dưỡng, sản xuất và thu hoạch cuối mùa. Dù lúc đó con người chưa có kiến thức khoa học như ngày nay – chưa biết đến hiện tượng quang hợp của các loài thảo mộc – họ cũng nhận thức được nếu không có nguồn ánh sáng, họ không thể thực hiện các hoạt động sản xuất lương thực để nuôi sống bản thân và gia đình, con người và muôn loài không thể tồn tại lâu dài trên trái đất này. Từ ngàn xưa người dân luôn hướng nhìn mặt trời, bầu trời xa xăm để mong đợi mưa gió thuận hòa giúp canh tác thuận lợi, mùa màng tươi tốt; mong chờ trời nắng ráo để hoàn tất thu hoạch cuối vụ mau chóng và đúng lúc. Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm. Ngoài ra, trống đồng có nhiều vành hoa văn đồng tâm với nhiều hình chim, trong đó chim chân cao mỏ dài và hình hươu chạy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, biểu lộ hướng trái đất quay từ Tây sang Đông, thể hiện trình độ thiên văn cao của người Việt cổ. Trên hầu hết nhạc khí trống đồng, minh khí đều có hình mặt trời chiếu sáng nằm ở tâm điểm mặt trống, như nói lên tầm quan trọng thiết yếu của vầng thái dương đối với con người nông nghiệp qua thời tiết bốn mùa. Có thể đó là biểu hiện lịch pháp thiên văn cho nền nông nghiệp cổ (Hình 7) (2). Theo hoa văn trên trống đồng, như trống đồng Hoàng Hạ (Hà Tây cũ), một số nhà khảo cổ nghiên cứu và đánh giá là loại lịch thời Hùng Vương, bức thiên đồ cho phép xác định các ngày tiết trong năm. Đó là loại lịch ngày âm (Hình 7), kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam (3). Số lượng của các tia, chim bay, hươu, thuyền hầu hết là số chẵn, biểu hiện cư dân bấy giờ biết đo đếm. Số tia 12 chiếm đa số liên quan số tháng trong năm (10). Thời Cổ Đại, Ai Cập cũng có bộ lịch giúp hoạt động nông nghiệp ven sông Nile[5] . Hoa văn tả cảnh sinh hoạt con người trên trống đồng (Hình 8) hình dung nền nông nghiệp thời cổ đại khá đa dạng. Các hoa văn người giã gạo, cộng thêm hình ảnh kho chứa, thạp đồng, văn bông lúa (trống số 31 (2)) , chim cò bay, tượng cóc, hình trâu bò, rắn nước, nhất là nam và nữ giã gạo (Hình 9), hò hát đối đáp khá phổ biến trên nhiều trống đồng. Điều đó và hiện diện của lưỡi cày đồng biểu hiện ngành nông nghiệp lúa nước là nghề chủ yếu cố định của người Việt cổ thời dựng nước. Nông dân sản xuất lương thực dư thừa, nên có các thạp đồng lớn, trống chậu bằng đồng, vựa thóc trong những nhà khá giả. Nhờ nghề trồng lúa nước, người Văn Lang đã định cư, không còn lối sống du canh du mục nữa. Họ tụ tập thành từng làng xóm ven sông rạch, biển hồ, vùng đất cao, đồi núi; nhờ đó tổ chức xã hội ngày càng hoàn chỉnh và lớn mạnh, vững chắc; nước Văn Lang hình thành. Hình 7: Âm Lịch Việt (trái) và bốn mùa (phải) trên trống đồng Ngọc Lũ (12) Hình 8: Số 1: Cò; 2: Chim công; 3: Hươu; 4: Chim trĩ và người đối đáp; 5: Chim trĩ, 6: Chim công, đối đáp và người đánh trống; 7a và 7b: Một góc mặt trống với người giã gạo, ngồi đối đáp trong nhà sàn, hươu, chim cò bay. 8: Người đánh trống, đánh cồng chiêng () hay "kho vựa" tượng trưng trong nhà sàn; 9a và 9b: Vũ múa và các chim công. Hóa trang cờ bay, khố váy, áo hai vạt ngắn dài của những người giã gạo, vũ công và chiến binh (Hình 9) khắc trên trống đồng cho thấy nghề dệt vải, trồng cây vải, bố đai, trồng dâu nuôi tằm – nghĩa là công nghệ vải sợi phổ biến nhiều nơi trong nước Văn Lang để sản xuất vải sợi làm áo khố che thân, trang trí nội thất, làm cờ xí trong ngày lễ hội, cờ hành quân bảo vệ giang sơn. Hình 9: Hình họa người giã gạo và thổi khèn trên trống đồng Đông Sơn (9) Các hoa văn thuyền, thuyền đua, thuyền chiến, xương cá (2), các loại cá, rắn, nhà sàn, lầu gác (2) cho thấy ngành ngư - lâm cũng rất phổ cập trong xã hội bấy giờ. Nông dân biết khai thác cây rừng làm nhà ở, đóng ghe thuyền dùng trong ngư nghiệp, phương tiện di chuyển, các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, vũ khí gươm giáo chống xâm lăng. Thời cổ đại, có thể một phần cư dân không nhỏ chuyên sống với nghề biển, sông hồ. Do đó, họ biết khai thác các chiến thuyền để chống ngoại xâm bảo vệ xứ sở, chuyên nghề đánh bắt cá, ốc sò làm đa dạng lương thực hàng ngày. Ngành hàng hải cũng phát triển từ thời đó, nhiều trống đồng tìm thấy ở miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vài nước Đông Nam Á. Hình 10: Hình trên: Thuyền chiến với những người lính cầm đao, giáo, chó săn, người bắn cung, trống trận. Hình dưới: Thuyền chiến, binh lính cùng chim, cá, rùa dưới nước. Các hoa văn hình động vật như chim bay, chim đậu (trĩ, công, chàng bè, trích.), trâu bò (trống số 5 (2)) , gà chó, cóc.. (Hình 10 và 11) trên mặt, tang, thân hoặc chân trống đồng cho thấy nông dân biết thuần dưỡng thú rừng, biết nuôi gia cầm để có thêm thức ăn. Nhất là nghề nông nghiệp dựa sức trâu bò kéo, làm tăng gia sản lượng thực phẩm, nâng cao hiệu năng trồng trọt. Phát hiện lưỡi cày đồng và các tượng bò hình khối, hoa văn bò đực cho biết ngành nông nghiệp lúa nước phát triển cao. Họ biết dùng trâu bò cày xới đất canh tác, nhất là cày ruộng, xới rẫy, một việc nặng nhọc đối với con người khi làm việc trong điều kiện trồng lúa ngập nước và trên đất khô ráo cho canh tác các màu phụ. Tượng cóc, cóc giao phối trên trống đồng thể hiện mong mỏi của nông dân về mưa thuận gió hòa, vụ mùa thuận lợi. Con cóc là cậu Ông Trời. Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa. Hình 11: Trái: Mặt trống có 4 con cóc (9) ; Phải: Các loài chim trên trống đồng Đông Sơn (11) : Hàng 1: Chim trĩ trên mái nhà sàn cong, công (trống Ngọc Lũ), cò thìa, Hàng 2: Gà trên mái nhà sàn tròn (trống Hoàng Hạ), công (trống Miếu Môn), Hàng 3: Chim trích tím, cò và chàng bè (bồ nông). Các hoa văn hươu nai, chim bay, chim đậu, con công, chàng bè, chim trích, cá sấu, chó săn (Hình 2, 3, 10 và 11) cho thấy cư dân Việt cổ vẫn còn một bộ phận không nhỏ sống nghề săn bắn trong rừng núi, vùng sâu vùng xa để có thêm thực phẩm (Hình 11). Họ có đời sống lưu động, làm nghề du canh để có đủ lương thực sinh tồn. Nghề du canh này vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở vùng Tây Nguyên trung phần và thượng du Bắc Bộ. Các họa tiết độc đáo mô tả hình ảnh vũ công múa hát, hóa trang trong lễ hội, tục đối đáp (Hình 2 và 8) khắc trên trống đồng, và hoạt cảnh hát hò trong khi chèo thuyền, đánh cá, làm ruộng.. (Hình 9 và 10). Trong nhà sàn, từng cặp nam nữ ngồi đối diện, lồng tay chân nhau cùng ca hát, đối đáp (Hình 8). Còn có tế trời, tế nước trên trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ. Các hình ảnh bơi chèo, múa hát, thổi khèn, ngồi đối đáp, ôm cõng nhau.. cho thấy một xã hội ổn định, thịnh vượng và dân tộc còn chất phác, có đầu óc nghệ thuật, hiếu hòa với tín ngưỡng sùng bái thiên nhiên (2). Đó là bức tranh lịch sử sống động của xã hội Văn Lang, phồn vinh với sự nổi bật của một nền nông nghiệp tiến bộ: Nông nghiệp lúa nước. Các hình ảnh cụ thể trên trống đồng Đông Sơn đã rọi sáng thêm các thành quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam trong hơn thế kỷ qua, nhất là minh xác thêm nền nông nghiệp Đông Sơn thoát khỏi tình trạng sơ khai thời tiền sử và trở nên năng động, hiệu quả và nề nếp. Nhờ đó, cư dân Việt cổ Đông Sơn có đời sống định cư ổn định hơn, có xã hội trật tự dù còn sơ khai và xây dựng nước Lạc Việt (8). Thật vậy, nền nông nghiệp sơ khai của con người khởi phát trong nền Văn hóa Hòa Bình (cách nay 10.000-8.000 năm). Trong các nghiên cứu phân tích phấn hoa của nền Văn hóa Hòa Bình, người ta tìm thấy với số lượng cao các giống cây họ đậu (Leguminoceae) ; họ rau muối (Chenopediaceae), họ cà phê (Rubiaceae), họ hòa thảo (Graminae). Các loài hạt quả như hạt gắm (Gnetum montanum), hạt cọ (Livistona cochinchinensis), hạt côm (Elaeocarpus sylvestris), hạt me (Phyllanthus emblica L), hạt trà (Thea sp), trám tre (Canarium tonkinensis) và trám (Canarium sp) (4). Do đó, cư dân trên đất Việt cổ biết dùng hoa quả và rau đậu làm thức ăn, bên cạnh săn bắt thú rừng và sò ốc trong thời đại đồ đá mới. Tiếp theo nền Văn hóa Đa Bút (cách nay khoảng 6.000-3.000), cư dân sống trong môi trường gần biển và cửa sông nên nguồn thức ăn chính là các ốc sò nước lợ chủ yếu là loài hến, hay nước biển như sò gai, điệp, ngao. Ngoài ra, họ còn săn bắn ở các khu rừng xung quanh mà di vật tìm được như xương răng thú rừng: Hươu, nai, trâu, bò, lợn, nhím.. Điều đáng chú ý là một số nhà nghiên cứu nhận ra vài động vật được con người nuôi dưỡng như trâu và lợn (5 và 6). Các di vật khảo cổ thu lượm từ nền Văn hóa Đa Bút xác nhận nền nông nghiệp trồng trọt cổ đã xuất hiện sớm hơn trên các vùng ven biển (7). Đến nền Văn hóa Phùng Nguyên (cách nay 4.500 – 3.500 năm), có những làng định cư lâu dài với đời sống nông nghiệp dùng rìu cuốc đá, chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và đánh cá. Phát hiện lưỡi liềm đá ở Gò Bông và nhiều rìu nhỏ cho thấy có nền nông nghiệp trồng lúa phát triển ở ruộng nước và trên đất cao (rẫy). Ngoài ra, còn có các đồ đựng bằng gốm có kích thước lớn để tồn trữ ngũ cốc cho thấy cư dân Phùng Nguyên có đời sống định cư dài lâu, sản xuất ngũ cốc dư thừa trong gia đình. Người Phùng Nguyên biết chăn nuôi nhiều thú vật mà ta có ngày nay (1). Nền Văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun (cách nay 3.500-2.800 năm) hay thời kỳ tiền Đông Sơn, người ta phát hiện hầm ngũ cốc thối nát, chứng tỏ chủ nhân hầm này sản xuất lúa đủ nuôi gia đình họ, còn dư thừa chứa trong hầm dự trữ (1). Cư dân Gò Mun quá quen thuộc nghề nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa cùng các hoa màu khác ở ven sườn đồi, gò đất thấp chung quanh khu vực cư trú bên bờ các dòng sông, bờ hồ, các đầm lầy với đất phù sa bồi đắp hàng năm. Cuộc sống người Gò Mun tiến bộ hơn người Văn hóa Phùng Nguyên và Đồng Đậu nhờ các công cụ sản xuất bằng đồng thô sơ, có sắc thái riêng biệt và tạo điều kiện thuận lợi cho ra đời nền Văn hóa Đông Sơn tiếp theo và thời kỳ dựng nước. Đến nền Văn hóa Đông Sơn, nghề trồng lúa nước đạt trình độ cao đáng kể, như thấy tận mắt trên trống đồng Đông Sơn. Hầu hết trống đồng đều có mặt trời với nhiều tia sáng ở giữa, đó là dấu hiệu của hiểu biết thời tiết vụ mùa trong nông nghiệp. Các hình ảnh chim cò, rắn, cóc, trâu bò, bông lúa hình dung các ruộng lúa nước. Hình ảnh hoặc hình khối trâu bò cho biết nông dân biết cày bừa ruộng đất. Hoa văn hai người giã gạo chứng tỏ khâu hậu thu hoạch có bước tiến mới, không còn dùng bàn nghiền đá để chà xát thóc như thuở xưa. Các hình ảnh "kho vựa", thạp đồng lớn, trống chậu bằng đồng cho biết sản xuất lương thực dư thừa. Nông dân không còn dùng nhiều sức lao động để sửa soạn đất, biết dùng sức kéo trâu bò trong việc cày bừa với lưỡi cày đồng sắt, biết cấy lúa, biết trồng lúa 2 vụ mỗi năm (vụ chiêm và vụ mùa ở giai đoạn cuối Đông Sơn), trồng nhiều lúa nếp hơn lúa tẻ, dùng nhiều loại lúa khác nhau để thích hợp thổ ngơi, khí hậu. Các nghề luyện kim, thủ công nghệ, nông nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, rau hoa, chăn nuôi, đánh bắt cá tôm, săn bắn, thương thuyền hàng hải.. Họ biết dẫn thủy nhập điền để đảm bảo trồng trọt thành công (8). Những sinh hoạt nông nghiệp này thể hiện đơn sơ với các nét đúc khắc họa tiết rất nghệ thuật và độc đáo trên các trống đồng Đông Sơn. Kết Luận Ngoài các di vật khảo cổ nêu trên, các hoa văn trống đồng Đông Sơn phản ánh trung thực sinh hoạt vật chất, tinh thần và tình cảm rất sống động xã hội thời lập quốc trong nền Văn hóa Đông Sơn cách nay từ 2.700 đến 1.800 năm. Trong bức tranh lịch sử đó, ngành nông nghiệp gồm cả các khâu nông-lâm-súc-ngư được đúc khắc thể hiện khá rõ qua các hoa văn như người giã gạo, "vựa thóc", văn bông lúa. Các hoa văn thuyền ghe, xương cá, các loại cá, rắn, nhà sàn, lầu gác; các hoa văn hình hoặc tượng động vật như trâu bò, cóc, chó, gà, cò, chim chàng bè, trích.. Các hoa văn hươu nai, chim bay, chim đậu. Bên cạnh nghề luyện kim đồng, thau, sắt tinh xảo, nghề nông nghiệp lúa nước cung cấp cho cư dân Lạc Việt đầy đủ lương thực, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày trong đời sống kinh tế nông nghiệp phồn thịnh. Các hoa văn còn thể hiện một dân tộc có tinh thần nghệ thuật cao, bản chất hiếu hòa qua các hoa văn người múa hát, đánh trống, thổi khèn, hóa trang người, thuyền đua, sinh hoạt bơi chèo, ôm cõng nhau, hò hát đối đáp, cờ bay cách điệu.. Đồng thời đất nước và dân tộc này cũng luôn luôn đề cao cảnh giác kẻ thù, sự xâm lăng của phương Bắc, qua các hoa văn trang trí chiến thuyền, người lính chiến với mộc, giáo, mác: Khắc ghi trên nhiều trống đồng Đông Sơn phát hiện trong các khai quật khảo cổ tại các địa bàn lưu vực sông Cả, sông Mã và châu thổ sông Hồng. Trần Văn Đạt, Ph. D. Tài Liệu Tham Khảo: 1. Viện Khảo cổ học, 1999. Thời Đại Kim Khí Nam Bộ. Khảo Cổ Việt Nam, Tập II. NXB Khoa Học Xã Hội, tr. 349-398. 2. Hoàng Xuân Chính, 2012. Đồ đồng Văn hóa Đông Sơn. NXB Văn hóa thông tin, TP/HCM, 238 trang. 3. Lê Thái Dũng. 2010. Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương. NXB. QĐND, Hà Nội, trang 118-121. 4. Nguyễn Địch Dỹ và Đinh Văn Thuận. 1981. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở Hạ Sơn, Phiêng Tung, Nà Khù. Thần Sa - những di tích của con người thời đại đá. Bắc Thái 1981. 5. Patte, E. 1932. Le Kjokkenmodding néolithique de Dabut et ses sépultures (province de Thanh Hóa, Indochine). Bulletin du Service Géologique d'Indochine (BSGI), vol. XIX, pt. 3. 6. Vũ Thế Long. 1979. Di tích động vật ở di chỉ Đa Bút (Thanh Hóa). NPHM, Viện Khảo Cổ Học 1979. 7. Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận và Trần Đạt, 1980. Phân tích bào tử phấn hoa ở Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa). Những phát hiện mới (NPHM), Viện Khảo cổ học 1980. 8. Trần Văn Đạt. 2010. Lịch sử trồng lúa Việt Nam. NXB 5 Star Printing, Nam California, Huê Kỳ, 489 trang. 9. Wikipedia 10. Web duongcongnguyen blogspot 11. Nguyễn Duy Xuân. 2011. Trống đồng Đông Sơn. (web nguyenduyxuan– Nguồn: CINET). 12. Tìm hiểu ý nghĩa những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (Việt Nam văn minh sử, Lê Văn Siêu) Nguồn Web tusach. Thuvienkhoahoc [1] Theo Ông Dương Đình Minh Sơn (Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 7, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) : [2] ".. Trống đồng thời Hùng Vương và gọi đó là «Hùng Linh», một báu vật thiêng liêng để thờ cúng và tạo uy quyền cho các tù trưởng, sau này là vua và tướng lĩnh. Hùng Linh chưa khi nào là một nhạc khí của dân tộc Việt." [3] Nhà sàn mái cong của người Minangkabau: Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du: Sau thất bại khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuối năm 43 một bộ phận người Việt lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra (Indonesia) và thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Các nhà nghiên cứu ở Indonesia cũng tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, đường nét giống nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang. Cư dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa từ lâu đời, họ cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiều nét văn hóa khác gần gũi với người Việt. Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra. [4] Vào khoảng 1893 – 1894, các ông Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Túc và một số người lúc đắp đê Trần Thủy ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (Lý Nhân, Hà Nam), thấy dưới độ sâu 2 mét của bãi cát bồi có một trống đồng. Các ông đem về cúng vào đình làng Ngọc Lũ, để khi đình đám cúng tế thì mang ra đánh. 7, 8 năm sau có một họa sỹ Pháp đến vẽ đình làng thấy trống, liền báo cho công sứ Hà Nam biết. Nhân có cuộc đấu xảo ở Hà Nội 15-11-1902, công sứ Hà Nam khuyến khích làng Ngọc Lũ (xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam nay) mang trống và nắp thạp lên góp vào đấu xảo. Sau đó, nhà Bác Cổ Viễn Đông Hà Nội mua lại với giá 550 đồng (Trần Huy Bá. Quản lý văn vật. Nội san của Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Hà Nội. Số 12/1965). [5] Ngày 13-7-1937, dân xóm Nội, thôn Hoàng Hạ (nay xã Văn Hoàng) huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, lúc đào mương lấy nước, tình cờ đào được một trống đồng ở độ sâu 1, 5m dưới lòng đất (9). [6] Lịch Ai Cập Cổ Đại: Ở thời cổ đại lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp con người tồn tại trước thiên nhiên khắc nghiệt. Người Ai Cập cổ đại sử dụng lịch từ hàng ngàn năm TCN để biết khi nào lũ trên sông Nile sẽ xảy ra, từ đó có biện pháp canh tác phù hợp. Lịch của người Ai Cập xây dựng để phù hợp với tập quán nông nghiệp và chia thành 3 mùa chính: Ngập lụt, phát triển và thu hoạch. Mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng chia thành 30 ngày, tất cả 360 ngày 1 năm ngắn hơn thực tế vài ngày. Người Ai Cập thêm vào 5 ngày giữa mùa thu hoạch và ngập lụt. 5 ngày này được chỉ định riêng là ngày lễ tôn giáo để tôn vinh những người con của các vị thần. Nguồn Web baomoi, michaelmossbooks Còn tiếp
Tìm hiểu về nguồn gốc trống đồng Đông Sơn "Tìm hiểu nguồn gốc trồng đồng" Trống đồng Đông Sơn là vật linh, biểu tượng tập trung nhất của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy nhà nước Văn Lang. Tìm hiểu sâu về ý nghĩa họa tiết trống đồng Đông Sơn sẽ thấy nền văn hóa và những văn minh xã hội người Việt cổ. Bạn sẽ thấy tự hào khi tặng hoặc được tặng sản phẩm trống đồng. Từ bao đời nay, trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn và nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, thành biểu tượng thiêng liêng nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Quê hương trống đồng Đông Sơn là vùng Đất Tổ trung du Phú Thọ và các tỉnh vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn tồn tại từ TK. 7 TCN đến TK. 6 SCN. Đây là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có, tạo kỹ thuật luyện kim đồng thau mang đậm yếu tố bản địa người Việt, tạo nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất ở Đông Nam Châu Á. Những trống đồng Đông Sơn là sản phẩm nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển rực rỡ và tỏa sáng trên lưu vực sông Hồng là sông Cái của Việt Nam, nơi khai sinh dân tộc và đất nước Việt Nam hôm nay. Theo các nhà nghiên cứu, trống đồng ra đời từ nền Văn hóa Đông Sơn gắn liền thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Địa bàn Phú Thọ là trung tâm Văn hóa Đông Sơn – Văn minh sông Hồng. Đỉnh cao hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Đền Hùng có kích thước trống loại 1 lớn nhất từ trước đến nay phát hiện năm: 1990 tại đồi Khuôn Muồi, một làng cổ ngay sát chân núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các Vua Hùng có công dựng nước. Điều đó chứng minh trống đồng Đền Hùng là vật linh thiêng được nhà nước Văn Lang dùng làm linh vật mỗi khi tế lễ, hội hè tại khu DTLS Đền Hùng. Trống đồng phát hiện ở đồi Khuôn Muồi cùng nhiều trống đồng loại 1 khác được tìm thấy trên dải đất Việt Nam là những tư liệu vô cùng quý báu và có vị trí linh thiêng trong đời sống tâm linh người Việt. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm văn minh nông nghiệp phát triển, hiện vật vô cùng quý báu, một trong những niềm tự hào lớn của văn hóa Việt Nam. Ý nghĩa mặt trống đồng Đông Sơn. Ở mặt trống đồng Đông Sơn cũng như tang trống và thân trống đều có trang trí hoa văn chia thành hai loại: Một loại là hoa văn hình học, một loại là hoa văn hiện thực. Hình hoa văn hiện thực là người hay động thực vật, đây là mảng hoa văn chủ đề mà người xưa muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ tâm tư, ước nguyện của mình về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Những hoa văn hình học như chấm nhỏ thẳng hàng, vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S mang tính chất làm nền cho hoa văn hiện thực. Trên mặt trống đồng Đông Sơn Trên mặt trống đồng ở chính giữa là ngôi sao 14 cánh tượng trưng là mặt trời của những cư dân trồng lúa nước, khoảng cách giữa các ngôi sao là họa tiết hình lông công. Có thể phân tích họa tiết các cánh mặt trời và hoa văn giữa các cánh theo văn hóa phồn thực cho sinh thực khí nam và nữ. Sau đó là 16 vòng hoa văn trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau. Các vòng 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ. Các vòng 2, 4, 7, 9, 13 và 14 là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Vành 3 là những chữ gãy khúc nối tiếp. Vòng 12 và 16 là văn răng cưa. Vòng 6, 8 và 10 là vành có hình người, động vật diễu hành xung quanh ngôi sao và ngược chiều kim đồng hồ. Hình người: Người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang trí lông chim. Hình nhà: Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người hoặc không có người đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở." Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó là cội nguồn của những đình Việt. Ngoài ra còn cho ta thấy tiết khí trong năm. Suy ngẫm về biểu tượng trống đồng Đông Sơn (HQ Online) - Hai biểu tượng nổi bật nhất trên trống đồng Lạc Việt hay Đông Sơn là hình mặt trời ở trung tâm mặt trống và hình đàn chim mỏ dài bay quanh. Hình mặt trời là biểu tượng cho nữ thần mặt trời, vị thần lớn nhất xã hội mẫu hệ. Xã hội Việt cổ, từ thời Hùng Vương qua thời An Dương Vương đến tận thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu là xã hội mẫu hệ, trong những hoàn cảnh đặc biệt, thành xã hội mẫu quyền. Xã hội ấy, con cái sống theo mẹ, chỉ biết Tổ tiên đằng mẹ và thừa kế tài sản của họ hàng bên mẹ. Con trai khi nhỏ ở với mẹ, lớn lấy vợ ở nhà vợ (như Trọng Thủy ở nhà Mỵ Châu). Mặt khác, đàn ông vẫn có thể là chủ của làng, vua của nước như Hùng Vương, An Dương Vương, dù ít nhiều chịu sự chi phối của mẹ hay chị em gái. Đàn chim bay quanh mặt trời là loài cò trắng, bao đời luôn gắn bó ruộng đồng nước Việt, thành biểu tượng cho người mẹ Việt trong ca dao, dân ca. Loài chim ấy được học giả Đào Duy Anh gọi là chim Lạc, vật Tổ của người Lạc Việt. Đúng vậy, nhưng nói cho rõ ràng đầy đủ hơn, đó là biểu tượng cho Bà Tổ Chim, sau trong truyền thuyết Họ Hồng Bàng hóa thành Bà Tổ Âu Cơ. Rất có thể, các tên gọi Bạch Hạc của vùng Đất Tổ, Mê Linh của quê Hai Bà Trưng có liên hệ cội nguồn Bà Tổ Chim/ Cò Trắng đó. Gắn tín ngưỡng thờ Bà Tổ Chim ấy trên mặt các trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ thấy những người - chim, đội mũ hình đầu chim, cắm lông chim; nhà hình chim, các thuyền hình chim. Những dải hoa văn chữ S gắn các đường tròn đồng tâm có chấm thể hiện đầu hay mắt chim, các mô típ chữ S gấp khúc cách điệu hình chim bay.. Biểu tượng cho Ông Tổ Rồng hay Lạc Long Quân là hình đầu cá sấu (giao long) trên đầu các thuyền trên trống Ngọc Lũ, hình cá sấu trên trống Phú Xuyên, hình rái cá trên trống Miếu Môn, hình ếch trên trống Hi Cương, hình rùa trên trống Bình Yên.. Tất cả đều là các biểu tượng của nước, những hiện thân khác nhau của Thần Nước, sau được gọi chung là Rồng. Gắn tín ngưỡng thờ Ông Tổ Rồng là nhà mái cong lồi hình rùa, nhà dành riêng cho các chàng trai đàn ông trong làng, cũng là nhà làng, tạo thế cân bằng với nhà chim - nhà ở riêng của các gia đình mẫu hệ. Nhà đó là tiền thân của đình Việt, sau này là tổng hòa hai dạng nhà chim - rồng Đông Sơn với các đầu đao cong vút bên ngoài và bộ vì kèo kẻ chuyền cong lồi bên trong. Gắn tín ngưỡng Bố Rồng - Mẹ Chim ấy là thuyền tổng hòa hình rồng-chim trên các trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ. Đó là các thuyền hồn đưa hồn người chết về vùng Đất Tổ, tiền thân của các thuyền hồn bằng giấy hay đèn hoa thả trên sông ra biển trong các lễ cầu siêu thoát cho người chết và tốt lành cho người sống ngày nay. Hùng Vương là con cả trong 100 con của Lạc Long - Âu Cơ, theo mẹ lên núi. Chữ Hùng 雄chỉ Vua Hùng có bộ chuy chỉ chim mẹ. Xét hai chữ Hồng Bàng, chữ Hồng 鴻 chỉ một loài chim nước, tên Việt là giang, tên Hán- Việt là hồng hay hồng hạc; chữ Bàng龐chỉ một loài rồng. Như vậy, tên gọi Hồng Bàng chỉ những người có dòng dõi Chim - Rồng, phù hợp tín ngưỡng Bà Tổ Chim Âu Cơ - Ông Tổ Vua Rồng Lạc cũng như các cách gọi "Con Lạc - Cháu Hồng", "Con Rồng Cháu Tiên" của người Việt bao đời. Tục hát Xoan, di sản vùng Đất Tổ, các cô gái đội khăn mỏ quạ, mặc áo dài, đôi tay múa dẻo. Tấm khăn mỏ quạ đó là biến thể của mũ hình đầu chim thời Đông Sơn. Tên gọi "khăn mỏ quạ" bắt nguồn từ màu khăn đen và dáng khăn như mỏ chim. Đôi tay lúc xòe lúc uốn gợi về điệu múa chim xưa. Nữ phục quan họ Bắc Ninh, khăn mỏ quạ đi cùng nón thúng quai thao hình mặt trời và áo tứ thân tha thướt như cánh chim, tất cả mang thần thái những người-chim trên trống đồng. Đối ứng với khăn mỏ quạ, rất có thể, dạng khăn xếp đội đầu của nam giới Việt sau này là dấu tích dạng khăn mô phỏng dáng cuộn mình hay đuôi hình xoáy ốc của Ông Tổ Rồng (cá sấu/rắn). Đặc biệt, trống sớm Ngọc Lũ, Hoàng Hạ có hình những người đánh trống đồng kiểu giã gạo, tương tự cách đánh trống đồng của người Mường như từng thấy trong lễ hội Đền Hùng. Đó là hai bằng chứng khảo cổ và dân tộc học cho thấy nguyên mẫu chính của trống đồng Đông Sơn là cối giã gạo lưng eo, một công cụ, một nhạc cụ cũng là biểu tượng của đàn bà, của sức mạnh sinh sôi nảy nở và no ấm. Càng ngắm càng so sánh càng suy ngẫm, càng hiểu vì sao trong lịch sử, trống đồng Đông Sơn (còn gọi trống Heger I) và hậu duệ của chúng (trống Heger II, III, IV) từng được coi là "nhà" của Tổ tiên trong hội lễ; tiếng trống đồng là tiếng nói của Tổ tiên; hình dáng và hoa văn trống là các biểu tượng của Tổ tiên. Cần nhấn mạnh nước ta từ Văn Lang xưa đến Việt Nam nay luôn là nước của nhiều tộc người cùng khối Bách Việt. Trống đồng, dù tên gọi thế nào, luôn là tài sản chung của người Bách Việt thời Đông Sơn và của nhiều tộc người ở các thời sau. Vì thế, nhiều biểu tượng trên trống đồng Đông Sơn là gốc của nhiều biểu tượng văn hóa các tộc người ở Việt Nam, Đông Á và Đông Nam Á. Ví dụ, chị em của dạng khăn mỏ quạ Việt có thể thấy ở người Tày, Thái Đen; anh em của đình Việt là nhà rông Ba Na, nhà Gươl Katu.. Với tâm thức đó, ngẫm suy các biểu tượng trên trống đồng, thành kính hướng tâm về Lễ Giỗ Tổ Vua Hùng - Quốc Lễ Việt Nam. Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn Trống đồng Đông Sơn có chức năng nhạc khí và những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo. Sản phẩm nền văn minh nông nghiệp và là biểu tượng của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội nước Văn Lang. Đặc trưng tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn Văn hóa Đông Sơn ra đời là kết quả hội tụ nhiều văn hóa rực rỡ trước Văn hóa Đông Sơn thuộc thời đại đồng thau trong quá trình chiếm lĩnh vùng đồng bằng các sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là lưu vực sông Hồng. Phạm vi phân bố Văn hóa Đông Sơn trên cơ bản ở miền Bắc Việt Nam. Ra đời kỹ thuật đồ sắt giúp kỹ thuật luyện đồng thau sau này hoàn thiện. Mọi tinh hoa văn hóa của người Việt cổ đều tập trung vào thể hiện kiểu dáng và hoa văn trên đồ đồng. Các trống đồng tìm thấy phần nào giúp thế hệ ngày nay biết nhiều hơn về lịch sử – một nền văn hóa sơ khai phát triển mạnh dưới thời Hùng Vương của người Lạc Việt. Hằng trăm di tích cùng các di vật đồ sộ được phát hiện - nghiên cứu, minh chứng sinh động cho nguồn gốc, phát triển liên tục từ các Văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun), đến đỉnh cao Văn hóa Đông Sơn và văn minh Đại Việt. Trống đồng Đông Sơn phát hiện ở Việt Nam phần lớn lưu tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 214 Trần Quang Khải, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Một số còn lưu lạc ở Bảo tàng nước ngoài (Pháp, Thụy Điển). Ngoài ra còn một số trống được nhắc ở vài tài liệu xuất bản, nhưng tư liệu miêu tả, nơi lưu giữ không rõ ràng, như trống Ngọc Hà, Tuần Giáo, Cốc Lếu, Xi Ma Cai, Núi Gôi II, Mật Sơn II, Nghĩa Lộ.. Vì vậy không xếp những trống này vào danh sách trống đồng Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn, sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Những trống đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hòa thể hiện trình độ rất cao về kỹ thuật – nghệ thuật luyện kim (đồng thau). Đặc biệt là những hoa văn phong phú khắc họa, tả chân thật sinh hoạt của con người, phản ánh rõ nét nền văn minh nông nghiệp thời kỳ dựng nước. Hoa văn không đơn thuần chỉ là trang trí Hoa văn trang trí Đông Sơn mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao, các đường nét hoa văn khúc triết, đơn giản nhưng sinh động, tự nhiên (hình chữ S, hình người, chim, thú, nhà, thuyền). Giữa mặt trống là hình mặt trời hay ngôi sao 12 cánh hoặc 14 cánh (phần nhiều 12 cánh). Xung quanh có 12 vòng đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, 3 vòng trang trí hình người và vật, 1 vòng có hình hươu và chim xen kẽ, 1 vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay, một số nhà khảo cổ học nói những hình chim trang trí trên mặt trống là chim Lạc, vật Tổ của người Lạc Việt. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ nữ, hình một số chim, thú thông thường chỉ có hoa văn hình học (vạch, chấm nhỏ, vòng chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. Hình ảnh mặt trống giàu yếu tố trang trí, mỗi hình đều có ý nghĩa nhất định. Những hình vẽ trên mặt trống đồng được coi như một quyển Âm Lịch, nhìn vào các biểu tượng người ta đoán biết thời tiết, bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông). Xin điểm kĩ vài hình ảnh làm minh chứng: Hình người: Mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày, đầu chày có trang trí lông chim. Hình nhà: Hai loại hình nhà sàn (loại mái cong và mái tròn). Nhà sàn là loại kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Nó là cội nguồn của những đình Việt nay. Hình thuyền: Nhiều trống đồng hình thuyền chạm khắc trên tang trống cho thấy kỹ thuật đi biển của người Việt xưa đạt mức khá cao. Hình thuyền trưởng dùng trống đồng và dụng cụ đo góc độ và phương giác dựa các vì sao để tìm phương hướng ở thời kỳ mà các nhà hàng hải chưa sáng chế ra địa bàn. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Họa tiết này chứng minh cuộc sống sông nước của cha ông ta. Mặt trống thể hiện tiết khí trong năm, chẳng hạn tiết Đông chí: Gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ nhà sàn, hai vợ chồng chim trên nóc mái, và trong nhà có 3 người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cối nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào thứ như trống con, có vẻ để báo thức. Ta hiểu trải qua mùa đông, các loài vật ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới "ngồi dậy." Cả đến cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc. Tiết hạ chí: Đối điểm của đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính.. vẫn gặp những nhà sàn ấy, khác là trên nóc mái chỉ có 1 chim trống, con mái dường như ở nhà ấp trứng. Từ hình ảnh này người xưa quan niệm "mùa hè phải đóng bè làm phúc; không được phá phách các tổ chim; bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi vợ con nó." Đây là truyền thống tốt đẹp còn mãi đến thế hệ chúng ta ngày nay. Vòng thứ 8 (tính từ tâm điểm) gồm hai nhóm, mỗi nhóm có 10 hươu cách nhau bằng 2 tốp chim xòa cánh bay (1 tốp 6 con và 1 tốp 8 con). Cứ 1 hươu đực đến 1 hươu cái. Đó là những hình vẽ con vật tượng trưng. Chẳng hạn: Gà (thuộc lớp chim) chỉ đi ăn ban ngày, hươu ăn đêm trăng sáng. Người xưa tính được 6 đêm vào đầu tháng (từ mồng 1 đến mồng 6) và 8 đêm cuối tháng (từ 22 đến 30) không có trăng. Họ suy ra 6 đêm đầu tháng và 8 đêm cuối tháng sẽ không đi săn thú được, vì không có trăng. Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới nay, có 6 đêm đầu tháng không trăng, người ta tính: Mồng 1 lưỡi trâu – mồng 2 lưỡi gà – mồng 3 lưỡi liềm – mồng 4 câu liêm – mồng 5 liềm vật – mồng 6 phạt cỏ – mồng 7 tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng. Tuần trăng sáng được tính: Mười rằm trăng náu – 16 trăng treo – 17 trải giường chiếu – 18 giương cạm – 19 bịn rịn – 20 giấc tốt – 21 nửa đêm.. Những ngày còn lại không trăng không cần tính. Vòng 10 gồm 36 chim được cách điệu, xếp cùng chiều (18 con đậu và 18 con bay). Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặc vạc. Chim đậu có nhiều loại. Con mỏ ngắn vênh lên, con mỏ dài chúc xuống, phần đông là chim ngậm mồi. Các con chim đậu đều có đuôi ngắn. Ngoài những hoa văn trên, rìa mặt trống có một số vết những con kê còn để lại khi đúc trống. Phần trên cùng tang trống là đoạn tiếp giáp mặt trống có 6 vòng hoa văn hình học. Các vòng 1 và 6 là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vòng 2 và 5 là hoa văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vòng 3 và 4 là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối nhau bằng những tiếp tuyến song song. Tiếp theo đoạn này là hình 6 thuyền, chuyển động từ trái sang phải, xen giữa các thuyền là hình chim đứng. Chim có từ 1 đến 3 con. Đứng giữa thuyền là người chỉ huy cầm trống đang điều khiển. Mũi thuyền có từ 1 đến 2 người tay cầm vũ khí như giáo hoặc rìu chiến, đó là những thủy binh đánh gần. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim cao, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Họa tiết này chứng minh cho ta thấy cuộc sống sông nước của cha ông ta. Phần dưới của tang trống là 3 vòng hoa văn hình học. Chân trống không có trang trí. Qua các mô típ chạm khắc trên trống tái hiện cho thấy nền văn hóa và những văn minh của xã hội Lạc Việt. Trống đồng không chỉ là bảo vật văn hóa Việt Nam mà còn là điểm hội tụ hồn thiêng sông núi hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước và tích tụ tinh hoa dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời các Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Những trống đồng Đông Sơn phát hiện trên khắp lãnh thổ nước Việt Nam là minh chứng hùng hồn cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam. Suốt hàng nghìn năm, những chiếc trống là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa, ý chí quật cường của dân tộc ta. Nghi lễ cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm kẻ thù phải khiếp sợ. Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn – có thể nói đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới. Những hình ảnh họa tiết trên trống đồng đến nay vẫn nguyên giá trị thẩm mỹ. Sắp xếp trên mặt và thân trống đều theo một quy ước, một trật tự, chiều hướng ổn định, ta không thể tự thay đổi được. Tất cả hình ảnh không chi tiết thừa. Những hình người, hình chim, hươu.. xếp theo hàng luôn theo hướng đi của mặt trời, nhìn trên mặt trống đồng là ngược chiều kim đồng hồ. Thực tế vẫn có vài nơi dùng họa tiết mặt trống đồng để trang trí lại hay đặt ngược. Ví dụ: Bìa phụ cuốn sách "Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc" (NXB Văn hóa dân tộc -1996) con chim quay đầu theo chiều kim đồng hồ, như thế là ngược. Trang Văn học Nghệ thuật của Đài Phát thanh Truyền hình Thái Nguyên nhiều năm nay vẫn để biểu tượng trống đồng quay ngược (theo chiều kim đồng hồ). Gia Bảy Nguồn Web vannghethainguyen Web catdang Còn tiếp
Tìm hiểu cách thức sử dụng trống đồng Đông Sơn qua tư liệu khảo cổ học và dân tộc học "Trống đồng" Trống đồng Đông Sơn là di vật tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất Văn hóa Đông Sơn. 90 năm qua, từ ngày phát hiện Văn hóa Đông Sơn, trống đồng Đông Sơn luôn được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về tất cả khía cạnh. Về chức năng cũng như cách thức sử dụng trống đồng Đông Sơn vẫn chưa thực sự đồng nhất quan điểm. Có ý nói đây đơn thuần là nhạc khí, có ý kiến cho là vật biểu trưng quyền lực hoặc vừa là nhạc khí vừa là biểu trưng quyền lực. Xét về chung mọi ý kiến, trống đồng là nhạc khí được nhiều người công nhận hơn cả. Nhạc khí dùng nó ra sao? Vấn đề này các nhà khoa học dày công nghiên cứu, chủ yếu dựa các tư liệu về khảo cổ học và dân tộc học. Thông qua tư liệu khảo cổ học Trên khía cạnh khảo cổ học, nghiên cứu cách thức sử dụng trống đồng như nhạc khí căn cứ ở các đặc điểm trên bề mặt trống như cấu tạo, hiện trạng và hoa văn trên trống. Về đặc điểm: Những trống đồng Văn hóa Đông Sơn đều thuộc loại I theo cách phân loại của F. Heger. Kết cấu trống đồng Đông Sơn: Mặt, tang, thân và chân. Mặt trống hình tròn, giữa mặt đúc nổi hình mặt trời 12 đến 18 tia, xung quanh trang trí nhiều băng hoa văn. Tang trống hơi phình ra, nối liền mặt trống; thân trống hình trụ tròn thẳng đứng; phần chân hơi loe thành hình nón cụt. Có 4 quai chia làm 2 cặp gắn vào tang và phần giữa trống, trang trí hình bện thừng. Vị trí đánh (gõ) trống chính là giữa mặt trống bởi chỗ này đúc nổi hình mặt trời dày hơn để chịu nhiều tác động của vật đánh (dùi), các tia mặt trời làm lan tỏa âm thanh ra xung quanh. Phần tang và thân trống có thể được đánh để tạo những đặc điểm âm thanh khác nhau. Ngoài ra, trống còn có thùng cộng hưởng độc đáo: Phần tang phình, phần thân và chân loe ra giúp trống âm thanh vang xa, từ những âm thanh ban đầu nhân lên về mặt cường độ. Một điều cần lưu ý là 4 quai trống đúc đối xứng khá dày và chắc chắn. Điều này liên tưởng trống được luồn dây để treo lên trong quá trình sử dụng. Về hiện trạng: Sau hàng nghìn năm tồn tại, nhiều trống đồng tìm thấy tương đối nguyên vẹn. Xem xét hiện trạng nhiều trống đồng, thấy phần lớn ở giữa mặt những trống, vị trí in nổi của mặt trời nhiều tia thường nhẵn, rỗ, hoặc bị biến dạng. Nguyên nhân có thể do tác động thường xuyên của dùi? Điều này một lần nữa minh chứng trống chủ yếu được đánh/gõ vào vị trí chính giữa mặt trống. Nhiều tài liệu khảo cổ học, khi nhắc tới cách thức sử dụng trống đồng, phần lớn các tác giả đều dựa những họa tiết hoa văn trang trí trên trống. Xem xét trên bề mặt các trống như trống Ngọc Lũ, trống Hoàng Hạ, trống Cổ Loa và trống Sông Đà.. có thể thấy bề mặt mỗi trống đều có 2 cảnh người đánh trống đối xứng nhau qua tâm. Theo đó thì giàn trống thường có 4 chiếc cạnh nhau, phía trên là 4 người trong tư thế ngồi hoặc đứng dùng 1 cây dài để gõ thẳng đứng lên mặt trống. Theo Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam (NXB. Khoa học Xã hội năm 1994), người xưa còn đào hố rộng ra để trống ở lơ lửng giữa hố, giúp âm thanh đã mạnh lại mạnh hơn. Những hố cộng hưởng này còn thấy trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Những tư liệu dân tộc học Hiện nay, ở Việt Nam còn có một số dân tộc thiểu số sử dụng trống đồng trong sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng, tiêu biểu như người Mường, người Lô Lô, người Pu Péo.. Đây là tư liệu quan trọng để đối sánh, so sánh tìm ra phương pháp sử dụng trống đồng như một nhạc khí của cư dân Việt cổ. Cách đánh trống đồng của dân tộc Mường hiện nay tương đối giống mô tả trên mặt các trống đồng kể trên, tức theo lối giã gạo. Người Mường cũng dùng những dùi trống dài như chày giã gạo với khoảng 3 – 4 người đứng xung quanh để đánh vào mặt trống theo hướng thẳng đứng. Cách đánh này chủ yếu mang tính tượng trưng của tiết tấu vũ điệu hơn là về hiệu quả âm thanh. Có thể hiểu tư thế để úp nằm của nó để tiện cho nhiều người diễn tấu cùng lúc. Thực tế, người Mường đặt trống trên giá gỗ thấp gồm hai thanh gỗ bắt chéo hình chữ thập làm sàn kê, có bốn chân ngắn để bớt hạn chế về nguyên tắc âm thanh. Theo cuốn Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam (NXB. Văn hóa Dân tộc, 1997) phương thức diễn tấu trống đồng của các tộc khác như Lô Lô và Pu Péo tương đối giống với các dân tộc ở Hoa Nam (Trung Quốc). Ngày nay, đồng bào Lô Lô nhiều vùng còn giữ những bộ trống đồng, mỗi bộ gồm: Trống đực (nhỏ hơn) và trống cái (to hơn). Trống có bốn quai bố trí thành từng cặp đối xứng nhau qua trục thân. Mặt và tang trang trí hoa văn nét nổi. Chính giữa mặt trống là hoa văn hình mặt trời với 12 tia. Trống đồng là loại nhạc cụ truyền thống nổi tiếng của người Lô Lô, tộc trưởng cất giữ trống đồng cho dòng họ, bảo quản bằng cách chôn xuống đất. Khi nào dùng mới đào lên. Khi dùng trống, họ đặt hai trống (đực và cái) treo quay mặt trống vào nhau. Người đánh trống đứng ở giữa cầm dùi đánh bằng hai đầu, cứ một đầu dùi đánh một trống và có tới 36 điệu đánh trống. Trống đánh giữ nhịp cho các điệu múa dân gian. Hiện nay, người Pu Péo chỉ dùng trống đồng trong lễ làm chay. Giống người Lô Lô, trống của người Pu Péo có bộ gồm trống đực, trống cái. Bình thường cất trống trên sàn gác. Trước khi dùng phải cúng từng trống với lễ vật là hai bát rượu, con gà. Cúng xong, đổ rượu lên mặt trống rồi mới treo trống. Trống treo ở cạnh cửa ra vào ở gian giữa, trống đực treo bên trái, trống cái treo bên phải. Hai mặt trống quay vào nhau. Người đánh trống phải là đàn ông đứng ở giữa dùng củ chuối gõ vào hai mặt trống theo điều khiển của thầy cúng. Người ta đánh trống, vui múa suốt một đêm một ngày. Đồng bào tin hồn ngô lúa rất sợ tiếng trống vì thế chỉ làm chay sau khi mùa màng thu hoạch xong. Nhưng nếu vì hoàn cảnh phải dùng trống sớm hơn thì chỉ được đánh ba tiếng trống – trống đực đánh một tiếng, trống cái hai tiếng. Cách đánh trống của người Lô Lô và Pu Péo cho thấy một phần cách nhìn này đối với từng cặp trống đực – cái có cao độ khác nhau. Vài nhận xét Trống đồng là nhạc khí, vị trí để tác động lên trống chủ yếu là trung tâm mặt trống, nơi có hình mặt trời đúc khá dày. Tạo những âm thanh khác nhau, có thể những vị trí xung quanh đó, gồm cả tang và thân trống được tận dụng để tác động. Về tư thế, trống đồng đánh dựa trên kiểu chính: Thứ nhất, ngửa mặt trống lên và tác động thẳng đứng xuống trung tâm mặt trống. Phía dưới chân trống có thể kê lên cao hoặc tạo những "hố cộng hưởng." Cách này chủ yếu mang tính diễn tấu, không mang lại hiệu quả về âm thanh. Thứ 2, trống buộc dây vào quai và treo lên, người đánh dùng dùi tác động vào mặt hoặc thân và tang trống. Cách này có thể tạo hiệu quả về âm thanh hơn và hiện nay vẫn còn được một số dân tộc thiểu số sử dụng. Tùy thuộc kiểu đánh trống mà vật tác động lên trống (dùi) dài ngắn khác nhau. Những dùi làm bằng gỗ, đầu bọc vải để hạn chế làm biến dạng hoa văn trên trống. Trải trên dưới 2000 năm, bảo lưu những nét đặc trưng từ thời Đông Sơn cũng có nhiều nét văn hóa đã mất, trong đó có phong tục đánh và sử dụng trống đồng. Phục dựng lại truyền thống đánh trống đồng ở người Việt hiện nay còn nhiều quan điểm và luận giải khác nhau. Phương pháp tiếp cận liên ngành khảo cổ học và dân tộc học, chúng ta có thể tìm hiểu về cách thức đánh trống đồng của người Việt cổ tương đối toàn diện. Bài viết này chỉ có thể đưa ra những tư liệu mang tính chất gợi mở. Tương lai cần có những nghiên cứu thêm về vấn đề này. Nguồn tin: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Tài liệu tham khảo 1. Phạm Minh Huyền 1996. Văn hóa Đông Sơn, tính thống nhất và đa dạng. Nxb. KHXH, Hà Nội. 2. Hán Văn Khẩn (Chủ biên) 2008. Cơ sở Khảo cổ học. Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Đình Khoa 1983. Các dân tộc ít người ở Việt Nam. Nxb. KHXH, Hà Nội. 4. Hà Văn Tấn (Chủ biên) 1994. Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam. Nxb. KHXH, Hà Nội. 5. Phạm Huy Thông (Chủ biên) 1990. Dong Son Drums in Viet Nam. Nxb. KHXH, Hà Nội. 6. Viện dân tộc học 1987. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc). Nxb. KHXH, Hà Nội. 7. Nhiều tác giả 1999. Phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam. Nxb. Văn hóa – Dân tộc, Hà Nội. Nguồn Web covatvietnam Phân biệt Trống Đồng Ngọc Lũ và Trống Đồng Đông Sơn Trống đồng là sản phẩm nền văn minh nông nghiệp phát triển, di vật tiêu biểu nền văn hóa người Việt cổ thời dựng nước. Nổi bật trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn với họa tiết hoa văn vô cùng tinh xảo độc đáo, thể hiện sáng tạo đỉnh cao nghệ thuật từ những buổi đầu sơ khai nền văn minh, văn hóa Âu Lạc. Vậy giữa trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn, đâu mới là cái nôi nền văn minh lúa nước? Sự khác nhau giữa 2 loại trống ấy thế nào? Làm thế nào để nhận biết và phân biệt chúng dễ nhất? Hãy cùng Đồ Đồng Quang Hà tìm hiểu câu trả lời qua bài viết: Nguồn gốc Trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn Những tranh cãi về nguồn gốc ra đời trống đồng Đông Sơn Về nguồn gốc ra đời trống đồng Đông Sơn, có 3 luồng ý kiến khác nhau. Phương Tây, người ta biết về trống đồng từ 1682 nhưng mãi TK. 19 mới có học giả bàn về trống đồng: Điển hình như học giả Hirth (1890) cho trống đồng của Trung Quốc; học giả De Grooth (1901) cho nguồn gốc trống đồng của Việt Nam. Tới các học giả Trung Quốc cho quê hương của trống đồng ở Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng các nhà khảo cổ học Việt Nam khẳng định xuất thân trống đồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Bộ Việt Nam. Chưa kết luận nào chắc chắn và được công nhận nhưng bài viết đi theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam phân tích về nguồn gốc trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn. Nguồn gốc trống đồng Ngọc Lũ Bàn trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn, người ta cho trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn đều là dòng trống cổ nhất Việt Nam. Trống đồng Ngọc Lũ phát hiện 1893-1894, do một số nông dân đi đắp đê ở hữu ngạn sông Hồng tìm thấy, các ông Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Túc và một số người khác đắp đê ở xã Như Trác huyện Nam Xang (Lý Nhân) hữu ngạn sông Hồng. Trống đồng được cúng vào đình làng Ngọc Lũ, để khi có đình đám cúng tế thì dùng. 1902, nhân cuộc đấu xảo ở Hà Nội, trống trưng bày, Viện Viễn Đông Bác Cổ mua lại, lưu ở Bảo tàng Lịch Sử. Đây là nhạc cụ cổ nhất dòng trống đồng Đông Sơn Trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn khác nhau thế nào? Nếu không am hiểu sâu, rất nhiều người nhầm lẫn giữa trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn vì hai mẫu trống này khá giống nhau về ngoại hình và một số hoa văn, họa tiết. Trống đồng Đông Sơn Trống có sao 8, 10 hoặc 12 cánh, bao quanh là 10 vòng hoa văn hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy: Đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ, hình ảnh về con người như trai gái giã gạo, múa hát, các chiến binh trên thuyền. Thân trống thường có họa tiết hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. Trống đồng Đông Sơn phân loại theo phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống, gồm 4 loại. Trong đó, trống đồng Ngọc Lũ là loại cổ và là "đứa con đầu tiên" của trống đồng Đông Sơn. Trống đồng Ngọc Lũ Đặc trưng trống đồng Ngọc Lũ là có lớp patin xanh ngả xám, gồm các bộ phận: Mặt trống, tang trống, thân trống và chân trống. Mặt trống đồng đúc nổi hình ngôi sao 12 cánh (trống đồng Ngọc Lũ cổ) hoặc 14 cánh bao quanh núm tròn nổi để đánh trống. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Tiếp đó là 16 vành hoa văn: Chấm nhỏ, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp, văn răng cưa, hình người hóa trang lông chim nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng. Tang trống gồm có 6 vành hoa văn hình học là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, văn răng cưa, hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối nhau bằng những tiếp tuyến song song và có 1 hàng 6 thuyền chở chiến binh cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá, chó săn thể hiện cách điệu. Thân trống có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là các võ sĩ đầu đội mũ lông chim, cầm vũ khí vừa đi vừa múa. Phần dưới của thân là 3 vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn. Giữa tang trống và thân trống là hai đôi quai có hoa văn bông lúa. Chân trống có hình nón cụt và không trang trí hoa văn nào. Trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn có những họa tiết rất tinh xảo, thể hiện sáng tạo của người Việt có từ xa xưa và mang nhiều giá trị biểu tượng lớn. Mang nhiều đặc trưng văn hóa nên trống đồng Ngọc Lũ được các nghệ nhân đúc đồng Quang Hà chế tác thành các mẫu trống đồng từ lớn đến nhỏ, mặt trống đồng, tranh trống đồng trang trí rất đẹp, sang trọng. Nguồn Web dongmynghe Đúc thành công trống đồng Đông Sơn Cuối 2005, các nhà khoa học đến làng nghề Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa để tận mắt xem các nghệ nhân làng đúc thực nghiệm trống đồng Đông Sơn theo đúng phương pháp truyền thống. Tham quan diễn ra sau tọa đàm "Phục hồi nghề đúc đồng truyền thống Đông Sơn" tổ chức tại TP. Thanh Hóa 30-31-12-2005: Các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ, Viện BTLSVN, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Viện Sử học Việt Nam, Hội Cổ vật Thanh Hóa, Hội Sử học và Bảo tàng Thanh Hóa. Những sản phẩm vừa đúc là trống đồng hoàn chỉnh, không hàn gắn, chắp vá, hoa văn tương đối sắc nét, đánh mặt trống có tiếng ngân vang không bị rè là thành công lớn. 2-1, ông Bùi Tá Sơn - Giám đốc cơ sở phục hồi nghề đúc đồng truyền thống Đông Sơn: Ông cùng các nghệ nhân đúc đồng làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa phiên bản thành công trống đồng Ngọc Lũ sau 2 lần đúc thử thất bại. Phiên bản trống cao 73cm, đường kính mặt trống rộng 60cm, trọng lượng 115kg. Do một số trục trặc về pháp lý nên phiên bản trống đồng này chưa hoàn toàn giống trống đồng Ngọc Lũ mà có pha trộn về hoa văn trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Hoàng Hạ. Hiện phiên bản trống đồng Ngọc Lũ chuyển cho UNESCO. Nơi đúc trống là làng nghề giữa khu vực tìm nhiều trống đồng, nơi có truyền thống đúc đồng, nay không ngừng hoạt động. Nhiều khả năng làng nghề này có kinh nghiệm đúc trống từ thời Văn hóa Đông Sơn. So phương pháp đúc của người Việt xưa, phương pháp nghệ nhân nay khá nhiều điểm tương đồng: 1. Cách làm khuôn cũng là 3 mang ngoài, gồm 1 khuôn mặt, 2 khuôn thân. Khuôn trong, còn gọi "thao" khi ghép với khuôn ngoài được bộ khuôn hoàn chỉnh. Các nghiên cứu dấu vết đúc các trống Đông Sơn thể hiện cách đúc bằng bộ khuôn như vậy, dấu vết là các đường chỉ nổi còn lại trên trống Đông Sơn thành phẩm. 2. Làm khuôn là chất liệu truyền thống, gồm thành phần cơ bản là đất sét, vỏ trấu. Những địa điểm khảo cổ học thuộc Văn hóa Đông Sơn như Làng Cả (Phú Thọ) phát hiện khuôn đúc bằng đất nung cho thấy người xưa đúc đồng bằng những khuôn đúc có các thành phần như vậy. 3. Việc chọn hợp kim đồng - thiếc - chì cũng là hợp kim người xưa dùng đúc trống Đông Sơn. 4. Tạo hệ thống các con kê định vị để đóng vào khuôn mặt và khuôn ngoài trống cũng là cách người xưa làm để tránh khuôn xê dịch khi rót đồng. Điều này thể hiện rõ nét trên dấu vết số lượng lớn trống Đông Sơn. Trà Đông một thời là làng nghề nổi tiếng, vài chục năm trước, làng có vài trăm hộ gia đình sống bằng nghề đúc đồng cung cấp hàng loạt đồ gia dụng cho miền ngược lẫn miền xuôi. Làng có đền thờ ông Tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không. Làng nghề nay đang đứng trước nguy cơ xóa sổ trong cơn lốc kinh tế thị trường. Hiện còn 22 gia đình còn "nổi lửa" lò đúc. Nguồn Web khoahoc. Tv Còn tiếp
Trống đồng Hoàng Hạ có đường kính 79 cm, cao 61, 5 cm, do dân làng Hoàng Hạ (Hà Đông) đào được ở độ sâu 1, 5 m vào tháng 3 năm 1937. Nay trống được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trống đồng Hoàng Hạ có nhiều điểm tương đồng với trống đồng Ngọc Lũ cả về hình dáng và hoa văn. Trống đồng Đông Sơn, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Việt Nam thuở dựng nước "Trống đồng" Phần I: Khái quát nghiên cứu, phân loại trống đồng ở quốc tế Trống đồng phân bổ rất rộng, nhiều kiểu dáng khác nhau, tồn tại những thời gian sớm muộn khác nhau, do những người khác nhau tạo ra. Đây là nhận định hết sức quan trọng được hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận. Đến nay, trống đồng phát hiện được ở các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Hoa Nam. Hoa Hạ và Ấn Độ không phải khu vực phân bố của trống đồng. Dù có ở nhiều quốc gia, nhưng không phải tất cả các nước đó đều đúc trống đồng. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho chỉ có 2 trung tâm trống đồng là Bắc Việt Nam và Vân Nam Trung Quốc là 2 khu vực có trình độ luyện kim sớm và cao trong thiên niên kỷ thứ I TCN. Các khu vực khác phát triển muộn hơn hoặc do buôn bán trao đổi, ban tặng mà có. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành phân trống đồng thành các loại hình khác nhau. Đáng chú ý là cách phân loại của nhà khảo cổ học người Áo F. Heger từ những năm 1902. Công trình "Những trống kim khí cổ ở Đông Nam Á", ông phân trống đồng thành 4 loại chính và các loại hình trung gian. Trống loại I có 3 phần tang, thân và chân phân biệt rõ ràng cân đối là loại trống có niên đại sớm nhất và trang trí đẹp nhất, phát hiện nhiều nhất ở Bắc Việt Nam và Hoa Nam, tiêu biểu là loại trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ nước ta. Trống loại II muộn hơn, có 3 phần tang, thân và chân trống phân biệt không thật rõ ràng trang trí các vành văn hoa chanh, văn đồng tiền, phát hiện nhiều trong vùng đồng bào Mường sinh sống từ Phú Thọ đến Nghệ An và miền Nam Trung Quốc. Trống loại III kiểu dáng hơi khác, mặt trống tràn rộng ra ngoài, tang, thân và chân gần hình ống, phân bố chủ yếu ở vùng Shan Miến Điện, cho đến những năm cuối TK. XIX vẫn còn sản xuất. Trống loại IV gần giống kiểu dáng loại I nhưng thấp nhỏ, trang trí 12 con giáp, hoa văn tiền đồng và chữ Hán, phân bố chủ yếu ở vùng dân tộc Hoa Nam, những năm đầu TK. XX người dân vùng này vẫn sử dụng trong các dịp lễ. Các nhà khảo cổ học người Pháp trước đây như V. Goloubev, Parmentier và nhiều nhà khảo cổ học trong nước đều sử dụng cách phân loại của F. Heger. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc từ rất sớm nghiên cứu phân loại trống đồng. Trịnh Sinh Hứa với cuốn "Lược khảo về trống đồng" xuất bản năm 1937. Văn Hựu với cuốn "Sưu tập trống đồng cổ" xuất bản năm 1957. Những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu như Khâu Trung Luận, Tường Đình Du, Lỹ Vĩ Khanh, Hoàng Tăng Khánh.. phân trống đồng thành 7 hay 8 loại khác nhau: Vạn Gia Bá, Thạch Trại Sơn, Lĩnh Thủy Xung, Tuấn Nghĩa, Ma Giang, Bắc Lưu, Linh Sơn, Tây Minh. Các loại hình này cũng nằm trong 4 loại chính và các loại trung gian của phân loại F. Heger, nhưng dùng địa điểm phát hiện các trống đồng tiêu biểu làm đại diện. Khác nhau cơ bản là các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho loại hình Vạn Gia Bá là loại trống đồng trang trí giản đơn, không có các vành hoa văn đẹp thuộc giai đoạn sớm nhất, các nhà nghiên cứu chúng ta thì cho loại đó thuộc loại muộn nhất trong trống loại I Heger. Trống thuộc loại I Heger có niên đại TK. V TCN đến TK I-III SCN. Đáng chú ý ban đầu hầu hết trống đồng đều phát hiện ngẫu nhiên trong lòng đất hoặc trong các đền chùa. Nên không xác định được tính chất văn hóa cũng như tộc thuộc của chúng, như các trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Miếu Môn.. Sau này, khi phát hiện nhiều di tích khảo cổ thời kim khí trên lưu vực sông Hồng, sông Mã và đặc biệt là Văn hóa Đông Sơn xác lập thì nghiên cứu trống đồng có nhiều thuận lợi. Giống nhau một cách kỳ lạ giữa hoa văn trang trí trên trống đồng và trên đồ đồng Văn hóa Đông Sơn như thạp, thố, rìu giáo, tấm che ngực.. Và đặc biệt trong một số mộ táng như mộ thuyền Việt Khê, khu mộ Làng Cả, Làng Vạc hay trong một số di chỉ Văn hóa Đông Sơn phát hiện được trống đồng to cũng như trống đồng minh khí thì trống đồng được xác nhận là hiện vật tiêu biểu Văn hóa Đông Sơn. Hầu hết các nhà nghiên cứu trong nước đều xem trống đồng loại I Heger phát hiện ở Việt Nam hầu hết là trống đồng Đông Sơn, đề nghị gọi chúng là trống đồng Đông Sơn. Không phải tất cả trống đồng phát hiện ở ta đều thuộc trống đồng Đông Sơn, nhưng muộn hơn và có quan hệ gần xa với trống đồng Đông Sơn. Ngoài trống đồng Đông Sơn, nước ta phát hiện nhiều loại trống đồng như trống Heger loại II, còn gọi trống Mường vì được phát hiện ở vùng người Mường cư trú và trong các mộ Mường. Theo GS Hoàng Xuân Chinh, người Mường không phải là người đúc trống đồng. Trống của họ do triều đình phong kiến Việt Nam tặng cho các quan lang, quý tộc Mường. Đến nay, nước ta là khu vực có trống loại I Heger phân bổ đậm đặc nhất. Trống đồng Đông Sơn phát hiện ngày một nhiều. 1975, cả nước chỉ phát hiện 65 chiếc. Năm 1985 có 144 chiếc; năm 1995 có 190 chiếc. Hàng năm đều phát hiện; đây là số liệu thống kê chính thức được thông báo trong các hội nghị khảo cổ học hàng năm. Một số địa phương liên tục phát hiện trống đồng Đông Sơn như Thanh Hóa, Hà Tây (cũ), Đắc Lắc. Riêng Lào Cai năm 1993, 1994 phát hiện 19 chiếc. Tỉnh Đắc Lắc chỉ trong vài ba năm gần đây, phát hiện được 6, 7 chục trống đồng Đông Sơn. Ước tính cả nước phát hiện trên 500 trống đồng Đông Sơn. Chưa kể hàng vài trăm trống minh khí. Hiện nhiều nhà sưu tầm cổ vật trong nước thích sưu tập lưu giữ trống đồng Đông Sơn. Có người lưu vài chiếc, có người lưu giữ hàng hai chục chiếc. Phát hiện nhiều trống đồng Đông Sơn làm thay đổi nhận định của một số nhà nghiên cứu trống đồng cổ Trung Quốc. GS Hoàng Xuân Chinh nhiều lần đến thăm quan bảo tàng các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu, Thượng Hải, Bảo tàng Dân tộc Bắc Kinh.. thấy Trung Quốc cũng phát hiện khá nhiều trống đồng. Nhưng chủ yếu là trống loại II và loại IV theo phân loại của Heger. Trống đồng loại I không có nhiều và phát hiện được ở Vân Nam, Quảng Tây. Còn Quý Châu, Quảng Châu thuộc Hoa Nam nhưng đến nay chỉ mới phát hiện được vài chiếc. Vài năm trước, khi GS Tưởng Đình Du Chủ tịch Hội Nghiên cứu trống đồng Trung Quốc cổ sang thăm nước ta. Sau khi tham quan một số bảo tàng có trưng bày trống đồng như BTLSQG Việt Nam, Bảo tàng Hà Tây (cũ), Bảo tàng Thanh Hóa.. Tọa đàm trước lúc về nước, ông phát biểu miền Bắc Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc là 2 trung tâm trống đồng thế giới. Quan điểm này hoàn toàn khác quan điểm của GS cũng như giới nghiên cứu trống đồng Trung Quốc. Trước đó, tại hội thảo quốc tế về trống đồng ở Nam Ninh, các nhà nghiên cứu Trung Quốc nhận định: "Trống đồng khu vực Bắc Bộ Việt Nam tương đối tập trung cũng chỉ là một quả dưa tương đối lớn kết trên vô số nhánh của phát triển trống; gốc của nhánh dưa này vẫn ở tỉnh Vân Nam nước ta" () Nhưng thực tế, sự có mặt số lớn trống đồng Đông Sơn nước ta đã đánh bại tư tưởng sô vanh bành trướng trong nhận định phiến diện, thiếu căn cứ khoa học trên của các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Kỳ sau: Phần II: Trống đồng Đông Sơn, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Việt Nam thuở dựng nước Minh Vượng (Sưu tầm & tổng hợp) Nguồn: - Tuyển tập Hội thảo khoa học trống đồng với văn hóa Việt Nam – Hà Nội, 2008. - Đồ đồng Văn hóa Đông Sơn, Hoàng Xuân Chinh - NXB. VHTT TP HCM-2012. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguồn Web baotanglichsu Trống đồng Đông Sơn, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Việt Nam thuở dựng nước (Phần II và hết) Trống đồng Đông Sơn tồn tại gần 1 thiên niên kỷ nên về kiểu dáng có những biến đổi nhất định. Những năm gần đây, nhất là mấy năm giới khảo cổ và sử học nước ta tập trung nghiên cứu thời dựng nước của các Vua Hùng, các nhà khảo cổ học nghiên cứu sắp xếp, hệ thống hóa để tìm ra quy luật diễn biến trống đồng Đông Sơn. Ngoài các bài đăng trong số 2, số 13 và 14 tạp chí khảo cổ học chuyên đề trống đồng, xuất hiện một số công trình chuyên khảo về trống đồng. Đó là cuốn "Những trống đồng Đông Sơn phát hiện ở Việt Nam" của 2 tác giả Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Vinh xuất bản giới thiệu 52 trống lớn và 53 trống minh khí khi phát hiện ở Việt Nam, không kể 13 trống thất lạc hoặc chưa xác minh được. Năm 1987, các tác giả Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên và Trịnh Sinh trong cuốn "Trống đồng Đông Sơn" giới thiệu 144 trống đồng Đông Sơn, cùng đề cập đến một số trống đồng Đông Sơn phát hiện được ở các nước Đông Nam Á. Công phu hơn cả là công trình nghiên cứu tập thể của Viện Khảo cổ học do GS Phạm Huy Thông chủ trì: "Trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam" bằng hai ngôn ngữ Anh - Việt xuất bản năm 1990, giới thiệu 118 trống lớn, 6 trống minh khí với đủ bản vẽ và ảnh. Đây có thể coi là công trình công bố đầy đủ, cập nhật về trống đồng Đông Sơn bấy giờ. Trên cơ sở nguồn tư liệu đó, nhiều vấn đề về trống đồng Đông Sơn được đề cập đến, nhất là vấn đề phân loại trống đồng. Về kiểu dáng trống đồng Đông Sơn phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho có một dạng là trống thấp lùn, một dạng là trống cao gầy. Nhưng mối quan hệ giữa hai dạng kiểu dáng này thì chưa sáng tỏ. Diễn biến của trống trước hết thể hiện trên mặt trống. Loại trống sớm như Ngọc Lũ, Cổ Loa, Hoàng Hạ có mặt trống nhỏ hơn tang trống. Trống càng muộn, mặt trống càng rộng ra, loại muộn nhất mặt trống tràn ra ngoài tang trống. Những loại trống sớm trên mặt trống chưa có các nhóm tượng cóc, loại trống muộn trên mặt trống có gắn tượng cóc ngồi theo chiều ngược kim đồng hồ, có loại là tượng cóc đơn, có loại là tượng cóc cõng nhau. Đó là về kiểu dáng, về hoa văn trang trí trên mặt, tang và thân trống cũng có những diễn biến nhất định. Trước hết những trống sớm, hoa văn trang trí phong phú, ngoài các loại hoa văn kỷ hà như văn vòng tròn đồng tâm, vòng tròn đơn, vòng tròn kép, vòng tròn tiếp tuyến, văn răng cưa, văn răng lược, hồi văn.. còn có các vành hoa văn về động vật như chim bay, chim đứng rình mồi, hươu nai chạy, bò u, cá sấu.. Đặc biệt là hoa văn tả cảnh sinh hoạt con người như cảnh giã gạo đôi, đánh trống, đánh chiêng, trẻ em chơi trồng nụ trồng hoa, cảnh nhảy múa, đua thuyền, thuyền chiến v. V.. Những hoa văn này khắc vẽ rất hiện thực sinh động. Những trống muộn có xu hướng giảm dần hoa văn và ngày càng cách điệu. Cảnh người hóa trang nhảy múa trông giống cờ lau bay, không rõ hình người. Và một số trống không còn các vành hươu, nai xuất hiện. Ngay cả vành tả cảnh sinh hoạt trên mặt trống cũng không còn, chỉ còn hoa văn kỷ hà cùng 1 vành có 4 hoặc 6 chim bay theo chiều ngược kim đồng hồ, tang trống không còn vành thuyền chiến hoặc đua thuyền. Hoa văn kỷ hà cũng trang trí theo quy trình chặt chẽ, trống nào trang trí văn răng lược thì không có văn răng cưa. Hoặc trái lại có văn răng cưa thì không có văn răng lược; không bao giờ trang trí lẫn lộn văn răng lược và văn răng cưa với nhau. Trên cơ sở diễn biến kiểu dáng và hoa văn trang trí, các nhà khảo cổ học nước ta phân loại trống đồng Đông Sơn thành các loại hình có niên đại sớm muộn khác nhau. Nhóm trống Ngọc Lũ đẹp nhất, niên đại sớm nhất. Nhóm trống muộn nhất có kích thước nhỏ, chế tạo thô thiển, hoa văn trang trí cực đơn giản, thường chỉ có văn mặt trời. Tiêu biểu cho loại này là trống Thượng Nông, trống Đào Xá, trống Tùng Lâm. Giữa 2 nhóm trống đó là nhóm trống có kích thước tương đối nhỏ, hoa văn đơn giản chỉ còn vành hoa văn chim bay. Nhóm này có số lượng tương đối lớn, tiêu biểu là trống Định Công, trống Quảng Thắng, trống Bình Đà. Nhóm trống này kích thước tương đối lớn. Mặt trống hơi chườm ra ngoài tang trống và có khối lượng cóc trên mặt trống, hoa văn trang trí trên mặt trống cách điệu cao như kiểu cờ bay; tiêu biểu là trống Hữu Chung, trống Lạc Long, trống Phú Phương.. Qua các phân tích trên, có thể thấy: Từ trong hàng ngàn, hàng vạn trống đồng phân bổ trên vùng rộng lớn của Đông Nam Á, các nhà khảo cổ nhận biết ra được trống đồng loại 1 Heger. Trên cơ sở phân tích kiểu dáng và phong cách hoa văn trang trí cùng trang phục của các hình người trang trí trên trống đồng loại I Heger nhận ra khác biệt của trống đồng Đông Sơn khác với trống đồng loại I Heger của tộc Điền Vân Nam, Trung Quốc. Từ đó đi đến xác định trống đồng Đông Sơn là di vật tiêu biểu của người Việt cổ thời dựng nước đầu tiên của dân tộc. Quá trình phát triển hàng mấy trăm năm, trống đồng Đông Sơn có diễn biến nhất định về kiểu dáng cũng như hoa văn trang trí, nhưng vẫn giữ kiểu dáng và các loại hoa văn cơ bản. Đó là những đặc trưng cơ bản của truyền thống văn hóa Việt cổ mà nay chúng ta vẫn còn bắt gặp trong các đường trang trí trên váy Mường, trên các nhạc cụ của người Việt v. V.. Có thể nói trống đồng Đông Sơn là tinh hoa của cuộc sống Đông Sơn, phản ánh trí tuệ, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Đông Sơn. Có thể xem trống đồng Đông Sơn là hiện vật tiêu biểu văn minh Đông Sơn, cũng là văn minh Việt Nam thuở dựng nước. Minh Vượng (Sưu tầm & tổng hợp) Nguồn: - Tuyển tập Hội thảo khoa học trống đồng với văn hóa Việt Nam – Hà Nội, 2008. - Đồ đồng Văn hóa Đông Sơn, Hoàng Xuân Chinh - NXB. VHTT. TP HCM-2012. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguồn Web baotanglichsu Cận cảnh trống đồng Đông Sơn đẹp nhất Việt Nam Có thể nói trống đồng Ngọc Lũ I là kiệt tác sáng tạo trong thời cực thịnh Văn hóa Đông Sơn. Lưu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội, trống đồng Ngọc Lũ I là trống đồng đẹp nhất của Văn hóa Đông Sơn từng tìm thấy từ trước đến nay. Trống còn khá nguyên vẹn, hình dáng cân đối, đường kính 79cm, cao 63cm. Trống chia làm 3 phần: Tang trống nở phình, thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi. Nét đặc sắc nhất của trống đồng Ngọc Lũ I là hệ thống hoa văn hết sức phong phú, chia làm 2 loại là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật. Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nổi 14 cánh. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình tam giác. Có ý kiến cho rằng họa tiết trang trí giữa các cánh sao thể hiện hình tượng sinh thực khí nữ theo quan niệm phồn thực của người Việt cổ. Từ trong ra ngoài mặt trống có tất cả 16 vành hoa văn đồng tâm bao bọc nhau. Các vành 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ. Các vành 2, 4, 7, 9, 13 và 14 là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Vành 3 là những hình học gãy khúc nối tiếp. Vành 12 và 16 là văn răng cưa. Vành 6, 8 và 10 là vành có hình người, động vật được xếp xung quanh ngôi sao và ngược chiều kim đồng hồ. Hình người trên mặt trống thể hiện ở dạng mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi kèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào cối, đầu chày có trang trí lông chim. Hình nhà: Hai dạng, thứ nhất là hình nhà liên quan đến nghi lễ tôn giáo, mái hình cung, hai đầu là hai trụ đứng để chắn phên. Thứ hai là nhà hình thang nóc cong lên như hình thuyền, hai đầu có hình chim mắt to, hai bên có cột chống đỡ. Nóc nhà có hai con chim đậu, một con trông giống hình chim công, một con trông giống hình gà trống.. Về hình tượng động vật, vành 8 gồm hai nhóm, mỗi nhóm 10 con hươu cách nhau bằng 2 tốp chim bay, 1 tốp 6 con và 1 tốp 8 con. Cứ 1 con hươu đực thì đến 1 con hươu cái. Vành 10 gồm 36 con chim, 18 con chim đậu và 18 con chim đang bay. Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặc vạc, thường gọi là chim Lạc. Chim đậu có nhiều loại. Con mỏ ngắn vênh lên, con mỏ dài chúc xuống, phần đông là chim ngậm mồi. Các con chim đậu đều có đuôi ngắn. Tang trống là hộp cộng hưởng khuếch đại âm thanh. Phần trên có 6 vành hoa văn hình học. Vành 1 và 6: Những đường chấm nhỏ thẳng hàng. Vành 2 và 5: Văn răng cưa. Vành 3 và 4: Hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song. Phần dưới tang trống là 6 thuyền chuyển động từ trái sang phải, chở chiến binh tay cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá, chó săn thể hiện theo lối cách điệu. Có 4 quai chia làm 2 cặp gắn vào tang và phần thân trống, trang trí hình bện thừng hoặc bông lúa. Phần giữa của thân có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là các võ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừa múa. Phần dưới thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn. Chân trống không có trang trí. Trống đồng Ngọc Lũ I phát hiện khoảng năm 1893 - 1894 dưới độ sâu 2 mét của bãi cát bồi khi các ông Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Túc và một số người khác đắp đê Trần Thủy ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (phủ Lý Nhân, Hà Nam). Các ông đem về cúng vào đình làng Ngọc Lũ, để khi có đình đám cúng tế thì dùng. Năm 1902 nhân cuộc đấu xảo ở Hà Nội, trống được trưng bày. Viện Viễn Đông Bác Cổ bèn xuất 550 đồng bạc Đông Dương mua lại và lưu trữ ở Hà Nội. Các nhà nghiên cứu xác định trống đồng Ngọc Lũ I có niên đại 2.500 năm trước, xếp vào loại H1 - Heger (theo phân loại dựa trên 165 trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F. Héger - người Áo - năm 1902). H1 là loại trống đồng "cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời." Ngọc Lũ là một trong số không nhiều trống đồng giữ vai trò ấy. Văn hóa Đông Sơn, trống đồng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sinh hoạt xã hội của người Việt cổ. Về cơ bản trống là nhạc khí dùng trong những lễ tiết lớn của cả cộng đồng. Trống đồng còn dùng trong lễ mai táng chôn theo người chết, trong lễ hội cầu mùa và là biểu tượng quyền lực của tầng lớp thống trị thời Hùng Vương dựng nước. Có thể nói trống đồng Ngọc Lũ I là kiệt tác được sáng tạo trong thời cực thịnh của Văn hóa Đông Sơn. Hiện vật lịch sử mang tính biểu tượng của văn hóa dân tộc này được công nhận Bảo vật Quốc gia Việt Nam. Nguồn Web khoahocphattrienvietnam Còn tiếp