Cũng không phải là mới đây, hồi trước thì lâu lâu thôi, mà bây giờ mình bị nhức đầu thường xuyên hơn. Đầu mình nhức âm ỉ và mình đôi khi không tập trung được, mình uống giảm đau là hết, nhưng giờ dù có uống vào nó vẫn còn hơi nhức nhẹ. Mình không biết như vậy có bình thường không, vì đôi lúc uống nhiều thuốc giảm đau quá cũng không tốt. Nếu có thì chữa tại nhà như thế nào ạ?
Chào bạn, Bạn nên xem lại chế độ sinh hoạt của mình xem mình ăn, ngủ có đủ không. Nếu không thì phải điều chỉnh lại. Ngoài ra bạn nên đi khám bác sĩ để xem mình có bệnh lí gì không. Nếu là phụ nữ thì rất dễ có khi là thiếu máu, do hàng tháng đều có kinh nguyệt mà. Ngoài ra bạn hỏi tự chữa trị ở nhà thì có thể bằng cách mát xa da đầu. Bạn dùng tay ấn đều lên quanh đầu của mình, hoặc lười nữa thì quấn một nhúm tóc nhỏ tại vùng bị đau và giật nhẹ. Không được bứt tóc nhé. Ngoài ra bạn cũng có thể mát xa toàn bộ vùng gáy và vùng trán, 2 huyệt thái dương và hõm mắt của bạn, phần bả vai xoa bóp cũng có tác dụng tốt. Nếu bạn đã có chồng thì mình khuyên đi ngủ nên hoạt động một chút. Điều này rất tốt vì nó sẽ giải phóng adoping giúp bạn thư thái, thoải mái, giảm stress, giảm đau hiệu quả mà không cần dùng thuốc. (Cái này mình nói thật, mình đã thử nghiệm rồi và rất rất thành công, kể cả bạn đau đầu hay đau người đều khỏi hết). Về phần ăn uống thì mỗi bữa bạn cũng có thể bổ xung thêm món trứng chiên lá ngải cứu trắng, hoặc bạn ăn được đắng thì lá ngải cứu luộc. Lưu ý ăn với số lượng vừa phải, ăn đều đặn sẽ có tác dụng trị đau đầu. Không nên tham ăn lượng nhiều, nó sẽ dẫn đến việc kích thích khiến bạn khó chịu. Hy vọng chia sẻ với bạn thông tin hữu ích.
Thỉnh thoảng bị nhức đầu là điều khá phổ biến và thường không đáng lo ngại, nhưng không nên chủ quan nha vẫn nên đến bác sĩ khám và chữa bệnh. Nguyên nhân phổ biến 1. Căng thẳng: Stress và lo âu có thể gây ra đau đầu căng cơ. 2. Thiếu ngủ: Ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không chất lượng có thể dẫn đến nhức đầu. 3. Mất nước: Thiếu nước cũng là một nguyên nhân thường gặp. 4. Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi áp suất không khí hoặc thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng đau đầu. 5. Chế độ ăn uống: Một số thực phẩm hoặc việc bỏ bữa có thể gây đau đầu. Khi nào cần lo lắng - Đau đầu kéo dài: Nếu cơn đau đầu kéo dài hoặc tái phát thường xuyên. - Đau đầu nghiêm trọng: Nếu bạn trải qua cơn đau đầu rất mạnh, đột ngột và khác thường. - Triệu chứng khác: Nếu đau đầu đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, hoặc vấn đề về thị lực. Cách đối phó 1. Nghỉ ngơi: Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ và thời gian thư giãn. 2. Uống đủ nước: Cố gắng uống đủ nước hàng ngày. 3. Giảm căng thẳng: Thực hiện các hoạt động giảm stress như yoga hoặc thiền. 4. Theo dõi chế độ ăn: Xem xét chế độ ăn uống và loại bỏ các thực phẩm có thể gây đau đầu. Nếu tình trạng đau đầu kéo dài hoặc bạn cảm thấy lo lắng về triệu chứng của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.