Những bài văn nghị luận về bệnh vô cảm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi CaoSG, 6 Tháng mười hai 2019.

  1. CaoSG Sang năm một sắc trời vàng

    Bài viết:
    349
    NLXH - BỆNH VÔ CẢM

    Trong y học không có bệnh vô cảm. Đó là căn bệnh của cách hành xử, căn bệnh của lối sống.

    Lời dạy của cha ông ta "Thương người như thể thương thân" từ lâu đã trở thành đạo lý của người Việt Nam. Tính nhân văn, lòng nhân ái phải là ngọn lửa sưởi ấm, là ánh sáng trong cuộc đời mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Thế nhưng ngày nay, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến, đồng cảm, chia sẻ, cưu mang, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít kẻ sống ích kỷ, vô trách nhiệm, vô cảm, vô đạo đức.

    Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, không dám chống lại..

    Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiều hướng lây lan, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì có thể trở thành một căn bệnh có tính xã hội. Trong cơn lốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dần dần hình thành lối sống thực dụng trong một bộ phận người Việt Nam.

    Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu; một vụ nữ sinh lột áo, giật tóc, đánh hội đồng; một vụ làm nhục người khác.. như xem một màn kịch, lấy điện thoại ra quay rồi tung lên mạng. Người ta coi như không nhìn thấy kẻ gian móc túi trên xe buýt mặc dù việc đó xảy ra sờ sờ trước mắt. Từ những chuyện tranh cãi hay xô xát lặt vặt nhưng không ai lên tiếng can ngăn và thế là dẫn tới án mạng.

    Tại sao người ta không can thiệp? Bởi người ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân.

    Vậy còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì về căn bệnh mà cả những bác sĩ hàng đầu thế giới cũng bó tay bất trị?

    Hãy tôi và mọi người cùng biết bằng cách comment theo mẫu sau:

    • Tên 4r:
    • Bài dự thi:

    Báo danh tham gia Event tại đây: Nghị Luận 500 Từ
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng mười hai 2019
  2. Đăng ký Binance
  3. Nguyễn Ngọc Du Thy

    Bài viết:
    10
    Tên 4r: Nguyễn Ngọc Du Thy

    Bài dự thi: Suy nghĩ của bản thân về căn bệnh vô cảm.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đại văn hào Nga Marsim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương". Chúng ta là những con người thuộc thế hệ hiện đại, phát triển. Với tốc độ phát triển như vũ bão của nền khoa học và công nghệ hiện nay đã khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi sự guồng quay của cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả ở đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.

    Trước hết, trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy không có cảm xúc kia" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh, ngày càng trở nên mất cảm xúc, tình cảm. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm.

    Vô cảm chính là không cảm xúc, là trơ lì cảm xúc, là dửng dưng, thờ ơ, vô tâm với những thứ, đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến bản thân và quyền lợi của bản thân trong những ham muốn, ích kỉ cá nhân. Đây là căn bệnh khó chữa trị, rất dễ xảy ra trong môi trường đòi hỏi sự cạnh tranh khốc liệt hoặc có sự chênh lệch về điều kiện sống.

    Trong thế giới hiện đại ngày nay, việc bắt gặp những con người vô cảm không hề khó mà lại rất dễ dàng, những người đó ở xung quanh ta, ở rất gần là khác nữa. Ta có thể bắt gặp những hình ảnh không hề đẹp ấy trên phương tiện công cộng. Trên một chiếc xe bus một cô gái đang bị một lão dê xồm sàm sở, cô gái tỏ ra rất khó chịu và ánh mắt như đang cầu cứu mọi người xung quanh nhưng mọi người đều thấy nhưng chả ai có phản ứng gì, để mặc cho cô gái bị sàm sỡ. Mọi người không phản ứng vì chuyện đó đâu liên quan đến họ, họ sợ bị liên lụy vào những chuyện không đâu.

    Hay là một tình huống đáng tiếc trên các tuyến đường giao thông công cộng, có người bị tai nạn điều đáng nói nếu có người quan tâm gọi xe cứu thương đưa người đó đi cấp cứu thì có thể cứu được rồi nhưng không ai quan tâm đến lúc có người gọi xe thì mọi chuyện đã không thể cứu chữa rồi.

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh vô cảm này. Như đã nói ở trên, thời buổi công nghệ 4.0, con người ai cũng hối hả, cũng xô bồ với vấn đề cơm, áo, gạo, tiền nên dần dần họ trở nên không quan tâm đến những thứ xung quanh, đến những người khác trong xã hội.

    Một nguyên nhân xuất phát từ trong trường học, trong việc giáo dục. Ta có thể thấy rõ được sự khác nhau giữa các trường học ở Mỹ và ở Việt Nam. Ở Mỹ, họ học ít hơn, không có bài tập về nhà, họ có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống, tổ chức tiệc tùng, thỏa sức tự do sáng tạo. Còn học sinh Việt Nam thì như thế nào, Học sáng, học chiều, tối còn phải đi học thêm. Thời gian của học sinh Việt Nam toàn xoay quanh việc học, trong khi đó thời gian để thư giãn tính bằng phút, dẫn đến thế hệ học sinh ngày nay bị áp lực từ nhiều phía, áp lực điểm, áp lực từ gia đình, từ xã hội. Chỉ biết học thôi, không biết thêm gì về kiến thức xã hội phổ thông. Học làm chi cho nhiều rồi đến khi ra đường gặp người kêu cứu thì không biết làm gì. Từ đó, học sinh ngày càng phớt lờ mọi thứ xung quanh, tình cảm xuất phát từ giới trẻ hiện nay ngày càng vơi dần.

    Nguyên nhân không thể không kể đến đó chính là từ'sợ'. Sợ bị liên lụy, sợ mang họa vào thân.. sợ rất nhiều thứ khác. Cứ sợ như vậy khiến cho con người ngày càng trở nên vô cảm, họ tự tạo ra cho họ một không gian khác, nơi đó họ chỉ việc chui rúc thôi, bỏ mặc thế giới ngoài kia đang làm gì.

    Không quan tâm ai, chỉ quan tâm đến bản thân thì cũng không phải là quá xấu. Nhưng căn bệnh này nó không chỉ diễn ra ở một người mà là toàn xã hội. Nếu một xã hội mà nơi đó con người chỉ quan tâm bản thân, tranh giành đấu đá nhau vì áo, gạo, cơm thì thế giới đó mới đáng sợ. Vô cảm không chỉ đơn thuần làm hủy hoại nhân cách con người mà còn làm xói mòn nền tảng đạo đức, nhân cách làm người, làm rối loạn trật tự xã hội và xa hơn nữa là kìm hãm sự phát triển của đất nước.

    Để chữa được căn bệnh này không phải là ngày một ngày hai, mà là tháng này qua năm nọ. Căn bệnh này xuất hiện bên trong sự ích kỷ của con người. Không gì có thể thay thế việc khơi dậy lòng nhân ái và dũng khí trong mỗi con người, làm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và dũng khí của các cơ quan chức năng trước những ngang trái và bất công.

    Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện được triển khai rộng khắp ở các cấp là đang hướng tới một xã hội như vậy.

    Vô cảm được ví như là một cái chết, chết từ trong tâm hồn. Mọi người cần xây dựng nên cho bản thân một tâm hồn bao dung, vị tha, rộng lượng. Đừng xây dựng nên một xã hội vô cảm vì xã hội này là xã hội chết - đã chết từ trong tâm hồn rồi.
     
    Lãnh Y, Leon, Lão Bà3 người khác thích bài này.
  4. Hăc Hàn Lâm

    Bài viết:
    52
    Tên 4r: Hắc Hàn Lâm

    Bài dự thi: Suy nghĩ của bạn thân về bệnh vô cảm.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vô cảm - căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm nhưng lại chẳng có vị bác sĩ hay bệnh viện nào có thể chữa được. Căn bản, nó không nó trong danh sách các loại bệnh trong y học, nhưng cơ bản nó lại là căn bệnh đáng lo ngại chẳng kém cạnh gì huyết trắng. Bởi nó sẽ dẫn đến cái chết, chết một cách từ từ.

    Vô cảm là gì? Theo tôi, nó là sự thờ ơ lạnh lùng, sự vô tâm với những sự vật, sự việc xung quanh, lạnh tâm với những con người quanh ta. Người vô cảm là người chỉ biết đến lợi ích của bạn thân, mặc kệ mọi thứ.

    Vậy tại sao căn bệnh này nguy hiểm. Nó nguy hiểm không phải vì nó dẫn đến cái chết về thể xác, nó nguy hiểm bởi nó mài mòn đi trái tim của một con người. Làm thế nào có thể sống khi xung quanh đến một chút thấu hiểu, sẻ san, yêu thương cũng chẳng có được cơ chứ?

    "Thương người như thể thương thân" - câu răn dạy được truyền đạt từ bao thế hệ. Ừ thì cứ nghe đấy, nhưng làm lại là một chuyện khác. Cứ bảo "thương người như thể thương thân" nhưng nhìn người ta ăn xin ngoài đường thì cười nhạo khinh bỉ, cứ nói "thương người như thể thương thân" nhưng lại không ngừng chà đạp sỉ vả những người phục vụ, những người quét rác, cứ dạy ' thương người như thể thương thân ' nhưng trông thấy mấy đứa trẻ mặt mũi tèm nhem, đầu không có mũ, chân chẳng mang giày đi bán vé số thì lại quay sang bảo con mình không được chơi với chúng. Đến buồn cười.

    Người ta có thể bình thản lấy điện thoại ra quay khi trông thấy một đứa trẻ bị đám bạn bạo hành, người ta vẫn có thể dửng dưng cười khẩy khi trông thấy những người mẹ tay bế con miệng thì chẳng ngừng rao bán hàng rong, người ta có thể vô tâm trông thấy những đứa trẻ lang thang trong trời lạnh buốt giá chỉ mang mỗi cái áo tay ngắn với cái quần xà lỏn. Người ta có thể vô cảm đến đáng sợ.

    Hẳn nhiều đứa trẻ được nghe, được xem bộ phim "Cô bé bán diêm" lắm nhỉ! Rồi chúng và phụ huynh xem xong, liệu có ai cảm thấy xúc động trước sự thờ ơ đến buốt giá của người với người, hay chỉ tấm tắc khen phim hay đáng giá đồng tiền rồi lại thôi?

    Ừ thì cuộc sống này có rất nhiều chuyện phải lo ưu lo tư, nhưng đâu thể mặc kệ mọi thứ như thế! Ai cũng bảo chuyện của bản thân lo chưa xong sao lo đến chuyện người ta được, nhưng nhìn thấy bao cảnh ngộ éo le mà chẳng một cánh tay cứu giúp, thư nghĩ mà xem, nếu một ngày chính bản thân họ rơi vào cái cảnh ấy, sẽ đắng cay đến ngần nào khi phải nếm thử mùi vị của sự vô cảm, lạnh tâm.

    Những người trưởng thành bây giờ còn thua xa cả những đứa trẻ mới chập chững đi học, chúng nó biết chia sẻ cái kẹo cái bánh cho những người bạn của mình, biết bên cạnh vỗ về khi bạn chúng khóc, biết nhường nhịn cho những em nhỏ hơn. Còn những người đã lớn thì sao? Chao ôi, họ cam tâm để mặc những đứa trẻ chịu đói, họ không để tâm đến những tiếng xin ăn có vẻ rè rụt nhưng vô cùng đáng thương của những đứa nhóc chưa đến mười tuổi, họ chỉ liếc nhìn rồi quay đi khi thấy mấy đứa nhỏ xíu mặt mày dơ bẩn đi lại gần.

    Cuộc đời này lạnh lẽo lắm, không phải vì nhiệt độ cứ hạ xuống vào những ngày đông, mà chính những sự lạnh tâm của người đối với người. Vậy nên, nếu chẳng thể cho nhau một cái chăn ấm vào mùa lạnh, chí ít cũng trao đến nhau những lời yêu thương để sưởi ấm tấm lòng của nhau. Đừng lạnh tâm với một ai hết, vì chúng ta đều cần sự thấu cảm, sẻ chia, vỗ về, và chúng ta đều cần tình yêu.
     
    Lãnh Y, Lão BàCaoSG thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...