Tiếng Trung Hán tự thần kỳ

Thảo luận trong 'Ngoại Ngữ' bắt đầu bởi lanyangyang23, 12 Tháng chín 2019.

  1. lanyangyang23

    Bài viết:
    12
    路: Con đường.

    Từ này được cấu tạo từ các thành phần 足 (cái chân), 夂 (bước chậm) và 口 (cái miệng).

    Ngày xưa người ta thường bước đi để tìm đồ ăn, co phải vì vậy nên tạo ra những con đường không nhỉ?


    [​IMG]
     
    kimnana thích bài này.
    Last edited by a moderator: 29 Tháng mười một 2019
  2. lanyangyang23

    Bài viết:
    12
    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chữ HỢP [ hé] nghĩa là Hợp lại, gộp lại, hợp lý.. Có người phân tích chữ bao gồm bộ NHÂN bộ NHẤT và bộ KHẨU tức là nhiều người cùng chung một tiếng nói hay quan điểm thì gọi là HỢP.

    Cách giải thích này hợp lý, nhưng trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc chữ hán, HỢP ban sơ có ý nghĩa hơi khác một chút:

    Chữ HỢP ban đầu có hình ảnh cái chum, cái vại đang được đậy nắp lại (xem hình ảnh Giáp cốt văn, kim văn, triện văn sẽ thấy rõ). Chúng ta chỉ đậy được nắp lại khi cả nắp và chum cùng kích cỡ và ăn khớp với nhau, giống như ta vẫn nói "nồi nào vung nấy", cho nên, 合trước tiên có nghĩa là vừa vặn hay ăn khớp. Mặt khác chum vại dùng để đựng lúa gạo hay nói cách khác là tập hợp chúng lại để dễ bề sử dụng nên cũng có nghĩa là tụ lại, họp lại

    Có một câu chuyện vui về chữ HỢP như sau:

    Dương Tu là quân sư của Tào Tháo. Rất nhiều lần ông vượt tài chủ mình, khiến Tào tăng trưởng tật đố. Có lần, người ta đem tới tặng cho Tào Tháo một hộp bánh, Tào ăn thử một miếng, khen ngon rồi viết lên trên hộp bánh chữ "一 合 酥" nghĩa là "một hộp bánh", Dương Tu thấy thế đem bánh ra chia cho lính mỗi người một miếng ăn chơi. Tào Tháo biết thế tức lắm, nhưng vì quý trọng người tài nên hậm hực hỏi Dương Tu sao lại làm vậy? Dương Tu trả lời: "Ôi Chủ Công của tôi! Ngài viết lên trên hộp bánh là" mỗi người một miếng ", tôi làm sao dám trái lệnh?". Lý do là trong tiếng Hán, chữ "一 合 酥" (nhất hợp tô) có thể tách thành "一人一口酥" (nhất nhân nhất khẩu tô – bỏ cái mũ của chữ xuống thành chữ và chữ ) có nghĩa là "mỗi người một miếng". Lúc này Tào đã bắt đầu cảnh giác với Dương Tu.


    Chúc mn cuối tuần vui vẻ <3
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng chín 2019
  3. lanyangyang23

    Bài viết:
    12
    Chữ Hán hôm nay là 年 (Niên) - (Nían) - năm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Theo truyền thuyết, thì "niên" ở đây là một con vật. Người xưa cho rằng, vào dịp sau mùa thu hoạch đã xuất hiện một loài quỷ tác oai tác quái đối với dân lành, nhờ Thần Phật bảo hộ mà con người tránh được tai họa.

    Chữ NIÊN như là biến thể của chữ 牛 NGƯU (bò, trâu). Câu chuyện về con Niên chắc có liên quan tới chữ tượng hình này.

    Nhìn chữ NIÊN, quả thật ta thấy nó là biến thể của chữ NGƯU 牛 (bò, trâu). Trong chữ Hán bộ Ngưu này thường đứng bên cạnh những danh từ chỉ súc vật. Ta có thể gặp rất nhiều biến thể dài ngắn về câu chuyện con NIÊN này. Có câu chuyện như thế này:

    "Tết Âm lịch trong tiếng Hán là Guo Nian (tạm dịch" Quá niên "), trong đó Guo nghĩa là" đã qua "còn Nian (NIÊN) hay" Năm "thực ra là tên một con quỷ mang đến vận xui trong quan niệm của người Trung Quốc.

    Theo một truyền thuyết lâu đời của người Trung Hoa kể lại, Niên là một con quái vật có sừng quanh năm sống dưới đáy biển sâu và chỉ mò lên bờ đúng vào đêm giao thừa để ăn thịt gia súc, gia cầm và cả người dân trong làng Hoa Đào.

    Niên là một con quái vật có sừng quanh năm sống dưới đáy biển sâu và chỉ mò lên bờ đúng vào đêm giao thừa để quấy phá dân lành. Chính vì vậy, dân làng bảo nhau bỏ nhà chạy lên núi để tránh quái vật quấy phá. Cứ đến đúng ngày đó là không ai dám ngủ, cả nhà phải quây quần lại với nhau đề phòng quái vật nên mới có tục thức đêm lúc giao thừa.

    Thế nhưng, một đêm trừ tịch nọ khi dân làng chuẩn bị rủ nhau đi trốn thì một ông lão ăn xin râu tóc bạc phơ, tay bị tay gậy từ đâu xuất hiện. Ai cũng sợ sệt, vội vàng chạy trốn nên chẳng có ai để ý đến ông lão ăn xin trừ một người phụ nữ tốt bụng. Người phụ nữ này cho ông lão ăn rồi còn bảo ông cùng lên núi trốn quái vật Niên. Nghe vậy, ông lão ăn xin chỉ cười và nói:" Thưa bà, nếu bà để tôi ngủ lại nhà bà đêm nay, tôi hứa sẽ diệt trừ con quái vật Niên đó giúp bà ".

    Bà này hết sức ngạc nhiên, nhìn ông lão từ đầu đến chân." Rõ ràng, ông lão này cũng là người trần mắt thịt, lấy đâu ra cái nhuệ khí đó? ", bà thầm nghĩ và tiếp tục thuyết phục ông cụ đi theo nhưng ông chỉ cười mà không trả lời. Không còn cách nào khác, người phụ nữ đành chạy đi để ông lão ở lại một mình trong căn nhà.

    Đêm đến, Niên hùng hổ chạy vào làng nhưng nó ngay lập tức nhận thấy có điều gì đó rất khác lạ. Con quái vật nhìn quanh và phát hiện ra tờ giấy đỏ dán trên cửa nhà người phụ nữ kia. Trong nhà thắp nến sáng bừng. Niên tru lên một tiếng rồi điên loạn lao về phía căn nhà. Vừa bước chân tới cửa, con quái vật bị giật mình bởi tiếng pháo nổ. Ngay lúc đó, cửa đột ngột mở ra, ông lão ăn xin bước ra trong bộ quần áo đỏ và bật ra một tràng cười. Quái vật Niên sợ quá, mặt cắt không còn giọt máu, vội vã ù té chạy.

    Sáng hôm sau, dân làng trở về và vô cùng ngạc nhiên khi thấy mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn chứ không phải cảnh hoang tàn như những năm trước. Lúc này, người phụ nữ kia chợt nhớ lại chuyện ông lão ăn xin tối qua và liền kể lại với dân làng. Dân làng lập tức kéo nhau tới nhà người phụ nữ để xem chuyện gì đã xảy ra. Tại đó, họ thấy hai dải giấy đỏ dán trên cửa, xác pháo và nến vẫn còn đang cháy. Mọi sự đã được hóa giải, thì ra con quái vật Niên sợ màu đỏ, tiếng pháo nổ và ánh sáng.

    Vui sướng vì từ nay đã có cách đối phó với con quái vật gian ác, dân làng tổ chức tiệc tùng linh đình đón chào năm mới và mong chờ vận may sẽ tới. Tất cả đều diện quần áo mới và chúc nhau những câu tốt lành.

    Từ đó, cứ tới đêm giao thừa, nhà nào cũng dán câu đối đỏ trước cửa, thắp đèn lồng, đốt pháo và thức để đón năm mới sang. Ngày đầu tiên của năm mới, anh em làng xóm sẽ sang nhà nhau chúc tết cùng với bao lì xì đỏ thắm."

    Nếu kết hợp câu chuyện kể và tục ăn Tết sau mùa thu hoạch thì ta thấy điều này rất rõ trong chuyện "Cây nêu ngày Tết" của người Việt. Con quỷ gian xảo lừa mị người dân trồng hoa màu cho hắn được lợi. Hắn bóc lột tàn nhẫn công sức của những người đáng được hưởng thụ thành quả quả lao động của mình. Tuy nhiên, Phật đã dạy bảo con người, khiến cho quy luật "bất thất bất đắc" được thực thi một cách công bằng.

    Mặc dù, bị thua cuộc nhưng Quỷ ở biển cứ đến kỳ lại lên quấy rối. Ngoài những tràng pháo hân hoan đón chào Thần Phật, xua Quỷ; ngoài những câu đối đỏ ghi chữ Thánh Hiền với nội dung Đạo Đức gửi những thông điệp trừ yêu; người Việt mình còn dùng vôi bột, dùng cành dứa và đặc biệt là cây nêu bắt Ma Quỷ phải thực hiện điều ước.
     
  4. lanyangyang23

    Bài viết:
    12
    耐 (Nại) /nài/: Nhẫn

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nại 耐 (nài, nhẫn nại) là một chữ hội ý kết cấu trái phải gồm NHI (bộ râu) và THỐN (tay) hội hợp lại. Tính chất biểu ý của chữ NẠI "là dùng tay nhổ râu". Chữ NẠI miêu tả lại một trong những hình phạt loại nhẹ thời trung cổ. Râu là biểu trưng cho sự nam tính. Đàn ông không có râu tượng trưng cho việc thua kém, thiếu ý chí và nghị lực. Vì vậy, với những quan lại mắc tội ở mức nhẹ, người ta đã tiến hành xử phạt bằng cách nhổ hết râu đi. Hình phạt đó cũng là một kiểu nhục hình nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Hình phạt tuy diễn ra lâu, tội nhân phải chịu đựng cái đau âm ỉ cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng nhìn chung chỉ cần kiên trì là vượt qua được. Vì vậy NẠI mang nghĩa phát sinh là chịu đựng được, kiên trì đến cùng. Tiếng hán hiện đại vẫn còn sử dụng những từ như nại tâm 耐心, nhẫn nại 忍耐, nại cơ 耐飢.
     
  5. lanyangyang23

    Bài viết:
    12


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chữ HOẠT 活 là chữ hội ý, gồm bên trái là bộ THỦY 氵 (nước), bên phải là chữ THIỆT 舌 (cái lưỡi). Từ xa xưa khi tri năng về chức năng của các bộ phận cơ thể, người ta phát hiên ra lưỡi là cơ quan đóng vai trò quan trong trong việc nói năng. Trong tiếng việt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có câu: "Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình"; Dân gian có cách nói "miệng lưỡi thế gian" hay "uốn ba tấc lưỡi".. đều thể hiện sự tri nhận của con người với vai trò của lưỡi.

    Chữ THIỆT 舌 thêm ba chấm THỦY 氵hợp lại thành HOẠT 活 với nghĩa là "sống". Điều đó đã thể hiện sự khẳng định vai trò của nước đối với sự sống. Người ta có thể nhịn ăn hàng tuần nhưng không thể nhịn uống quá ba ngày.

    Mặt khác khi quan sát hoạt động nói năng của con người, ta thấy, khi nói, lưỡi phải thật sự linh hoạt, nước bọt cần phải tiết ra đủ để cho hoạt động phát âm diễn ra bình thường. Người già khi đau yếu, miệng khô, lưỡi cứng, cũng là lúc không thể nói được nữa. Dân gian gọi là "cấm khẩu".


    [​IMG]
     
  6. lanyangyang23

    Bài viết:
    12
    Chữ TẮC / ze2/

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chữ TẮC / ze2/ là một chữ hội ý kết cấu trái phải, bao bao gồm và bộ ĐAO 刀 (một con dao). Ở đây, 貝 thực sự là dạng đơn giản của 鼎 (một cái vạc cổ có 3 chân, người xưa thường dùng 貝 thay cho có thể gặp ở một số chữ như VIÊN vốn là hình ảnh của một cái đỉnh và cái miệng tròn của nó với nghĩa gốc chỉ hình tròn), 則 đại diện cho những quy tắc hoặc luật lệ được khắc bằng dao trên một cái vạc (dùng dao khắc chữ lên đỉnh để làm mẫu mực cho các thế hệ sau) để thể hiện tầm quan trọng và vĩnh cửu (thực tế cho thấy chữ được khắc trên đồ đồng có thể tồn tại hàng thế kỷ và hơn thế nữa). Vì vậy 則 có ý nghĩa là nguyên tắc hoặc quy định.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...