Hello bạn, khi bạn ghé qua bài viết này của mình thì mình xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn nhé! Bạn có muốn học giỏi không? Và làm thế nào để bạn có thể học giỏi? Nếu bạn muốn hãy đọc bài viết của mình nhé :3 Có rất nhiều yếu tố cần thiết cho bạn để bạn có thể học giỏi nhưng trong phạm vi bài viết này, mình xin phép được chỉ đề cập đến một yếu tố, đó cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến thành tích học tập của bạn. Bạn biết về sự tập chung chứ? Bạn biết nhưng bạn đã thực hiện nó một cách nghiêm túc bao giờ chưa? Bạn có dám khẳng định rằng, bạn hoàn toàn tập chung 100% vào những tiết học trên lớp và không bị sao nhãng bởi những điều xung quanh, ví dụ như tối nay ăn gì, mai mình đi shopping rồi, đi lúc mấy giờ, cần mua những gì.. Bạn không nói chuyện trong lớp nhưng bạn cũng không hoàn toàn tập trung 100% vào các bài giảng của các thầy cô, ý thức của bạn đôi khi bị sao nhãng bởi các yếu tố khác. Bạn không thể lường được hậu quả đâu, chỉ vì những lần sao nhãng như vậy mà bạn có thể không đạt được hiệu quả tối đa của việc nghe giảng, đó là lý do cùng học với bạn nhưng người ta tiếp thu được 10 trong khi bạn chỉ tiếp thu được 5, 6 phần. Nếu bạn đang ở tình trạng này thì hãy thay đổi đi nhé, việc bạn tiếp thu được bao nhiêu sẽ đánh giá sau này bạn có bao nhiêu kiến thức, bạn là ai trong xã hội và bạn thành công đến đâu. Làm thế nào để bạn khắc phục tình trạng đó? (Nếu bạn thấy hay, thì like cho mình nhé, nếu bạn thấy quan điểm của mình không đúng thì hãy comment sau bài viết của mình nhé, mình mong sẽ có nhiều người tương tác hơn để chúng mình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ) Để có được sự tập trung nghe bài giảng, bạn hãy đặt ra các mục đích của mình. Bạn cần tìm hiểu trước bài giảng ở nhà, phân chia bài giảng thành nhiều vấn đề khác nhau, và mỗi vấn đề bạn cần tìm ít nhất một mục đích khi nghiên cứu về vấn đề đó. Nghe có vẻ không khoa học đúng không? Nhưng tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy vì sao bạn nên làm thế? Việc bạn đặt ra các mục đích cho các vấn đề sẽ khiến bạn có hứng thú với vấn đề đó, khi bạn có vấn đề, bạn sẽ muốn tìm hiểu về nó, sự tìm hiểu đó sẽ khiến bạn tập chung đến cao độ, hơn nữa khi bạn nảy sinh hứng thú, não bộ của bạn sẽ tiết ra chất khiến cơ thể bạn hưng phấn làm bạn tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất, một số kết quả khoa học còn chứng minh, bạn sẽ đặc biệt thông minh vào những thời điểm đó. Bạn đặt ra nhiều mục đích, cho nhiều vấn đề sẽ khiến bạn cảm thấy không nhàm chán bởi khi thầy cô giảng kết thúc một vấn đề, bạn lại thấy hưng phấn về vấn đề tiếp theo, nó giúp bạn duy trì sự tập chung cao độ và trạng thái hưng phấn trong suốt quá trình nghe giảng. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, có thời gian mình sẽ phân tích thêm một số biện pháp khác (do sự nỗ lực tự điều chỉnh từ phía bạn hoặc các phương pháp giảng dạy của thầy cô, khiến bạn có thể duy trì được sự tập chung cao độ) Chào bạn, một ngày tốt lành nhé ^^ P/s: Bạn có thể comment dưới bài viết của mình, bạn bao nhiêu tuổi, đang học cấp nào, lớp nào, hiện tại mình đang học đại học, mình sẽ chia sẻ một chút kinh nghiệm học của mình cho các bạn ^^
Kinh nghiệm thì mình không có, nhưng mà thiết nghĩ bạn nên làm nhiều dạng bài khác nhau vào, làm nhiều thì tư duy tốt, phản xạ nhanh, đặc biệt khả năng tập trung sẽ được nâng cao. Đặc biệt phải có quyết tâm, còn nếu bạn lười thì mình chịu. Cố lên bé~
Vậy thì em nên có quyết tâm học tập, nếu mà lý do em không học được vì em lười nên thì nên quyết tâm chấn chỉnh bản thân ngay nhé. Còn nếu em không học được vì em không hiểu bài thì nên lập nhóm học chung, có thể học chung với một hoặc nhiều bạn, đừng ngại hỏi các bạn ấy nếu em không biết, người ta bảo học thầy không tày học bạn, nên nếu em biết sử dụng phương pháp này vào học tập thì sẽ rất hiệu quả. Các bạn ấy không chỉ giúp em ôn tập lại kiến thức mà còn giúp em tiến bộ nhanh hơn trong học tập đấy. Còn một điều nữa, là không biết em đã đi học thêm chưa, nhiều người bảo học thêm này nọ tốn tiền mà đạt hiệu quả, theo chị thì hoàn toàn sai, việc đi học thêm các em sẽ được học bài một lần, thầy cô giảng lại trên lớp là các em học bài đấy hai lần, về nhà em lại học nữa là học 3 lần. Kể cả khi em không ôn tập lại kiến thức, em cũng vẫn nhớ kiến thức rất tốt. Hơn nữa thì môi trường giáo dục hiện tại, có những nơi không truyền tải hết kiến thức cho học sinh mà đi học thêm mới truyền tải hết, nên chị muốn nói là nếu em là một người có tư duy thụ động, không tự tích cực tìm hiểu được các kiến thức bên ngoài thì em nên đi học thêm nhé. Em cũng có thể nên học từ các mạng online nhé, rất hiệu quả đấy, tuy nhiên thì việc học online đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên nhẫn rất cao.
Bạn có muốn nhớ lâu không? Một chút kinh nghiệm giành cho các bạn, để học bài nhớ lâu đây: 1. Uống một cốc nước trước khi học bài. 2. Xác định thời gian và vị trí bạn học (nơi đó tùy theo mỗi người chọn, thời gian thậm chí có thể 0h, 2h sáng, 12h trưa, 10h.. bất cứ thời gian nào bạn cảm thấy chữ vào đầu nhanh nhất) 3. Không học vẹt, hiểu ý từng bài bạn học, chỉ nhớ mỗi ý chính, bạn sẽ tự động lôi ra được tất cả những gì bạn cần. 4. Tránh xa điện thoại, các loại giải trí kích thích bạn (đem chúng xác hết đi cho chắc, và nhớ tắt âm thanh để chế độ im lặng) => hãy xem như "hôm nay t bị cách ly" 5. Không uống các loại chất kích thích như cafe, trà.. (cái này tùy người, nhưng đối với mình, thì mình uống xong lại học không vô), nếu khác bạn hãy chuẩn bị một ly nước bên cạnh. 6. Học xong, bạn không được làm các điều dưới đây: Không xem tivi ngay sau đó Không sử dụng điện thoại Không được ăn trong tầm 30p. Hãy làm: Ngủ một giấc Quên hết câu chữ vừa học đi, mặc xác nó, dù gì nó vẫn trong đầu bạn. Uống nước Đi dạo loay hoay đâu đó Đi tán gẫu với mẹ hay giúp mẹ làm việc nhà. 7. Trước ngày thi, mở bài tập ra, vừa nhìn chữ vừa đọc hết tất cả những gì bạn đã học được. Nhớ: Nhìn đọc, không cần học thuộc nữa. Không cần học thêm bài đâu, bởi vì thật ra học cũng không đủ thấm vào đầu bạn vào lúc này. 8. Điều quan trọng, phải sắp xếp thời gian để học thuộc bài (ví dụ: Thứ 2 tuần sau bạn thi, và bạn có 3 môn chưa học, môn nào nhiều hơn bạn học trước, và nhất định môn đó phải kết thúc đến khi nào để chuyển sang môn khác. Thời gian vô hạn, bạn phải tận dụng nó, cày ngày cày đêm để hoàn thành xong bài. 1 ví dụ đơn giản: Thứ 2 tuần sau thi, bạn có 1 tuần để học bài, mà có 3 môn giả sử là: Anh, Văn, Lý đi. Môn Văn dài hơn, học trước, bạn xác định đến thứ 3 Văn phải học xong thì đến thứ 3 Văn bạn đã đủ kiến thức trong đầu, và chuyển sang môn khác) 9. Tìm mọi cách để chữ vào đầu trước khi học, sau khi có đề cương (một số người thì soạn ra, một số người thì viết ta ý chính, một số người khác lập sơ đồ tư duy) Nố chúng làm cái quỷ nào bạn thấy nó nhanh vào đầu nhất thi ok. 10. Cuối cùng sắp xếp thời gian bổ dưỡng ăn các món ăn. (bỏ cái phong tục đừng ăn trứng, vịt gì đó đi) theo y học chứng minh, vitamin trong trứng giúp trí não nhớ lâu hơn đấy. Tôi không bắt bạn ăn nhiều trứng, nhưng ý ra trong gia đoạn thuộc bài bạn nên có 1 quả trứng vào bụng, nó giúp bạn rất nhiều. Hết rồi. Kinh nghiệm để nhận học bổng trong khi đại học của mình chỉ nhiêu đó. Chúc các bạn áp dụng thành công.
Mình đã qua cái tuổi đi học rồi không cần phải nghĩ cách sao cho học giỏi nữa, nhưng vào đây đọc bài viết này thấy hay hay, làm mình nhớ đến tuổi học trò của mình quá à. Cái thời lơ tơ mơ ngơ ngơ dại dại ấy thật vui vẻ biết bao. Vô tư ngu ngu khỏi phải nói hihihi Thời ấy lúc nào cũng mơ mộng "A. T. S. M" (Ảo tưởng sức mạnh đấy). Suốt ngày cứ mong ước sao cho không cần phải học hành mà vẫn cứ giỏi như còi inh ỏi đấy. Học thì chả để tâm lúc lên bảng thì câu được câu mất, ở dưới đám "cờ hó" nhắc bài náo loạn cả lớp học. Khổ nhất là đầu giờ kiểm tra bài cũ, cứ "sống chui sống lủi" như chuột nhắt ấy, giả vờ bị rớt sách, rớt vở, rớt bút để chui xuống gầm bàn trốn tránh chẳng khác nào "cẩu" cả. Kỉ niệm đáng nhớ nhất mà ngay đến bây giờ mỗi lúc họp lớp cả đám kể lại còn cùng nhau cười "thúi cả ruột" luôn ý. Đấy là có hôm bị cô giáo gọi lên hỏi bài cũ, bài tập thì chưa làm, công thức thì chưa thuộc nhưng vẫn oai phong lẫm liệt lắm, ngẩng cao đầu tươi rói bước lên bục giảng, tay để sau lưng vẫy bye bye với đám "trâu bò". Khiến đứa nào đứa nấy phải trợn mắt trầm trồ khen ngợi. Ai ngờ lên cô giáo đọc câu hỏi xong, mình vẫn bình tĩnh nhìn cô mỉm cười: "Xin lỗi cô em chưa học bài" thế là cả lớp cười ầm lên. Cô giáo tức giận chỉ thẳng vào mặt mình rồi nói: "Em tại sao là cán bộ mà không làm gương cho các bạn thế hả?". (mình là bí thư lớp cả 3 năm cấp ba, nhưng mình cảm thấy mình đã làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình rồi nạ. Mình đã đưa lớp lên đến một tầng cao phá phách mới mà trong khối không ai địch nổi hì hì) Lúc ấy mình trầm ngâm nhìn cô một lát mới lên tiếng: "Cô Lan bảo em không phải quan tâm gì hết cả, chỉ cần chăm chỉ ôn tập thì đỗ học sinh giỏi văn là được" (mình không tiếc tay bán đứng cô giáo môn văn). Lớp trưởng sợ sẽ có cuộc "chiến tranh đẫm máu" diễn ra giữa mình và cô chủ nhiệm, thế là anh dũng đứng lên bênh vực mình: "Cô ơi lúc dạy xong, cô chỉ dặn là về nhớ học bài và làm bài tập đầy đủ (câu nói kinh điển của thầy cô) chứ cô không dặn là buổi học tiếp theo sẽ hỏi bài cũ, và nói rõ sẽ gọi bạn nào lên hỏi bài cũ, để chúng em chuẩn bị chu đáo ạ". Kết quả hôm đó 2 đứa ra hành lang đứng nói chuyện, tán gẫu cười đùa đến hết tiết. Còn rất phong độ vẫy tay chào hỏi các bạn lớp khác đi vệ sinh qua nữa chữ. Nản! Nói chung có lẽ khoảng thời gian vui vẻ ngây thơ hồn nhiên nhất vẫn là tuổi học trò. Thật hạnh phúc khi được chung lớp với một đám cùng chung "chí hướng". Không biết lúc mẹ mình sinh mình giờ nào mà hồi đó nghịch kinh khủng ý. Toàn chơi trò ác không à, nào là trèo tường trộm xoài ăn không ăn dắt đầy khung cửa đường của chủ nhà, trộm khế rồi bỏ vào bao kèm theo tờ giấy (đây là khế nhà ông A) rồi để ở cửa nhà người gần đó, nào là trêu chó để nó đuổi theo rồi nhanh chân trèo lên cây trốn có hôm một đứa bị chó cắn đi viện sau về mới bỏ không chơi trò ngu ấy nữa. Còn lấy quả đùng đình bôi đầy ghế giáo viên để giáo viên ngồi vào "xì hơi" suốt.. đúng là tuổi thơ giữ dội không tên không tuổi mà. Hồi niệm (hồi nhớ, tưởng niệm) quá đi. Chúc các bạn trẻ có một quãng đời học sinh, sinh viên vui vẻ nhé!
Học giỏi ư? Hầu như tất cả học sinh và sinh viên trên khắp thế giới này đều mong ước nhưng theo mình nghĩ không ai toàn diện hết, ít lắm. Sẽ có người giỏi tự nhiên khuyết xã hội và ngược lại. Cũng có nhiều người giỏi nghệ thuật nhưng nhắc đến chuyện học hành lại là nỗi ám ảnh. Phải như thế nào để học giỏi ư? Kiên trì, chịu khó và chăm chỉ? Liệu ổn không? Có những bạn đã rất tốt theo cách này nhưng có nhiều bạn bị áp lực, sợ hãi khi cố quá sức của mình. Mình thì lười, không ép mình phải học giỏi môn học nào. Môn nào mình thích, không ép mình cũng tự học. Thời đi học mình nghiện nhất môn sử và văn. Mình có thể học một cách tự giác. Còn toán, lí, hóa gần như lờ đi và toàn bị 1, 2. Nên mình nghĩ bạn cố được bao nhiêu thì cố, còn không thể cố được nữa cũng đừng tự áp lực bản thân. Năng lực của bạn đủ để bạn có một ngành nghề thích hợp trong tương lai nhé.
Ai ai cũng muốn học giỏi bạn ạ. Không những thể hiện được thế giới tri thức của bản thân mà khiến cho người khác phải nể phục, bố mẹ nở mày nở mặt, có nhiều bạn bè hơn, được ưu ái hơn và đặc biệt là thu hút sự chú ý của crush. Có quá nhiều lợi ích tốt đẹp từ việc học giỏi, nhưng để học giỏi đâu phải dễ. Học là cả một quá trình, không thể nói là trong một hay hai ngày. Điều này rất dễ nhận thấy. Mình muốn chia sẻ một chút về việc làm sao để trở thành học sinh giỏi. Đầu tiên, bạn phải vạch ra mục đích của mình và quyết tâm cao độ. Thứ hai, cách ly các thiết bị thông minh. Thứ ba, tìm cho mình một đối thủ xứng đáng để tạo động lực. Thứ tư, thẳng thắn từ chối các cuộc đi chơi, xem phim, chơi game.. Đó là quan điểm của mình.