Diếp cá - Cây rau làm thuốc? Một số bài thuốc dân gian có thể bạn muốn biết!

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi TIịch Ly Uy Vũ, 9 Tháng tám 2022.

  1. TIịch Ly Uy Vũ

    Bài viết:
    63
    DIẾP CÁ VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮ BỆNH TỪ CÂY DIẾP CÁ

    [​IMG]

    I. Tổng quan về Diếp cá

    Ø Tên khoa học: Houttuynia Thumb. Thuộc họ Lá giấpSaururaceae.

    Tên gọi khác: Diếp cá hay giấp cá, dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, tập thái, Ngư tinh thảo (Đông y), Co vầy mèo (Thái), Phiăc hoảy (Tày), Cù mua mín (Dao).

    Ø Đặc điểm sinh thái: Cây Diếp cá là một loại thân cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa ẩm và có rễ mọc ngắn dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân đứng cao tầm 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hoặc có thể nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa. Có bốn lá bắc màu trắng. Trông toàn bộ cụm hoa và lá bắc gần giống như một cây hoa đơn độc. Cả cây khi vò lại có mùi tanh như cá. Hoa thường nở và mùa hạ tầm tháng 5 đến tháng 8.

    Ø Phân bố: Diếp cá thuộc loại cây ưa ẩm và hơi chịu bóng, thường mọc ở đất ẩm, nhiều mùn dọc theo các bờ khe suối, mương nước trong thung lũng và ở vùng đồng bằng, Cây sinh trưởng gần như quanh năm, mạnh nhất trong mùa xuân hè, có hoa quả hàng năm trên những cây không bị ngắt ngọn và hái lá thường xuyên, có khả năng tái sinh chồi mạnh từ thân rễ. Mọc hoang gần nhưu khắp cả nước.

    Ø Bộ phận dùng: Cả cây trừ rễ, có thể dùng dạng tươi hoặc sấy khô.

    Ø Thành phần hóa học:

    - Toàn thân diếp cá đều chứa tinh dầu. Tinh dầu của diếp cá có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus, ngoài ra còn hiệu quả trong việc cải thiện sự chuyển hóa chất béo, albumin niệu, tình trạng kháng insulin trên chuột bị đái tháo đường.

    - Thành phần chính chứa Aldehyd và dẫn xuất của nhóm cetone có tính kháng khuẩn như 3- oxododecanal, và một số chất không có tác dụng kháng khuẩn như methyl-n-nonyl ceton, l-decanal, l- dodecanal.

    - Chứa một số chất thuộc nhóm terpen như: Camphen, myrcen, α-pinen, limonen, linalol..

    - Trong lá của cây Diếp cá còn chứa β-sitosterol và một số chất thuộc nhóm alkaloid như: Aristolactam B, piperolactam A, Aristolactam A, Norcephara-dione B, cepharadione B, splendidine. Từ lá diếp cá người ta đã phân lập được β-sitosterol, cordalin (chất thuộc nhóm alkaloid), và các flavonoid như afzelin, hyperin, rutin, isoquercitrin và quercitrin.

    - Thân cây diếp cá chứa một số chất thuộc nhóm flavoniod như: Quercitrin, quercetin-3-O-Beta-D-glucopyrannoside

    Ngoài ra còn chứa acid capric, laurinaldehyd, benzamid, acid hexadecanoic, acid decanoic, acid palmatic, lipid và vitamin K..

    Ø Tác dụng dược lý:

    - Ức chế histamin và acetylcholin (thể hiện trên sự giảm độ co thắt cơ trơn của ruột cô lập).

    - Trong thí nghiệm giải nộc độc của rắn hổ mang cho thấy Diếp cá có khả năng làm vỡ dưỡng bào và giải phóng histamin → chống nọc độc rắn và chống dị ứng.

    - Thí nghiệm invitro trên huyết thanh người bình thường cho thấy nước sắc cũng như flavonoid được chiết tách từ diếp cá có tác dụng ức chế men catalase huyết thanh.

    - Alcaloid cordalin có trong diếp cá có tác dụng kích ứng da gây phông rộp.

    - Diếp cá có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, kéo dài thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbiturat, ức chế co giật gây nên do strychnin.

    - Hoạt chất quercitrin có trong diếp cá có tác dụng lợi tiểu mạnh.

    - B– cetoaldehyd béo phân lập từ thân rễ diếp cá ức chế sự nảy mầm của hạt (thực vật bậc cao).

    II. Công dụng và một số bài thuốc dân gian.

    Ø Công dụng:

    - Theo đông y thì diếp cá có vị cay, chua, mùi tanh, tính mát (hơi lạnh, theo Hu), hơi độc, tán khí, tán ứ (Kariyone & Kimure), cay vào phế kinh. Diếp cá được dùng trị táo bón, trĩ, mụn nhọt, lở ngứa, sởi ở trẻ em, viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoặc đau mắt do trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu, kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó còn điều trị sốt rét, sài giật ở trẻ em, đau răng, trâu bò bị rắn cắn.

    - Theo y học hiện đại:

    O Các chế phẩm từ Diếp cá đều chứa một lượng hoạt chất nhóm flavonoid nhất định có tính chống oxy hóa, giúp phòng và trị chứng xơ cứng động mạch do các gốc tự do gây ra.

    O Điều trị các bệnh liên quan đến tình trạng giãn tĩnh mạch: Nổi tĩnh mạch chân tay, nặng chân, trĩ nội, trĩ ngoại. Táo bón, mụn nhọt, dị ứng.

    O Diếp cá chứa Decanonyl acetaldehyde là một loại kháng sinh mạnh giúp phòng ngừa viêm nhiễm búi trĩ đồng thời giúp cho quá trình phục hồi, tái tạo mô tổn thương diễn ra nhanh hơn và giảm sưng phù hậu môn.

    O Ngăn ngừa vỡ mao mạch hoặc xuất huyết não ở người cao tuổi. Hỗ trợ điều cao huyết áp và cầm máu trong các trường hợp xuất huyết.

    O Có tác dụng tăng cao hệ miễn dịch cho mọi lứa tuổi, vì hoạt chất trong diếp cá giúp kích thích sản sinh ra tế bào bạch huyết.

    O Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu, nhuận tràng, dùng làm thức uống hằng ngày cho mọi người.

    Ø Các bài thuốc dân gian:

    - Điều trị mụn trứng cá, mụn sưng đỏ: Giã nát Diếp cá cùng với một ít muối hạt rồi đắp lên mặt. Hỗn hợp này giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm). Ngoài ra, có Diếp cá còn có tính sát khuẩn cao cho nên có thể giúp thải độc da, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả. Bên cạnh việc đắp lên mặt thì có thể dùng Diếp cá như một loại nước ép uống hằng ngày (nếu khó uống có thể thêm đường hoặc ít muối).

    - Chống lão hóa da bằng mặt nạ Diếp cá mật ong: Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất trộn với 1 thìa nước cốt diếp cá, sau đó trộn đều và đắp lên mặt trong 30 phút rồi rửa sạch. Hỗn hợp mật ong và diếp cá giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Để mặt nạ lá diếp cá phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ vì lúc đó làn da đã được nghỉ ngơi và có thể hấp thụ dưỡng chất nhiều nhất.

    - Trĩ sưng đau: Ăn sống như một loại rau hoặc là ép lấy nước để uống hằng ngày. Dùng lá Diếp cá nấu sôi thiệt già rồi dùng để xông hậu môn, nước ấm lại thì dùng để ngâm rữa bên ngoài, bã thì lấy để đắp và vùng hậu môn.

    - Trĩ lòi dom: Giã diếp cá kèm với một ít muối trắng sau đó đắp trực tiếp lên chổ trĩ rồi băng lại, dom lòi ra sẽ tự động thụt vào. Có thể dùng 6-12g Diếp cá khô pha với nước uống hằng ngày cũng hỗ trợ điều trị trĩ vô cùng hiệu quả.

    - Trĩ ra máu: Diếp cá 2kg, Bạch cập 1 kg mang sấy khô rồi tán thành bột, ngày dùng 6-12g pha với nước để uống, chia 2-3 lần/ ngày.

    - Đắp vào vết gãy xương sau đó bó lại cũng giúp xương mau lành.

    - Vào mùa xuân nấu Diếp cá cùng thịt heo sau đó lấy nước uống cũng có tác dụng xổ lãi.

    - Có tác dụng ổn định đường của bệnh nhân đái tháo đường.

    - Kinh nguyệt không đều: Diếp cá 40g, Ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch, giã nhỏ và lọc lại bằng nước sôi để nguội, một chén nước thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày, uống đều đặn trong vòng 5 ngày. (Uống trước kỳ kinh 10 ngày).

    - Viêm âm đạo: 20g Diếp cá, 10g bồ kết 10g, 1 củ tỏi đem đun sôi thật kỹ cùng với 5 chén nước. Mang phần nước vừa đun xong đi xông chỗ đau, sau đó dùng nước ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, cần làm đều đặn trong 7 ngày liền.

    - Đái buốt, đái dắt, tiểu đêm: Rau diếp cá, rau mã đề và rau má mỗi loại 50g rồi mang rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống, uống đều đặn 1 đến 2 tuần sẽ có tác dụng.

    - Đơn sưng của người lớn và trẻ em (Nam dược thần hiệu) : Diếp cá, nhọ nồi, cải rừng, xương sông, dưa chuột, khế, đơn đỏ, huyết dụ, nhài, mía dò, các vị thuốc đều dùng lá với liều lượng mỗi vị là 15g, thêm xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 miếng, củ nâu 3 miếng đem toàn bộ giã nát, thêm vào một ít nước sau đó vắt lấy nước cốt đê uống, bã thì dùng xoa đắp chỗ sưng.

    - Viêm phổi, viêm ruột: Rau diếp cá 50g, sắc lấy nước uống, ngày uống 2 đến 3 lần, uống trước bữa ăn, dùng đều đặn 4 – 6 ngày sẽ khỏi.

    - Quai bị: Lấy một ít lá diếp cá tươi, giã nhuyễn và đắp lên quai hàm, băng cố định, mỗi ngày làm 2 lần.

    - Đau mắt đỏ: Rau diếp cá 10 lá, rửa sạch giã nhuyễn – dùng vải mỏng hoặc giấy xốp gói rồi đắp lên mắt. (Nên làm trước khi ngủ)

    - Táo bón: Lấy 10g diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm 15 phút, uống thay trà, dùng đều đặn trong 10 ngày. Trong thời gian trị liệu phải ngừng sử dụng các loại thuốc khác.

    - Các chứng bệnh về thận: Lấy 50 – 100g rau diếp cá (sao vàng), đổ 1 lít nước sôi vào ngâm trong 30 phút, sau đó uống như nước uống hằng ngày, mỗi ngày chỉ dùng một thang (tương đương 1 lít nước Diếp cá/ ngày). Uống liên tục trong vòng 3 tháng.

    - Viêm tai giữa: Cây diếp cá khô 20g, táo đỏ 10 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml (1 chén), chia 3 lần/ngày để uống.

    - Viêm tắc tia sữa: Lá diếp cá, lá cải trời, dùng tươi, mỗi vị một nắm (30g) giã nát, chế nước sôi vắt lấy nước cốt uống, bã chưng nóng với giấm, đắp lên ngực.

    - Sài giật ở trẻ em: Lá diếp cá 6-12g, củ sả 6g, quả xuyên tiêu 2g. Giã nát, thêm nước vào khuấy lên sau đó gạn lấy nước để uống, bã thì dùng đắp lên hai bên thái dương.

    - Viêm ruột, kiết lỵ: Rau diếp cá 20g, xuyên tâm liên 16 g, hoàng bá 8g. Sắc và uống làm 2 lần/ngày.

    - Viêm phổi (Ma hạnh thạch cam thang gia vị) : Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân 20g, lô can 20g, liên kiểu 16g, hạnh nhân 12g, hoàng liên 12g, hoàng cầm 12g, ma hoàng 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang. Nếu khó thở, đờm nhiều, thêm đình lịch tử 12g, tang bạch bì 12g. Nếu ho ra máu, thêm bạch mao căn 12g.

    - Áp xe phổi (Thiên kim vĩ hành thang) : Diếp cá 40g, bồ công anh 40g, kim ngân 20g, ý dĩ 16g, đông qua nhân 16g.. liên kiều 16g, vĩ hành (bông lau) 12g, đào nhân 12g, cát cánh 6g. Sắc uống, ngày một thang. Nếu đờm nhiều.. thêm tang bạch bì 12g, đình lịch tử 12g. Ho ra máu nhiều thì thêm chí tử sao 12g, đan bì 12g.

    - Đái buốt, đái dắt, tiểu đêm: Rau diếp cá, rau mã đề và rau má mỗi loại 50g rồi mang rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống, uống đều đặn 1 đến 2 tuần sẽ có tác dụng.


    - Viêm xoang nhiễm khuẩn: Diếp cá 16g, kim ngân ho a 16 g, ké đầu ngựa 16g, hy thiên 16g, mạch môn 12g, chi tử 8g. Sắc uống 1 thang/ 1 ngày.

    - Hoa diếp cá dùng để trục hài nhi chết lưu trong bụng (Loureirs, Crevast và Pételot).

    - Lá giấp cá sắc nước sau đó mang rẩy lên cây bông vải, lúa kiều mạch để cây khỏi bị dòn úa (Trung Quốc thổ nông dược chí).

    Ø Lưu ý khi dùng Diếp cá:

    - Diếp cá chỉ có tác dụng với mụn trứng cá mà mụn đỏ mà không có hiệu quả với mụn cám và mụn đầu đen, không nên lạm dụng quá nhiều, sẽ làm da dễ bắt nắng hơn, và có thể gây sạm da.

    - Người nguyên khí hư, có chứng đau chân không nên dùng.

    - Người không phải thấp nhiệt và sang độc cũng không nên dùng.

    - Người thuộc thể hàn cũng không nên dùng quá nhiều.

    - Trước khi sử dụng phải rửa thật sạch, rửa bằng vòi nước hoạc là qua ba lần nước, sau đó ngâm lại với muối để trừ bỏ bụi bẩn cùng thuốc trừ sâu.

    - Dùng diếp cá điều trị bệnh đa phần là phải có thời gian cho nên không được nôn nóng mà tăng hơn liều lượng đã được chỉ định, phải sử dụng đều đặn và kiên trì.

    Chốt hạ lại: Mỗi ngày uống một ly nước ép diếp cá vừa đủ rất tốt cho sức khỏe của bạn.

    Tài liệu tham khảo: Thuocdantoc.org, tracuuduoclieu.vn, suckhoevadoisong.vn
     
    Hoàng Ka thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...