Các dấu hiệu, triệu chứng bạn đã mang thai em bé

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Admin, 5 Tháng bảy 2016.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã có bầu:

    Chậm kinh

    Đây là biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất báo hiệu bạn đã có thai. Nếu sau khi quan hệ không dùng các biện pháp phòng tránh mà đến 1 tuần bạn chưa có kinh thì khả năng cao là bạn đã có "sản phẩm". Nếu bạn muốn đi khám thì nên chờ trễ kinh nguyệt 3-5 ngày trước khi đi khám thai vì cũng phải vài tuần thì siêu âm mới có được tim thai mới biết được bạn đã thực sự có thai hay chưa. Ngoài dấu hiệu này thì người mang thai còn có thể có các dấu hiệu như ở bên dưới.

    [​IMG]

    Chảy máu nhẹ ở vùng kín

    Khi phôi thai được cấy vào tử cung sẽ gây chảy máu nhẹ ở vùng kín khiến một số mẹ hoảng sợ thai nhi có vấn đề. Đây là triệu chứng phổ biến thường xảy ra ở giai đoạn từ 6 - 12 ngày sau khi thụ thai. Hiện tượng này được gọi là máu cấy, xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào lớp niêm mạc của tử cung, sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường, có màu nhạt hơn kinh nguyệt và ngắn ngày hơn chu kỳ bình thường. Mẹ cũng sẽ nhận thấy những cơn đau nhói kèm hiện tượng này. Nhưng nếu xuất huyết quá nhiều thì bạn nên đi khám.

    [​IMG]

    Ngực căng, đau tức ngực, nhũ hoa rắn hơn

    Một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu về sự hình thành thai nhi là căng, tức ngực. Hiện tượng này được lý giải như sau ở tuần đầu của thai kỳ, lượng hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng vì phát triển tuyến sữa khiến cho bầu ngực trở nên vô cùng nhạy cảm.

    Hơn nữa, ngực cũng bắt đầu thay đổi để thích nghi với việc cơ thể nuôi dưỡng một sự sống mới. Điển hình là việc tăng kích thước, phát triển tuyến sữa. Đồng thời, cơ thể tích nước nhiều hơn nên ngực căng và lớn hơn. Nhũ hoa cũng trở nên cứng đầu hơn bình thường. Một số mẹ bầu có thể thấy nhũ hoa lồi ra bất thường. Quầng thâm quanh nhũ hoa cũng lan rộng hơn, thâm hơn. Điều này được giải thích là bởi lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể thay đổi. Đó cũng là dấu hiệu dễ, sớm thấy nhất sau khi chậm kinh.

    [​IMG]

    Ốm nghén

    Hầu hết phụ nữ đều không thể biết mình mang thai sau khi thụ thai 1-2 tuần nhưng thực tế ốm nghén đã xảy ra ngay từ lúc này. Ốm nghén xảy ra phụ thuộc vào quá trình sản xuất hormone thai kỳ và cách mà cơ thể mẹ phản ứng với vấn đề này. Mẹ cũng cần biết thêm rằng ốm nghén thường diễn ra vào buổi sáng nhưng không có nghĩa là không xảy ra vào các thời điểm khác trong ngày. Để giảm bớt ốm nghén, mẹ bầu có thể nhâm nhi trà gừng, uống nước chanh và tránh xa những đồ ăn cay, nóng, chiên, rán.

    [​IMG]

    Buồn nôn & nhạy cảm với mùi vị

    Nôn ói là một trong những biểu hiện phổ biến nhất khi bạn mới có bầu. Có đến 80% phụ nữ trải qua cảm giác nghén trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn không nên quá lo lắng vì tình trạng đó sẽ tự mất đi khi bước sang tháng thứ 4. Trải nghiệm khó chịu này xuất hiện là bởi sự thay đổi hormone và cấu trúc vùng bụng. Việc khứu giác quá nhạy bén với các loại mùi càng khiến tình trạng nghén diễn ra phổ biến, nặng nề hơn. Nếu bỗng dưng bạn cảm thấy vô cùng khó chịu với mùi thịt nướng hoặc bất cứ món ăn rất bình thường nào đó, có thể bạn đã mang bầu. 3 tháng đầu thai kỳ, triệu chứng nhạy cảm với mùi vị là rất phổ biến.

    [​IMG]

    Nhạt mồm nhạt miệng

    Nhạt mồm nhạt miệng, không muốn ăn uống gì cũng thường xảy ra ở giai đoạn đầu mang thai do sự thay đổi các hocmon trong cơ thể. Tuy nhiên nếu đã biết mình mang trong mình giọt máu rồi thì không ăn được cũng cố mà ăn các mẹ nhé.

    [​IMG]

    Chuột rút

    Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của thai nhi trong 9 tháng kế tiếp, tử cung bạn bị kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới gây chuột rút. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy hiện tượng này sẽ "theo chân" mình trong suốt thai kỳ. Bụng bạn sẽ ngày một lớn hơn mà đúng không? Một số phụ nữ thường bị chuột rút khi bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt. Vậy nên, cũng không lạ nếu bạn lỡ bỏ qua dấu hiệu chuột rút ở bà bầu này.

    [​IMG]

    Xuất hiện rôm, sảy

    Khi mang bầu, thân nhiệt của bạn tăng cao hơn bình thường làm da không thoát mồ hôi kịp. Hệ quả là rất dễ xuất hiện rôm xảy ở những vùng da có nhiều nếp gấp hoặc vùng da thường xuyên ma sát với quần áo.

    [​IMG]

    Đau lưng

    Bạn cảm thấy đau ở lưng, đây cũng là một dấu hiệu mang thai sớm cho bạn. Khi bạn có bầu đồng nghĩa với việc dây chằng ở lưng bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn. Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng và chúng thậm chí còn trở nên khó chịu hơn khi thai nhi trở nên lớn dần. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh nên thường không được mọi người chú ý.

    [​IMG]

    Khó thở

    Trong những ngày đầu mang thai, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tức ngực và hơi có cảm giác khó thở. Nguyên nhân là do cơ thể chưa quen với sự thay đổi hormone và việc phải cung cấp thêm oxy cho bào thai đang phát triển trong bụng mẹ.

    [​IMG]

    Tăng cân

    Dạo gần đây bạn cảm thấy rất khó khăn mới mặc vừa cái quần mới mua tháng trước? Hoặc đột nhiên cảm thấy cơ thể mình trở nên nặng nề hơn rất nhiều? Nếu đột nhiên bạn trở nên thèm ăn hơn bình thường và có dấu hiệu tăng vọt về cân nặng, rất có thể bạn đang có thai rồi đấy!

    [​IMG]

    Màu sắc âm hộ và âm đạo thay đổi

    Một dấu hiệu sớm của thai kỳ là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Nó có thể xảy ra sớm nhất sau tuần thứ 4 của thai kỳ, thường là trước khi bạn nhận thấy các dấu hiệu khác. Âm hộ và âm đạo thường có màu sắc hồng, nhưng sẽ chuyển sang màu tím đỏ thẫm khi thai kỳ tiến triển. Điều này là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp đến các mô ở khu vực này.

    Nếu bạn đang ở thời điểm lẽ ra là chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, bạn có thể sẽ nhận thấy những thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Tiết dịch âm đạo thường sẽ nhiều hơn trong thai kỳ. Nó thường là vô hại, và không khác gì so với trước khi bạn có thai. Đừng thụt rửa âm đạo, vì điều này có thể gây kích ứng da và phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn tự nhiên. Việc mang thai cũng làm cho bạn dễ bị tưa miệng. Mặc dù điều này không gây hại cho em bé nhưng bạn sẽ cần phải điều trị. Nếu dịch tiết âm đạo thay đổi và có mùi, hãy đi khám bác sĩ.


    Các vấn đề tiêu hoá

    Khi bạn có thai, cơ thể sẽ tích trữ nước nhiều hơn. Đây chính là lý do vì sao mẹ bầu hay có cảm giác ợ liên tục và đầy bụng. Bạn tỉnh dậy sau một đêm và thấy quần bị chật là do chứng đầy bụng. Thậm chí, em bé hầu như chưa có trọng lượng đáng kể, nhưng bạn đã có cảm giác đang mang bầu tháng thứ 4.


    Táo bón

    Sự gia tăng progesterone khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm hơn và đây là nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị táo bón. Tuy nhiên, đi kèm với hiện tượng này, mẹ sẽ nhận thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn. Hãy lưu ý ăn nhiều rau xanh, chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày để giảm bớt tình trạng táo bón.


    Tâm trạng thay đổi thất thường

    Hay xúc động, nhạy cảm, dễ khóc, tủi thân.. Đây là một trong những biểu hiện phổ biến sau khi mẹ bầu thấy kinh nguyệt biến mất vì những thay đổi hormone cũng giống như những ngày đèn đỏ, tâm trạng bạn thường không ổn định. Bạn dễ nổi cáu với những gì không vừa ý, việc căng thẳng thần kinh khiến bạn có thể sẽ nhận thấy những cơn cáu giận của mình không hề có bất cứ lý do gì hoặc không cảm thấy hài lòng với mọi việc trong cuộc sống, mau nước mắt với tất cả chi tiết gây xúc động. May mắn là không nhiều phụ nữ trải qua vấn đề này. Stress là không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, hãy tìm giải pháp giúp bạn luôn được thư giãn về tinh thần. Bạn đời sẽ là cộng sự hữu hiệu để giúp bạn giải tỏa trước bất kỳ tâm trạng buồn bực nào.

    Lưu ý: Tuy nhiên, dấu hiệu này rất giống với trước khi bạn có kinh nguyệt nên cần xem xét với những dấu hiệu khác đi kèm.


    Thay đổi khẩu vị

    Rất thèm hoặc rất ghét một loại đồ ăn đồ uống nào đó. Dù tin hay không, nhưng nhiều phụ nữ mang thai sẽ không thích những món khoái khẩu trước kia. Thậm chí, họ trở nên thích các loại đồ ăn kỳ lạ hoặc các món chưa từng muốn ăn trước đó. Đây là triệu chứng phổ biến ở hầu hết các mẹ mới mang bầu. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen tăng lên khi mới có thai. Đôi khi bạn sẽ thấy rất đói hoặc có thể nôn ngay khi ngửi một mùi vị nào đó.


    Mệt mỏi

    Dường như bạn sẽ có cảm giác ngủ bao nhiêu tiếng mỗi đêm cũng không giúp cơ thể khỏe khoắn vì tình trạng mệt mỏi kéo dài. Điều đó chứng tỏ để nuôi dưỡng một sinh linh bé nhỏ không phải dễ dàng. Trên thực tế, bạn không làm bất kỳ điều gì xấu tác động đến cơ thể, mà chính nó đang chứng kiến hàng trăm thay đổi, và rút cạn kiệt hết năng lượng của bạn.

    Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi dù không vận động nhiều, đó có thể là biểu hiện ban đầu của việc mang thai. Progesterone chính là hung thủ của cảm giác kiệt sức, kéo theo tâm trạng hay cáu bẳn. Hay nôn ói càng khiến cho năng lượng của mẹ bầu hao hụt nhanh. Đồng thời cơ thể phải làm việc nhiều hơn bình thường để cho sự phát triển của thai nhi.


    Nhiệt độ cơ thể tăng

    Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể, mẹ sẽ thấy những ngày này nhiệt độ cơ thể chị em sẽ tăng từ 0,3-0,3 độ C, nhiệt độ này luôn cao trong 18 ngày liên tiếp. Nếu triệu chứng này đi kèm với những dấu hiệu trên thì rất có thể mẹ đã có "tin vui"


    Đau nhói vùng bụng

    Bạn có thể cảm thấy những cơn đau nhói ở bụng dưới như trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu mẹ đã mang thai. Khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung sẽ gây ra những cơn đau nhói khiến mẹ vô cùng khó chịu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khá phổ biến nên mẹ đừng quá lo lắng.


    Hoa mắt, chóng mặt

    Bạn ăn khỏe, ngủ tốt, nhưng vẫn cảm thấy mệt và hoa mắt, chóng mặt. Dường như bạn đã có bầu. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, hệ tuần hoàn đang phải làm việc quá sức, nhưng cơ thể không sản sinh ra đủ lượng máu cần thiết cộng với việc tử cung giãn nở sẽ chèn vào động mạnh khiến huyết áp của mẹ có thể bị giảm và gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Triệu chứng này càng dễ bị gặp ở những người bị ốm nghén không nạp đủ dưỡng chất vào cơ thể, tuy nhiên sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu. dẫn tới hạ huyết áp. Kết quả là mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái chóng mặt.


    Buồn tiểu nhiều hơn

    Tần suất vào nhà vệ sinh nhiều bất thường cũng là dấu hiệu báo bạn đã có thai. Trong những tháng đầu thai kỳ, dạ con lớn dần lên, đè nén nhiều hơn tới bàng quang khiến cho bạn nhanh buồn tiểu dù không uống nhiều nước. Ngoài ra, lượng hormone hCG tăng cũng tạo ra tình trạng này. Thường xuyên đi tiểu sẽ theo mẹ bầu suốt 9 tháng mang thai.


    Dương tính với que thử thai

    Nếu bạn đã nhận thấy tất cả những triệu chứng trên, hãy mua ngay một hộp que thử thai tại nhà. Hãy thử thai bằng nước tiểu vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy sẽ cho mẹ kết quả chính xác nhất. Nếu que thử thai hiện lên hai vạch thì chắc chắn bạn đã có "tin vui" rồi. Chúc mừng bạn và hãy sắp xếp lịch gặp bác sĩ để khám thai trong thời gian sớm nhất.

    Xem thêm:

    Hướng dẫn dùng que thử thai
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng năm 2019
  2. Đăng ký Binance
  3. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Hỏi đáp với bác sỹ:

    To bụng có phải dấu hiệu mang thai?

    Hỏi: Cách đây 2 tháng tôi quan hệ ngoài không dùng biện pháp an toàn. Đó là ngày thứ 22 của chu kỳ kinh dài 29 ngày.

    Từ đó tới nay tôi có kinh hai lần đúng kỳ nhưng lượng máu ít hơn so với bình thường và chu kỳ ngắn hơn một ngày. Gần đây có dấu hiệu bụng dưới to, đi tiểu nhiều, tôi mang thai phải không?

    Trả lời:

    Chào em!

    Theo mô tả của em, khả năng em mang thai trong tình huống này là rất thấp. Những phân tích sau đây sẽ giúp em hiểu thêm về nhận định trên.

    Thứ nhất, quan hệ ngoài được hiểu là không có hành vi xâm nhập (tức là giao hợp). Đây được xem là một hành vi ngừa thai hiệu quả vì nếu thực hành đúng, khả năng gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng là rất thấp, theo đó hiệu quả tránh thai gần như tuyệt đối. Nếu em thực hiện kiểu ngừa thai này thì đây là một biện pháp an toàn. Tuy nhiên, em cần biết quan hệ ngoài không bao gồm hành vi quan hệ mấp mé ngay vùng âm hộ, hiệu quả ngừa thai cũng giảm.

    Thứ hai, khi trứng thụ tinh, buồng trứng sẽ sản sinh hormone sinh dục nữ theo hướng giúp ích cho thai phụ và em bé. Lúc này chu kỳ hormone của chị em đã thay đổi, chu kỳ kinh nguyệt tạm ngưng. Một số ít trường hợp có thể ra huyết âm đạo trong thai kỳ. Khác biệt cơ bản của hiện tượng ra huyết âm đạo bất thường so với kinh nguyệt là không có tính chu kỳ, với số lượng và thời gian không như một kỳ kinh bình thường.

    Sau khi quan hệ, em có 2 lần hành kinh theo chu kỳ, dù lượng máu ít hơn đôi chút và kỳ kinh ngắn hơn một ngày, thì nhiều khả năng đây là một kỳ kinh chứ không phải ra huyết bất thường.

    Thứ ba, bụng dưới của chị em thường to hơn từ sau ba tháng đầu thai kỳ, vì thời gian đầu tử cung chưa đủ to để khiến phần bụng thay đổi nhiều đến mức nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường. Biểu hiện bụng dưới to kèm theo tiểu nhiều có thể từ một nguyên nhân khác chứ không phải do có thai, chẳng hạn như tăng cân, cầu bàng quang bị ứ đọng nước tiểu do sỏi, bụng trướng..

    Em có thể kiểm tra bằng que thử thai để yên tâm hơn. Nếu biểu hiện trướng bụng và tiểu nhiều kéo dài, em nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.

    Thân ái.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng bảy 2016
  4. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Chào bác sĩ, tôi năm nay 23 tuổi, cách đây hơn 1 tuần tôi có quan hệ tình dục với bạn trai, nhưng không dùng biện pháp bảo vệ và cũng không dùng thuốc tránh thai. Giờ tôi rất lo lắng vì sợ sẽ mang thai ngoài ý muốn. Tôi muốn hỏi bác sĩ về cách nhận biết có thai cũng như những dấu hiệu có thai tuần đầu? Mong bác sĩ trả lời giúp tôi, để tôi có thể xác định được sớm nhất là mình có thai hay không.

    Cảm ơn bác sĩ!


    Bác sĩ trả lời:


    Bạn Lan thân mến, theo như những gì bạn nói thì nguy cơ bạn mang thai ngoài ý muốn là rất cao. Nhưng trong tuần đầu tiên sau khi quan hệ thì phụ nữ sẽ có rất ít biểu hiện hoặc các dấu hiệu mang thai sẽ không rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết được mình có thai hay không qua 13 biểu hiện mang thai sớm dưới đây.

    Dấu hiệu có thai tuần đầu:


    Dấu hiệu có thai sau 7 ngày quan hệ đầu tiên là thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung. Chúng sẽ cô đặc tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung nhằm ngăn cản không cho sự tác động của tất cả các chất hay yếu tố bên ngoài qua âm đạo để vào bên trong buồng tử cung. Do vậy chị em sẽ cảm nhận được chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc hơn.

    Ngực căng, cứng và đau: Khi phụ nữ mang thai trong khoảng 1 – 6 tuần đầu sẽ có hiện tượng đau ngực, căng ngực và ngực cứng. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu thường gặp trước mỗi kì kinh nguyệt. Nhiều phụ nữ nói rằng cảm giác này giống như hiện tượng cương ngực trước kỳ kinh nhưng nặng hơn

    Mệt lả đột ngột dù không làm gì quá sức cả: Phụ nữ khi mang thai thường có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ do lượng progesterone đột nhiên tăng cao hơn bình thường. Nhưng bạn cũng chú ý mệt mỏi và buồn ngủ cũng có thể do bạn làm thiếu ngủ hoặc việc quá sức.

    Tiểu tiện liên tục: Khá nhanh sau khi thụ thai, người phụ nữ sẽ cảm thấy dường như mình buồn tiểu tiện nhiều hơn.

    Nhạy cảm đặc biệt với mùi: Nhiều thai phụ cho biết ngay từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ, họ đã nhạy mùi hơn nhiều. Đây là một trong những tác dụng phụ do mức estrogen tăng cao.

    Sợ thức ăn: Sở thích ăn uống của người mẹ đột nhiên thay đổi 180 độ. Mẹ đột nhiên đâm sợ những món vốn rất thích ăn.

    Buồn nôn và ói mửa: Các cơn nghén phải vài tuần nữa mới hoành hành, nhưng một số phụ nữ có thể “được” trải nghiệm sớm điều này.

    Thân nhiệt duy trì ở mức cao: Nếu thân nhiệt cao hơn bình thường trong 18 ngày liên tục là đã có tin vui rồi đấy.

    Chảy máu hoặc rỉ máu: Một số phụ nữ chỉ thấy một lượng máu nhỏ hoặc một đốm máu đỏ / hồng / ngả đỏ vào khoảng thời gian đáng ra họ phải có kinh. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã mang thai.

    Khi đến kì kinh, nhưng máu lại ra ít hơn so với kì kinh trước và máu ra rải rác là hiện tượng được gây nên do trứng được thụ tinh và làm tổ ở nội mạc tử cung. Nhưng nếu thấy đau kèm theo hiện tượng rỉ máu này, hãy đến bệnh viện ngay vì có thể đó là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

    Khó thở: Do phôi thai cần thêm oxy để phát triển nên phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy khó thở.

    Đau lưng: Một trong những dấu hiệu có thai sớm là tình trạng đau lưng. Do cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại do đó bạn sẽ bị đau lưng.

    Theo dân gian, khi phụ nữ có thai sẽ có triệu chứng như: Lông mày, tóc mai dựng đứng, quầng vú thâm đen, môi nhợt nhạt, da nhợt nhạt thiếu sắc, thi thoảng khó thở, gan bàn tay đỏ và hơi ngứa.

    Các biểu hiện khi mang thai khác chủ yếu là rối loạn nội tiết như: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, nội tiết, rối loạn tiểu tiện, mệt mỏi..

    Nhiều bạn tìm hiểu theo sách báo hoặc internet có nói sau khi quan hệ 7 đến 10 ngày có thể dùng phương pháp nào đó để test xem đã có thai hay chưa, thế nhưng theo các chuyên gia của phòng khám đa khoa thiên tâm thì điều đó hoàn toàn vô lý, bởi trong thời gian từ 7 - 10 ngày thai nhi mới chỉ đang thành hình, bây giờ mới chỉ là một quả bóng nhỏ với vài trăm tế bào phân chia nhanh chóng mặt. Vì vậy nếu dùng que thử thai thì sẽ ko thể có kết quả chính xác được.

    Một biểu hiện có thai chính xác nhất, khoảng 90% đó là chậm kinh sau khi quan hệ, nói chính xác là việc đến ngày đèn đỏ mà bạn không thấy gì cả. Thì đó chính là triệu chứng có thai rõ ràng nhất.

    Bị chậm kinh: Bạn hãy nhìn lại lịch xem chu kì kinh nguyệt của phụ nữ tháng này của mình có bị chậm hay không? Bởi chậm kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ bạn đã mang thai.

    Nhưng vì sao tôi lại chỉ nói nó chính xác khoảng 90%, bởi việc chậm kinh nguyệt đôi khi không hẳn do mang thai mà do nhiều nguyên nhân khác nhau như tâm trạng căng thẳng, lo lắng, stress thường xuyên, kéo dài; do thay đổi môi trường sống; ăn uống ngủ nghỉ không hợp lý; do thói quen thức khuya hoặc những rối loạn về nội tiết tố nữ cũng là nguyên nhân kì kinh đến chậm.. Bạn chỉ nghĩ nó làdấu hiệu có thai khi trước đó bạn có quan hệ tình dục không an toàn: không sử dụng bao cao su, không sử dụng thuốc tránh thai hoặc các phương pháp tránh thai khác.

    Đó là một số dấu hiệu gần như chắc chắn nhất cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên, để biết chính xác có mang thai hay không bạn nên dùng que thử thai sau ít nhất 10 ngày chậm kinh. Để chắc chắc hơn nữa, bạn có thể đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để được các bác sĩ siêu âm chẩn đoán chính xác.

    Trên đây là tư vấn Cách nhận biết có thai cũng như dấu hiệu có thai của các bác sĩ phụ khoa phòng khám đa khoa Thiên Tâm. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ.
     
  5. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,093
    Cẩn thận với những dấu hiệu mang thai giả

    Bạn có thể chậm và tắt kinh, ngực căng tức rồi tiết sữa, ngay cả buồn nôn ốm nghén, nhưng lại hoàn toàn không phải có "tin vui".

    Những dấu hiệu mang thai giả này từ đâu mà có? Liệu cách điều trị không?

    Những dấu hiệu có thai giả thường xảy ra ở những phụ nữ luôn mong muốn, khao khát có con.

    Trong cơ thể người mang thai giả, hay còn gọi là mang thai tưởng tượng lúc này, các thay đổi về nội tiết tố, các dấu hiệu thực thể đều diễn ra như mẹ mang thai bình thường.

    Nguyên nhân mang thai giả

    Theo các chuyên gia, những phụ nữ trên 30, 40 tuổi, bị hiếm muộn, từng bị sảy thai, bị mất con vì nguyên nhân nào đó, là đối tượng dễ có nguy cơ mang thai giả. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bởi mối liên quan phức tạp giữa vỏ não, vùng dưỡi đồi ở não, hệ thống nội tiết và cả yếu tố tâm lý.

    Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng hiện tượng này xảy ra do mâu thuẫn về cảm xúc. Khao khát mong muốn có con hoặc vì quá lo sợ chuyện mang thai có thể tạo ra những lẫn lộn trong cảm xúc, làm thay đổi hệ thống nội tiết bên trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao dù không có thai thật sự nhưng bạn vẫn có thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai.

    Ngoài ra, giả thuyết về cơ chế sinh học lại cho rằng hậu quả của sự lo lắng, căng thẳng quá mức làm cơ thể tiết ra nội tiết tố như khi mang thai, gây táo bón, trướng bụng, tăng cân nặng và tăng nhu động ruột, tạo cảm giác như thai máy.

    Những dấu hiệu mang thai giả

    Theo các nghiên cứu cho thấy khoảng 18% phụ nữ mang thai giả đều đã từng bị chẩn đoán nhầm là mang thai bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các dấu hiệu nhẫm lẫn đó là:

    - Tắt kinh.

    - 50-90% bị rối loạn kinh nguyệt.

    - 60-90% bụng to lên.

    - Ngực căng to, đau nhức, có tiết sữa.

    - Ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi thường là vào buổi sáng.

    - Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn chua, thèm ăn ngọt.

    - Dấu hiệu thai máy, thực chất là do nhu động ruột non. 50-75% phụ nữ cảm thấy điều này.

    - 1% có dấu hiệu chuyển dạ thật.

    Các triệu chứng trên có thể tồn tại suốt 9 tháng, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm.

    Điều trị hiện tượng mang thai giả

    Hiện tượng này rõ ràng là minh chứng cho sự rối loạn về cảm xúc thần kinh. Các rối loạn này có thể làm thay đổi cơ thể từ bên trong lẫn bên ngoài.

    Mang thai giả nhìn chung liên quan nhiều đến tâm lý, nên không cần thiết phải siêu âm hay sử dụng những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

    Nếu bạn thuộc đối tượng hiếm muộn, và đôi khi có những dấu hiệu như trên, đừng ngại đến tư vấn với các chuyên gia tâm lý, các chuyên gia hiếm muộn.

    Ngoài ra, đừng giữ những tâm tư đó một mình, chia sẻ với anh xã, mẹ, bạn thân để bớt lo lắng, căng thẳng hơn. Tâm lý có ổn định, cơ thể và chuyện mang thai mới diễn ra suôn sẻ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...