Bệnh bạch hầu: Các dấu hiệu nhận biết & cách phòng chống

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Admin, 13 Tháng bảy 2016.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,112
    Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

    Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Trực khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể nhưng thường xảy ra ở vùng cổ họng - danh từ hầu nghĩa là vùng cổ họng. Có 2 thể bệnh bạch hầu hay gặp là bạch hầu họng và bạch hầu thanh quản. Ở vùng nhiệt đới có thể gặp bạch hầu mũi, mắt, da. Bệnh này lây lan nhanh và rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng do nhiễm trùng, nhiễm độc và suy hô hấp. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi vào mùa đông - xuân.

    Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những trẻ không được tiêm chủng. Ở vùng khí hậu nhiệt đới bệnh thường gặp trong những tháng lạnh. Trong năm 2000 có khoảng 30.000 trường hợp mắc và 3000 trường hợp chết do bạch hầu đã được báo cáo trên toàn thế giới.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

    Bạch hầu mũi: Thường bắt đầu bằng chảy nước mũi nhẹ một hoặc hai bên, kéo dài mấy ngày liền, có khi nước mũi lẫn máu làm loét môi và có mùi hôi. Triệu chứng toàn thân có thể nhẹ nhưng vẫn có thể hình thành một màng ở vách mũi. Bệnh thường gặp ở trẻ còn bú.

    Bạch hầu thể họng: Triệu chứng sớm nhất là viêm họng, chán ăn và sốt nhẹ, nhức đầu và khó chịu đồng thời mạch quá nhanh so với tình trạng sốt nhẹ. Trong vòng 2-3 ngày giả mạc trắng có màu ngà ở trong họng và lưỡi. Giả mạc bạch hầu có đặc điểm là dai, dính và dễ chảy máu nếu bóc giả mạc. Nếu có chảy máu, giả mạc có thể màu xám hoặc đen. Bệnh nhân có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.

    Bạch hầu thanh quản: Thường do bạch hầu họng lan xuống, bệnh nhân sốt nhẹ, 100% khàn tiếng, ho khan, nói giọng khàn, nặng dần tới mức mất tiếng. Khó thở tăng dần, thở rít, lõm ngực, khi giả màng lan xuống khí quản kèm phù nề sẽ gây tắc nghẽn đường thở, trẻ vật vã, đổ mồ hôi, tím tái. Nếu không mở khí quản kịp thời, trẻ sẽ tử vong vì ngạt thở.

    Bạch hầu ác tính: Là thể bệnh trầm trọng nhất, biểu hiện ồ ạt hơn các bệnh khác. Bệnh nhân nhanh chóng bị nhiễm độc nặng với biểu hiện: sốt cao, mạch nhanh, huyết áp tụt, tím tái. Thường các giả màng lan nhanh từ amidan qua vòm hầu lên vùng sau mũi, đến tận hai lỗ mũi. Các hạch quanh cổ sưng to, phù nề, tạo ra vẻ "cổ bạnh" điển hình. Bệnh nhân bị chảy máu miệng, mũi, da. Biến chứng trên xảy ra sớm chỉ sau vài ngày. Hơn một nửa bệnh nhân bị bệnh bạch hầu ác tính tử vong mặc dù được điều trị.

    Ngoài những thể thường gặp trên, bệnh bạch hầu còn xuất hiện ở các cơ quan khác như mũi, da, lỗ tai, kết mạc, âm đạo, thường biểu hiện nhẹ, ít xảy ra tình trạng nhiễm độc.

    Bạch hầu là một bệnh nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng. Hai biến chứng nổi bật của bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh; ít gặp hơn là hoại tử ống thận cấp gây suy thận, viêm phổi, viêm nội tâm mạc..

    Cách điều trị và phòng bệnh bạch hầu


    Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu và dùng kháng sinh như erythromycin hoặc penicillin và cần cách ly tránh lan truyền bệnh sang người khác. Bệnh nhân sẽ không còn khả năng lây lan sau 2 ngày điều trị kháng sinh thích hợp. Để chẩn đoán xác định cần nuôi cấy bệnh phẩm từ họng của các trường hợp nghi ngờ. Tuy nhiên, cần bắt đầu điều trị ngay mà không đợi kết quả nuôi cấy.

    Bệnh bạch hầu nên điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu phát hiện và điều trị muộn thì nguy cơ tử vong sẽ cao. Điều trị phải toàn diện, trung hòa độc tố bạch hầu phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn, phát hiện ngăn ngừa các biến chứng, chống tái phát, chống bội nhiễm và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những trường hợp khó thở, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để mở khí quản.

    Bệnh bạch hầu có thể dự phòng hiệu quả bởi văccin “5 trong 1”. Hiện nay, văccin “5 trong 1” phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib) sẽ được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi theo lịch: trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1, 3 tháng tuổi tiêm mũi 2 và 4 tháng tuổi tiêm mũi 3. Do bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên những trường hợp mắc bệnh bạch hầu cần được cánh ly với mọi người và các thành viên trong gia đình. Sau mỗi khoảng thời gian 10 năm, cần tiêm nhắc lại vắc xin loại dùng cho người lớn là giải độc tố uốn ván - bạch hầu (Td) để duy trì khả năng miễn dịch.

    Các biến chứng của bệnh bạch hầu

    Trong giai đoạn sớm của bệnh hoặc những tuần sau đó, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim có thể gây suy tim. Một vài bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim sau nhiều năm bị bệnh tim mãn và suy tim. Biến chứng nguy hiểm nhất của bạch hầu là tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong.

    Biến chứng tim mạch: Đó là viêm cơ tim do nhiễm độc thường xảy ra vào ngày thứ hai đến ngày thứ bảy. Biểu hiện: nhịp tim nhanh, tim có tiếng thổi, đặc biệt có thể rối loạn dẫn truyền dẫn tới ngừng tim và tử vong.

    Biến chứng thần kinh: Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh sọ (số 4, số 10), xuất hiện sớm nhất vào ngày thứ 5, có thể kèm nhìn mờ, khó nuốt, nói giọng mũi... Có thể xuất hiện suy tim và trụy mạch do thoái hóa các trung tâm vận mạch và liệt lớp cơ động mạch vào tuần lễ thứ hai hoặc thứ 3 sau phát bệnh.

    Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên: đây là biến chứng muộn có khi xảy ra 12 tuần lễ sau thương tổn cục bộ. Có khi liệt toàn thể hoặc đồng thời liệt dây thần kinh hoành, viêm dạ dày và viêm gan.

    Phòng bệnh: Cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu là tiêm vacxin cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Tuy nhiên, tiêm vacxin không phải bao giờ cũng có kết quả hoàn toàn nhưng nếu đã tiêm thì khi nhiễm bệnh sẽ nhẹ hơn và ít biến chứng hơn.


    Infographic:

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười một 2016
  2. Đăng ký Binance
  3. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,112
    Biện pháp chung:

    Chủ động, nhanh chóng khai báo cho các cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện thấy các trường hợp mắc bệnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ.

    Cần thiết phải đưa người bệnh đến khám, điều trị và cách ly tại ở các bệnh viện lây, nhất là khi đã có chẩn đoán bằng các xét nghiệm.

    Điều quan trọng nhất là phải kịp thời phát hiện, điều trị sớm và đúng cách, tránh các biến chứng và tử vong.

    Phải dùng huyết thanh chống bạch hầu ngay từ ngày đầu tiên của bệnh, trước ngày thứ 6.

    Bắt buộc phải tẩy uế trong thời kỳ phát bệnh và thời kì khỏi bệnh, năng rửa cổ họng cho người bệnh.

    Những người tiếp xúc với người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm 2 lần cách nhau 1,2 ngày.

    Nếu có kết quả dương tính, phải chú ý theo dõi và đưa đến khám nếu có triệu chứng nghi ngờ trong vòng 7 ngày kể từ khi đưa bệnh nhân vào viện.

    Tích cực vệ sinh môi trường, xung quanh nhà ở, lớp học, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.

    Vào mùa đông nên giữ ấm, vệ sinh cổ họng cho trẻ. Có thể họp nhóm các bà mẹ cùng nhau trao đổi thảo luận các vấn đề về sức khỏe của trẻ, tìm hiểu các triệu chứng sớm và cách phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm hay gặp và nguy hiểm của trẻ như bạch hầu, bại liệt, ho gà, cúm, sởi…

    Phòng bệnh đặc hiệu:

    Biện pháp hiệu quả nhất là tạo miễn dịch chủ động.

    Đưa trẻ < 1 tuổi đến các trạm y tế, trung tâm y tế, y tế dự phòng để được tiêm phòng vaccintheo đúng lịch chương trình tiêm chủng mở rộng.

    Những người tiếp xúc với người bệnh và chưa bao giờ tiêm vaccine cần được tiêm huyết thanh kháng độc. Miễn dịch thụ động xuất hiện ngay, nhưng chỉ tồn tại nhất thời, không quá 20 ngày. Chỉ tiêm huyết thanh không thì không đủ, vì sau 3 tuần lễ trẻ em có thể bị lây bởi người bệnh đã khỏi nhưng còn mang vi khuẩn. Cho nên phải phối hợp huyết thanh và giải độc tố.

     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười một 2016
  4. thichduthu

    Bài viết:
    1
    Tiêm phòng là biện pháp để ngừa bệnh bạch hầu vô cùng hiệu quả. Nhưng nên cho trẻ chích ngừa luôn mũi 5 trong 1 để ngừa luôn 5 bệnh nguy hiểm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm não và hib.
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng mười 2018
Trả lời qua Facebook
Đang tải...