Mẫu truyện 44 Bấm để xem Thích nghi. Bài học lớn nhất thời gian dạy cho mình: CÁCH THÍCH NGHI. Mình nhớ khi mình còn làm báo chí. Hồi mình đi viết bài về tệ nạn tiêu cực trong cái cách thủ tục hành chính tại sở X, trong líc làm một số viễ liên quan đến quốc tịch, hộ tịch, một anh bạn Châu Âu đến từ Đức, mắt xanh, mũi lõ, vội vàng ấn phong bì vào tay một cán bộ. Mình ngạc nhiên hỏi anh ta một cách tế nhị sau khi ra ngoài đại loại Tây chúng mày cũng đưa phẩm à, anh bạn cười toét miệng: "Việt Nam dạy tao thế mới nhanh." Đó là bài học thứ nhất, về nhập gia tùy tục. Mình là đứa con gái khá bướng vè bảo thủ. Ý kiến của mình nếu là đúng thì mình sẽ bảo vệ đến cùng. Mình nhớ cách đây ba năm có xem một bọ phim mà hình như Jolie đóng vai chính. Cậu con trai duy nhất của cô ấy mất tích, cô ấy điên loạn đi tìm kiếm thằng bé với mọi nguồn lực mà mình có được. Chính quyền Mĩ khi ấy thêu dệt về một xã hội như mơ ước có đích đến thiên đàng với xứ sở tự do và an ninh tốt nhất. Họ không chấp nhận việc không thể tìm thấy một thằng bé 9 tuổi ở xứ sở này. Họ mang về cho Jolie một thằng bé cũng khoảng tuổi đó và nói đó là con cô ấy. Jolie nhất định không nhận đó là con mình và cả cơ quan, xã hội lúc ấy chứng nhận cô ấy bị điên rồi đẩy vào trại tâm thần. Nhớ Hitler có câu: Điều sai nói đi nói lại mãi cũng thành đúng. Thời gian cho mình bài học thứ hai: Không phải cái gì đúng cũng hắn là đúng và không phải điều sai mà chắc chắn là sai. Quan trọng biết sàng lọc, đôi khi cóc chết tại miệng. Mình may mắn được đi nhiều nơi, công việc cho mình tiếp xúc nhiều thành phần. Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng không thể đòi hỏi sự hoàn hảo. Mình vô cùng xót xa khi nghe được một câu chuyện từ cán bộ phường rằng: Nơi ngã tư này, hôm kia xảy ra một vụ móc túi khi dừng đèn đỏ, tất cả mọi người xung quanh nhìn thấy thằng móc túi mà không ai dám lên tiếng, mặc cho nó ngang nhiên hành sự. Chỉ đến khi một bác trung niên khoảng 65 tuổi đạp xe bên cạnh hô hoán cô gái kia mới quay ra và thằng cướp lỉnh đi mất. Nhưng khi bác ấy đạp xe lên được một cây số thì bị nó rạch mặt trả thù. Có nhiều người hỏi mình phải chăng bây giờ cái xấu lên ngôi còn cái tốt bị hạ xuống? Mình cũng vô cùn chua chát khi thấy cảnh hai người bạn là lực lượng CSGT khi đi tuần tra bằng xe máy bị ngã ở đường HVT, người và xe điều quay ra đường dân không ai giúp, vài cậu thanh niên đi qua hú với huýt vỗ tay ầm ĩ. Đó chẳng phải lag câu hỏi ta nên tar lời sao? Vì tiêu cực hay vì gì mà CSGT lại làm dân mất thiện cảm như vậy? Mình không so sánh môi trường sống này với môi trường sống khác. Ở bất kì nơi nào mình đi qua cũng có những người bàng quan với tai nạn của người khác và có những người được giúp đỡ như chính gia đình họ vậy. Mình nhớ mãi có lần chính bản thân mình đi bộ lên phà đi Cát Bà Cát Hải (vì qua phà nên những ngươig trên xe bốn chỗ phải xuống). Do đôi giày quá trơn nên mình bị trượt chân ướt hết, bẩn lấm lem. Một số thanh niên trai tráng trên phà cười hô hố nhạo báng, một số chị em trẻ thì vẻ mặt đắc chí lắm. Mình tự đứng dậy và đi bộ lên lan can thành phà. Lúc ấy có một vị khách nước ngoài luống tuổi người Nhật đưa cho mình một túi khăn giấy đại ý bảo lau tay và lau bùn đi. Người dân chúng ta hay hô hào về đạo đức sau bàn phím với một đống lòng tốt a dua. Kiểu đi Sa Pa ngắm tuyết là vô cảm trước nổi đau mất mùa của người nông dân hay hôi của là tội ác, hoặc rộ lên quan tâm nhạo báng mà chẳng biết thực hư như hiếp taxi ở Hải Dương, họ truyền tay nhau những clip chê Trung Quốc vô cảm nhưng chưa một lần thực sự nhìn lại chính bản thân mình xem sự nhân từ của mình lại chính bản thân mình xem sự nhân từ của mình đến đâu để đi phán xét người khác. Bài học thứ ba: Người cùng một tổ chứcm cùng quê cùng tiếng nói cùng cơ quan chưa chắc đã là người giúp đỡ mình khi mình hoạn nạn bằng người lạ. Mình có cậu bạn sinh ra ở Việt Nam, mười tuổi sang Mĩ sống. Khi quay về Việt Nam, cậu ấy hay hỏi mình: "Tại sao ở đây từ hot girl được dùng nhiều nhất? Hot girl theo tao thì phải giỏi, phải xinh và có sức ảnh hưởng đến cộng đồng kèm làm những việc có ích. Tại sao ở nhà mình bán đề, bán ốc, bán thuê ở tiệm vàng hay gái nhảy cũng gọi là lot girl?" Mình chỉ biết cười. Người ta không quá ngạc nhiêu về một cô gái làm tiền mà sống sang chảnh, đi xe đẹp, ở nhà sang, xách đồ hiểu. Không lao động nhưng nhìn người khác dưới tầm một con mắt. Các cô hàng ngày đi spa, trang điểm cả tiếng đồng hồ trước khi ra đường, có xe xịn đến đón. Các cô cười hô hố nhạo báng những bà vợ ở nhà bụng to, mặt nám, quần áo lôi thôi cô lô nhếch vì mải mê lo cho những đứa nhỏ. Các cô hả hê với tuổi trẻ nhan sắc của mình và hài lòng với quan niệm cung - cầu. Rồi dần dần xã hội chép miệng chấp nhận những việc đó như sự hiển nhiên. Họ truyền tai nhau: "Xã hội giờ nó thế." Như sự đầu hàng. Dù có tỷ điều luật sinh ra dạng: Chồng xúc phạm vợ phạt 300 nghìn hay đánh vợ phạt một củ, đi chơi gái phạt hành chính hai củ cũng mãi mãi là trên giấy. Cách sống bàng quan đã ăn sâu vào não như bệnh nan y, muốn chữa cũng là cả một vấn đề. Bài học thứ tư: Cần xem lại câu hỏi của Hitler "Điều sai nói đi nói lại mãi cũng thành đúng". Mình thực sự chỉ là một cô gái nhỏ, cũng là một cán bộ bình thường. Có nhiều người tìm dến mình nhờ giúp đỡ: Người thì tư vấn bỏ chồng làm sao nuôi được con vì bị chồng bạo hành, người thì nhờ tư vấn đòi nợ vì bị lừa hết tiền bạc tích cóp mấy năm, người thì nhờ liên hệ lấy số điện thoại quấy rối.. Có người mình giúp được, có người mình muốn nhưng cũng không thể vì sức có hạn, tầm ảnh hưởng có hạn.. Bài học thứ năm: Vẫn còn rất tin vào những người là chiến sĩ thời bình, nhất là vùng nông thôn. Họ chân chất như cây lúa, củ khoai. Và khi có biến họ chỉ biết một cụm từ duy nhất "báo công an". Mình chưa bao giờ dám nói to nhưng muốn tâm niệm giúp được ai cái gì thì giúp, không mong xã hội giống mình hay phải là mình, chỉ mong họ không gây sự, hay tạo ra những khó dễ cản trở mình, hay nhạo báng mình: "Con này bị hấp!" Là được. Với mình ngày 31 tháng Mười hai Dương lịch chưa bao giờ là ngày hết năm. Quan điểm hết năm của mình phải là mùi hương cúng ngoài trời đêm Giao Thừa, trong cái lạnh và mưa phùn ngoài bắc ngửa mặt xem bắn pháo hoa và mở radio nghe chủ tịch nước chúc tết. Những năm 2013 dương lịch đã ở lại. Một vài chuyến đi rồi trở về dạy mình biết mình cần phải làm gì và muốn gì. Những năm cuối của tuổi 20 rồi cũng dần qua đi. Không ai trẻ mãi cả. Không ai làm được hot girl hay model mãi cả. Cũng không ai đi bar sàn để mặc nhưng bộ cánh sexy và lên mãi được. Hay cũng không ai đi quẩy cả đời cho đẹp đội hình được. Rồi bụng cũng phải to, da cũng phải rạn, rồi sẽ phải tự tay chùi đít dọn bỉm cho những đứa trử ra đời. Vòng cũng phải cuống vào vòng xoáy của cơm, áo, gạo tiền ma chay, hiếu hỉ. Nhưng mình chưa bao giờ sợ điều đó. Như vòng tuần hoàn của con người: Sinh - lão - bệnh - tử. Nên mình chưa bao giờ cười một phụ nữ béo vì sinh con hay mặt nám vì không kiêng khem, phải lo lắng lam lũ cho cả nhà. Lan man gỉ thì cũng già đi một tuổi rồi. À! Mà không. Mình mới sinh năm 95, 96 thôi chứ nhỉ? Trẻ chán. Tạm biệt tháng 12 của năm 2013. Tháng của những chuyến đi.
Mẫu truyện 45, 46 Bấm để xem Những gương mặt quen. 6 giờ chiều. Tại nơi vẫn có ánh nắng.. Mình vừa kết thúc một buổi tập, một ngày dài. Tựa đầu vào tường trong căn nhà kho cũ, nghe nhạc và lượt web. Những gương mặt quen thuộc hiện ra trên new feed. Những gương mặt có quen, có lạ. Mình thích nhìn ngắm những chị bạn mình, dù có tuổi nhưng vẫn thật trẻ trung. Ánh mắt long lanh đầy nhựa sống. Mình thích hình ảnh cô bạn đang cầm bàn tay người chồng và chú bé con đi Diamond plaza xem cây thông, chụp ảnh, dù họ không phải giàu có gì. Mình thích hình ảnh cậu bạn mình. Ra trường ba năm không xin được việc, cậu ấy mở một quầy bánh mì kebad và bán trà chanh, nhưng mình không bao giờ thấy một dòng status vật vã trên facebook. Lúc nào cũng rất lạc quan, yêu đời. Có một cô bé rất hay inbox cho mình nói rằng cô ấy tự ti về mặt mụn, không xinh đẹp.. Nhưng mình vào facebook của cô bé, thấy cô bé luôn có một bàn tay nắm chặt của một cậu bạn khi họ đèo nhau bằng xe máy vòng quanh hồ Tây. Mình vừa inbox cho em: "Gái à! Em là cô bé đẹp nhất trông mắt cậu ấy rồi." Mọi người luôn đánh giá mình quá cao khi khoác cho mình những cụm từ ca ngợi về một người mạnh mẽ, một cô gái không bao giờ bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài. 6 giờ chiều tại nơi vẫn còn ánh nắng. Bỏ súng ống sang một bên, bỏ những cuộc ganh đua với đồng đội nam sang một bên.. Lại thấy mình chỉ là một cô gái bình thường như bao cô gái khác. Thậm chí còn không có những thứ rất đỗi bình thường mà nhiều chị em đang chê bai. * * * Mình ghét những đoạn xuống nhạc của mình như thế này. Khi ấy mình thấy gót chân Achilles đầy yếu đuối của mình. Mình đợi.. Chẳng có gì là không thể xảy ra. Tự dưng hôm nay mình lại gặp lại nó, giữa chốn mờ mờ ảo ảo nhạt chát chúa, giữa một mớ người. Hai chị em ơ a một lúc rồi nhìn nhau kiểu mừng mừng tủi tủi. Ns là thằng em xã hội mình khá quý. Ở mãi ngoài Cẩm Phả. Nó bị kết án 8 năm tù vì tội buôn bán và tàng trữ mà túy chất kích thích. Bố mẹ nó bán hai vườn bạch đàn đi chạy cho nó. Ân xá đặc xá mấy dịp còn hai năm. Mình không nhớ tên nó lắm, thấy mọi người gọi nó là Ngón. Ngày trước nó gõ bóng to vả tay, đêm ngày ôm máy tính, say như khát nước. Lấy cả trang về chơi, cửa dưới theo dõi 24/24. Bơm điểm liên tục. Sau khi bố mẹ nó bán đi vài thứ nó chuyển qua chơi kẹo. Từ mua kẹo nó trữ vào người bán chó hót gơn trong sàn. Mình ấn tượng với nó nhất là hôm ở Hạ Long Club, mình và đám bạn phi xe hơn trăm cây số xuống Quảng Ninh chơi. Hồi ấy mình còn làm bên mảng tệ nạn. Đi cùng mấy bạn làm event, có ông anh gọi nó ra cùng bàn cho vui. Lúc nhạc lên hăng hái quá, hôm đó là cũng tầm này, ha lô huynh a lô liếc gì đấy, mình đang nhảy có thằng ra vỗ mông một cái. Đất khách quê người, mình chưa kịp phản ứng gì thì thằng Ngón hỏi mình: - Thằng đầu đinh kia vừa trêu chị à? Mình gật. Thằng Ngón cầm cái chai rượu uống dở đi theo thằng kia vào toilet, phang một cú vào lưng. Bị quây, suýt ầm ĩ ở bãi xe. Hôm đó, mấy anh hình sự Quảng Ninh phải can thiệp. Từ đó mình quý nó kiểu hai chị em. Thằng Ngón lang thang hết bãi bạc khu Đông Triều, sang đến bãi bạc Móng Cái. Nó làm thuê cho cả mấy anh ở vỉa than. Thi thoảng nó bảo mình: - Mấy thàng anh khốn nạn lắm chị ạ. Nó cho bịn trẻ con chơi thuốc rồi cave phò phạch gái gú. Đến lúc nghẹo ra đấy, cứ lụy các anh, bảo chết cũng chết nhưng em không bị lừa đâu. Nhiều lúc nó lái xe mang tiền cho bọn "anh cả" đi mấy thành phố miền Bắc. Gặp mình ở Hà Nội hay Hải Phòng đều một điều chị hai điều em, nó gọi hết anh em bạn bè ra dặn dò: - Đây là chị tao, chúng mày phải để ý chị ấy. Hồi đó mấy đứa em thấy mình lủi thủi suốt, lo mình ế ẩm. Có một tối sắp xếp cho mình gặp một ông giới thiệu làm thiết bị trường học. Vừa ngồu được ba phút mình hỏi luôn: - Bạn có chơi môn thể thao gì liên quan đến boong hay xi lanh không? Ven viếc có vỡ không mà sao nhìn môi thâm, mắt đục thế? Thằng bé chán hẳn! Buổi hẹn hò sập nguồn hoàn toàn. Thằng Ngón về sao bảo: - Con đại gia than Quảng Ninh đấy chị. Mình cười khẩy: - Tao nhìn như nghẹo. - Chị là cảnh sát mắc bện nghề nghiệp rồi đấy. - Mà con đại gia than chơi với chúng mày làm gì? - Bọn em đang chăn thằng này. Giao trang cho nó chơi, thằng này hay bóng lắm. Nó cày máy cả đêm được chị ạ. - Vãi thẳng em! Set up cho chị thằng gõ bóng to tay. Câu chuyện của mình với thằng Ngón chỉ như thế thôi. Kiểu kiểu vậy! * * * Bọn bạn mình hay bảo: "Sao mày cứ chơi với dân xã hội bộ đội bộ chảo?" Mình chỉ cười. Quan điểm là tốt và hợp thì chơi. Hơn là bọn văn vở đá mép! Anh em xã hội mình chơi đều có slogan là ăn uống có thể thiếu chất nhưng sống không được phép mất chất. Mấy thằng em mình thằng nào cũng lì đòn, chả bao giờ đánh ai. Nhưng động đến mình chúng nó lúc nào cũng vì chị mà bọn em xuống đường. Mình cười khẩy: Bọn mày có phải cảnh sát giao thông đâu mà lúc nào cũng đòi xuống đường. * * * Bẵng đi mọt thời gian, mình chuyển vài phòng ban, qua vài vị trí. Hôm nghe tin thằng Ngón bị bắt, mình hỏi mấy anh bên PC47 tội nó như thế nào. Các anh bảo bán kẹo cho mấy con hot gơn. Mình vào trại thăm nó, nó nhìn mình rất thiểu não: - Chị Pi! Em có bị tử hình không? Mình cười phá lên: - Chưa đủ số lượng để chết đâu. Mày chịu khó cải tạo đi. Hôm đó, mình an ủi nó được vài câu thì phải đi. Được vào tháng nghe mấy cậu bạn bên trại giam bảo thằng Ngón đánh nhau với cả buồng. Mình lại lên xin cho nó sang buồng khác với tù kinh tế cho lành. Chung buồng với mấy thằng kia có ngày chết. Hôm ấy mình hỏi nó: - Sao mày đánh nhau? - Chị không biết mấy thằng cùng phòng em bệnh sao đâu. Nó bắc em làm những việc tồi tệ. Mình cười chảy nước mắt: - Chúng nó hiếp mày à? Hôm ấy mình xin cho nó phụ bếp ở trại. Nó bảo: - Em lại nợ chị rồi chị Pi ạ. * * * Rồi thời gian cứ cuốn mình đi. Bận rộn làm ăn vật vã giai gái linh tinh cả, án ủng vụ việc ngập đầu. Tối nay đi mừng sinh nhật quán con em. Rủ nhau đi hát hò gặp ngay thằng Ngón phòng bên cạnh. Nó rú lên ngoài hành lang: - Chị Pi, chị Pi. - Oái! Mày ra trại bao giờ thế? - Em ra gần hai năm rồi. - Giờ mày còn chơi môn gõ bóng nhai kẹo không? - Không chị ơi. Giờ em buôn phụ tùng ô tô với các anh ngoài cửa khẩu. Hai chị em kéo nhau ra quán nước vỉa hè ngồi. Mình tia thấy quả chìa khóa xe Mẹc Giắt cạp quần, mình đá đểu: - Kinh! Dạo này mẹc cơ đấy! Ra tù như mày có thể là trại viên thành đạt. Nó cừ ha hả. - Em trúng mấy vụ, vay nợ thêm mua cái xe bóng sáng làm ăn cho dễ. Cưa được mấy em model trong Sai Gòn. Toàn nói phét đi Tây về. Mình cười lăn lộn. Câu chuyện của hai chị em bị ngắt quãng bằng các tin nhắn hỏi mua đồ trên facebook quần áo rồi set whoo linh tinh cả. Nó hỏi: - Sao chị lắm tiết mục thế? - Ừ! Tao sắp làm cái xe đạp đi buôn sắt vụn và máy giặt hỏng đồng chì ngôm dép rồi. - Chị cứ đùa! Mà chị ở một mình hả? - Ờ! - Sao chị xinh gái mà ế ẩm thế? Có khi nào di chị tác quái quá không? Hai đứa ngồi hàng huyên linh tinh. Nó tâm sự: "Không có chị chắc giờ em chỉ là thằng nghiện chết vất vưởng chổ nào đó rồi. Nhớ hồi trong trại, em tự nhủ ra đời phải làm người không làm chó nữa. Em nợ chị!" Mình bùi ngùi, nghẹn nghẹn. Một thằng cu bị xã hội xa lánh, gia đình từ bỏ vì hết thuốc chữa giờ nó được những câu như này đúng là ngoạn mục. Chẳng có gì là không thể xảy ra. Đêm.. Lái xe về trời lạnh lạnh. Thằng Ngón nhắn tin: - Chị già! Mai cần em ship đồ cho không? - Tao sợ mày ship đồ khách chạy mất dép. Xăm kín cánh tay cổ đeo răng hổ như kia thì ship gì? Hình dung ra được thằng cu em đang cười ha hả. Thấy vui vui vì tự dưng xã hội thêm một người tốt. Đâu phải cứ xăm trổ kín mít, tiền án tiền sự là xấu và cũng đâu phải cứ sơ mi trắng quần đen là đàng hoàng? Mênh mang trong cái lạnh. Loa xe giọng bác đàm đều đều: "Rồi đây qua cơn mê, sông cạn lại thành dòng, xuôi về ngọt quê hương.."
Mẫu truyện 47, 48 Bấm để xem Người ta là ai? - Con à! Mày cứ ngông thế người ta đánh giá. - Em à! Mình sống làm sao để người ta đồn thổi chơi bời này kia. - Chị Pi ơi, em yêu hai anh, bây giờ sợ người ta bảo hư không lấy chồng được. - Pi à, chị thích nhuộm màu rực rỡ lắm nhưng sợ người ta bảo không hợp tuổi. - Gái à, chị mặc thế này ra đường người ta có bảo già mà đú không? * * * Hàng ngày nghe rát cả tai hai từ "người ta" mà chả biết "người ta" là ai cả. "Người ta." Không nuôi mình, không cho mình xu nào để sống, cũng chả làm mình vui, mình sướng, mình hạnh phúc được thì sao phải xoắn "Người ta" nhỉ? Dân quê mình nay có trò gắp lửa bỏ tay người. Ghét nhau rành rành ra đấy nhưng bảo đứng trước mặt nó mà nói xấu đi thì lại tái cả mặt, sợ đái ra quần. Sợ mất lòng, sợ mất quyền lợi, đến lúc khổ chủ cáu lên đòi ba mặt một lời thì lại lôi "người ta" ra - theo kiểu: - Ơi! Chị (em, tớ, tao) không biết người ta nói mày thế! " * * * Vậy đi nha - một khi đã sống đầu đội trời, chân đạp đất thì kệ bố cái bọn" Người ta "thì thà thì thụt như đám chuột kêu chít chít, rên rỉ trong bụi rậm! Lòng tin. Buổi trưa có một chị xinh đẹp bấm chuông, chị đưa một gói quà gửi cho bu. Call cho bu hỏi ai đấy, bu bảo: " Đó là một chị cách đây bốn năm dắt chồng con đến chỗ bu nhờ ADN." Hôm ấy, chị í khóc sưng mắt, tiều tụy lắm, thấy bảo chồng chị chiết nghi ngờ, đêm lại cũng dằn vặt xong lại xa lánh thằng cu, dù chị đã lôi cả bố mẹ ra để thề nhưng chồng vẫn ngờ vực chỉ vì chị quá đẹp và lại bị bọn xấu mồm hay ác khẩu. Căng thẳng mãi chị nói: - Ok! Mình sẽ đưa thằng Tũn đi ADN, nhưng nếu kết quả có như thế nào thì nó cũng chỉ là con em thôi. Chồng đồng ý. Sáng hôm ADN chồng cứ toát mồ hôi. Chị rất bình thản. Ngày có kết quả. Chị bế con đi định cư ở Đức. Vứt tờ giấy cùng huyết thống lại cho chồng. Bu mình khuyên mãi, chị chỉ mỉm cười: - Không tin nhau khó sống lắm cô. Bốn năm sau chị về nước, giờ là trưởng đại diện một nhãn hàng Đức ở Việt Nam. Chồng chị cứ vật vờ. Hóa ra: Lòng tin là thứ không nhìn thấy nhưng lại là cả một nền tảng.
Mẫu truyện 49 - Hoàn Bấm để xem Mỗi người một hướng đi. Hôm trước ông anh trai kể về bạn ông í: Hai anh cùng tốt nghiệp một trường có tiếng. Chơi rất thân với nhau. Chỉ khác là hai anh mỗi anh một tính. Ông kia thẳng thắng và cá tính hơn ông anh mình. Ra trường hai anh cùng vào một chỗ mà bất cứ ai cũng mơ ước (nói theo kiểu ông bà già mình). Đi làm được bốn năm, anh mình vẫn tiếp tục trụ lại. Anh kai xin ra. Vì nhiều lý do nhạy cảm, vì những thứ chướng tai gai mắt mà anh phải chứng kiến. Anh lấy vợ. Mở một cửa hàng điện tử, điện lạnh. Nghe các anh chị kể: Hồi còn là sinh viên, phòng nào anh cũng sửa quạt, sửa máy tính cho. Giỏi mấy món nghề đó lắm. Cà nhà anh lao vào chửi bới anh ngu dốt, điên khùng. Bố mẹ từ, bạn bè chế nhạo bây giờ mỗi suất biên chế nhà nước mất từng này, từng kia tiền mà lại bỏ: "Một thằng điên xin ra." (nói như cách bố mẹ anh). Anh chỉ cười. Ngày hè nắng nóng mênh mang, anh nhễ nhại mồ hôi lắp điều hòa cho khách, chả quản ngại khi nhân viên lạ việc. Một vài năm trôi qua. Câu chuyện của anh trôi vào quên lãng. Anh trai mình cũng "leo" lên được một vị trí nhất định. Mặt lúc nào cũng cau có, khó chịu. Chả mấy khi thấy ông í cười. Mới ba mấy xọi mà đầu màu bạch kim nhiều hơn màu đen, như gẩy lai. Ăn cơm cũng nhìn xa xăm ủ mưu này sách nọ. Một ngày đẹp trời gặp lại anh bạn thủ khoa lắp điều hòa hôm nào. Anh cười toe toét nói: - Môi ngày một con đường nhưng tôi hoàn toàn cảm thấy thoải mái với cuộc sống bây giờ ông ạ. Rồi nói với sang mình: - Bao giờ cô em lừa được thằng nào, anh tặng cho ba cái điều hòa làm quà mừng. Không lo sợ nóng, ngại gì toát mồ hôi. Rồi anh lại cười phớ lớ phi con morning bán tải đi lấy hàng. Và anh trai mình lại đóng bộ nguyên cây đến chỗ làm. * * * Thêm một câu chuyện: Anh - chị: Những người lớn "ngại xô bồ". Bỏ Hà Nội nhộn nhịp, đông đúc đến ngột ngạt. Cả nhà tha lôi nhau vào.. Đà Nẵng. Vợ chồng, con cái kiếm mảnh đất gần biển, chăm chỉ làm ăn tích lũy xây một cái villa nhỏ trên dưới chục phòng cho Tây thuê. Đoạn chat giữa chị và mình bao giờ cũng cụt lủn kiểu: - Ở đây nhé! Tôi chạy vào xem khách khứa tí! - Ối Pi ơi mãi chat với em cánh mất mẹ bánh đang nướng rồi. - Tôi đang nhổ cỏ tỉa hoa cô ạ. Đội nón bịt kín như con làm vườn. Kèm mấy cái icon cười híp mắt. Thi thoảng vợ chồng chị lái xe con volva ai cầu đi mua lương thực cả tuần cho cả mình lẫn du khách. Cuối tuần cả nhà vợ, chồng, con cái lại tập trung. Chị bảo trong tuần chị ở lại khu Hội An kiếm tiền. Chị kể nhiều năm trước khi bỏ Hà Nội đi đến nơi khỉ ho cò gáy chả có ai, mọi người cũng ý kiến lắm. Nhiều năm sau cho đến bây giờ: Dù cuộc sống không bao giờ là tuyệt đối nhưng chị cũng hài lòng với những gì bản thân đang có. * * * Mình ngồi một quán cà phê quen, uống trà táo bạc hà cũng quen. Hôm nọ ấy, hỏi cô bé chủ quán: - Tốt nghiệp đại học rồi em định xin vào đâu chưa? Cô bé ngại ngùng cười: - Em chắc không xin vào đâu. Học để đó thôi. Em làm thế này quen rồi. Muốn sống như những gì mình mơ ước. Tuổi trẻ ngắn lắm chị ạ. Mình có cả đám bạn cùng trang lứa. Đứa học xong thạc sĩ rồi, đứa nghiên cứu sinh. 70% trong số đó.. Lang thang là chính. Đứa bán bánh ngọt, đứa bán ngũ cốc, đứa đứng ra nhập quả óc chó về Việt Nam để kinh doanh. Bá đạo nhất là thằng bạn thân mình: Học hết thạc sĩ đi.. Thu họ, cầm đồ và cho vai lãi "chỉ trên ngân hàng một tý thôi" - trích nguyên văn lời nó. Nó trêu: - Làm gì chả phải hiểu luật biết luật. Thạc sĩ thu họ thì càng.. Văn minh chứ sao. * * * Sáng nay có một người đến vật vã nhờ ông già mình hỏi việc cho con. Và bác ấy nó nếu con bác ấy không được biên chế vào con quan nhà nước thì bác ấy chết không nhắm mắt. Rồi như nào cũng sẽ cố cho mấy đứa vào cơ quan nhà nước hết. Ông già mình liết xéo mình đầy hàm ý. Mình chỉ cười. Vâng! Con luôn cố gắng. Tất nhiên không phải tự dưng mà tất cả đều cố gắng bon chen lấy một chỗ đứng, một phông mác đầy an toàn khi khoác lên mình cái danh cán bộ nhà nước. Chúng ta nên thẳng thắng với nhau về thái độ nghề nghiệp nhàn nhã và sức ì mà không ai muốn nói ra. Và rồi từ lâu lâu và thật lâu nữa.. Ta quên mất mình muốn gì. Những người thật sự nghĩ mình muốn gì sẽ bị coi là điên, khùng, rồ, dại, khác người. Hình như đọc đâu đó câu của Đạt Lai Lạt ma, đại ý: Con người có nhiều hướng, ngã rẽ khác nhau để đi đến hạnh phúc. Họ đi khác bạn không có nghĩa là sai đường. Đám bạn thạc sĩ và lắm bằng cấp của mình đang vất vả bon chen ngoài kia cho vụ giáp hạt ngày tết. Cũng có nhiều người ngồi đây, phông mác ngon, ổn định. Nhưng hình như lâu rồi họ không cười. Cười to phớ lớ. Nhỉ?