Giải mã những chi tiết ít người biết trong phong thần diễn nghĩa

Discussion in 'Kiến Thức' started by Yeuemmaimai, Mar 22, 2024.

  1. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thì qua tra cứu sách vở và thần thoại đạo giáo, thì tôi phát hiện. Thì ra nhiều sách vở đạo giáo cho rằng, Lão Tử từng ra đời vào thời nhà Thương.

    "Đức Lão Tử là chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, giáng trần vào đời nhà Thương bên Tàu. Đức Thái Thượng Đạo Tổ, còn được gọi là Đức Thái Thượng Đạo Quân, là Đấng do khí Tiên Thiên hóa sanh thuở chưa tạo Thiên lập Địa (Kinh Tiên Giáo có ghi:" Tiên Thiên khí hóa, Thái Thượng Đạo Quân.. ").

    Đức Thái Thượng Đạo Tổ là ông Thủy Tổ của Đạo Tiên. Ngài có pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng! Khi hiện xuống cõi trần để độ những người có duyên phần, khi trở về cõi Thượng Thiên. Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh, Đức Thái Thượng hiện xuống cõi trần rất nhiều lần, xin liệt kê như sau:

    A- Vào thời Thái Cổ nước Tàu:

    - Đời Thiên Hoàng Thị, Ngài là Bàn Cổ.

    - Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư

    - Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.

    B- Vào thời Thượng Cổ, cũng ở nước Tàu:

    - Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.

    - Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.

    - Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.

    - Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.

    - Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.

    - Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.

    - Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.

    - Đời vua Hạ Võ, Ngài là Chân Hành Tử.

    - Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.

    Đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ mới giáng sanh xuống trần là LÃO TỬ. Việc giáng sinh của Ngài rất huyền diệu phi thường! Theo truyền thuyết kể lại, vào đời vua Bàn Canh nhà Thương (1461 trước Tây Lịch), có một bé gái tên là Ngọc Nữ vừa được 8 tuổi, con của một gia đình đạo đức, ra chơi sau vườn thấy trên cây lý có một trái chín thật ngon, cô liền hái ăn. Ăn xong cô cảm thấy mỏi mệt và có thai!

    Cha của Ngọc Nữ thấy sự kỳ lạ, liền toán quẻ Âm Dương, đoán biết có một vị Đại Tiên giáng trần trong bụng con gái của mình, mừng rỡ và nuôi con gái của mình rất chu đáo. Ngọc Nữ chịu mang thai như vậy cho đến già, mà không có triệu chứng gì cho biết sẽ khai hoa nở nhụy đến năm Ngọc Nữ 80 tuổi, tức đã mang thai suốt 72 năm. Ngọc Nữ mang thai trải qua 3 đời vua nhà Thương là: Vua Bàn Canh, vua Tiểu Tân, vua Tiểu Ất. Đời vua Võ Đinh bắt đầu (1324 trước Tây Lịch), một đêm thấy trăng tỏ bà Ngọc Nữ bèn đi dạo chơi nơi vườn, khi đi ngang qua cội cây Lý ngày xưa thì đứa con từ trong nách mẹ nhảy ra ngoài. Bà Ngọc Nữ giựt mình kinh hãi, coi lại nách mình liền lại như thường. Người con vừa nhảy ra, vì ở trong bụng mẹ suốt 72 năm liền, râu tóc bạc phơ nên mới gọi con là Lão Tử (con già). Lúc đó là giờ Sửu, ngày 15 tháng 2 năm Canh Thìn.

    Lão tử chỉ cây Lý bảo rằng đó là họ của Ngài, xưng hiệu là Lão Đam, tự là Bá Dương, lại mỗi bên tai có ba lỗ nên còn gọi là Lý Nhĩ. Ngài có miệng rộng, răng thưa, thiên đình cao, râu tốt, mắt vắn, tai dài, sóng mũi cao lớn như chẻ hai, trên trán có ba đường nhăn như ba chữ tam thiên.

    Cội cây Lý, nơi giáng sinh của Đức Lão Tử, ở tại xóm Khúc Nhơn, làng Lại, huyện Khổ, nước Sở, ngày nay thuộc tỉnh An Huy, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Do đó trong kinh Tiên Giáo có câu:" Nhị ngoạt thập ngũ. Phân tính giáng sinh "nghĩa là: Ngày 15 tháng hai, chiết chơn linh giáng sanh xuống trần. Đức Lão Tử giáng cơ cho biết năm giáng sanh của Ngài trong 4 câu thi khoán thủ sau đây:

    LÝ đào mầm tược tượng long lân,

    LÃO luyện đơn thành nhị xác thân.

    TỬ phủ ngồi tu lo nấu thuốc,

    GIÁNG sanh Thương đợi Võ Đinh quân.

    Khoán thủ 4 chữ: LÝ LÃO TỬ GIÁNG, và câu thi chót có nghĩa là: Giáng sanh vào thời nhà Thương, đời vua Võ Đinh. Hết thời nhà Thương qua thời nhà Châu, đời vua Thành Vương (1115 trước Tây Lịch), Lão Tử có ra làm quan Trụ Hạ Sử tại Tàng Thư Viện nhà Châu để có cơ hội nghiên cứu Thái Cực Đồ. Ngài độ được Từ Giáp là người giữ Tàng Thư Viện, và sau đó hai thầy trò từ chức để đi dạo các nước Tây Phương. Đến đời Châu Khương Vương nối tiếp vua Thành Vương, Lão Tử trở về đặng 3 năm thì Ngài lại đi giáo đạo miền Tây Vực. Ngài ngồi xe trắng, trâu xanh do Từ Giáp đánh xe, khi đến ải Hàm Cốc, quan Doãn giữ ải tên là Hỷ (Thường gọi là Doãn Hỷ) coi Thiên văn biết có một vị Đại Thánh sắp đi qua ải, nên chuẩn bị mặc triều phục nghinh tiếp. Khi thấy Đức Lão Tử tới, biết Ngài là Thánh nhân nên tôn Lão Tử làm thầy, xin theo học đạo".
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
  2. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Có rất nhiều ý kiến:

    1. Sách Đạo Tạng tập yếu Do Long truyệnSưu Thần ký cho rằng đức Lão sinh ngày 15 tháng 2 năm Canh Thìn năm thứ 9 đời vua Vũ Đinh nhà Thương, tức là năm 1316 tcn.

    2. Sách Tục Văn Hiến thông khảoThần Tiên thông giám lại cho rằng Ngài sinh năm 1291 tcn tức là năm thứ 34 đời vua Vũ Đinh (năm Canh Thìn).

    3. Sách Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ của Đạo Trưởng Huệ Lương cho rằng Ngài sinh đời Châu Mục Vương thứ 52, tức 910 tcn, ngày 15/2. (Sách trích dẫn, tr. 70)

    4. Bộ Uyên giám Loại Hàm cho rằng Ngài sinh năm Ất Mão năm thứ 42 đời Châu Tuyên Vương, tức là năm 786 tcn.

    5. Có người lại chủ trương Ngài sinh vào khoảng đời vua Định Vương nhà Châu vào những khoảng năm 605-585, tức là đồng thời với Đức Khổng, niên kỷ nầy cắt nghĩa được sự kiện hai Ngài gặp nhau vào khoảng các năm:

    - 526, năm Cảnh Vương thứ 19, theo sách Phật tổ thông khảo .

    - 518, năm Bình Vương thứ 1, theo thư tịch Khổng giáo.

    - 503, năm Nhâm Tuất tức năm 17 đời vua Châu Kính Vương theo thư tịch đạo Lão như:

    Hỗn Nguyên Thánh kỷ.

    Thái Thượng Lão Quân niên phả yếu lược.

    Thái Thượng Hỗn Nguyên Lão Tử yếu lược.

    6. Henri Doré dựa vào sách Phật tổ thông khảo, toán ra rằng đức Lão Tử sinh năm 584, mất năm 500 (xem chú thích 1 nơi trang 2 ở trên).

    7. Học giả M. H. Dubs dựa vào Sử Ký Tư Mã Thiên và Chiến Quốc Sách, đã cho rằng đức Lão Tử đã sinh sống vào khoảng những năm 300 tcn. Như vậy, so lại các năm sinh của Ngài là thấy xê xích nhau từ 300 đến 600, đến 1000 năm, thật là ly kỳ hết sức.

    8. Khi đã nhận định được rằng dân chúng xưa nay thường coi đức Lão Tử là Thái Thượng Lão Quân phân tính giáng trần, là Thượng Đế giáng trần, chúng ta sẽ không lấy làm lạ, khi đọc thấy Chân Loan, trong quyển Tiếu Đạo Luận, đã chủ trương rằng đức Lão Tử đã phân thân mình để tạo dựng nên trời, nên đất, nên vạn hữu. Sách viết: «Đức Lão Tử hóa thân. Mắt trái Ngài thành mặt trời, mắt phải Ngài thành mặt trăng, đầu Ngài thành núi Côn Lôn, râu Ngài thành Ngũ hành tinh và Nhị thập bát tú. Thịt Ngài biến thành muông thú, ruột Ngài biến thành các loại rắn, bụng Ngài biến thành biển cả, các ngón tay Ngài thành Ngũ Nhạc, lông Ngài thành cỏ cây, trái tim Ngài thành chòm sao Hoa Cái, và hai trái thận Ngài hợp lại thành Chân yếu phụ mẫu của Thực Tại. »

    Huyền thoại nầy cũng tương đương như Huyền thoại Bàn Cổ, hay Purusha phân thân thành vũ trụ.

    9. Cũng nên ghi nhận rằng ở Việt Nam cũng có nhiều người chủ trương rằng đức Lão Tử chỉ là một phân thân của Thượng đế, một sứ giả của Thượng đế."
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
  3. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Thái Thượng Lão Quân được đạo giáo đồng nhất với Lão Tử – người xây dựng nền học thuyết tư tưởng của Đạo giáo. Truyền thuyết, sử sách ghi chép về Thái Thượng Lão Quân rất phong phú như Lão Tử và một số nhân vật trong Bát Tiên. Thời Minh, quan nghè nổi tiếng Vương Thế Trinh, người tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã dày công khảo cứu để ghi lại tiểu sử của Lão Tử trong sách" Thần tiên truyện ", theo tác phẩm này: Lão Tử, Đạo giáo gọi là" Thái Thượng Lão Quân ", trong dân gian cho đến nhiều tiểu thuyết, hí kịch thời ấy cũng gọi ngài như thế. Căn cứ vào" Hỗn độn đồ "ghi chép, đầu thời Tam Hoàng xa xưa, Lão Tử hóa thân làm Vạn Pháp thiên sư, giữa thời Tam Hoàng làm Bàn Cổ tiên sinh, thời Phục Hy làm Úc Hoa Tử, thời Hiên Viên làm Quảng Thành Tử, thời Thiếu Hao làm Thùy Ưng Tử, thời Chuyên Đế làm Xích Tinh Tử, thời Đế Hạo làm Lục Đồ Tử, thời vua Nghiêu làm Vụ Thành Tử, thời Vua Thuấn làm Y Thọ Tử, thời vua Vũ làm Chân Hành Tử, thời vua Thang làm Tích Tắc Tử. Tuy Lão Quân nhiều kiếp hóa thân, nhưng từ trước đến nay chưa có người nào biết ngày sinh và lai lịch của ông. Mãi đợi đến đời nhà Thương năm Sương Áp ông mới bắt đầu phân thần hóa khí, gá thai ở Nhục Thể của Huyện Diệu Vương nữ nhi, mang thai 81 năm trời sau đó mới ở tại Vũ Đinh triều giờ mão ngày 15 tháng 2 Canh Thìn. Giáng sinh tại nước Sở huyện Khổ, thôn Lai, Phố Khúc Nhân.

    Đó là một ngày từ khi có sử tới nay là hiện tượng mang thai kỳ lạ, rất lâu lại không theo chánh lộ, mà từ bắp tay trái chui ra, vả lại vừa giáng sinh ở dưới gốc cây lý, lúc ấy ông ta chỉ gốc cây nói" Đây là họ của ta ". Lão Tử theo họ Lý có từ truyền thuyết này.

    Khi Lão Tử sanh ra tướng mạo rất đặc biệt, tóc bạc, mặt vàng, trên trán màu trắng và nhiều nếp nhăn, đầu nhô cao, trái tai dài, tròng mắt vuông. Kỳ quái nhất là mới sinh ông ta đã có râu dầy cằm, dáng hoàn toàn giống một ông già có một bộ râu mép đẹp, cũng có người nói, bởi vì có duyên cớ như thế cho gọi ông là Lão Tử.

    Lão Tử vốn tên là Lý Nhĩ, tự Bá Dương, hiệu Lão Tử lại hiệu Lão Đam. Châu Văn Vương lúc làm ở Tây Bá từng mời ông ra làm quan (Thủ Tàng sử) giữ kho sử, quản lý kho sách của nội cung. Thời Châu Võ Vương ông đảm nhiệm trụ hạ sử, đây là chức quan chưởng quản điển chương văn vật. Ông làm mãi cho đến thời Châu Thành Vương sau đó truyền thuyết nói ông ở thời đại Chiêu Vương từ quan về ẩn. Thời Chiêu Vương năm 23, ông đánh xe trâu đi về ải Hàm Cốc. Người giữ ải Lệnh Y Hĩ cũng là người thích đạo thuật, lúc Lão Tử chưa đến, ông ta bèn trông thấy có một móng trời màu tím từ đông thẳng sang tây, lúc đó rất vui mừng ngẩng trông, nghĩ ắt có thánh nhân đến, bèn đích thân vui mừng đón ông và hỏi đạo lý với Lão Tử. Nghe nói Lão tử ở chỗ này viết xong quyển Đạo Đức kinh 5000 chữ, đó là quyển sách nổi tiếng của ông. Lão Tử vì muốn vượt qua ải, có người nói ông đã trông thất triều Châu sắp có loạn, do đó muốn đi nơi xa khác để ẩn.

    Châu Noãn Vương năm thứ 9, Lão Tử đi ra khỏi ải, bay lên núi Côn Lôn, cũng là núi của chư Thần tiên, nghe nói lúc ở triều Tần, ông lại giáng sanh ở ven sông Hiệp Hà, hiệu là Hà Thượng Công, truyền đạo cho An Ký Sinh sau này cũng thành thần tiên nổi tiếng. Thời Hán Văn Đế lại hóa làm Quảng Thành Tử. Văn Đế luôn luôn thích đọc Lão Tử, bèn sai người đi mời ông ta hỏi đạo. Quảng Thành Tử nói" Đạo đức là tối quý, tối tôn, cao đến vô thượng, đâu dám có thể nghe người sai bảo ". Lúc ấy Văn Đế bèn xa giá đích thân đến kính thăm. Nhưng trong lòng Văn Đế vẫn không vui, bèn nói:" Thiên hạ rộng lớn đều là lãnh thổ của Trẫm, tiên sinh tuy có đạo, cuối cùng là thần dân của trẫm; không những không giữ lễ của thần tử, vì sao còn tự cao tự đại thế? Trẫm có năng lực khiến ngươi trong khoảnh khắc biến thành nghèo hèn hay giàu sang! ". Quảng Thành Tử nghe xong vỗ tay vừa nhảy, chầm chậm bay lên giữa không trung, giống như một đám mây, cách mặt đất khoảng hơn 100 trượng, rồi dừng lại ở trong không trung yên lặng. Rất lâu mới cúi đầu xuống đáp lời với Văn Đế:" Tôi nay, trên không phải trời, dưới không phải đất, giữa không giống người, đâu dám là tử dân của ai hở? Bệ hạ! Ngài làm sao có thể khiến tôi giàu sang hay bần tiện được? ". Văn Đế thấy cảnh kỳ lạ hiếm có này, mới giác ngộ, vốn chính thật là thần tiên không phải người phàm, lúc đó vội vàng xuống xe, cúi đầu làm lễ, bày tỏ ý khiêm tốn.

    Chuyện giống như thế ở nhà Hán, nhà Đường ở dân gian truyền tụng mãi không dứt. Tông thất triều đại Đường, bởi vì họ Lý, lúc đó bèn nhờ kính Lão Tử là" Huyền Ngươn Hoàng đế ". Đạo giáo cũng theo đấy trở thành quốc giáo của nhà Đường, cực thịnh một thời".

    + Vương Thế Trinh mà tôi có nhắc đến ở đoạn trên được rất nhiều người cho là tác giả Kim Bình Mai, 1 cuốn tiểu thuyết cũng khá nổi tiếng. Gần đây tôi cũng đang đọc và nghiên cứu Kim Bình Mai, có thể sau này tôi sẽ viết bài giải mã Kim Bình Mai.
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
  4. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dưới đây là tiểu sử của Lão Tử theo cuốn sử ký Tư Mã Thiên:

    "Lược sử đức Lão Tử theo Tư Mã Thiên

    + Nguyên văn chữ Hán:

    老 子 者, 楚 苦 縣 厲 鄉 曲 仁 里 人 也 姓 李 氏, 名 耳, 字 伯 陽 諡 曰 聃 周 守 藏 室 之

    史 也 孔 子 適 周, 將 問 禮 於 老 子 老 子 曰: «子 所 言 者, 其 人 與 骨 皆 已 朽 矣, 獨

    其 言 在 耳 且 君 子 得 其 時 則 駕, 不 得 其 時 則 蓬 累 而 行 吾 聞 之,

    良 賈 深 藏 若 虛, 君 子 盛 德, 容 貌 若 愚 去 子 之 驕 氣 與 多 欲, 態 色 與 淫 志,

    是 皆 無 益 於 子 之 身 吾 所 以 告 子, 如 此 而 已. »

    孔 子 去 謂 弟 子 曰: «鳥 吾 知 其 能 飛 魚 吾 知 其 能 游 獸 吾 知 其 能 走 走 者

    可 以 為 罔, 游 者 可 以 為 綸, 飛 者 可 以 為 矰 至 於 龍, 吾 不 能 知 其 乘 風 雲

    而 上 天 吾 今 日 見 老 子 其 猶 龍 耶. »

    老 子 修 道 德 其 學 以 自 隱 無 名 為 務 居 周 久 之, 見 周 之 衰, 乃 遂 去 至 關,

    關 令 尹 喜 曰: «子 將 隱 矣, 強 為 我 著 書. » 於 是 老 子 乃 著 書 上 下 篇, 言 道

    德 之 意 五 千 餘 言, 而 去, 莫 知 所 終. 或 曰 老 萊 子 亦 楚 人 也 著 書 十 五 篇,

    言 道 家 之 用, 與 孔 子 同 時 云 蓋 老 子 百 六 十 餘 歲, 或 言 二 百 餘 歲 以 其

    修 道 而 養 壽 也.

    老 子 隱 君 子 也 老 子 之 子 名 宗 宗 為 魏 將 封 於 段 干 宗 子 注 注 子 宮 宮 玄

    孫 假 假 仕 於 漢 文 帝 而 假 之 子 解 為 膠 西 王 印 太 傅, 因 家 於 齊 焉 世 之

    學 老 子 者 絀 儒 學 儒 學 則 絀 老 子 道 不 同 不 相 為 謀 豈 謂 是 耶 老 子 無

    為 自 化, 清 靜 自 正.

    + Phiên âm:

    Lão Tử giả, Sở Khổ huyện, Lệ hương, Khúc Nhân lý nhân dã. Tính Lý thị, danh Nhĩ, tự Bá Dương. Thụy viết Đam. Chu thủ tàng thất chi sử dã. Khổng Tử thích Chu, tương vấn lễ ư Lão tử. Lão Tử viết: «Tử sở ngôn giả, kỳ nhân dữ cốt giai dĩ hủ hĩ. Độc kỳ ngôn tại nhĩ. Thả quân tử đắc kỳ thời, tắc giá; bất đắc kỳ thời, tắc bồng lụy nhi hành. Ngô văn chi, lương cổ thâm tàng nhược hư; quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu. Khứ tử chi kiêu khí dữ đa dục, thái sắc dữ dâm chí. Thị giai vô ích ư tử chi thân. Ngô sở dĩ cáo tử như thử nhi dĩ. »

    Khổng Tử khứ vị đệ tử viết: «Điểu ngô tri kỳ năng phi, ngư ngô tri kỳ năng du; thú ngô tri kỳ năng tẩu. Tẩu giả khả dĩ vi võng, du khả giả dĩ vi luân, phi giả khả dĩ vi tăng. Chí ư long, ngô bất năng tri kỳ thừa phong vân thượng thiên. Ngô kim nhật kiến Lão tử, kỳ do long da? »

    Lão Tử tu đạo đức. Kỳ học dĩ tự ẩn vô danh vi vụ. Cư Chu cửu chi, kiến Chu chi suy, nãi toại khứ. Chí quan, quan lệnh Doãn Hỉ viết: «Tử tương ẩn hĩ, cưỡng vi ngã trứ thư. » Ư thị Lão Tử nãi trứ thư thượng hạ thiên, ngôn đạo đức chi ý, ngũ thiên dư ngôn, nhi khứ, mạc tri sở chung.

    Hoặc viết: «Lão Lai tử diệc Sở nhân dã, trứ thư thập ngũ thiên, ngôn đạo gia chi dụng, dữ Khổng Tử đồng thời vân. »

    Cái Lão Tử bách lục thập dư tuế, hoặc ngôn nhị bách dư tuế dĩ kỳ tu đạo nhi dưỡng thọ dã.

    Lão Tử ẩn quân tử dã. Lão Tử chi tử danh Tông. Tông vi Ngụy tướng phong ư Đoạn Can. Tông tử Chú. Chú tử Cung. Cung huyền tôn Giả. Giả sĩ ư Hán Văn đế. Nhi Giả tử Giải vi Giao Tây vương Ấn thái phó, nhân gia ư Tề yên.

    Thế chi học Lão Tử giả tắc chuyết Nho học. Nho học tắc chuyết Lão tử. Đạo bất đồng bất tương vi mưu. Khởi vị thị da? Lão Tử vô vi tự hóa, thanh tĩnh tự chính".
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
  5. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Bấm để xem
    Đóng lại
    "+ Dịch nghĩa tiểu sử Lão Tử trong sử ký Tư Mã Thiên sang tiếng Việt:

    Lão Tử là người thôn Khúc Nhân 曲 仁, làng Lệ 厲, huyện Khổ 苦, nước Sở 楚. Ngài họ Lý 李, tên Nhĩ 耳, tự Bá Dương 伯 陽, thụy là Đam 聃. Làm quản thủ thư viện nhà Chu.

    Khổng Tử đến Chu, hỏi Lão Tử về lễ, Lão Tử nói: «Những người mà ông đề cập tới, đã hóa ra người thiên cổ từ lâu. Nay chỉ còn lại những lời nói của họ. Người quân tử khi đắc thế, thời đi xe; khi thất thế thời đi chân mặc rách. Tôi nghe nói rằng một con buôn giỏi tất nhiên thu sâu, dấu kín, hình như không có gì. Người quân tử đạo đức cao dày thường có vẻ ngoài như kẻ ngu si. Ông hãy từ bỏ sự kiêu căng và dục tình. Hãy từ bỏ những kiểu cách bên ngoài lòe loẹt và những tham vọng. Những cái đó chỉ làm hại cho ông. Đó là những gì tôi muốn nói. »

    Khổng Tử ra về nói với đệ tử rằng: «Con chim ta biết nó có thể bay; con cá, ta biết nó có thể lội; con thú, ta biết nó có thể chạy. Chạy thời có thể chăng dò, lội thời có thể đánh lưới, bay thời có thể bắn tên; đến như rồng, thời ta không thể biết; nó cưỡi mây mà lên trời. Hôm nay ta gặp Lão tử, ngài thực là rồng vậy. »

    Lão Tử tu đạo đức. Cái học của ngài trọng ẩn dật, vô danh. Ở Chu lâu năm, sau thấy nhà Chu suy, liền ra đi. Tới quan ải, quan lệnh là Doãn Hỉ nói: «Ngài sắp đi ẩn, xin cố vì tôi viết sách. »

    Lão Tử bèn viết Đạo đức kinh chia thành hai thiên gồm hơn năm nghìn chữ, đoạn đi, không biết sau ra sao.

    Có người nói rằng: [Lão Lai tử chính là Lão Tử.] Lão Lai tử cũng là người nước Sở, viết sách mười lăm thiên, nói về chuyện đạo gia, đồng thời Khổng Tử.

    Có người cho rằng Lão Tử biết cách tu dưỡng nên đã thọ 160 hay 200 tuổi. Lão Tử là một vị ẩn cư. Con ngài tên Tông 宗. Tông làm tướng nước Ngụy 魏, ở xứ Đoạn Can 段 干. Tông có con tên là Chú 注. Chú có con tên là Cung 宮. Cháu sáu đời của Cung tên là Giả 假, làm quan đời Hán Văn đế (179-156). Con của Giả tên là Giải 解, làm quan thái phó cho vua Ấn nước Tề, ở xứ Giao Tây.

    Người học Lão Tử thời châm biếm đạo Nho; người theo đạo Nho thời châm biếm Lão tử. Thế mới hay: Chẳng đồng đạo, thì chẳng cộng tác với nhau được. Lý Nhĩ vô vi để tự hóa; thanh tĩnh để tự chính"

    Mấy cái đoạn trên là em lấy tài liệu trên mạng, chứ không phải em có tài năng gì đâu.

    Kệ đi, không ai đọc bài phân tích của em cũng được. Miễn là sau này có người hiểu thêm về truyện phong thần diễn nghĩa của ông Hứa Trọng Lâm cũng là tốt rồi.
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
  6. Yeuemmaimai

    Messages:
    464
    Kết luận:

    Như vậy, dựa trên các tài liệu ở phía trên và dựa trên suy đoán cá nhân của tôi. Tôi sẽ đưa ra kết luận về 2 câu hỏi:

    1 Lão Tử trong phong thần diễn nghĩa với Thái Thượng Lão Quân trong đạo giáo có phải 1 không?

    Phải, nói đúng ra Lão Tử là 1 kiếp đầu thai xuống trần của Thái Thượng Lão Quân.

    Gần đây em đã biết được Lục Áp đạo nhân trong phong thần diễn nghĩa là ai.

    Không liên quan.

    Box kiến thức truyện là nói về kiến thức bên truyện, mình tham khảo rồi tự viết thành bài. Bạn toàn bê hết trên mạng về, thậm chí up luôn các chương các hồi của truyện vào cốt là để làm gì? Một topic trình bày không khoa học, không có hệ thống và rối ren như thế, đến cả ảnh minh họa của bộ truyện cũng không. Ít ra, bạn up ảnh bìa truyện, tác giả, nhà xuất bản, lời tựa các kiểu để người ta vào xem và hiểu nội dung bạn muốn truyền tải. Bạn cứ đăng vô tội vạ như thế, cả thu phí nữa. Cái topic bạn tạo không khác gì một mớ hỗn độn á bạn!
     
    Last edited by a moderator: Jun 8, 2024
Thread Status:
Not open for further replies.
Trả lời qua Facebook
Loading...