Đề thi giữa kì 2 môn ngữ văn 10 - Chân trời sáng tạo - Có đáp án

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Hậu Minh, 30 Tháng ba 2023.

  1. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    ĐỀ 1

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

    MÔN: NGỮ VĂN 10

    PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    TÙNG

    I


    Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,

    Một mình lạt thuở ba đông


    Lâm tuyền ai rặng già làm khách

    Tài đống lương cao ắt cả dùng. "


    II

    Đông lương tài có mấy bằng mày

    Nhà cả đòi phen chống khỏe thay

    Cội rễ bền day chẳng động

    Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày."

    III

    Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày,

    Có thuốc trường sinh càng khỏe thay.

    Hổ phách, phục linh nhìn mấy biết,

    Dành còn để trợ dân này.

    (Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 467)

    Lựa chọn đáp án đúng nhất:

    Câu 1. Bài thơ sử dụng lối gieo vần nào?

    A. Vần chân

    B. Vẫn lưng

    C. Vần liền

    D. Vần cách

    Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì?

    A. Tùng

    B. Cúc

    C. Trúc

    D. Mai

    Câu 3. Chủ đề của bài thơ?

    A. Cuộc sống thanh cao, đạm bạc

    B. Phẩm chất của người quân tử

    C. Lí tưởng sống thanh nhàn

    D. Sự chán ghét chốn quan trường

    Câu 4. Trong bài thơ cây tùng có những đặc điểm gì?

    A. Tài đống lương cao, tuyết sương, hổ phách, phục linh.

    B. Lạt thuở ba đông, tuyết sương, cội rễ bền, phục linh.

    C. Tài đống lương cao, cội rễ bền, hổ phách, phục linh.

    D. Lạt thuở ba đông, cội rễ bền, hổ phách, phục linh.

    Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ so sánh trong câu thơ: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,

    Một mình lạt thuở ba đông ?

    A. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của cây Tùng

    B. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của người quân tử

    C. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của nhà thơ Nguyễn Trãi

    D. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên.

    Câu 6. Bài thơ nói đến những phẩm chất nào của người quân tử?

    A. Nhân, trí, tín

    B. Nhân, lễ nghĩa

    C. Nhân, trí, dũng

    D. Công, dung, hạnh.

    Câu 7. Câu thơ "Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày" giúp ta hiểu gì về tình cảnh của chủ thể trữ tình?

    A. Thanh thản, hòa mình vào thiên nhiên

    B. Chua xót khi bị triều đình ruồng bỏ

    C. Đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan

    D. Bất bình trước triều đình phong kiến.


    Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

    Câu 8. Ý nghĩa biểu tượng của cây tùng trong bài thơ là gì?

    Câu 9. Bài thơ giúp anh/chị hiểu gì về con người Nguyễn Trãi? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.

    Câu 10. Qua bài thơ anh/chị rút ra bài học gì?


    II. VIẾT (4.0 điểm)

    Viết một bài nghị luận văn học phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Thời gian (Văn Cao)

    Thời gian qua kẽ tay

    Làm khô những chiếc lá

    Kỷ niệm trong tôi

    Rơi

    như tiếng sỏi

    Trong lòng giếng cạn

    Riêng những câu thơ

    Còn xanh

    Riêng những bài hát

    Còn xanh

    Và đôi mắt em

    Như hai giếng nước

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Phần I: Đọc hiểu

    Câu 1: A, Câu 2: A, Câu 3: B, Câu 4: D, Câu 5: A, Câu 6: C, Câu 7: B

    Câu 8: Biểu tượng về phẩm chất của kẻ sĩ quân tử: Sự chịu đựng gian khổ, thử thách, sống kiên cường, thanh cao, được dùng vào việc lớn, giúp ích đất nước.

    Câu 9: Qua bài thơ "Tùng" chúng ta hiểu hơn về con người của tác gia Nguyễn Trãi: Phẩm chất nhân cách thanh cao, một người anh hùng, một nhà thơ, nhà quân sự kiệt xuất; tấm lòng yêu nước thương dân luôn trăn trở trước vận mệnh của đất nước

    Câu 10:

    HS trả lời theo quan điểm riêng và có lí giải phù hợp, có sức thuyết phục cao.

    Gợi ý (học sinh có thể trả lời 1 trong 2 bài học sau)

    Bài học:

    - Bài thơ giúp thức tỉnh ý chí của thế hệ trẻ hiện nay cần cố gắng hơn nữa để khắc phục những mặt yếu kém, tạo thêm ý chí kiên cường, chí khí vững chắc bảo vệ nền độc lập nước nhà.

    - Cuộc sống đầy những biến cố thăng trầm, gặp nhiều trở ngại, nhưng không được nhụt trí, con người cần tự bồi dưỡng lý tưởng sống cho mình.

    Phần II. Viết


    a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề .

    Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Thời gian của Văn Cao.


    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

    * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm

    * Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

    Về nội dung

    - Thông điệp Văn Cao muôn gửi tới chúng ta qua bài thơ Thời gian

    + Thời gian không vô hình, thời gian là khối vật chất có thể cân, đong, đo đếm được, nó trôi chảy nhẹ nhàng lặng lẽ, ta có thể cảm nhận được qua "kẽ tay".

    + Thời gian vô cùng nghiệt ngã, thời gian có thể làm biến đổi tất cả, làm cho cuộc đời và kỉ niệm của con người tàn tạ, thậm chí bị xóa nhòa, đi vào cát bụi, rơi vào quên lãng: Thời gian qua kẽ tay / làm khô những chiếc lá / Ki niệm trong tôi / Rơi / như tiếng sỏi / trong lòng giểng cạn.

    + Riêng thơ, nhạc và tình yêu (cái đẹp của cuộc sống) thì bất chấp thời gian, vượt qua quy luật của thời gian, ở lại với đời "xanh" mãi mãi: Riêng những câu thơ / còn xanh / Riêng những bài hát / còn xanh / Và đôi mắt em / như hai giếng nước.

    Bài thơ ngắn, hình tượng ẩn dụ có sức khái quát cao thể hiện quan niệm sâu sắc về thời gian của nghệ sĩ Văn Cao: Thời gian làm khô chiếc lá đời người nhưng lại làm tươi xanh chiếc lá thơ, chiếc lá nhạc, chiếc lá tình yêu.

    - > Bài thơ giúp ta hiểu hơn về quan niệm thời gian, đồng thời hiểu thêm giá trị của Cái Đẹp qua những vần thơ chan chứa tình yêu cuộc sông của người nghệ sĩ đa tài.

    - Những suy cảm của bản thân về thời gian và cuộc sống:

    + Con người sống trong thời gian, sông cùng thời gian, không có cuộc sống nào không có quan hệ với thời gian. Có người chạy đua với thời gian, sống tích cực chói chang, có người bị thời gian bỏ mặc, sống mỏi mòn vô nghĩa (dẫn chứng).

    + Tốc độ dòng thời gian trôi đi trong không gian sống của chúng ta là luôn như nhau, nhưng mỗi người, mỗi lúc lại có các cảm giác và cảm nhận khác nhau là do tâm thế và tinh thần của mỗi người, do những hoàn cảnh và tác động khác nhau từ môi trường sống.

    Về nghệ thuật:

    - Kết cấu độc đáo: Số câu trong mỗi đoạn không ổn định, đoạn đầu bốn câu và đoạn cuối ba câu. Số câu trong mỗi đoạn theo hướng giảm dần. Đó là cái lạ của bài thơ, xét về cấu trúc đoạn và văn bản.

    - Câu thơ độc đáo: Vắt dòng, cũng có thể hiểu 12 dòng ấy chỉ có một câu vì toàn bộ bài thơ không có dấu chấm cuối câu. Có câu theo cấu trúc đặc biệt như: "Rơi".

    - Nhịp điệu của câu thơ cũng lạ thường và rất linh hoạt. Chẳng hạn như: "Rơi / như / tiếng sỏi / trong lòng giếng cạn." Có thể ngắt nhịp cho câu này là 2/2/4..

    - > Thời gian trôi qua rất nhanh và không bao giờ dừng lại, thời gian từ từ lặng lẽ tàn phá dần từng phần cuộc đời của con người. Chỉ có văn học nghệ thuật và những kỉ niệm đẹp về tình yêu là có sức sống lâu dài và không bị thời gian hủy hoại.
     
    Tiên NhiLieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    ĐỀ 2

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

    MÔN: NGỮ VĂN 10

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    MẠN THUẬT (Bài 13)

    Quê cũ nhà ta thiếu của nào?



    Rau trong nội, cá trong ao.



    Cách song mai tỉnh hồn Cô dịch,



    Kề nước cầm đưa tiếng Cửu cao.



    Khách đến vườn còn hoa lác,



    Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.



    Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ,



    Lẩn thẩn làm chi áng mận đào.

    (Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 407)


    Lựa chọn đáp án đúng nhất:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

    A. Biểu cảm

    B. Miêu tả

    C. Nghị luận

    D. Thuyết minh

    Câu 2. Những câu thơ lục ngôn trong bài thơ là?

    A. Câu 2, câu 5, câu 6

    B. Câu 2, câu 5, câu 7

    C. Câu 2, câu 4, câu 6

    D. Câu 2, câu 7, câu 8

    Câu 3. Từ láy nào xuất hiện trong bài thơ?

    A. Lơ thơ.

    B. Cảnh thanh.

    C. Cửu cao

    D. Lẩn thẩn.

    Câu 4. Câu thơ nào dưới đây cho biết thời gian vào đêm?

    A. Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.

    B. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ.

    C. Rau trong nội, cá trong ao.

    D. Khách đến vườn còn hoa lác.

    Câu 5. Hai câu thơ: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào? / Rau trong nội, cá trong ao", cho biết tình cảm gì của nhân vật trữ tình với quê hương?

    A. Chán chường về sự nghèo khó của quê hương

    B. Tự hào về sự giàu có của quê hương

    C. Tự hào về sự nghèo khó của quê hương

    D. Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

    Câu 6. Hình ảnh "nguyệt" trong câu thơ "Thơ nên cửa thấy nguyệt vào" là hình ảnh hoán dụ để chỉ đối tượng nào?

    A. Người bạn tốt của nhà thơ.

    B. Người bạn thâm lâu năm.

    C. Người bạn tri âm, tri kỉ.

    D. Người bạn tương giao.

    Câu 7. Bài thơ thể hiện khía cạnh nào trong tâm hồn Nguyễn Trãi?

    A. Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đời.

    B. Nhớ cảnh cũ, người xưa.

    C. Niềm vui vì sự no ấm của nhân dân.

    D. Nỗi lo cho dân, cho nước.


    Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

    Câu 8. Nêu các đặc điểm về nghệ thuật của bài thơ?

    Câu 9. Chỉ ra điểm tương đồng về nội dung giữa bài thơ với bài "Gương báu khuyên răn" (bài 43).

    Câu 10. Bài thơ khơi gợi ở em suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc? Trả lời khoảng 5- 7 dòng.


    II. VIẾT (4.0 điểm)

    Viết một bài nghị luận văn học phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:

    "Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường

    Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

    Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

    Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

    Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom..


    Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn

    Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái

    Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá

    Tình yêu thương bồi đắp cao lên.."

    (Trích Khoảng trời hố bom –Lâm Thị Mỹ Dạ)

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Câu: A, Câu 2: A, Câu 3: D, Câu 4: A, Câu 5: B, Câu 6: C, Câu 7 :D

    Câu 8:

    Đặc điểm về nghệ thuật của bài thơ:

    - Sử dụng từ ngữ giản dị, giàu biểu cảm

    - Hình ảnh điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc.

    - Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, phép đối độc đáo.

    Câu 9:

    Điểm tương đồng về nội dung giữa 2 bài thơ:

    - Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước

    - Tấm lòng tha thiết với cuộc sống

    - Nỗi niềm lo cho dân, cho nước.

    Câu 10:


    HS trả lời theo quan điểm riêng và có lí giải phù hợp, có sức thuyết phục cao. Viết câu trả lời đúng dung lượng.

    Gợi ý:

    Bài thơ trên của Nguyễn Trãi đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của con người yêu nước, thương dân. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: Yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.

    Phần II: Viết

    a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề .

    Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Khoảng trời hố bom


    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

    * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, đoạn trích

    - Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những nhà thơ nữ hiếm hoi của thơ ca cách mạng.

    - Bài thơ được viết năm 1972, thể hiện lòng biết ơn, trân trọng đối với sự hi sinh của thế hệ thanh niên xung phong trong những năm chiến tranh.

    * Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

    * Về nội dung

    - Giọng điệu tự sự: "Chuyện kể rằng" – bài thơ mang sắc thái tự sự, như ngồi ôn lại một câu chuyện.

    - Nhắc lại sự hi sinh cao cả của cô gái:

    + Đại từ nhân xưng tôi – em: Nói về người liệt sĩ với thái độ yêu thương, thân tình.

    + Hành động của cô gái: Để ngăn không địch ném bom phá tuyến đường, để đoàn xe quân sự ra trận kịp thời, cô đã thắp lửa đánh lạc hướng địch, chấp nhận hi sinh.

    - Hình ảnh biểu tượng cao đẹp: "Lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa", "hứng lấy luồng bom", thể hiện sự hi sinh một cách tự nguyện, thầm lặng. Chỉ có tình yêu nước, yêu tự do mới khiến con người quên đi sợ hãi, không ngần ngại nhận lấy cái chết.

    - Hình ảnh "hố bom nhắc chuyện người con gái" : Vừa là hình ảnh đau thương của chiến tranh để lại, vừa là nhân chứng cho sự hi sinh cao cả của cô gái mở đường.

    ⇒ Tuy sự hi sinh nào cũng là có đau thương, nhưng qua việc sử dụng những hình ảnh trên, tác giả vừa ca ngợi tâm hồn cao đẹp của cô gái mở đường, vừa nói cô gái đã hóa thân vào thiên nhiên, gợi ra sự ý niệm về sự bất tử của người anh hùng.

    *Về nghệ thuật: thể thơ tự do, giọng thơ bi tráng, giàu cảm xúc; sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng giá trị.
     
    Tiên Nhi thích bài này.
  4. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

    Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10

    I. ĐỌC HIỂU (6, 0 điểm)

    Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

    Câu chuyện Kiến giết Voi

    Trong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo.

    Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát:

    – Đàn Kiến ranh con kia! Chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm lên lên một cái là chúng mày chết cả nút. Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả.

    Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại:

    – Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.

    Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn kiến nhỏ bé đã nhanh nhẹn tản ra, bám ngay lấy chân Voi mà leo lên lưng Voi. Đàn kiến bảo nhau xúm cả vào hai mắt Voi mà cắn, khiến Voi không sao mở được mắt nữa. Trong khi hai mắt Voi còn cay xè thì đàn kiến lại bảo nhau chui vào hai tai Voi mà đục thủng màng nhĩ. Voi đau buốt đến tận óc.

    Voi cố lấy vòi để thổi và quét đàn kiến xuống đất nhưng không xuể vì đàn kiến đông quá. Đàn Kiến lại chui vào vòi Voi mà đốt, mà cắn. Voi không tài nào chịu nổi, ngã lăn ra, kêu khóc, giãy giụa ầm trời. Đàn Kiến đã đi báo thêm cho nhau biết và kéo tới mỗi lúc một nhiều, xúm vào đốt Voi cho tới chết mới chịu buông tha.

    Từ đấy, họ hàng nhà voi bảo nhau phải tránh xa giống kiến nhỏ bé nhưng ghê gớm. Trước khi ăn gì, họ hàng nhà voi đều cuốn thức ăn vào vòi, giũ thật sạch để không còn Kiến nữa rồi mới dám ăn. Và voi cũng hết sức để ý, không bao giờ để cho kiến leo được lên trên người mình.

    (Truyện ngụ ngôn Việt Nam )

    [​IMG]



    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

    A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm

    Câu 2: Câu nào sau đây miêu tả đặc điểm của con voi?

    A. Con voi hiền lành và thân thiện với mọi loài vật.

    B. Con voi rất hung dữ và luôn dùng đôi ngà ghê gớm để húc chết bất kỳ loài vật nào.

    C. Con voi là loài vật cực kỳ nhút nhát và sợ hãi trước các động vật khác.

    D. Con voi luôn biết kính trọng và tôn trọng các loài vật khác.

    Câu 3: Đàn kiến đã đáp lại Voi như thế nào khi Voi chê bai đàn Kiến bé nhỏ?

    A. Đàn Kiến nhỏ nhẹ bày tỏ sự sợ hãi và nể phục Voi.

    B. Đàn Kiến bé nhỏ bất ngờ và thất vọng trước sự kiêu ngạo của Voi.

    C. Đàn Kiến bé nhỏ tỏ ra lạnh lùng và không quan tâm đến Voi.

    D. Đàn Kiến nhỏ bé đã đáp lại Voi một cách kiên quyết và cứng rắn.

    Câu 4: Đàn kiến đã đánh bại con voi bằng cách nào?

    A. Chúng tấn công Voi và cắn chết nó.

    B. Chúng đâm Voi bằng các mũi đinh sắc nhọn.

    C. Chúng cào xé Voi bằng móng vuốt sắc nhọn.

    D. Chúng tấn công Voi bằng cách đâm vào những điểm yếu của nó.

    Câu 5: Đàn kiến đã làm gì khi Voi định dẫm đàn kiến chết?

    A. Chúng đã chạy trốn

    B. Chúng đã đuổi theo Voi

    C. Chúng đã leo lên lưng Voi

    D. Chúng đã bám vào vòi của Voi

    Câu 6: Họ hàng nhà voi đã học được bài học gì sau sự việc này?

    A. Họ đã học cách chống lại đàn kiến.

    B. Họ đã học cách tránh xa đàn kiến.

    C. Họ đã học cách ăn thức ăn mà không bị đàn kiến tấn công.

    D. Họ đã học cách kiểm soát sự kiêu ngạo của mình.

    Câu 7: Tại sao Voi lại cảm thấy kiêu ngạo và xem thường đàn kiến?

    A. Voi đã thắng mọi trận đánh với các loài vật khác trong rừng.

    B. Voi cho rằng đàn kiến nhỏ bé không thể đe dọa mình.

    C. Voi cho rằng đàn kiến không có sức mạnh để tấn công mình.

    D. Voi đã thấy đàn kiến chạy trốn khi gặp mình trước đó.


    Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

    Câu 8: Anh/chị hãy nêu chủ để của câu chuyện "Kiến giết voi"

    Câu 9: Theo anh/chị việc xây dựng nhân vật có phần đối lập ngoại hình, tính cánh, kết hợp với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ có tác dụng gì?

    Câu 10: Anh chị rút ra được bài học, thông điệp gì sau khi đọc văn bản?

    II. VIẾT (4, 0 điểm)

    Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm trên.

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU

    1: D, 2: B, 3: D, 4: A, 5: C, 6: B, 7: B

    Câu: 8

    - Chủ đề của truyện: Khuyên mỗi người không nên có tính kiêu ngạo, coi thường người khác và hiếp đáp kẻ yếu hơn mình.

    - Sức mạnh không phải là mọi thứ và cả những sinh vật bé nhỏ có thể đánh bại được những con vật to lớn và hung dữ nếu chúng tận dụng được sức mạnh của mình. Nó cũng nói lên tầm quan trọng của việc tôn trọng mọi loài vật và không đánh bại chúng chỉ vì tự cho mình mạnh mẽ.

    * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.


    Câu 9:

    HS có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp và không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo gợi ý:

    - Việc xây dựng nhân vật trong câu chuyện "Kiến giết voi" với phần đối lập ngoại hình, tính cách và sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ có tác dụng tạo sự thu hút cho người đọc và giúp tác giả truyền tải thông điệp sâu sắc hơn đến độc giả.

    Trong truyện, tác giả xây dựng hai nhân vật đối lập nhau: Kiến và voi. Kiến là một loài côn trùng nhỏ bé, yếu đuối, nhưng lại rất thông minh, tinh quái và quyết đoán. Với tính cách đó, kiến đã chiến thắng được con voi, một loài động vật lớn mạnh hơn nhiều lần nhưng lại tỏ ra ngớ ngẩn và ngây ngô.

    - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã tạo ra những tình huống khá hài hước và lời thoại hấp dẫn của các nhân vật, giúp tác phẩm trở nên cuốn hút hơn.

    * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

    Câu 10: Thông điệp tích cực thông qua văn bản:

    HS tự rút ra thông điệp cho mình, miễn là phù hợp, tích cực. Có thể gợi ý các thông điệp sau:

    Từ câu chuyện của Voi và Kiến, tác giả dân gian đã gửi gắm thông điệp đến những người trong xã hội sống kiêu ngạo, huênh hoang cuối cùng sẽ nhận cái kết cay đắng.

    II. VIẾT

    a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

    Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

    Tác giả: Dân gian

    Tác phẩm: Thuộc kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam.

    Ví dụ: Trong các thể loại tự sự dân gian, có lẽ truyện ngụ ngôn là thể loại có mục đích giáo huấn nhiều hơn cả bởi lẽ từ một câu chuyện được kể, người ta có thể rút ra nhiều bài học khác nhau. Tìm hiểu truyện Kiến giết voi chúng ta sẽ rõ hơn điều đó.

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

    "Nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong câu truyện trên"

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0, 25 điểm.

    - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0, 0 điểm.

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

    *Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn

    - Đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn: Dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật để hướng đến cho người đọc một chủ đề, triết lý nhân sinh, bài học cuộc sống, khuyên nhủ, răn dạy con người.

    -Truyện ngụ ngôn là một thể loại văn học phổ biến, đặc biệt ở các nước phương Tây, với mục đích truyền tải những giá trị đạo đức, triết học, tâm lý học, xã hội học qua các câu chuyện tưởng tượng. Trong các truyện ngụ ngôn, những nhân vật và tình huống được mô tả bằng những hình ảnh, tượng trưng cho các khái niệm và ý nghĩa sâu sắc.

    * Khái quát chủ đề của truyện

    Chủ đề của truyện "Kiến giết voi" là sự thông minh và khôn khéo của con người có thể vượt qua sức mạnh vật chất. Truyện thể hiện rõ ràng thông điệp rằng bản thân tài năng và sự khéo léo trong tư duy sẽ giúp con người vượt qua khó khăn, thậm chí là vượt qua sức mạnh của những kẻ đối đầu. Chủ đề này đã được thể hiện qua câu chuyện về một đàn kiến nhỏ bé vô cùng tinh thông và linh hoạt, đã vượt qua được sức mạnh của một con voi khổng lồ và cứu lấy đàn mình.

    * Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

    Trong "Kiến giết voi", có hai nhân vật tiêu biểu là Kiến và Voi, họ đại diện cho hai giá trị trái ngược nhau. Kiến là một con vật nhỏ bé, yếu đuối nhưng thông minh và cần cù, trong khi Voi là một con vật to lớn, mạnh mẽ nhưng ngu ngốc và tự mãn.

    Mối quan hệ giữa hai nhân vật này được thể hiện qua câu chuyện mà Kiến tìm cách giết Voi bằng cách lấy sự giúp đỡ từ các con kiến khác và sử dụng chiến thuật và trí thông minh của mình. Tuy nhiên, đến cuối câu chuyện, Kiến nhận ra rằng Voi là người bạn thật sự của mình, họ đều là những sinh vật sống trên trái đất và cần phải giúp đỡ lẫn nhau.

    * Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện

    -Nhân vật Kiến đóng vai trò chính trong việc thể hiện chủ đề của truyện, đó là sự tôn trọng giá trị của mỗi sinh vật. Nhân vật Kiến thông minh và cần cù, và sử dụng những phẩm chất tích cực này để đánh bại con Voi lớn hơn. Điều này cho thấy rằng kích cỡ không quan trọng bằng trí tuệ và nghị lực.

    -Trong khi đó, nhân vật Voi đóng vai trò đối lập, cho thấy rằng sự tự mãn và tự tin không đồng nghĩa với sự thông minh và tôn trọng giá trị của người khác.

    * Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống

    "Kiến giết voi" là một truyện ngụ ngôn với chủ đề chính là sự quan trọng của tinh thần đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Truyện cho thấy rằng khi mọi người hợp tác với nhau, họ có thể vượt qua các khó khăn lớn và đạt được những thành công đáng kể.

    Nhân vật chính của câu chuyện là một chú voi khổng lồ, tượng trưng cho sự quyền lực và uy quyền. Tuy nhiên, dù có sức mạnh đến đâu thì khi thiếu tinh thần đoàn kết, một con voi đơn độc vẫn không thể đánh bại được một đàn kiến. Nhân vật kiến là biểu tượng cho sự đoàn kết và lòng trách nhiệm, cho thấy rằng mỗi cá nhân đều có thể đóng góp một phần trong quá trình giải quyết vấn đề và đạt được sự thành công.

    -Mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện là sự đối lập giữa sức mạnh đến từ quyền lực và uy quyền, và sự đoàn kết đến từ tinh thần và trách nhiệm. Nhân vật chính, con voi, tuy có sức mạnh và quyền lực nhưng lại thiếu lòng tin tưởng và không thể đánh bại được những con kiến. Ngược lại, các kiến lại hợp tác và đoàn kết với nhau để đạt được mục đích của mình, tuy kích thước nhỏ bé nhưng lại thành công vượt trội bởi tinh thần đoàn kết.

    -Từ đó, ta có thể rút ra ý nghĩa cho cuộc sống là sức mạnh của sự đoàn kết và trách nhiệm cá nhân trong việc đóng góp vào một mục tiêu chung. Dù có mạnh mẽ đến đâu, nếu không có sự đoàn kết và tinh thần trách nhiệm thì một người không thể làm được mọi việc. Chúng ta cần học cách hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung, vượt qua những khó khăn và thăng tiến trong cuộc sống.
     
    Tiên Nhi thích bài này.
    Last edited by a moderator: 31 Tháng ba 2023
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...