[Tiểu luận] Pháp nhân chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Discussion in 'Học Online' started by Mạnh Thăng, Feb 12, 2023.

  1. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP NHÂN – CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

    1.3. Năng lực chủ thể của pháp nhân và một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp nhân

    1.3. 1. Năng lực chủ thể của pháp nhân


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

    Năng lực pháp luật dân sự

    Theo Điều 86 Bộ luật dân sự 2015:

    1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

    3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

    Năng lực hành vi dân sự

    Năng lực hành vi của pháp nhân được được thể hiện thông qua hành vi của người đại diện. Bộ luật dân sự chỉ quy định về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự. Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện của pháp nhân. Tuy nhiên cũng cần hiểu là hoạt động của pháp nhân còn được thực hiện thông qua hành vi của các thành viên khác của pháp nhân, trong trường hợp này hành vi đó được thực hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ được pháp nhân giao.

    Mối liên hệ giữa hai năng lực trên

    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chỉ phụ thuộc vào khả năng pháp nhân và các trường hợp quy định của Bộ luật dân sự, còn năng lực hành vi dân sự của pháp nhân phụ thuộc vào người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân trong quan hệ dân sự.

    Năng lực chủ thể của pháp nhân có gì đặc biệt so với năng lực chủ thể của cá nhân?

    Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật; với tư cách là chủ thể của quan hệ đó; bao gồm hai yếu tố năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

    Năng lực chủ thể của cá nhân

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.

    Nó xuất hiện từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó chết đi.

    Năng lực chủ thể của pháp nhân (đã trình bày ở trên)

    Vậy, 2 năng lực chủ thể có các điểm tương đồng:

    1. Đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể.

    2. Tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham gia.

    Ngoài ra, khi đi sâu vào chi tiết, 2 năng lực chủ thể còn có những khác biệt dưới đây:

    + về Cơ sở pháp lý:

    - Đối với cá nhân là theo Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015

    - Đối với pháp nhân là theo Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015

    + Về Đối tượng

    - Đối với cá nhân: Là công dân Việt Nam;người nước ngoài; người không quốc tịch sinh sống lao động và học tập trên lãnh thổ Việt Nam.

    - Đối với pháp nhân: Là các cơ quan nhà nước;tổ chức xã hội;tổ chức kinh tế;đơn vị hành chính sự nghiệp. Có cơ cấu tổ chức thống nhất được các văn bản pháp luật quy chế điều lệ của các tổ chức quy định.
     
  2. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP NHÂN – CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

    1.3. Năng lực chủ thể của pháp nhân và một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp nhân

    1.3. 2. Một số vấn đề về yếu tố lý lịch của pháp nhân


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tên gọi pháp nhân

    Tên gọi pháp nhân có những yêu cầu như sau được quy định tại Điều 78 của Bộ luật dân sự 2015:

    1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.

    2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

    3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

    4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

    Xác định trụ sở pháp nhân

    Theo điều 78 Bộ luật dân sự 2015:

    1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.

    2. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

    Quốc tịch pháp nhân

    Về quốc tịch, điều 80 của Bộ luật này quy định pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.

    Tài sản của pháp nhân

    Theo Điều 81 Bộ luật dân sự 2015, Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

    Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

    Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân là gì? Có tư cách pháp nhân không?

    Theo Khoản 1, Điều 84 của Bộ luật dân sự 2015:

    Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân, do đó không có tư cách pháp nhân.

    Nếu chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện giao dịch thì trách nhiệm thuộc về chủ thể nào?

    Theo Khoản 6, Điều 84 Bộ luật dân sự 2015:

    Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. Do đó, trong trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện giao dịch thì trách nhiệm thuộc về pháp nhân.
     
  3. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    CHƯƠNG II. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG

    TRANH CHẤP THỰC TẾ

    2.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc và quan điểm của các cấp Tòa án

    2.1. 1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ở trường hợp này có 2 bản án được đưa ra. Bản án đầu là bản án cấp sơ thẩm được giải quyết bởi TAND Quận 1. Theo điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, "tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động là các tranh chấp không cần qua thủ tục hòa giải". Nghĩa là việc ông Hùng khởi kiện Cơ quan đại diện của Bộ TN&MT ra TAND quận 1 là hoàn toàn có cơ sở và đúng quy trình pháp luật và TAND quận 1 cũng có đủ thẩm quyền thực hiện phiên sơ thẩm.

    Bản án thứ 2 là bản án cấp phúc thẩm được giải quyết bởi TAND TPHCM. Theo điều 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Việc xuất hiện 2 bản án là do Cơ quan đại diện trên kháng cáo và Viện kiểm sát nhân dân cũng xác định việc xác định bị đơn của bản án 1 là sai về quy định tố tụng.

    Yêu cần đưa ra của nguyên đơn là hủy quyết định thôi việc; nghĩa là ông Hùng yêu cầu chứng minh sự sai trái trong quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng của cơ quan đại diện Bộ TN&MT và buộc cơ quan trên bồi thường đúng những gì trên hợp đồng. Ở đây ta không rõ được những điều khoản trong hợp đồng giữa 2 bên nhưng yêu cầu của ông Hùng là chính đáng vì ông muốn giành lại quyền lợi đáng ra mình được nhận. Yêu cầu này hoàn toàn có liên quan đến chủ đề Bài tập lớn do nó có sai sót về việc xác định người bị khởi kiện (bị đơn), đó là phân biệt tư cách pháp nhân được ủy quyền bởi Bộ TN&MT cho Cơ quan đại diện trên.

    Văn bản quy phạm này sẽ điều chỉnh tranh chấp này là Bộ Luật Dân sự 2015.

    Vấn đề pháp lý phát sinh là việc xác định sai đối tượng bị đơn. Ông Hùng khởi kiện Cơ quan đại diện có thể là do bên sử dụng lao động được ghi trong hợp đồng là Cơ quan đại diện. Tuy nhiên, TAND quận 1 cũng xác định sai đối tượng bị đơn.
     
  4. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    CHƯƠNG II. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG

    TRANH CHẤP THỰC TẾ

    2.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc và quan điểm của các cấp Tòa án


    2.1. 2. Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ở đây có sự mâu thuẫn giữa TAND quận 1 và TAND TPHCM: Theo điều 84 Bộ Luật Dân sự, chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Cho nên theo đúng luật thì Cơ quan đại diện không phải là pháp nhân, cũng không có khả năng trở thành bị đơn.

    Lập luận của TAND quận 1: Công nhận tư cách pháp nhân của Cơ quan đại diện do quyết định của Bộ TN&MT "Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng"; theo Khoản 1. C Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân nếu sở hữu tài sản độc lập. Có lẽ TAND quận 1 đã dựa vào chi tiết "tài khoản riêng" để xác định tư cách pháp nhân cho Cơ quan Đại diện.

    Tuy nhiên, theo TAND TPHCM, quyết định này là không đủ để xác nhận tư cách pháp nhân của Cơ quan đại diện vì cũng dựa trên điều khoản trên của Bộ Luật Dân sự 2015: Tài sản độc lập này phải được chịu trách nhiệm hoàn toàn bởi chính Cơ quan Đại diện này. Trong khi đó, Cơ quan này vẫn phải hạch toán báo sổ cho Bộ TN&MT, chứng tỏ rằng tài khoản riêng kia không hoàn toàn được chịu trách nhiệm của Cơ quan Đại diện mà vẫn phải bị kiểm soát bởi Bộ TN&MT. Nghĩa là cơ quan trên không có tài sản độc lập hoàn toàn với pháp nhân khác (ở đây là Bộ TN&MT), cho nên quyết định của Bộ TN&MT theo lập luận của TAND TPHCM là không đúng luật định. Cụ thể hơn, theo Luật sư Trần Công Ly Tao (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. HCM), tư cách pháp nhân của Cơ quan đại diện này chỉ đầy đủ nếu có sự ủy quyền tham gia tố tụng của Bộ TN&MT, tuy nhiên đề không hề đề cập đến vấn đề này.
     
  5. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    CHƯƠNG II. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG

    TRANH CHẤP THỰC TẾ

    2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

    2.2. 1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Như vậy, có thể tóm lược lại rằng có hai luồng quan điểm về vấn đề nêu trên.

    Một là, cơ quan đại diện của Bộ TN&MT có tư cách pháp nhân như quyết định của Tòa án nhân dân Quận 1. Bởi vì theo quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT có nội dung: "Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng".

    Hai là, cơ quan đại diện của Bộ TN&MT không có đầy đủ tư cách pháp nhân như nhận định của Tòa án nhân dân TPHCM. Bởi vì cơ quan này vẫn phải hạch toán báo sổ, quyết toán theo ngân sách của Bộ, không phải là cơ quan hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân nhưng không đầy đủ, vẫn là một đơn vị phụ thuộc vào pháp nhân là Bộ TN&MT.

    Sau quá trình tìm tòi và nghiên cứu, quan điểm của nhóm là hoàn toàn đồng tình với hướng giải quyết của Tòa án nhân dân TPHCM. Theo đó, tòa sơ thẩm đã xác định bị đơn trong vụ án là cơ quan đại diện đã làm sai quy định của pháp luật dân sự hiện hành; tuyên hủy án sơ thẩm để giải quyết lại.

    Bởi lẽ theo khoản 4 Điều 84 BLDS 2005, một tổ chức không được công nhận là pháp nhân khi không thể nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Mà cụ thể ở đây là cơ quan đại diện của Bộ TN&MT hoàn toàn không được độc lập mà phải đặt dưới sự điều hành và quản lý của Bộ.

    Bên cạnh đó, dựa vào khoản 2 Điều 92 BLDS 2005: "Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó"; khoản 4 Điều 92 BLDS 2005: "Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền"; khoản 5 Điều 92 BLDS 2005: "Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện" càng làm củng cố thêm cho sự xác đáng của quyết định được đưa ra từ Tòa án nhân dân TPHCM.

    Quan điểm của nhóm về tư cách pháp nhân của cơ quan đại diện của Bộ TN&MT là hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Tòa án nhân dân TPHCM. Đồng tình với nhóm còn có Luật sư Trần Ly Công Tao (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM) và PGS-TS Võ Văn Đại (Trưởng khoa Luật dân sự Trường ĐH Luật TPHCM) càng làm vững chắc thêm cho quan điểm trên của nhóm. Theo PGS phân tích: "Quyết định thành lập cơ quan đại diện tại TPHCM của Bộ TN&MT ghi" cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng "là không ổn. Bởi BLDS 2005 do Quốc hội ban hành đã đặt ra các điều kiện của một pháp nhân đầy đủ và rõ ràng, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân theo. Mặt khác, về mặt lý luận, cơ quan đại diện của Bộ không thể coi là một tư cách pháp nhân vì không thỏa mãn quy định tại khoản 4 Điều 84 của bộ luật này là tham gia giao dịch một cách độc lập. Bởi lẽ mọi hoạt động của cơ quan đại diện đều đặt dưới sự quản lý, điều hành của Bộ, do đó lập luận của tòa phúc thẩm là chính xác." Tôi nghĩ rằng các cơ quan nhà nước khi thành lập các cơ quan đại diện thì không nên tùy tiện "tặng" cho nó tư cách pháp nhân, nếu có thì cũng phải thỏa mãn các điều kiện luật định, nếu không pháp luật nói chung sẽ không còn ý nghĩa trong cuộc sống".
     
  6. Mạnh Thăng

    Messages:
    8,780
    CHƯƠNG II. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG

    TRANH CHẤP THỰC TẾ

    2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành


    2.2. 2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

    Như vậy có thể kết luận mặc dù đã được quy định rất rõ theo BLDS 2005 về pháp nhân nhưng sự việc trên vẫn xảy ra là do cơ quan nhà nước, ở đây là Bộ TN&MT, đã tùy tiện tặng cho cơ quan đại diện tư cách pháp nhân mà không thỏa mãn các quy định trong BLDS 2005. Vì vậy, bất cập ở đây là Bộ TN&MT đã thành lập cơ quan đại diện với "tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng", nhưng trên thực tế là hoàn toàn không đủ tư cách pháp nhân. Vậy thì theo khoản 4 Điều 92 BLDS 2005 đã quy định rất rõ là cơ quan đại diện không phải là pháp nhân, Bộ TN&MT lại đưa ra văn bản như trên là sai.

    Có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề ở đây là các bộ ngành thiếu sự tìm hiểu pháp luật trước khi đưa ra văn bản, dẫn đến những rắc rối về sau như câu chuyện của ông Nguyễn Ngọc Hùng trên đây. Qua đó nhóm đề xuất các bộ ngành nên tìm hiểu kĩ hơn để tránh sai sót, cùng với đó là những chế tài pháp lý nhằm xử lý sai phạm của các bộ ngành trong việc đưa ra những văn bản sai pháp luật. Còn BLDS 2005 và sau này là 2015 đã hoàn thiện và quy định rất rõ về Pháp nhân rồi.


    PHẦN KẾT LUẬN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong quá trình thực hiện Bài tập lớn, đầu tiên, nhóm đặt mục tiêu tìm hiểu và làm rõ các nội dung cơ bản xoay quanh chủ thể pháp nhân. Nhờ đó, nhóm đã có thể phân biệt được các cặp khái niệm như pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp. Tiếp theo, nhóm đi sâu vào phân tích, đánh giá những tiêu chí để công nhận tổ chức có tư cách pháp nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam.

    Những nghiên cứu trên đồng thời cũng là cơ sở để các thành viên hiểu được hoàn cảnh cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh của một vấn đề thực tiễn ở chương II. Qua việc xác nhận lại tư cách pháp nhân của cơ quan đại diện của Bộ TN&MT dựa theo Khoản 1. C Điều 74 BLDS 2015, nhóm đồng ý với phán quyết của TAND TPHCM. Việc xác định tòa sơ thẩm làm sai quy định của pháp luật dân sự hiện hành đã góp phần làm củng cố thêm tinh thần thượng tôn pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    Ngoài ra, nhóm cũng đã nhìn thấy bất cập trong sự việc này. Theo các thành viên, nguyên nhân đến từ việc Bộ TN&MT đã không có sự tìm hiểu luật trước khi đưa ra quyết định, dẫn đến sự hiểu lầm trong việc xác định vai trò của cơ quan đại diện đối với vụ kiện này. Đối với những bất cập như vậy, nhóm đã đề xuất hai hướng giải quyết như đã nêu ở phần trên vì nhóm cho rằng, việc đó sẽ giúp các quá trình xét xử trở nên minh bạch, các tòa án có thể đưa ra những quyết định công bằng và tạo một động cơ thúc đẩy các cơ quan hành chính chủ động hơn trong việc tìm hiểu những chế định pháp luật, đảm bảo quyền lợi của mình và đề phòng những rủi ro pháp lý có thể xảy ra sau này.

    Như vậy, nhóm F đã hoàn thành những nhiệm vụ được đặt ra trong bài tập lớn. Với trình tự nghiên cứu và việc đọc hiểu các tài liệu về pháp nhân như đã nêu trên, các thành viên trong nhóm đã có những hiểu biết cơ bản về chủ thể này. Trong những năm gần đây, khi những vụ việc liên quan đến kiện tụng xảy ra ngày một thường xuyên do những bất cập của xã hội, nhóm tin rằng quá trình tìm hiểu đã trang bị cho các thành viên những kiến thức cần thiết, giúp mọi người chủ động tìm hướng giải quyết khi gặp những vấn đề về pháp luật trong cuộc sống.
     
Thread Status:
Not open for further replies.
Trả lời qua Facebook
Loading...