Xin chào cả nhà, Mình có một câu hỏi liên quan đến tôn giáo và niềm tin, muốn tham khảo ý kiến của mọi người: Khi nghĩ về chúa, thần, phật, mình phải khẳng định là mình "chưa biết" đến sự tồn tại của họ. Vì mình giao tiếp với cả người hữu thần và người vô thần, tuy nhiên mình thấy dù họ có tin là có chúa, thần, phật hay không tin thì niềm tin và sự không tin đó cũng chẳng có cơ sở gì cả. Có nghĩa rằng cho đến nay chưa ai thực sự "chứng minh" được sự tồn tại đó. Cũng như vậy với kiếp sau, kiếp trước, đầu thai, địa ngục, thiên đàng, nết bàn v. V.. Vậy nên mình không dám khẳng định là "có" hay là "không", cũng có nghĩa rằng mình không phải là người hữu thần (theist) cũng như không phải là người vô thần (atheist). Mình chỉ là chưa "biết" chắc chắn. Giỏi lắm là mình chỉ tin vào sự tồn tại thôi (mình hơi nghiêng về phía hữu thần, vì truyền thống văn hóa như thờ cúng, đi chùa đầu năm, v. V.. giúp cho tâm thanh tịnh). Liệu đây có phải là quan điểm đúng đắn nhất? Đây là trong trường hợp mình quan tâm, còn trong trường hợp không quan tâm, như kiểu dù có thần hay vô thần thì tôi cũng chẳng quan tâm, tôi cứ sống tốt cuộc đời của tôi là được. Cho mình lời khuyên nhé, cảm ơn cả nhà.
Theo tôi thì chưa có bằng chứng khoa học chứng minh sự tồn tại của thần linh, tất cả dựa vào niềm tin của con người. Người hữu thần thì tin vào sự tồn tại của điều đó, chỉ là con người không thể nhìn thấy được hoặc chưa được khám phá ra còn người vô thần thì nghĩ ngược lại. Tôi thì cũng như bạn cũng 50-50, chưa chắc chắn thì chưa có thể khẳng định được, còn đúng sai thì rất khó nói vì đó là góc nhìn, suy nghĩ của mỗi người và bạn cũng vậy. Đối với tôi, quan điểm mà tôi cho là sai đó là sự mê tín dị đoan.
Chào bạn, mình rất thích thú với câu hỏi của bạn. Mình không thể trả lời câu hỏi này cho bạn, và người khác cũng không thể trả lời câu hỏi này cho bạn. Nếu bạn đang bối rối thì mình gợi ý như này: Không có gì là đúng, chẳng có gì là sai, chỉ có thứ phù hợp nhất với bạn. Ngừng nghe những gì mà người khác nói thì bạn mới biết mình cần làm gì. Nếu bạn thấy bối rối với những gì mình viết bên trên thì mình nói vầy nè bạn có thể tham khảo. Đối với mình, Khoa học thực nghiệm hiện đại cũng là một loại tôn giáo vì cho dù bạn hữu thần hay vô thần thì bạn cũng phải lựa chọn 1 trong 2 để tin, khi bạn tin rằng không có thần phật hay chúa, bạn cũng đang có một đức tin, và hãy nhớ lại định nghĩa về tôn giáo mà xem: "Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy." (Tôn giáo là gì? Đất tôn giáo là gì? Quản lý nhà nước về tôn giáo ) Nếu bạn vô thần, thì bạn vẫn có tín ngưỡng, sùng bái, và những vị thần của bạn là nhóm nhà khoa học, người tạo ra những công nghệ mang lại cuộc sống tiện nghi hạnh phúc cho bạn, họ ngầm hứa điều đó, và những vị thần trong các tôn giáo cũng đều hứa điều tương tự. Nếu giải phóng bản thân ra khỏi những định kiến về tôn giáo thì bạn sẽ nhận ra mục đích cuối mà các tôn giáo hướng đến chỉ là 1, dù là Phật giáo, Công giáo, hay Đạo giáo.. bạn sẽ luôn bắt gặp những điểm tương đồng trong lời răn trong kinh của các tôn giáo khác nhau, (ở đây mình tự động loại trừ những tôn giáo có tính chất tương tự như Hội Thánh Đức Chúa Trời), nếu bạn muốn biết mục đích đó là gì thì bạn phải tự tìm câu trả lời vì mỗi người đến với tôn giáo với mục đích khác nhau. Cái mà khiến mọi người nhìn nhận sai về tôn giáo là bởi những phong tục tập lệ, những mê tín dị đoan được tạo ra không nhằm mục đích phục vụ cho các tín đồ, mà với mục đích trục lợi cho người được coi là vật dẫn của thần, sau đó những phong tục đó được lưu truyền cho con cháu, càng có nhiều dị bản phức tạp hơn, càng xa rời bản gốc, mục đích mà tôn giáo muốn hướng con người tới. Đối với mình, các tôn giáo chỉ là những con đường dẫn mình tới nơi mình muốn đến, và những con đường đó đều đi đến cùng một nơi, nếu bạn nhìn tôn giáo dưới con mắt không thành kiến. Nếu bạn đã đọc Sapiens, hoặc nếu chưa thì mình rất recommend bạn cuốn sách này, nó giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về loài người. Khi một bộ lạc vượt ngưỡng 150 cá nhân thì mọi thứ không còn hoạt động theo hình thức truyền miệng được nữa, và phần 1/mục 2/trang 42 bắt đầu đề cập đến sự xuất hiện của những huyền thoại chung có thể giúp số đông người lạ hợp tác thành công bởi họ cùng tin vào những huyền thoại đó: "Bất kỳ sự hợp tác nào của con người ở quy mô lớn - dù là một quốc gia hiện đại, một nhà thờ trung cổ, một thành phố cổ đại hay một bộ lạc cổ xưa - đều bắt nguồn từ những huyền thoại phổ biến vốn chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng tập thể của nhân dân. Giáo hội bắt nguồn từ những huyền thoại tôn giáo chung. Tuy hai người Công giáo chưa từng gặp nhau, nhưng họ vẫn có thể cùng tham gia thập tự chinh hoặc gây quỹ để xây dựng một bệnh viện, bởi vì họ đề tin rằng Thiên Chúa đã nhập thế dưới hình hài con người và chịu đóng đinh để chuộc tội cho chúng ta." và : "Mọi người đều biết rằng" các bộ lạc nguyên thuỷ "gia cố trật tự xã hội của họ bằng niềm tin vào ma quỷ và linh hồn, họ tập hợp vào mỗi dịp trăng tròn để nhảy cùng nhau xung quanh đống lửa. Điều chúng ta quên mất là các tổ chức hiện đại hoạt động chính xác trên cùng cơ sở đó. Lấy ví dụ về thế giới của các tập đoàn kinh tế. Doanh nhân hiện đại và giới luật sư trên thực tế là các phù thuỷ quyền lực. Sự khác biệt cơ bản giữa họ với các thầy phù thuỷ của bộ lạc ở chỗ, luật sư thời hiện đại kể những câu chuyện thần thoại lạ lùng hơn nhiều.." Trang 132, mục 6, Phần 2 đề cập đến một trật tự tưởng tượng chứng minh sức mạnh to lớn của huyền thoại chung. Các pharaoh cổ đại lợi dụng điều này để cai trị đế chế của mình và nền văn minh kéo dài tận hơn 3200 năm. Ngoài ra, nếu đọc Sapiens thì mình gợi ý thêm phần 2/mục 8 nữa để hiểu rõ thêm. Tại sao mình dài dòng như vậy? Vì từ thời xa xưa, niềm tin tôn giáo đã là thứ được các nhà cai trị sử dụng để thống nhất thần dân của mình, đến bây giờ vẫn như vậy, cái chính là bạn có đủ bản lĩnh để nhìn ra tất cả những chiêu trò nguỵ sau lớp tôn giáo để nhìn nó bằng con mắt hoàn toàn thuần khiết hay không? Khoa học thực nghiệm chào đời sau những nghiên cứu đầu tiên của Thales, Pythagoras và Archimedes tạo ra một niềm tin mới, một tôn giáo mới, khác ở chỗ bạn có thể nhìn thấy nó, còn những tôn giáo kia thì chưa thể thấy. Nhưng nghĩ xem, trước kia chưa có kính hiển vi thì người ta có tin là dưới làn nước trong veo kia có vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo và nấm không? Nên nhớ là trước khi phát hiện ra chân lý là Trái Đất quay quanh mặt trời thì Galileo Galilei bị Tòa án dị giáo ép buộc rút lại ý kiến ủng hộ Trái Đất quay quanh Mặt Trời! Những gì bạn chưa biết không có nghĩa là nó không tồn tại, những gì bạn biết chắc gì đã tồn tại? Những nhà khoa học mình kính trọng như Nguyên Phong, Albert Einstein, Nikola Tesla.. hay Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân đều có niềm tin tôn giáo, họ nhìn vào tôn giáo không giống như cách người ta thường nhìn, họ có trí tuệ (không phải IQ) để thấy mọi thứ sau lớp sương mù. Một điều rất đẹp mà khoa học thực nghiệm đã làm được là ghi nhận sự sống của nước, bạn có thể tìm cuốn "Thông điệp của nước" để tìm hiểu thêm. Lan man như vậy cũng đủ rồi, cuối cùng mình muốn đề cập đến một người rất mờ nhạt trong lịch sử, nhưng mình vô cùng phục trí tuệ của ông, đó là Pharaoh Akhenaten. Triều đại của ông đặc biệt được chú ý bởi việc từ bỏ tín ngưỡng đa thần giáo của Ai Cập và chuyển sang tín ngưỡng thờ cúng một vị thần duy nhất – thần Mặt Trời Aten (nghĩa là chiếc đĩa mặt trời ) (Akhenaton – Wikipedia tiếng Việt ), có nghĩa là khi nhìn vào đó, người ta sẽ thấy mặt trời trong bản thân, là cái bên trong, chứ không phải các vị thần khi đó là tín ngưỡng của người Ai Cập cổ. Ông chủ trương đi sâu vào bên trong để tìm sự chân thật, tuy nhiên điều này xung đột với lợi ích của các tư tế (người được coi là vật dẫn của thần, có quyền lực chỉ sau Pharaoh) nên ông chỉ cai trị 17 năm. Triều đại của ông không chiến tranh, không sưu thuế, dân thái bình nên nghệ thuật ngoại nhập rất thịnh. Sau triều đại của ông là đến Ramsess II, vị Pharaoh khát máu nhất Ai Cập cổ đại. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì hãy đọc "Dấu chân trên cát" do Nguyên Phong phóng tác. À, nếu bạn muốn tìm hiểu về bản thân, cách tôn giáo mù quáng tác động lên bạn thế nào và kết cục sẽ ra sao thì mình rất rất rất gợi ý bạn tiểu thuyết Suối Nguồn! Nếu bạn muốn rũ bỏ hết nỗi sợ hãi về tôn giáo thì con đường duy nhất là đọc sách, quan sát, chiêm nghiệm. Mình mong bạn sẽ sớm có câu trả lời cho riêng mình, câu trả lời không thể nằm bên ngoài bạn đâu.
Từng nghe: Đạo trọng tự nhiên, Phật trọng sinh mệnh, Chúa chấp nhận hy sinh, còn Ma thì sống cho chính mình. Con người từ xa xưa luôn có một nhu cầu mãnh liệt trong việc có một nơi làm điểm tựa cho tinh thần, có thể đến từ phong tục tập quán thờ cúng ông bà tổ tiên, có thể là đến từ những tôn giáo. Và rồi nền văn minh tiến bộ, các vị thần mới mang tên khoa học ra đời, tiếp theo đó là một cuộc chiến giữa những người tin tưởng hai thế hệ thần thánh này. Người thì dưới tinh thần luôn tiến lên của khoa học, tất cả vì sự tiến bộ từng ngày của nhân loại mà trả giá hết thảy. Người thì nhân danh thần thánh mà cố gắng hướng con người đến với chân- thiện - mỹ, dù cho có phải hy sinh tính mạng vẫn không chùn bước. Lý lẽ là thế, nhưng con người cũng chỉ là con người, như chúng ta, có tham - sân - si, có những lúc bị dồn vào chân tường, có những khi vợ con nheo nhóc, cha mẹ ốm đau, gia cảnh túng thiếu. Những khi như thế, ai còn dám nói mình sẵn sàng hy sinh vì khoa học, ai còn dám vỗ ngực tự tin dù chết đói cũng không gây tội nghiệt? Nếu như phải nói rằng, nên tin cái gì, thì đôi khi đáp án thích hợp với nhiều người nhất, lại là Ma, là thứ mà cả thế giới này khuyên ta hãy tránh xa - tránh xa những xúc cảm, những tham lam, hết thảy những thứ mà có thể dẫn dắt chúng ta phạm tội ác, sống ích kỷ, sống hèn kém, tránh xa bản thân mình. Nực cười nhất là đó lại là những thứ xúc tiến con người đi lên từ thuở đầu. Chúng ta dành hai triệu năm tiến hóa để rồi lạc lối, ta muốn, nhưng lại cho rằng thế là sai, là thấp kém, và ta bị kẹt ở ngay đó cho đến ngày cuối đời. Có lẽ khi đó, nếu chẳng còn thần thánh và ma quỷ, chúng ta chỉ là những kẻ phàm sống thực sự giữa trần gian, không còn bị dẫn dắt bởi lòng tham về thiên đàng hay nỗi sợ địa ngục. Khi đó chúng ta sẽ sống với nhau một cách thực sự, và lòng tốt mới thực sự là lòng tốt. Sẽ có người hỏi: Vậy anh ủng hộ con người ta sống như thú hoang, muốn gì làm nấy à? Anh ủng hộ tà giáo? Nếu người bị chúng hại là gia đình anh thì sao? Câu trả lời là: Anh chả hiểu gì về cái Ma mà tôi nói tới cả. Không có ma giáo, vì bản chất của chữ Ma là đối thoại, thương lượng với bản thân mình, nhìn vào bên trong, để hiểu mình muốn gì, biết rõ phương hướng. Nói chuyện với bản thân mình cần đến người thứ hai à? Thế giáo phái ở đâu ra? Mấu chốt của cách suy nghĩ này là GIỚI HẠN, là cột mốc mà ta đặt ra cho bản thân mình mà không thể thay đổi hay xúc phạm, dùng chân lý của tôn giáo làm cơ sở cho giới hạn. "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân" Dùng lời thánh mà uốn nắn chính mình chứ không phải là nhân danh thánh thần mà giáo huấn người khác. Sau đó, dùng tinh thần của khoa học mà chinh phục thế giới này. Đó là quan điểm của cá nhân tôi về niềm tin: Hỏi chính mình, tin chính mình, cố gắng hết mình, chỉ cần một ngày tôi vẫn có thể kê cao gối mà ngủ, miệng lưỡi thế gian cũng dư thừa.
Khoa học, tin tưởng. Thần, Phật, Chúa.. cũng tin tưởng. Mỗi ngày đều hưởng lợi từ các thành quả của khoa học nên có thể không tin sao? Những lúc tâm hồn chao đảo hỗn loạn tìm đến chỗ dựa vô hình thế nên có thể nói không tin ư? Thế nên.. lúc nào cần cái gì thì tin cái đó. Bản thân chỉ là một sinh mệnh nhỏ nhoi giữa chúng sinh muôn vàn khắp các cõi mà thôi. Nếu mà lợi hại, thoát khỏi vô minh rồi thì làm sao còn ở đây nữa? Mình cho rằng thiên hướng về phía duy vật hay duy tâm, vô thần hay hữu thần thì niềm tin của mỗi người đều đúng. Đúng với người ấy, phù hợp với tình huống của chính họ. Khi thời cơ đến, ừm, hay cách nói khác là khi đủ duyên.. thì mỗi người sẽ làm những gì cần làm, tin những gì cần tin. Cho nên hiện tại nên làm cái gì thì cứ tiếp tục làm thôi.
Không quan trọng. Tôi có một ví dụ trực tiếp đến tuyệt đối: Bạn thân là nhân loại quyết định không giết người vì bạn biết đây là xấu, hay vì thần nói đây là xấu? 1. Nếu câu trả lời của bạn là vế trước thì việc có tin Thần hay không không quan trọng. Lỡ Thần có thật và bạn không tin thì tội lỗi? Thần có yêu cầu bạn "tin" sao? (Thần thèm khát "tin" của bạn như cử tri thèm khát phiếu bầu sao) 2. Nếu câu trả lời là vế sau thì cứ tin thần đi con động vật nhỏ đáng yêu à. Một số bạn dẫn chứng Phật. Nhưng nếu bạn nghiên cứu Phật Giáo kĩ càng thì Phật không phải là Thần, Phật là một con người đã đạt được "khai sáng" (tui cũng không nghiên cứu kĩ nên thuật ngữ có thể không chính xác) và lột bỏ thiếu sót tồn tại khi còn là người, đạt đến một trạng thái tinh thần hoàn toàn mới, phần "con" (dục vọng) bị loại bỏ hoàn toàn. Sau khi khai sáng thì Phật nhìn lại những con người chưa được khai sáng khác, họ thống khổ mà không tự biết, Phật quyết định truyền giáo lý dẫn đường mọi người trở thành Phật. Còn Thần thì không có chức năng này nhé.
Quan điểm có lý nhất về niềm tin tôn giáo. Điều này phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi ngườu và sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có một vài quan điểm chung mà nhiều người tin rằng có lý trong việc tôn giáo. Một quan điểm có lý là niềm tin tôn giáo mang lại truyền cảm hứng, sự an ủi và ý nghĩa trong cuộc sống. Đối với những người tôn giáo, niềm tin này giúp họ tìm thấy mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, đồng thời giúp họ vượt qua khó khăn và đối mặt với những thách thức. Một góc nhìn khác là niềm tin tôn giáo có thể mang lại lòng tốt và hình thành đạo đức cao đẹp. Đối với nhiều tín đồ, tôn giáo giúp họ hình thành những giá trị nhân đạo, yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Điều này tạo nên một cộng đồng đoàn kết và có sự sẻ chia trong xã hội. Tuy nhiên, quan điểm về niềm tin tôn giáo không chỉ cần suy nghĩ một chiều, mà cần lắng nghe và chấp nhận quan điểm của người khác. Tôn trọng sự đa dạng của các tôn giáo và điều chỉnh hành vi để không xâm phạm vào quyền tự do tôn giáo của những người khác cũng là một quan điểm có lý. Vì vậy, quan điểm nào có lý nhất về niềm tin tôn giáo phụ thuộc vào quan điểm cá nhân và trải nghiệm của mỗi người. Việc hiểu và tôn trọng quan điểm của nhau là điều quan trọng trong việc sống chung và xây dựng một xã hội đa văn hóa.
Quan điểm tôn giáo của mỗi người là khác nhau. Và đến nay rất nhiều tranh cãi rằng ai là nguòie tạo ra tôn giáo? Ông trời hay con người? Liệu nó có thật hay không? Cá nhân mk nghĩ nên tin vào tôn giaod và có cho mk 1 tôn giáo. Vì tôn giáo giúp bạn sống hướng thiện và có niềm tin hơn. Thực sự tôn giáo tồn tại từ niềm tin của con người và nó đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Đủ để biết niềm tin con người mạnh mẽ cỡ nào. Vậy nên nếu bạn tin vào điều gì và nó giúp bạn hướng thiện, giúp bạn tốt lên thì hãy tiếp tục tin nha. Tôn giáo của mỗi ng là khác nhau nên kể cả ng khác có quan điểm tôn giáo khác mk thì hãy tôn trọng họ nha. Hãy cố gắng tạo nên 1 xã hội văn minh, hướng thiện, bt yêu thương con ng và có đức tin. Tin vào việc tốt lành, tin vào bản thân và tâm linh. Mk nghĩ đó chính là ý nghĩa của tôn giáo va cuộc sống con người.
Mk tin tâm linh sẽ là có thật. Vì mọi người quanh mk cũng từng chứng kiến nhiều hiện tượng tâm linh. Nhưng tôn giáo chỉ là 1 trong số đó. Tất nhiên mọi ng lấy tôn giáo để lí giải không sai nhưng không hoàn toang đúng nha. Vì tôn giáo là dựa trên đức tin của mỗi ng và nó có thể khác nhau. Còn tâm linh là dựa trên trường năng lượng. Mk tin răngd cũng có kiếp trc, nhưng nó là tâm linh chứ không lí giải bởi tôn giáo nha. Cá nhân mk nghĩ tôn giáo chỉ là 1 phần. Con ng nên có tôn giáo nhưng không nên cuồng tín quá hay thiếu tôn trọng tín ngưỡng của ng khác. Vậy nha. Đó là ý kiến của tui về vấn đề này. Còn có những ng theo thuyết vô thần nữa cơ.
Mình cũng theo quan điểm 50-50. Những chân lý hôm nay chưa chắc còn tồn tại trong tương lai. Bằng một niềm tin mãnh liệt của bản thân không theo tôn giáo nào chỉ lối^^ mình tin rằng sẽ có câu trả lời trong tương lai. Khoa học ngày một phát triển nhưng còn đó bao bí ẩn nhân loại còn bỏ ngỏ. Tôn giáo là cách lý giải mang tính hợp lý hóa một phần những bí ẩn đó, vì còn vô vàn những điều bí ẩn khác mà chúng ta còn không biết đến sự tồn tại của nó. Cũng như câu hỏi bạn có tin ngoài trái đất có sự sống, có người ngoài hành tinh không ấy? Mình tin là có đấy, chúng ta quá bé nhỏ trong hành tinh này, thiên hà này. Bên cạnh đó tôn giáo cũng hướng con người tới những điều tốt đẹp, định hướng lối sống, cách cư xử nhân văn. Mọi luận điệu, hành động đi ngược lại đạo đức, văn hóa, luân thường đạo lý không phải là tôn giáo mà tà đạo. Mình không theo tôn giáo nào, nhưng bản thân cũng tự định hướng theo những lời khuyên răn từ các tôn giáo chính dù không dễ dàng, điều đó khiến bản thân mình sống có ích hơn. Tin hay không tin là ở mỗi người, dù ở đâu làm gì chỉ cần chúng ta sống một đời không uổng phí.