Đề đọc hiểu: Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi - Thái độ quyết định thành công

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 16 Tháng tư 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đề kiểm tra đọc hiểu đoạn trích "Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi.." trích trong tác phẩm Thái độ quyết định thành công - Wayne Cordeiro bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Mời các bạn cùng tham khảo:

    Đọc hiểu đoạn trích: Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi

    Trích Thái độ quyết định thành công - Wayne Cordeiro

    Đọc đoạn trích sau:

    Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có "muốn" thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.

    Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng "Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!" hoặc "Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!". Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là "cây chết" hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.

    Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.

    (Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)

    Trả lời các câu hỏi:

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

    Câu 2: Theo tác giả, để có một thái độ sống đúng đắn, con người cần làm gì?

    Câu 3: Theo tác giả, người không chịu thay đổi sẽ trở nên như thế nào? Tác giả đã so sánh cuộc sống của những người không thay đổi với hình ảnh nào? Nêu tác dụng.

    Câu 4: Tác giả khẳng định ý nghĩa của sự thay đổi như thế nào?

    Câu 5: Theo anh/chị, vì sao tác giả lại viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc?

    Câu 6: Quan điểm "sống là phải thay đổi" theo anh/chị hiểu là phải thay đổi những gì? Những gì không nên thay đổi?

    Câu 7: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề: Làm thế nào để thay đổi những thói quen xấu?

    [​IMG]

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận

    Câu 2: Theo tác giả, để có một thái độ sống đúng đắn, con người trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.

    Câu 3: Theo tác giả, người không chịu thay đổi: cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn; sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.

    Tác giả đã so sánh cuộc sống của những người không thay đổi với hình ảnh một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái. Tác dụng: nhấn mạnh hậu quả của sự không thay đổi; làm cho câu văn trở nên giàu hình ảnh, gợi hình, biểu cảm hơn.

    Câu 4: Tác giả khẳng định ý nghĩa của sự thay đổi: con người mới có những bước tiến vượt bậc; cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt.

    Câu 5: Tác giả viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc vì:

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài viết, đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 6: Quan điểm "sống là phải thay đổi" theo được hiểu là phải thay đổi thói quen xấu; thay đổi nhận thức trì trệ, lạc hậu; thay đổi thái độ bảo thủ; thay đổi hành động trì hoãn, thiếu quyết đoán... để tiếp thu cái mới mẻ, tích cực, tiến bộ.

    Những thứ không nên thay đổi: giá trị, nền tảng đạo đức nhân cách, những điều tốt đẹp... mà bản thân đã rèn luyện, lĩnh hội mà có.

    Câu 7: Đoạn văn 150 chữ trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề: Làm thế nào để thay đổi những thói quen xấu?

    Trước một đồng cỏ lớn, có vị thiền sư hỏi các học trò của mình rằng: Làm thế nào diệt được cỏ? Các học trò lần lượt đưa ra các phương án khác nhau như dùng cuốc, xẻng, dùng thuốc diệt cỏ, dùng lửa. Nhưng tất cả đều bất ngờ trước phương án của thiền sư: "Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy". Câu chuyện để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc: Muốn từ bỏ cái xấu, thì phải thay thế cái xấu ấy bằng những điều tốt hơn. Hình thành cho mình những thói quen hữu ích, những đam mê đúng đắn kết hợp với việc lên kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, tuân thủ kỉ luật đề ra, tạo "chướng ngại" cho thói quen xấu.. là những phương pháp thay đổi tích cực, hiệu quả. Và khi bạn đã hình thành được thói quen tốt trong thời gian 21 đến 66 ngày, là bạn đã thành công trong quá trình thay đổi. Các nghiên cứu tâm lí học đã có bằng chứng để kết luận rằng đó là thời gian đủ để chuyển hóa hành vi lặp lại nhiều lần thành thói quen. Và dù có thể mất nhiều thời gian hơn 66 ngày đi nữa, việc phá bỏ những thói quen xấu và thay thế chúng bằng những thói quen tốt là thật sự cần thiết để bạn có được cuộc sống tốt đẹp nhất. Tuổi đời của mỗi người nên đo bằng số năm ta sống hay bằng những hạnh phúc, vui vẻ mà ta mang đến cho bản thân mình và những người xung quanh? Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời, mùa xuân ấy lấp loáng nắng vàng hay âm u tăm tối, đều do bạn lựa chọn.

    Xem thêm đoạn NLXH: Ý nghĩa của sự thay đổi
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng năm 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...