Mở bài gián tiếp cho Tràng Giang Mở bài 1: Ngô Thì Nhậm đã nhận xét: "Thơ mà quá cầu kì thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo trá, hoang lương hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng thắng, không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà rốt cuộc chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc chính của thơ" Đây là một trong những quan niệm, tư tưởng lớn trong các vần thơ Trung đại, nhưng theo dòng thời gian, các nhà thơ hiện đại, đặc biệt là trong phong trào Thơ Mới lại khát khao được thể hiện dấu ấn cá nhân, cái tôi lãng mạn: "Với tôi tất cả đều vô nghĩa. Tất cả không gì ngoài nghĩa khổ đau." (Chế Lan Viên) Bởi vậy nên dẫu cho Huy Cận có là nhà thơ "cổ điển" trong phong trào Thơ Mới thì nỗi buồn man mác vạn kỉ vẫn được ông thể hiện chân thực và rõ ràng. Đó là những chi tiết tưởng như bình thường lại hết sức đẹp đẽ, là những lo âu cho số phận bản thân, cho kiếp người, cho đất nước, là sự cô đơn trống vắng và hơn hết là cái tôi Huy Cận được thể hiện trọn vẹn ở.. (Yêu cầu của đề).. Mở bài 2: Chẳng phải là ánh dương rực rỡ, cũng chẳng phải sắc tử quang chiều tà nhưng mỗi người nghệ sĩ luôn có là người lái tàu siêu phàm, nâng cả con thuyền đời đến với những miền đất hứa xa xôi rồi lại trở về với đất mẹ dấu yêu. Phải chăng vì thế mà đã có những vần thơ "lên tiên" cùng Thế Lữ, "phiêu lưu với tình trường" của Lưu Trọng Lư "," điên cuồng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên "," đắm say cùng Xuân Diệu ".. (Hoài Thanh). Thế nhưng, đời vẫn mãi là đời và khi" động tiên khép lại "," ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận "Cuộc đời và thơ ca là những cung đàn ảo não và khi ta trở về cùng nỗi sầu" không gì ngoài nghĩa khổ đau "thì Huy Cận chính là người bạn đồng hành, đồng cảm với ta trên khắp mọi nẻo đường cảm xúc. Phải vậy chăng mà những tác phẩm của ông, đặc biệt là bài thơ Tràng giang mới thấm đẫm ánh buồn. Điều đó được thể hiện ở.. (Yêu cầu của đề).. Mở bài 3: Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là Chủ soái dòng Tây, Nguyễn Bính được coi là Chủ soái dòng quê thì danh vị Chủ soái dòng Đường đích xác thuộc về nhà thơ Huy Cận. Sinh thời, một trong những gương mặt suất sắc của phong trào thơ mới, còn được mệnh danh là" hồn thơ ảo não "ấy cũng đã tự nhận mình có ảnh hưởng không nhỏ của thơ ca cổ điển, đặc biệt là thơ Đường. Bởi vậy, sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần huyễn giữa 2 yếu tố hiện đại và cổ điển. Bài thơ" Tràng giang "ra đời năng 1939 và được in trong tập" Lửa thiêng "đã xuất sắc thể hiện cái tôi đa sầu, đa cảm qua màu sắc nghệ thuật hết sức đặc trưng ấy. Đặc biệt là.. (Yêu cầu của đề).. Mở bài 4: Có nhà phê bình nào đó tinh tế nhận xét rằng: Thơ Huy Cận không phải rượu rót vào chén (tức là không say nồng) mà là men đang lên, không phải hoa trên cành (tức không khoe sắc nhất thời) mà là nhựa đang chuyển. Đúng thế! Cái hồn thơ bề ngoài như lặng lẽ mà hóa ra lại rất cao, rất rộng của Huy Cận quả là khó nắm bắt. Càng đọc, càng ngẫm thơ Huy Cận, ta càng thấy nhận định trên thật đúng đắn. Bởi vậy nên sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần huyễn giữa 2 yếu tố hiện đại và cổ điển. Hơn hết, bài thơ" Tràng giang "ra đời năm 1939 và được in trong tập" Lửa thiêng "đã xuất sắc thể hiện cái tôi đa sầu, đa cảm qua màu sắc nghệ thuật hết sức đặc trưng ấy. Đặc biệt là.. (Yêu cầu của đề).. Mở bài 5: Trong" Thi nhân Việt Nam ", Hoài Thanh đã nhận xét:" Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homero đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến này tận thế. "Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn và đã được ghi nhận qua rất nhiều tác phẩm xuyên suốt nền văn học Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, nói về" Tràng giang "của Huy Cận, Chu Văn Sơn đã phải khẳng định:" Tràng giang hiện ra như 1 thế giới hoang sơ, trơ trọi, cô đơn đến tuyệt đối. Và nỗi nhớ nhà vang lên như tiếng gọi tự nhiên. "Sự" mãnh liệt "," quảng đại"của Tràng giang không chỉ được thể hiện ở thế giới tự nhiên đẹp như vẽ mà còn là bức tranh sầu buồn tự họa của hồn thơ ảo não – Huy Cận. Điều đó được thể hiện qua.. (Yêu cầu của đề)..