1. Mở bài 1: "Và anh đã chết trong khi đang đứng bắn Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đường hoàng nổ súng tiến công." Những người lính quả cảm trong "Anh giải phòng quân" của Lê Anh Xuân chính là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho một thời hào hùng lịch sử, có những con người dù phải trở về với đất mẹ vẫn dùng hơi thở cuối cùng vì độc lập tự do. Sẵn sàng vì tương lai Tổ quốc mà bỏ quên mình. Và trong "Tây Tiến" của Quang Dũng cũng hiện lên hình ảnh những người lính quả cảm như vậy. Bằng cảm hứng lãng mạn pha chất hiện thực và ngòi bút tài hoa, người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng đã vẽ nên một "miền nhớ" vừa dữ dội vừa nên thơ, theo bước chân những người lính suốt chặng đường hành quân gian khổ trong dòng chảy của nỗi nhớ dạt dào. Nỗi nhớ về những ngày tháng hành quân kháng chiến, về hình tượng người lính vừa kiêu hùng lại rất hào hoa được khắc họa rõ ràng nhất, chân thực nhất qua các câu thơ: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùng Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm liên khúc độc hành." 2. Mở bài 2: "Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc Hồn bay lên hóa nguyên khí quốc gia" Đất nước thân yêu của chúng ta đã trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ và nô dịch. Và trong những năm tháng khó khăn đó, những lớp người của thời đại, những anh hùng của đất nước đã đúng lên, xung phong ra trận, giữ vúng độc lập tự do. Trong đó có những người lính hào hoa của một thời vàng son chống Pháp. Họ đã đi vào trang văn, áng sử một cách tự nhiên và đầy hào hùng. "Tây Tiến" của Quang Dũng cũng đã khắc họa rõ nét hình ảnh những người lính vượt mọi khó khăn, khắc nghiệt để bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Người nghệ sĩ đa tài đã dùng ngòi bút tài hoa và cảm hứng lãng mạn dạt dào để vẽ nên một Tây Bắc rải rác những bước chân người lính trong đêm dài hành quân, vẽ nên một bức tranh thiên nhiên vừa khắc nghiệt, vừa thơ mộng lạ lùng. 3. Mở bài 3: Có những tác phẩm ra đời rồi lại chìm khuất trong vườn hoa đầy hương sắc của cánh đồng văn chương. Nhưng cũng có không ít tác phẩm lại vươn mình nở rộ, trở thành những bông hoa đẹp nhất. Và "Tây Tiến" của Quang Dũng chính là một trong những áng thơ xuất sắc nhất của thời kì kháng chiến chống Pháp oai hùng. Quang Dũng, người nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng có lẽ ông những bài thơ của ông chính là phương tiện để đưa người nghệ sĩ ấy đến gần hơn với các đọc giả. "Tây Tiến" chính là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài thơ chính là thước phim quay chậm, ghi lại những kí ức hào hùng của một thời lịch sử vàng son. Và hình tượng người lính vừa kiêu hùng vừa hào hoa chĩnh là một đoạn phim nhỏ trong cuộn phim kí ức, nhưng lại để lại trong tâm hồn người đọc những ấn tượng không thể xóa mờ. Bằng cảm hững lạng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính trên nền thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng được khắc họa qua các câu thơ: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùng Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm liên khúc độc hành."