*MỞ BÀI: "Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương Nghìn khát vọng chất chồng ước mơ lớn" (Bùi Minh Quốc) Dù trong thời kì kháng chiến hay trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước thì Tây Bắc vẫn luôn là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Trong mắt các nhà thơ, nhà văn Tây Bắc lúc thì hoang vu, hiểm trở, lúc thì tươi đẹp và hùng vĩ nhưng ta không thể phủ nhận rằng Tây Bắc là nơi đã mang đến nhiều nguồn cảm hứng mà tiêu biểu trong số đó có "Vợ chồng A Phủ" trích từ "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài hay "Mùa Lạc" của Nguyễn Khải. Không ngoại lệ trong số đó có Nguyễn Tuân, với ý niệm mỗi ngày đều muốn có cái "say của rượu tân hôn", kỳ vọng mỗi trang đời là một trang nghệ thuật. Không phụ sự kỳ vọng của chính mình, sau Cách Mạng hòa chung với không khí sôi nổi của nước ta khi miền Bắc tiến lên xây dựng XHCN, Nguyễn Tuân đã có một chuyến đi Tây Bắc để tìm thứ "vàng mười đã qua thử lửa". Ở đây tất cả đều được kết tinh lại trong "Tùy bút Người lái đò sông Đà" mà linh hồn của nó là "Người lái đò sông Đà". Nguyễn Tuân vốn đã có sẵn một kho báu về từ ngữ cộng thêm sự tài hoa, uyên bác của mình đã miêu tả một con sông Đà vừa hung bạo, dữ dội mà cũng vừa nên thơ trữ tình đặc biệt hơn cả là hình ảnh người lái đò sông Đà vừa là anh hùng, vừa là nghệ sĩ tài hoa trên chính nghề nghiệp của mình.. (tiếp theo có thể dẫn dắt vào đề bài cần phân tích) *KẾT BÀI: Tonxtoi từng nói: "Khi một nhà văn mới xuất hiện, câu đầu tiên mà tôi hỏi anh ta là, anh đã mang được gì mới cho văn học". Nguyễn Tuân tuy không phải là một nhà văn mới nhưng những đóng góp của ông cho văn xuôi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung là những đóng góp to lớn, đóng góp của kẻ mở đường. Tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là tiêu biểu của hình tượng những người lao động-anh hùng trong thời đại mới, là vẻ đẹp của con người Việt Nam cũng như vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Sông Đà là quà tặng của thiên nhiên tạo hóa ban cho đất nước và con người giúp cho món quà đó được tuyệt đẹp thêm như lời thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết: "Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi" (Đất nước) *MẸO ĐỂ TỰ VIẾT KB, MB THEO DÀN SAU - MB: LẤY MỘT VÀI CÂU THƠ HOẶC 1 NHẬN ĐỊNH ĐỂ DẪN GIÁN TIẾP, DẪN DẮT VÀO TÁC PHẨM, NÓI QUA VỀ HCST NẾU CÓ, KHEN TÁC GIẢ, DẪN DẮT VÀO ĐỀ BÀI CẦN PHÂN TÍCH - KB: KHẲNG ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ, KHEN TÁC PHẨM, TÁC GIẢ, CÓ THỂ KẾT LẠI BẰNG 1 ĐOẠN THƠ HOẶC 1 VÀI CÂU NHẬN ĐỊNH.