[Edit] Cuộc Sống Khoa Cử Thời Cổ Đại Của Con Nhà Nông - Khúc Lưu Thủy

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi scopinky, 11 Tháng mười hai 2022.

  1. scopinky Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi!

    Bài viết:
    0
    Cuộc Sống Khoa Cử Thời Cổ Đại Của Con Nhà Nông

    Tên gốc: Nông Gia Tử Cổ Đại Khoa Cử Sinh Hoạt

    Tác giả: Khúc Lưu Thủy

    Editor: Krissy

    Thể loại: Nguyên sang, Ngôn tình, Cổ đại, HE, Xuyên không, Nữ xuyên nam

    Link thảo luận: [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Được Edit Từ Krissy

    [​IMG]

    Văn án:​

    Ở thời hiện đại, cô chỉ là một thanh niên lớn tuổi chưa lập gia đình.

    Ở cổ đại, cô lại trở thành chàng! Sinh ra trong một gia đình nhà nông, chàng không muốn suốt đời làm nông, lại không thành thạo nghề nào, không biết làm giàu nên chàng chỉ có thể cố gắng hết mình để phát triển trên con đường học vấn.

    Về phần là nam hay nữ, đối mặt với sinh tồn còn cần kiểu cách sao?

    PS: Truyện này nữ xuyên nam, nhân vật chính sẽ cưới vợ, 1v1, sống cuộc sống như người bình thường, không gay, trên cơ bản không có bàn tay vàng, theo hướng hiện thực. Ngoài ra, hệ thống và quy trình khoa cử của triều đình trong truyện tham chiếu các triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng mười hai 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. scopinky Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi!

    Bài viết:
    0
    Chương 1: Xuyên thai

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Krissy

    Năm Hồng Chính thứ mười, quận Việt Dương, huyện Lâm Sơn, thôn Lâm Khê.

    Thôn Lâm Khê tháng ba rực rỡ ánh nắng, cỏ mọc chim lượn, nước xanh rì rào, đương mùa hoa đào nở rộ. Thôn dân đang chăm chỉ làm ruộng ngoài thôn, lúc này trong thôn khói bếp lượn lờ, tiếng gà chó không dứt, là cảnh nông thôn yên tĩnh thanh bình.

    Tại nhà của Cố Quý Sơn ở cuối thôn, một đứa trẻ trong đình viện bỗng chậm rãi thở dài.

    Cậu bé này có nhũ danh là Xuyên Tử, đại danh là Cố Thanh Vân. Cậu nhìn những cây đào và mận nở rộ trong đình viện rồi lại thở ra một hơi, con chó đen choai choai bên cạnh cũng cất tiếng sủa.

    Cố Thanh Vân liếc nhìn Tiểu Hắc một cái, phớt lờ cái đuôi đang lắc lắc của nó, lại ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ trong trạng thái mê man.

    Xuyên không đến thời không này đã bốn năm, cậu chính là "xuyên thai" trong truyền thuyết, sinh non, mới hơn bảy tháng đã chào đời rồi. Với hoàn cảnh sống ở thời cổ đại, ai cũng có thể tưởng tượng cậu lớn lên thật không dễ dàng. Nếu không phải cậu có linh hồn của người trưởng thành thì có lẽ đã không sống sót nổi.

    Theo tiêu chuẩn hiện đại của cậu, nhà họ Cố mà cậu sinh sống thực sự rất nghèo!

    Điều quan trọng nhất, cậu lại còn là nam giới! Nam giới! Nam giới!

    Chuyện quan trọng phải lặp lại ba lần.

    Kiếp trước, cha mẹ ly hôn khi cô mới ba tuổi, cô làm một đứa con ghẻ đi theo bà ngoại. Nguyên nhân ly hôn là vì cô là con gái, không thể nối dõi tông đường. Cha mẹ cô đều là người của đơn vị thành phố địa phương, lúc đó đang thực hiện nghiêm chính sách kế hoạch hóa gia đình, với tiền đề là không thể sinh con thứ hai, họ lại không nỡ bỏ việc làm, cuối cùng chỉ đành hy sinh cô.

    Ông bà nội không thích cô, cha mẹ cũng không muốn dắt theo cô, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm mùa xuân thứ hai của họ. Cuối cùng, không biết họ thương lượng thế nào, mẹ cô đã đồng ý tiếp nhận vì một khoản phí nuôi nấng. Sau khi thỏa thuận ly hôn được ký kết, cô lập tức được gửi về nhà bà ngoại trong thôn.

    Bà ngoại đối xử với cô cũng không tệ lắm, dù sao bà cũng chỉ có một đứa con gái như mẹ, giờ bà chỉ ở một mình, có thêm một đứa cháu gái ở cùng thì cũng có nơi gửi gắm. Có thể nói, sống đến hai mươi mấy tuổi, cô chỉ có thể cảm nhận tình cảm gia đình từ bà ngoại.

    Cứ thế chậm rãi lớn lên, liên lạc hàng tháng với cha mẹ chỉ có con số ghi trên thẻ. Khi cô lên trung học ở thành phố, lần đầu tiên cô bước chân về nhà mới của cha mẹ.

    Sau khi cha mẹ cô ly hôn, họ tái hôn rất nhanh. Lần này hai người vẫn sinh được một cô con gái. Lúc đó cô rất vui mừng khi biết tin này, cô nghĩ họ sẽ lại lục đục. Đáng tiếc, không biết vì sao, lần này cả hai gia đình đều sống tiếp mà chẳng hề chia tách.

    Lúc nhỏ cô từng rất khó hiểu, bây giờ nghĩ lại chắc là do có tình cảm cũng nên. Nếu không có tình cảm thì mọi thứ đều là cái cớ. Còn cô, như một sản phẩm của mối hôn nhân không có tình cảm, hai bên gia đình không thích gặp cô, các em gái cũng chẳng coi cô là chị.

    Mọi người chung đụng không thoải mái, cô cũng không có xu hướng thích chịu ngược nên sau đó không còn đến nhà họ nữa.

    Tiền cấp dưỡng của cha mẹ cho cô chỉ đến năm mười tám tuổi. Cô học hành rất chăm chỉ, được nhận vào một trường đại học trọng điểm của địa phương trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Trường đại học có hỗ trợ cho sinh viên vay vốn, phí sinh hoạt thì có thể tự đi làm kiếm được, miễn cưỡng cũng có thể hoàn thành việc học. Mặc dù bà ngoại có cho cô tiền nhưng làm sao cô nỡ lòng nào mà nhận. Bà đã lớn tuổi, mỗi tháng chỉ có lương hưu vài trăm tệ.

    Sau khi hoàn thành việc học một cách đầy khó khăn trắc trở, cô được nhận vào làm công chức nhà nước tại một thị xã ngay khi vừa tốt nghiệp. Lúc đó cô nghĩ rằng mình có thể ở gần nhà chăm sóc bà ngoại. Nhưng không ngờ quãng thời gian tốt đẹp chỉ được vài năm, bà ngoại bị ngã, rồi đột ngột qua đời. Sau khi lo liệu xong tang sự, cô đau lòng quá độ, sau khi ngất đi thì đến đây một cách khó hiểu.

    May mà cô không có gì phải vướng bận ở thời không đó. Khoản vay sinh viên của cô đã trả xong, số tiền cô dành dụm được cũng đã lo tang lễ cho bà ngoại, không hề lợi dụng những người khác.

    Không còn cách nào khác, nếu sau khi chết cô còn để lại một di sản lớn thì nhất định sẽ chết không nhắm mắt. Cô không muốn để món lợi đó rơi vào tay những người được gọi là "người thân".

    Sau khi sinh ra ở đây, cơ thể rất yếu, toàn thân đau nhức, đặc biệt là đầu. Lúc đó cô vẫn còn một số ký ức của kiếp trước nên rất ngoan ngoãn, dù là uống sữa hay uống thuốc. Chỉ thỉnh thoảng yếu ớt khóc vài tiếng, giả vờ như một đứa trẻ sơ sinh.

    Cứ như vậy, cô đã được bốn tuổi.

    Sau khi học nói, Cố Thanh Vân hiện giờ vẫn không hề thăm dò đây là ở đâu, triều đại nào, chỉ để ý rằng ông cả Cố Bá Sơn từng nói bây giờ là năm Hồng Chính thứ mười, đây là thôn Lâm Khê, huyện Lâm Sơn, quận Việt Dương, còn những thứ khác thì không biết.

    Thôn Lâm Khê là nơi có núi sông bao quanh, chỉ có hơn ba mươi hộ gia đình và hơn hai trăm nhân khẩu, khu vực này hẻo lánh, chắc là nằm ở phía nam, còn cụ thể thì sau này mới từ từ hỏi thăm được.

    Thôn Lâm Khê không sống cùng họ, mà là ba họ Cố, Miêu và Lý sống trộn lẫn với nhau, tất cả đều chuyển từ nơi khác đến.

    Hơn mười năm trước, Giang Nam gặp phải trận lũ lụt trăm năm hiếm gặp, ruộng đồng màu mỡ bị nuốt chửng, nhà cửa sập đổ, người và gia súc đều bị ngập lụt, sau đại họa thì xảy ra đại dịch, người sống sót lại càng ít. Lúc đó có thể nói là mười nhà thì đến chín nhà trống không, tất cả mọi người đều chạy nạn.

    Trận lụt này trực tiếp hủy hoại cả một vương triều, vương triều mới chỉ mới xây dựng được mười năm, hiện tại mới khôi phục được chút nguyên khí.

    Triều đình lúc bấy giờ khuyến khích dân chúng đến khai hoang định cư ở huyện Lâm Sơn, có điều kiện ưu đãi, miễn thuế ba năm, năm thứ tư và thứ năm nửa thuế, sau đó mới nộp thuế bình thường. Theo lời kể của ông nội, quê hương của họ đã bị lũ lụt và lở đất nhấn chìm, vì vậy họ dứt khoát đáp ứng lời kêu gọi của triều đình và định cư tại thôn Lâm Khê mới thành lập.

    Anh trai của ông nội Cố Bá Sơn là Đồng Sinh, được bổ nhiệm trực tiếp làm trưởng thôn. Đây cũng là một trong những lý do nhà họ Cố không hô hào đòi về quê hương.

    Vì vậy, sau khi định cư tại địa phương, nhà họ Cố trải qua nhiều đợt làm nhà, khai hoang, mua đất, chỉ còn lại ít tiền, cuộc sống chật vật. May là triều đại này mới được thành lập, hiện đang khuyến khích trồng trọt và trồng dâu nuôi tằm, giảm lao dịch và thuế má, cuộc sống của mọi người mới miễn cưỡng tiếp diễn.

    Khi vừa trở thành con trai, Cố Thanh Vân còn cảm thấy sống không bằng chết. Mặc dù ở kiếp trước, khi còn không biết gì, cô còn hận tại sao mình không phải là con trai, nhưng cô không ngờ có một ngày mình sẽ thật sự biến thành con trai!

    Tuy nhiên, kể từ khi nhìn thấy một cô bé trong thôn bị gia đình bán cho người môi giới, cha mẹ thì ở bên cạnh cười đếm tiền, Cố Thanh Vân không rét mà run.

    May mắn mình là con trai, nói chung, con trai sẽ không bị bán. Nếu phải bán cũng không phải là ứng cử viên đầu tiên.

    Cậu mừng thầm.

    Ở triều đại này tương tự như thời cổ đại, Cố Thanh Vân không hề có cảm giác an toàn. Cậu vốn có một người anh trai hơn mình một tuổi, nhưng vì bị cảm lạnh một trận mà không còn nữa. Vì đau lòng, mẹ cậu đi đường không chú ý, ngã nặng rồi sinh non, đại phu nói sau này sẽ rất khó mà sinh dục. May mà cậu là con trai, nếu không chẳng biết sẽ như thế nào.

    Gia đình cậu hiện có ba thế hệ cùng chung sống, chủ hộ là ông nội Cố Quý Sơn, năm nay bốn mươi bảy tuổi, là nông dân kiêm thợ mộc, thỉnh thoảng có một khoản thu nhập nhất định.

    Bà nội lão Trần thị, bốn mươi sáu tuổi, đanh đá và nắm quyền. Ở nhà, ngoại trừ ông nội, những người khác đều phải làm theo sự sắp đặt của bà.

    Hai vợ chồng già có ba con trai và một con gái. Con trai út vẫn chưa thành gia, chết vì bệnh dịch. Con gái lấy chồng rồi chạy nạn nên đến nay không có tung tích, không còn liên lạc được.

    Bây giờ họ chỉ có hai người con trai. Con trai lớn là cha Cố Thanh Vân - Cố Đại Hà, năm nay hai mươi sáu tuổi, cưới vợ tiểu Trần thị, có hai con gái và một con trai.

    Con trai thứ hai là Cố Nhị Hà năm nay hai mươi tuổi, cưới vợ là Lý thị và sinh được một cô con gái, hiện Lý thị đã mang thai được ba tháng.

    Vì vậy, trong thế hệ cháu trai, Cố Thanh Vân là con trai duy nhất, địa vị của cậu trong gia đình có thể hình dung được, tuyệt đối là cục cưng của ông bà nội và cha mẹ.

    Trên thực tế, sau khi Cố Thanh Vân sinh non, vì xương cốt kém, cậu đã tiêu rất nhiều tiền, mấy độ phát sốt suýt chết - mặc dù cậu luôn rất cố gắng chăm sóc cơ thể. Nhưng gia cảnh rành rành ra đó, ngay cả thuốc mà đã suýt không uống nổi nữa rồi. May mà ông cả Cố Bá Sơn cho vay tiền khám bệnh, trong lúc đó Cố Thanh Vân suýt chút nữa đã bị ông bà nội từ bỏ.

    Vì khi cậu được một tuổi, chú hai sinh được một cậu con trai khỏe mạnh hơn cậu rất nhiều. Lúc đó, sự tập trung của ông bà chuyển sang người em họ, tiêu ít tiền hơn cho cậu. May mắn thay, cậu vẫn còn cha mẹ tốt, may là mẹ cậu không thể sinh nữa. Đối với đứa con trai duy nhất trong gia đình, vợ chồng Cố Đại Hà yêu thương vô cùng. Hễ rảnh là Cố Đại Hà lại ra trấn trên làm công ngắn hạn, tiểu Trần thị ở nhà liều mạng canh cửi, tiền kiếm được đều mua thuốc cho cậu uống.

    Số tiền kiếm được của gia đình vốn phải nộp lên quỹ chung, nhưng đối với hành vi của vợ chồng Cố Đại Hà, ông nội Cố Quý Sơn mắt nhắm mắt mở, không nói gì, cả nhà cũng không nhắc lại.

    Cố Thanh Vân vô cùng trân trọng sinh mệnh của chính mình, cho dù triều đại này có tốt hay không, cậu cũng muốn sống tốt, bởi cơ duyên tái sinh hiếm có khó được biết bao. Vào năm ba tuổi, có thể nhớ lại tất cả ký ức kiếp trước của mình, cậu đã tự nhủ phải thật trân trọng và bảo trọng cái mạng nhỏ của bản thân.

    Đặc biệt là sau khi người em họ của cậu sang nhà bà ngoại cách đây một năm, vô tình mắc bệnh và qua đời sau khi trở về trị mãi không khỏi, cậu càng hiểu sâu sắc một chân lý: Dù là nam hay nữ, sống lâu thì mới có thể đạt được tất cả.

    - Ấy chết, cháu trai ngoan của ông nội, sao lại ngồi ở bên ngoài thế, nếu trúng gió thì làm sao bây giờ?

    Đang miên man suy nghĩ thì chợt nghe thấy giọng nói quen thuộc của ông nội truyền đến, thân thể nhỏ bé cũng bị nhấc lên cao, rơi một vòng ôm đầy mùi mồ hôi.

    - Ông nội, ông đã về rồi ạ?

    Cố Thanh Vân ngạc nhiên mừng rỡ kêu lên, hôn lên khuôn mặt nhăn nheo của ông nội, nói với giọng non nớt:

    - Ông nội, Xuyên Tử rất nhớ ông, sao bây giờ ông mới về ạ?

    - Ông nội ra đồng làm cỏ, hôm nay Xuyên Tử làm gì thế? - Cố Quý Sơn vừa ôm cậu vừa đi về phía nhà chính.

    - Dạ cho gà ăn, ăn cơm.

    Cố Thanh Vân đáp, nhìn thấy phía sau có một đám người thì bèn chào hỏi từng người một:

    - Bà nội, cha, mẹ, chú hai, thím hai, mọi người đã về rồi ạ.

    Tất cả những người được chào đều mỉm cười.

    Sau khi vào đến nhà chính, Cố Thanh Vân được đặt xuống, còn bị ghẹo nói chuyện. Những người khác đi tới giếng trong sân rửa sạch bùn đất trên người.

    - Cả người đầm đìa mồ hôi mà ông còn dám ôm cháu trai ngoan của tôi, mau đi tắm rửa đi.

    Bà nội lão Trần thị đẩy Cố Quý Sơn ra, ngồi xổm xuống dịu dàng hỏi:

    - Xuyên Tử, sáng nay dậy đại tỷ có cho con ăn canh trứng không?

    - Dạ ăn, ăn hết rồi. - Cố Thanh Vân trịnh trọng gật đầu. Đây là nguồn bổ sung dinh dưỡng chính của cậu, đương nhiên phải ăn hết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười hai 2022
  4. scopinky Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi!

    Bài viết:
    0
    Chương 2: Tính toán

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Krissy

    - Giỏi giỏi giỏi, ăn được thì tốt rồi. Xuyên Tử của chúng ta là đứa có phúc.

    Bà nội lão Trần thị vỗ đầu cậu với vẻ mặt hiền hòa.

    Cố Thanh Vân tỏ vẻ ngây thơ gật đầu.

    Trong nhà chỉ có cậu là người duy nhất có thể ăn một chén canh trứng mỗi sáng, đó là để bổ sung dinh dưỡng cho cậu.

    - Ông, bà, ăn cơm thôi.

    Đúng lúc này, giọng nói lanh lảnh của Đại Nha chín tuổi truyền đến. Tướng mạo cô bé thanh tú nhưng nước da hơi héo rũ. Thực ra không phải chỉ riêng cô bé, cả thôn ai cũng thế này, xanh xao vàng vọt.

    Sau khi Cố Thanh Vân đến đây mới phát hiện ra rằng nhiều người trên TV mà cậu từng xem đều mặc áo dài hoặc váy dài, nhưng bây giờ tất cả những gì cậu trông thấy là dân chúng mặc quần và áo ngắn vải thô. Nếu không phải kiểu quần áo khác nhau thì cậu đã cảm thấy chẳng khác mấy với hiện đại rồi. Quần áo của phụ nữ không quét đất, mà chỉ che mũ giày, khi đi đường sẽ lộ ra kiểu dáng của đôi giày.

    Theo cậu thấy, dân chúng thường xuyên phải đi làm ruộng, mặc áo rộng rất bất tiện, nên loại áo ngắn và bó này chỉ dành riêng cho người dân lao động, và tất cả đều được dệt từ vải bố.

    Ở nhà họ Cố, canh cửi cũng là một trong những thu nhập quan trọng của gia đình. Ưu điểm của vải bố là có độ bền cao, hút ẩm, dẫn nhiệt, thoáng khí tốt, nhược điểm là mặc không được thoải mái, bề ngoài thô cứng.

    Tất cả người lớn đều mặc quần áo bằng vải bố, chỉ có trẻ em, đặc biệt là Cố Thanh Vân, có thể mặc vải bông mềm hơn. Ba chị em chỉ mặc vải bông bên trong, váy bên ngoài vẫn bằng vải bố.

    Người duy nhất trong thôn mặc áo dài là ông cả Cố Bá Sơn.

    Sau khi rửa chân tay xong, mọi người ngồi quây quần bên một chiếc bàn dài, trước mặt mỗi người là hai chiếc bát lớn, một để đựng đồ ăn và một để đựng cơm.

    Lúc này, tiểu Trần thị và chị cả Đại Nha cầm ba cái chậu có kích thước bằng một cái chậu rửa mặt đi ra, trong đó có cơm khoai lang, rau cải xanh trộn với rau rừng, lươn luộc.

    Lão Trần thị ho nhẹ một tiếng, cầm thìa bắt đầu chia đồ ăn.

    Đúng vậy, nhà họ Cố theo hệ thống chia bữa ăn. Theo cách nói của lão Trần thị, nếu mọi người ăn cùng nhau thì sẽ gắp đồ ăn như ong vỡ tổ, anh tranh tôi giành, trông thật không có giáo dưỡng.

    Sau khi chia đồ ăn xong, ngươi muốn ăn như thế nào thì ăn.

    Theo Cố Thanh Vân, chắc là bà nội cậu rất tận hưởng cảm giác được nắm quyền, nghe lời thì cho nhiều, không nghe lời thì cho ít hơn một chút. Tất nhiên, trong hầu hết các trường hợp, ba người lao động chính là ông, cha và chú hai là những người có nhiều đồ ăn nhất và ngon nhất, số phụ nữ thì ít hơn rất nhiều, đặc biệt là ba chị em, chỉ vừa đủ ăn no.

    Sau khi chia đồ ăn, mọi người bắt đầu ăn chậm rãi, lúc này trong chén của Cố Thanh Vân có thịt lươn cha mẹ gắp cho.

    - Cha, mẹ, tự ăn đi, cha mẹ vất vả, con không vất vả.

    Cố Thanh Vân lắc đầu, dùng bàn tay bé nhỏ chặn miệng chén. Kỳ thật, trong cái chén nhỏ của cậu cũng có rất nhiều lươn, hầu như không có bao nhiêu rau. Đây là thiên vị của bà nội dành cho cậu.

    - Con thích ăn rau xanh, cứ cho con rau xanh là được rồi.

    Hiện tại là tiết tháng ba thời kỳ giáp hạt*, rau vẫn chưa lớn, người trong thôn đều ăn chung với rau dại chẳng hạn như rau vi và rau tề. Mặc dù rau dại có vị không ngon mấy nhưng rất bổ dưỡng.

    *giáp hạt: Khoảng thời gian lương thực thu hoạch được của vụ cũ đã cạn, nhưng chưa đến vụ thu hoạch mới; thường chỉ lúc đói kém do chưa đến vụ

    Mọi người đều mang vẻ mặt vui mừng như "Sao đứa nhỏ này hiểu chuyện như vậy".

    Trong hầu hết các trường hợp, Cố Thanh Vân sẽ không nhận đồ ông bà và cha mẹ đưa cho. Thật sự họ phải làm rất nhiều việc, nếu ăn không đủ no, không có sức làm việc rồi bị ốm thì sao? Trong gia đình này, trước khi cậu lớn lên, người cậu có thể dựa vào chỉ có họ.

    Đối với những ánh mắt hâm mộ thỉnh thoảng của ba chị em gái, Cố Thanh Vân đều phớt lờ.

    Sau khi ăn xong, lão Trần thị tuyên bố thím hai Lý thị buổi chiều không cần phải ra ruộng làm, chỉ cần ở nhà nấu cơm.

    Không ai có ý kiến gì, dù sao Lý thị cũng đã mang thai được ba tháng, thai kỳ lần này không được tốt lắm, hôm nay vừa nhổ cỏ vừa cúi gập người luôn cảm thấy khó chịu.

    Vừa mới ăn no, lại đã làm việc nửa ngày, mọi người đều về phòng nghỉ ngơi một lát.

    Thôn Lâm Khê bảy núi, một nước, hai ruộng*, ít ruộng nước, nhiều núi, nhiều đất hoang. Những vùng đất hoang đó bị một số đá và cỏ dại bao phủ, vì vậy, nhà chia cho mọi người cũng lớn. Dân cư trong thôn nay lại ít nên mỗi gia đình chiếm diện tích khá lớn.

    *Ý chỉ cách phân bố địa hình: 70% là núi đồi, 10% là sông hồ, 20% là đồng bằng ruộng đất

    Nhà họ Cố cũng không ngoại lệ.

    Toàn bộ tiểu viện nhà nông dựa Bắc hướng Nam, có sân trước và sân sau, đều có tường rào bao quanh. Xung quanh là cây sói rừng, cây kim ngân. Ngoài ra còn có cây gai địa phương, lá và vỏ trên cây gai đều là gai, có tác dụng ngăn cản gia súc rất hiệu quả. Vì sân sau sát núi nên có thêm một vòng hàng rào gỗ và một vòng tre xanh địa phương.

    Đối diện lối vào tiểu viện có ba gian chính, gian bên trái là nơi ở của ông bà, có ngăn một phòng nhỏ làm nhà kho. Ở giữa là phòng chính, nơi tiếp khách và ăn uống, bên phải là nhà bếp.

    Phòng cánh trái và cánh phải là nơi Cố Đại Hà và Cố Nhị Hà sống, đều là nhà nhỏ ba gian.

    Nhà ở đều là nhà ngói bùn, vốn nóc nhà là nhà cỏ tranh. Từ cách đây một năm, khi Cố Thanh Vân khỏe lên không còn cần thuốc men, trong nhà đã dành dụm tiền để thay mái tranh sang ngói, thế nên khi mưa xuống không bị dột nước, cả ngôi tiểu viện nhà nông trông gọn gàng hơn rất nhiều.

    Theo ước tính của Cố Thanh Vân, toàn bộ sân có diện tích bảy tám trăm mét vuông.

    Người nhà họ Cố rất siêng năng và giỏi giang, sân sau là nhà xí, hố phân, chuồng heo, chuồng gà, vườn rau. Sân trước trồng các loại cây ăn quả như nho, hồng, đào, mận, táo tàu.. Đều là cấy từ trên núi xuống, bao nhiêu năm nay muốn ăn hoa quả cũng chỉ có thể trông chờ mấy cây ăn quả trong sân tươi tốt mà thôi.

    Bây giờ cây ăn quả đã lớn, hàng năm còn có thể lấy lên trấn trên bán, ít nhiều cũng có thu nhập.

    Nơi ở không có mâu thuẫn gì, lại cách xa nhau nên mọi người có thể nói chuyện riêng.

    Lúc này, Cố Thanh Vân vẫn đang ngủ với cha mẹ, còn chị cả Đại Nha và chị hai Nhị Nha ở phòng bên cạnh.

    - Hừ, mẹ đúng là thiên vị em dâu. Khi em mang thai Xuyên Tử vẫn phải ra ruộng làm việc kìa, Đại Nha suýt thì sinh ngay ruộng rồi. Bây giờ mới ba tháng, chưa lộ bụng đâu, vậy mà làm việc cũng không xong. Nếu người mềm mại thế thì gả cho nhà chúng ta làm gì, không mà đi gả cho người trong trấn đi! – Sau khi trở về phòng, tiểu Trần thị bắt đầu bất mãn.

    Thím hai Lý thị ở thôn bên, nhà mẹ đẻ có bốn anh em, duy chỉ có thím ấy là con gái duy nhất, vào cửa bốn năm trước. Bởi vì nhà mẹ đẻ có của hồi môn, ngay từ đầu còn cạnh tranh với tiểu Trần thị. Tiểu Trần thị là cháu gái họ xa của lão Trần thị, quan hệ không thân thiết lắm. Nhưng sau khi tiểu Trần thị gả lại đây, lúc đó bà chỉ có một cô con dâu nên một khoảng thời gian quan hệ mẹ chồng – con dâu rất thân mật. Nhưng từ sau khi Lý thị vào cửa thì khác.

    Đặc biệt là khi anh cả của Cố Thanh Vân chết non, sức khỏe Cố Thanh Vân không tốt, dù mặt ngoài lão Trần thị xử lý mọi việc công bằng, nhưng tiểu Trần thị vẫn cảm thấy cha mẹ chồng mình ngày càng nghiêng về phòng hai.

    Nhà mẹ đẻ của tiểu Trần thị và lão Trần thị đều không ở bản địa, cũng ly tán khi chạy nạn, đến bây giờ vẫn chưa liên lạc được.

    - Mẹ cũng vì cháu trai thôi.

    Cố Đại Hà ôm lấy cậu con trai đang đi vòng vòng trong phòng, chuẩn bị đặt cậu lên giường nhỏ để ngủ.

    Cố Thanh Vân chán nản, rõ ràng cậu đang đi dạo sau bữa ăn mà, được không?

    - Cháu trai? Cháu trai, hừ, ai biết chắc có sinh được cháu trai hay không? Nếu như không phải năm đó em dâu về nhà mẹ đẻ nhất quyết đòi mang con trai về, nhiễm bệnh không trị khỏi, mình xem, bây giờ nhà họ Cố làm sao có chỗ đứng cho phòng lớn chúng ta? Em vừa nghĩ đến việc mùa đông năm đó, khi Xuyên Tử và Nhị Oa Tử bị sốt cùng lúc, mẹ và em dâu nhất quyết để đại phu khám cho Nhị Oa Tử trước là trái tim lại rét lạnh. Rõ ràng Xuyên Tử của chúng ta còn ốm nặng hơn Nhị Oa Tử. Hừ, không phải chỉ vì thấy thân thể của Xuyên Tử chúng ta yếu ớt sao? Kết quả bây giờ người sống sót vẫn là Xuyên Tử.

    Nhị Oa Tử là con trai chết non của phòng hai.

    - Được rồi, đừng nói mấy chuyện này trước mặt con.

    Cố Đại Hà đau đầu khi nhìn thấy ánh mắt lấp lánh của cậu con trai, vội vàng dặn dò:

    - Con trai, đừng nói mấy lời mẹ con nói ra ngoài.

    Cố Thanh Vân gật đầu lia lịa, lấy tay che miệng, thì thầm:

    - Con sẽ không nói với ai hết, ông bà cũng vậy, con biết cha mẹ yêu con nhất.

    - Con trai của mẹ thật thông minh.

    Tiểu Trần thị rất an tâm, ôm lấy cậu nói:

    - Ở bên ngoài con phải thân cận với ông bà nội chút, nhưng đừng nói lung tung.

    Cố Thanh Vân gật đầu.

    - Em trai mình trông thì hiền lành chất phác, nhưng không phải cuối cùng cũng không có ý kiến gì đấy sao? Đại phu còn nói nếu không phải ông ấy đến sớm một chút thì Xuyên Tử đã không cứu được rồi. Lúc đó, đại phu còn là do mình cõng về đấy.

    Tiểu Trần thị đưa ra kết luận:

    - Dù sao, em hy vọng lần này em dâu sinh con gái là tốt nhất.

    Cố Đại Hà thở dài, điều này không phải điều bọn họ có thể định đoạt.

    - Cha Xuyên Tử à, em nghĩ rồi, để Xuyên Tử có cuộc sống tốt hơn, vẫn phải dùng chút thủ đoạn.

    Tiểu Trần thị đột nhiên thì thào, nhìn thấy Cố Thanh Vân đã nằm trên giường và nhắm mắt lại thì đắp một cái chăn nhỏ cho cậu. Bây giờ đang là tháng Ba, thời tiết vẫn còn hơi lạnh.

    - Thủ đoạn gì?

    - Mình cảm thấy Xuyên Tử của chúng ta thế nào? Nó rất thông minh, mình dạy nó viết tên của mình, lâu sau nó cũng không quên. Bình thường nó học đếm cũng rất nhanh, Đại Nha không nhớ nhanh bằng nó đâu.

    Ở triều đại trước, nhà họ Cố cũng là một địa chủ nhỏ, có hai trăm mẫu đất. Khi đó đã bán một trăm mẫu để cung cấp cho việc học của Cố Bá Sơn. Để phát huy tối đa lợi ích, lúc đó Cố Bá Sơn đi học trong học đường về sẽ dạy lại cho em trai mình nên Cố Quý Sơn cũng biết một ít chữ. Sau khi sinh con trai, ông cũng dạy cho hai đứa con trai những gì mình biết.

    Do đó, Cố Đại Hà cũng biết viết mấy chục chữ thường dùng. Dưới sự hướng dẫn có ý thức của Cố Thanh Vân, chàng cũng dạy cho cậu những chữ mà chàng biết.

    Bây giờ, tiểu Trần thị vừa nói tới việc này thì Cố Đại Hà đã nhớ ra, vội vàng gật đầu:

    - Đúng vậy, Xuyên Tử chúng ta rất thông minh, nó nhớ hết mấy chữ mà tôi dạy cho nó.

    - Cơ thể của Xuyên Tử rất yếu ớt. Mặc dù bây giờ trông rất tốt, nhưng mình thấy đấy, so với những đứa trẻ cùng tuổi khác, nó vẫn nhỏ hơn một chút. Em sợ sau này nó không làm được việc đồng áng thì sao đây? Đến khi đó chúng ta già rồi, còn có thể giúp nó được bao lâu? Giờ nghĩ lại, chúng ta cho nó đi học được không? Không phải làm ruộng thì thoải mái biết bao. Mình xem bác cả kìa, ở tiền triều thi mãi không xong, kết quả tân triều vừa lập, bác ấy lớn tuổi thế mà vừa đi thi đã thi được Đồng Sinh, còn lên làm trưởng thôn, làm quan. Bây giờ còn đang định đi thi Tú Tài nữa kìa.

    Tiểu Trần thị rất tỉnh táo, trong gia đình này, điều thị hy vọng nhất là con trai sống tốt. Sau này thị không thể sinh con, nếu không có Xuyên Tử thì có lẽ bây giờ thị đã bị bỏ rồi. Cho dù tướng công đứng về phía thị thì sao? Chỉ cần cha mẹ chồng kiên quyết, một ngày nào đó chàng cũng sẽ nhượng bộ. Rốt cuộc không có con trai nối dõi tông đường, không người đàn ông nào có thể dễ dàng tha thứ.

    Thị phải nghĩ cách tính toán cho con trai mình.
     
  5. scopinky Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi!

    Bài viết:
    0
    Chương 3: Thu nhập

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Krissy

    Cố Đại Hà im lặng.

    - Nhà mình à, mình nói đi.

    Tiểu Trần thị dùng cùi chỏ chọc chàng.

    - Chúng ta không có tiền mà. Không phải mình không biết năm đó bác cả đi học tốn bao nhiêu tiền. Vốn gia đình có cuộc sống khấm khá, mấy ngày lại được ăn một bữa thịt cá. Sau này phải bán bao nhiêu đất cho bác cả ăn học, cha mẹ cũng có ý kiến nên ông nội vừa mất là đã ở riêng ngay. Bây giờ mình bảo cả nhà bỏ tiền cho Xuyên Tử đi học, tôi sợ cha mẹ không đồng ý. Hơn nữa, còn em trai kìa, có thể nó cũng có ý kiến hay không?

    Cố Đại Hà rốt cuộc cũng mở miệng.

    Chàng nhìn cơ thể ốm yếu của con trai mình, trên khuôn mặt trắng trẻo mềm mại lại hơi đỏ ửng, miệng hơi mở, lồng ngực hơi phập phồng, đang ngủ rất say. Nhớ tới ngôn hành cử chỉ bình thường của con trai hoàn toàn khác với đám khỉ con dơ dáy trong thôn.

    Chàng cũng không nỡ để con trai mình lớn lên chỉ có thể làm nông, bán mặt cho đất bán lưng cho trời như chàng, bận rộn từ đầu năm đến cuối năm, quần quật từ sáng đến tối. Chàng cũng mong con trai được đi học, con trai giỏi tính toán như vậy, dù sau này không thể thi cử thì cũng có thể lên trấn trên làm người thu ngân mà đúng không?

    Khi chàng làm công nhật ở trấn trên đã từng nhìn thấy người thu ngân, không cần phải làm việc chân tay, còn được hầu hạ trà nóng và điểm tâm. Không giống những người làm việc như bọn họ, đổ mấy lít mồ hôi mà chẳng thể uống một ngụm nước.

    - Nhà mình à, em hỏi mình, chúng ta chỉ có một đứa con trai như vậy, sau này mình lớn tuổi, khi triều đình trưng lao dịch, con trai ta có thể làm được những công việc đó không?

    Thấy tướng công có chút do dự, tiểu Trần thị vội vàng cổ động:

    - Sức khỏe nó không tốt, thế chẳng phải là đòi mạng nó ư? Chúng ta chỉ có một đứa con trai, nếu sau này chú hai có thêm con trai thì cũng chẳng phải là máu thịt của chúng ta.

    Cố Đại Hà lại giật mình.

    Đúng vậy, các loại thuế má ở tân triều ít hơn tiền triều rất nhiều, không cần phải nộp các loại thuế phức tạp và lộn xộn, bọn họ chỉ cần nộp ba phần thuế nông nghiệp theo số mẫu đất, nhưng thuế dân cư phải nộp vẫn phải có. Từ ba tuổi trở lên, mỗi người phải trả một trăm văn tiền mỗi năm, bất kể nam nữ. Bây giờ cả nhà là chín trăm văn. Sang năm con gái Tam Nha của chú hai sẽ được ba tuổi, đến lúc đó phải nộp một lượng bạc.

    Đây là một khoản thanh toán cố định, về sau, khi số lượng người trong gia đình tăng lên, nó sẽ chỉ tăng lên.

    Hiện tại, thu nhập cố định hàng năm của gia đình ước tính chỉ có ba, bốn lượng.

    Ngoài ra, hàng năm trong nhà còn cần cử ra một nam đinh đến địa điểm chỉ định của triều đình để làm lao dịch, hàng năm cần phải làm lao dịch hai mươi ngày. Làm không công, không có bồi thường, công việc lại nặng, nếu không phải lao động cường tráng thì sau khi trở về sẽ bệnh nặng một trận.

    Cơ thể nhỏ bé của con trai mình có thể chịu được không?

    - Chỉ cần con trai chúng ta thi được tú tài thì không phải nộp thuế, không phải làm lao dịch, còn có thể được miễn thuế ba mươi mẫu đất. Con trai thông minh như vậy, em cảm thấy nó nhất định có thể thi được. - Giọng điệu của tiểu Trần thị vô cùng chắc chắn.

    Cố Đại Hà nghĩ về những hành vi thường ngày của con trai mình thì cũng gật đầu đồng ý, vừa nghĩ đến việc con trai mình trở thành ông Tú Tài là lòng chàng tràn đầy hưng phấn.

    Nhà họ Cố xưa chưa từng có Tú Tài nào đâu!

    - Ý kiến của chú hai hoàn toàn không quan trọng. Quan trọng nhất là của cha và mẹ. Chỉ cần họ đồng ý thì sẽ không có vấn đề gì.

    Giọng điệu của tiểu Trần thị rất bình tĩnh, thị tiếp:

    - Em biết ngày thường mẹ không thích bác cả, cũng không thích việc mấy người mình đọc sách viết chữ, sợ anh em mình không thu xếp được cho gia đình. Nhưng em cho rằng chỉ cần nghĩ ra cách hay để thay đổi ý kiến của mẹ là được rồi. Đến lúc đó không cần chúng ta làm gì, mẹ cũng sẽ sắp xếp được thôi.

    Thị đến gần Cố Đại Hà, thì thầm vào tai chàng vài lời.

    Cố Thanh Vân, người giả vờ ngủ trên giường, căng tai ra vẫn không nghe thấy gì. Nhưng cậu vẫn rất hào hứng, không uổng công ngày thường cậu luôn ám chỉ với mẹ.

    Kể từ một năm trước, khi sức khỏe cậu tốt hơn, cậu mới có tinh lực suy nghĩ xem về sau mình nên làm gì. Sau khi nhìn thấy người trong nhà làm việc vất vả, cậu tuyệt đối không muốn làm ruộng nữa.

    Kiếp trước cậu cũng lớn lên ở nông thôn, thời đó có lúa lai phân bón, một mẫu ruộng nước có thể thu hoạch một ngàn cân, thậm chí hai ngàn cân tùy theo hoàn cảnh. Dù thế nhưng cũng chẳng nghe nói có ai trong thôn có thể làm giàu bằng việc làm ruộng.

    Bây giờ ở thôn Lâm Khê, một mẫu đất sản xuất trung bình ba thạch lúa, tương đương khoảng một trăm tám mươi cân.

    Ruộng lúa của nhà họ Cố được chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, có hai trăm năm mươi cân. Ruộng nước nhà bọn họ được chia mười mẫu, có thể thu hoạch được hai ngàn năm trăm cân. Lúa sớm thì ba văn tiền một cân, nếu bán hết thì được khoảng bảy lượng năm trăm văn.

    Lúa nước một năm hai mùa, lúa muộn ăn ngon hơn, giá lên bốn văn tiền một cân, được mười lượng.

    Sau khi thu hoạch lúa muộn phải tiến hành trồng khoai trên ruộng nước. Đến đầu tháng ba năm sau phải thu hoạch, vì đã đến thời kỳ cấy mạ, không thể cản trở việc gieo trồng lúa nước.

    Tại thời điểm này, khoai tây không lớn lắm, không phải là thời điểm chín tốt nhất. Vả lại giá khoai tây thấp, một văn tiền một cân, mỗi mẫu có thể thu hoạch được khoảng năm trăm đến tám trăm cân, nhà họ Cố có thể thu được sáu trăm cân. Hàng năm còn phải dành ra một mẫu trồng cải củ và cải ngồng, chỉ có chín mẫu dùng được, tức là thu nhập được năm lượng bạc bốn trăm văn tiền.

    Nhà còn tám mẫu ruộng cạn, chỉ trồng được ngô hoặc khoai, năng suất của hai loại này nhỉnh hơn khoai tây một chút, mỗi mẫu được khoảng sáu trăm cân, giá bán cũng rất thấp, nếu một văn tiền một cân thì tổng cộng được bốn lượng tám trăm văn.

    Ruộng cạn không thể trồng khoai lang hàng năm, phải trồng lần lượt các loại cây khác như đậu tương.. mới có thể màu mỡ được.

    Đây là thu nhập của ruộng đất, tổng cộng là hai mươi bảy lượng bảy trăm văn.

    Ngoài ra, trong nhà dệt vải, ông nội làm nghề mộc, cha và chú hai có thu nhập từ lao động bán thời gian, cả nhà họ Cố mười miệng ăn có tối đa ba mươi lăm lượng bạc một năm.

    Số bạc này còn phải dùng để nộp thuế, ba phần thuế nông nghiệp chỉ thu lúa và lúa mì, bản địa thu lúa, những thứ khác như khoai lang và khoai tây thì không thu. Nếu chuyển mười mẫu ruộng nước thành ngân lượng thì cần phải nộp năm lượng ba trăm văn.

    Ruộng cạn chỉ cần đóng thuế nông nghiệp hàng năm là hai trăm văn tiền một mẫu, cộng lại là khoảng một lượng sáu trăm văn tiền.

    Vì vậy, tổng thu nhập hàng năm của nhà họ Cố là khoảng hai mươi tám lượng bạc.

    Trong Hồng Lâu Mộng, tác giả từng nói rằng với hai mươi bốn lượng, hộ gia đình nghèo có thể sống qua một năm. Mà ở thôn Lâm Khê, mỗi người tiêu ít nhất hai lượng mỗi năm, nên mỗi năm chỉ còn lại tám lượng.

    Tuy nhiên, Cố Thanh Vân vẫn chưa tính phí tổn của hạt giống, trừ thuế dân cư và phí hạt giống, thu nhập của gia đình nhiều nhất chỉ có năm, sáu lượng.

    Đây đã là trạng thái rất lý tưởng rồi, còn phải nhờ ông trời mở mắt, là năm mưa thuận gió hòa. Lỡ như có chuyện ngoài ý muốn thì thu nhập lại giảm sút.

    Kể từ khi Cố Thanh Vân tính toán thu nhập của gia đình xong, cậu cảm thấy làm nông thực sự không có tương lai, sau này cậu có làm ruộng cả đời cũng không thể làm giàu được. Dù sao bây giờ cũng có khoai tây, khoai lang và ngô rồi, tất cả đều là những loại cây trồng cho năng suất cao trong thời hiện đại. Nhưng ở đây, phân bón chỉ có thể lấy từ con người và heo, quá ít, hoàn toàn không đủ khiến ruộng màu mỡ, nếu mua từ trấn trên hoặc từ những nhà khác trong thôn lại là một khoản chi phí khác.

    Bên cạnh đó, giống của các loại cây trồng này chưa được cải tiến, năng suất chắc chắn không cao như thời hiện đại, nếu đạt sáu trăm cân đã là bội thu rồi, còn phải cày sâu cuốc bẫm, tốn nhiều nhân lực. Hằng năm người trong thôn còn phải trộn một ít rau dại với rau xanh nhà mình trồng mới miễn cưỡng lấp đầy bụng.

    Thời xưa, sĩ nông công thương, giai cấp rõ ràng. Nhưng chỉ cần sống tốt, dù có phải kinh thương cậu cũng không chê, nói cho cùng cũng có tiền mà. Nhưng cậu lại nghĩ, mỗi triều mỗi thời, các thương nhân giàu có đều là những con heo béo bị giết thịt, bị người ta xẻ thịt hết miếng này tới miếng khác, thực sự không có cảm giác an toàn, địa vị quá thấp.

    Còn phải tìm một người chống lưng cho mình, nếu không rất có thể sẽ tan nhà nát cửa.

    Cái chính là cậu không tìm ra cách kinh doanh, cách kiếm tiền.

    Bây giờ đã có cả khoai tây, ngô và khoai lang, người trong thôn rất thích ăn món heo xuống nước, đi muộn một chút thôi là đã rất khó mua. Cá chạch, cá chình, cá sông rạch ít nhất cũng là món thịt, dù phí dầu và có mùi tanh, nhưng hầu hết đều được thôn dân tìm về ăn.

    Khi chạy nạn, đất sét cũng ăn, rễ cây cũng đào, càng khỏi nói tới những thứ dưới sông. Bây giờ trên con sông nhỏ trong thôn, có mấy đứa trẻ lông bông ngày ngày đều đánh bắt cá.

    Những thứ khác, bảo cậu đi làm kinh thương phát tài, nhất thời cậu thật sự không nghĩ ra.

    Về "công", ông nội cậu là thợ mộc, nhưng ở nông thôn, hầu hết đàn ông đều biết làm nghề mộc, làm một cái ghế đẩu hay gì đó đều tự làm được, dù sao cũng không tốn tiền. Chỉ những người cẩn thận hơn mới thuê một thợ mộc chuyên môn đến làm.

    Đi học các nghề thủ công khác? Bây giờ toàn là truyền nam không truyền nữ, chú ý đến việc "dạy đồ đệ giỏi sư phụ chết đói", đi làm người học việc chẳng khác gì đi làm đứa ở, việc gì cũng phải làm. Sư phụ thì che giấu bí quyết vô cùng gắt gao, cuối cùng chưa chắc có thể học được bản lĩnh thật sự.

    Dù sao học nghề cũng phải rất vất vả, hơn nữa công việc này không thích hợp với cậu, trông bản thân cậu cũng không chịu được cái vất vả đó.

    Cuối cùng, chỉ có thể phát huy sở trường của mình, đó là đi học. Mười mấy năm đi học sẽ luôn có một số kinh nghiệm, cho dù bây giờ là chữ Hán phồn thể, song Cố Thanh Vân cảm thấy mình chắc hẳn giỏi hơn dân bản xứ một chút.

    Ngoài ra, địa vị của người đọc sách vào thời cổ đại rất cao, nếu may mắn có thể thi được tú tài, vậy sẽ được vào giai cấp "sĩ". Các quan nhỏ và du côn lưu manh cũng không dám tùy tiện bắt chẹt ngươi.

    Cộng thêm thể trạng của mình, từ khi ba tuổi, Cố Thanh Vân đã quyết tâm nhất định phải khiến gia đình cho mình đi học.

    Nhưng đọc sách là một việc rất tốn kém, làm sao mới có thể khiến gia đình đồng ý đây? Thật là đau đầu.

    Mấy năm trước khi vừa đến đây, tin rằng nhà họ Cố vẫn có một khoản tiền tiết kiệm, nhưng ruộng đồng thời đó còn rất cằn cỗi, chắc chắn số tiền kiếm được không nhiều như bây giờ, cộng với việc cậu và thằng em họ Nhị Oa Tử lúc đó đang bị bệnh nên tốn tiền, đặc biệt là cậu phải tốn rất nhiều tiền, năm ngoái lại mới lợp ngói, chắc là bây giờ trong nhà không còn tiền tiết kiệm nữa.

    Vì vậy, những lời nói trong lúc bình thường của cậu luôn như cố ý như vô tình ám chỉ với tiểu Trần thị.

    Bây giờ sắp gặt hái được thành công rồi.

    Cậu biết tiểu Trần thị là một người rất khôn khéo, chỉ cần lập kế hoạch đúng đắn, hẳn sẽ có thể thành công.

    - Được rồi, cứ làm theo lời mình nói đi. Đúng rồi, gia đình chúng ta hiện có bao nhiêu tiền? - Cố Đại Hà cảm thấy khá đáng tin sau khi nghe những lời vợ nói.

    - Em và Đại Nha đã lén đan một ít túi lưới đi bán, cộng với số tiền mình kiếm được từ làm công ngắn hạn, bây giờ có một lượng rồi.

    Tiểu Trần thị rất đắc ý, có thể tiết kiệm được nhiều tiền như vậy trong một năm dưới con mắt của mẹ chồng đáng để thị tự hào.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng mười hai 2022
  6. scopinky Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi!

    Bài viết:
    0
    Chương 4: Canh cửi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Krissy

    - Nhiều tiền như vậy chắc là đủ rồi.

    Cố Đại Hà cân nhắc một hồi, bước đến bên giường nói:

    - Lúc đó mình đừng lộ ra dấu vết gì cả. Chúng ta nằm nghỉ một lát đi, buổi trưa tôi phải lên núi đốn củi.

    - Dạ, em cũng sẽ đến nhà Miêu Đại Lãng trong thôn để mua một ít sợi xe về dệt. Sợi ở nhà đã dùng hết rồi.

    Tiểu Trần thị ngáp một cái, đấm lưng mình rồi cũng nằm xuống.

    Bây giờ dệt phải trồng cây gai, nhà bọn họ không trồng nên phải mua trực tiếp từ người dân trong thôn. Bán theo cách này cũng có lời, chỉ là lời không cao mà thôi. Tuy nhiên có thể may được quần áo cho gia đình mà không cần mua vải thì cũng coi như được hời.

    Sau khi cả hai nằm xuống, Cố Thanh Vân cuối cùng cũng yên tâm chìm vào giấc ngủ.

    Vừa tỉnh dậy, trong nhà rất yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng "cạch cạch" rất vui tai, chắc là mẹ cậu đang dệt vải.

    Cố Thanh Vân vào bếp, lấy gáo hồ lô múc nước trong lu nước, đổ đầy vào chiếc cốc tre dùng để súc miệng. Cảm thấy miệng không bị khô nữa, bấy giờ mới uống nốt phần nước nóng còn trong nồi. Cậu không bao giờ uống nước lạnh, ngay cả khi trời nóng cũng uống nước sôi để nguội.

    Khi đi đến phòng cánh trái của nhà mình, căn phòng nhỏ gần cửa là nơi đặt khung cửi. Lúc này tiểu Trần thị đang ngồi trước khung cửi, hai tay quay con thoi, đạp bàn đạp, thuần thục dệt vải bố.

    Động tác của thị nhanh mà không loạn, rất dễ chịu cho người nhìn.

    Chị cả Đại Nha bên cạnh đang quan sát, tiểu Trần thị thỉnh thoảng sẽ dừng lại để giải thích cho nàng một chút.

    Chị hai Nhị Nha đang ngồi trên ghế học đánh túi lưới. Tuy mới sáu tuổi nhưng cô bé cũng đang bắt đầu học một số công việc mà các cô gái phải làm. Giống như chị gái Đại Nha, chín tuổi là đã có thể được coi là một nửa người lớn mà sai sử. Bình thường, đánh túi lưới, nấu ăn, rửa chén, giặt quần áo đều do nàng làm. Thời gian rảnh của tiểu Trần thị chủ yếu dùng để dệt vải.

    Trước kia khi không mang thai, thím hai Lý cũng phải dệt vải. Hai người sẽ thay phiên nhau dệt, máy rất ít khi dừng lại.

    Cũng giống như trong nhà, sợi xe và những thứ tương tự được mua từ những nhà khác trong thôn. Sau khi dệt xong một mảnh vải, bán đi sẽ lời khoảng mười đến mười lăm văn tiền. Mỗi người mỗi ngày có lẽ chỉ dệt được khoảng một mảnh, đây còn là một người có tay nghề cao, không mắc lỗi giữa chừng. Đã mắc lỗi thì phải dừng lại và sửa chữa, mất rất nhiều thời gian.

    Vì vậy, dệt vải cũng là một trong những thu nhập quan trọng của gia đình.

    Ở thôn, dệt vải cũng là một kỹ năng quan trọng của phái nữ. Vận hành khung cửi không chỉ là lao động trí óc mà còn là một công việc kỹ thuật đòi hỏi sự lanh lẹ, nhạy bén. Do yêu cầu nghề dệt cao nên không phải nữ giới nông thôn nào cũng học được.

    Khi tiểu Trần thị dừng lại uống nước thì nhìn thấy Cố Thanh Vân đang dựa vào cửa xem, trên mặt thị lập tức nở một nụ cười từ ái, vẫy tay với cậu.

    - Xuyên Tử dậy rồi à? Ngủ ngon không con?

    Cố Thanh Vân gật đầu, bước vào chào hai chị gái rồi mặc tiểu Trần thị xoa đầu mình.

    Đại Nha ở bên cạnh nhìn mái tóc ngắn ngủn của em trai, cười nói:

    - Mẹ, xem ra phương pháp của bà nội rất hữu dụng. Tóc của em trai bây giờ dày hơn rất nhiều rồi.

    Sức khỏe của Cố Thanh Vân trước đó rất tệ, thể hiện ra ngoài chính là mái tóc của cậu rất thưa thớt, khô và vàng, lộ cả da đầu. Là một người mang tâm hồn là một cô gái, đây quả là điều không thể tàn nhẫn hơn. Vừa nghĩ về việc khi lớn lên đến tóc cũng không có mà buộc, lại nghĩ sau này cậu muốn đi học và giao thiệp với người khác, nếu có thể trở thành quan chức thì ngoại hình của cậu cũng rất quan trọng. Thậm chí một số triều đại biến thái, người xấu cũng không thể làm quan.

    Vì vậy, khi mới hơn ba tuổi, cậu đã sờ đầu mình, đòi tóc phải đen giống mẹ.

    Tiểu Trần thị rất yêu thương cậu, sau khi nói chuyện với lão Trần thị, cả hai cũng nhận ra việc mọc tóc của con trai/ cháu trai mình cũng rất quan trọng. Thế nên, họ đã cạo tóc cho Cố Thanh Vân vài lần, xát gừng khi gội đầu và trồng một ít hạt vừng cho cậu ăn. Cứ thế nửa năm trôi qua, tóc cậu mọc dày hơn, rất hiệu quả, bây giờ vẫn phải tiếp tục kiên trì.

    Lúc đầu, khi nội cạo tóc cho cậu, cậu rất ngạc nhiên. Chẳng phải người xưa hay nói không được cạo đầu tùy tiện sao? Sau đó, cậu nói bóng nói gió hỏi han thì mới biết, ở thời đại này, sau khi trẻ con mười hai tuổi mới không được cạo đầu, nhưng có thể cắt ngắn, không thì cả đời không được cắt tóc thì bất tiện biết bao! Chỉ là cạo đầu rất hiếm, chủ yếu là do dụng cụ cạo không đủ. Nói là cạo, thực ra là cắt cực ngắn.

    Sau này khi đi học, cậu mới biết trong Hiếu Kinh có câu "Thân thể tóc da là thứ nhận của cha mẹ, không dám làm tổn thương, đó là bắt đầu lòng hiếu thảo vậy." Sau khi được thầy giảng giải, cậu mới hiểu câu này có nghĩa là hiếu thuận cha mẹ cần bắt đầu từ việc trân trọng cơ thể của chính mình. Điều đó không có nghĩa là ngay cả tóc cũng không được cắt. Hiện đại lại diễn giải những lời này thành người xưa hoàn toàn không được cạo đầu, cắt tóc.. có thể là do bị bóp méo rồi.

    Xuyên về thời cổ đại chỉ có thế. Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm, Cố Thanh Vân cũng theo trào lưu, đọc một số tiểu thuyết trên mạng. Nhân vật nam nữ chính trong đó luôn có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống cổ đại, cũng có thể nhanh chóng nắm bắt cơ hội làm giàu hoặc thăng chức rất nhanh, nhưng còn cậu thì sao? Bây giờ cậu vẫn đang thận trọng khám phá thế giới xa lạ này.

    Những quan niệm khác biệt đôi khi có thể hại chết con người, vì vậy Cố Thanh Vân tin rằng trước tiên cậu phải tìm hiểu phong tục ở đây rồi mới có thể chậm rãi hành động.

    - Ừm, cũng là sức khỏe của em trai con tốt hơn nhiều rồi. - Tiểu Trần thị mỉm cười.

    - Mẹ, sao mẹ không đi thị trấn mua thuốc nhuộm về nhuộm vải? Mấy ngày trước, con thấy bà ngoại bỏ tiền ra mua một mảnh vải đỏ tốn nhiều tiền lắm á.

    Cố Thanh Vân tựa vào người thị, hỏi bằng giọng non nớt.

    Các loại vải họ dệt đều là màu cơ bản, thế thì không tăng giá lên được. Nếu nhuộm màu, giá sẽ đội lên gấp đôi.

    - Con nghĩ là mẹ không muốn sao? Chỉ là ở nhà không ai biết nhuộm. Việc nhuộm vải này cũng là một công việc kỹ thuật, nếu không nắm vững thời điểm và nồng độ, hoặc chà xát không đều thì vải nhuộm ra sẽ lốm đốm khắp nơi, trông không đẹp mắt. Vì vậy, trong mấy phường nhuộm có những đại sư phụ đặc biệt làm công việc này, phải bỏ tiền ra thuê.

    Tiểu Trần thị biết con trai mình thích hỏi han mấy vấn đề từ nhỏ. Lúc đầu thị cũng cảm thấy con trai mình nói quá nhiều, đôi khi không kiên nhẫn. Nhưng khi nhìn thấy dáng vẻ nhỏ nhắn của con, lại nghĩ đến nhiều lúc con đều bị nhốt trong nhà không ra ngoài được, lòng thị lại đau đớn, không để tâm thứ gì khác mà sẽ cặn kẽ giải thích cho cậu biết. Thời gian dài, thị phát hiện làm như vậy thì con trai sẽ hiểu chuyện hơn. Nói chung, những câu hỏi mà cậu đã hỏi rồi, cậu sẽ không hỏi lại lần thứ hai.

    Cho nên lần này thị cũng giải thích kỹ càng.

    Cố Thanh Vân chợt vỡ lẽ, là cậu nghĩ mọi chuyện quá đương nhiên rồi. Điều cậu nghĩ tới, cha mẹ cậu chắc chắn cũng sẽ nghĩ tới.

    - Nhị Nha, dẫn em trai đi chơi đi con.

    Tiểu Trần thị vỗ đầu cậu, nói:

    - Đi chơi với chị hai con đi, mẹ chuẩn bị dệt vải rồi.

    - Dạ.

    Mặc dù Cố Thanh Vân có hơi miễn cưỡng, nhưng cậu vẫn đồng ý.

    Nhị Nha, người ở bên cạnh đánh túi lưới nãy giờ, nghe thế thì mím môi cười vui vẻ, nhảy xuống ghế, nắm tay Cố Thanh Vân ra ngoài.

    Hai người bước ra khỏi cổng, bắt đầu dạo quanh thôn. Tiểu Hắc hào hứng đi theo phía sau, chạy tới chạy lui.

    Thôn Lâm Khê tuy không lớn nhưng dân cư sinh sống tương đối rải rác, nguyên nhân chính là mỗi nhà đều có sân rất rộng. Hầu như nhà nào cũng nuôi chó, dọc đường có thể nghe thấy tiếng gà gáy, tiếng chó sủa. Cùng với những cành hoa đào hé ra từ hàng rào của những nhà ven đường, làn gió ấm chiều xuân thổi về, hương thơm say lòng người tràn ngập thôn làng.

    Đi được một lúc, Nhị Nha không hề nói gì. Nàng là một cô bé hướng nội.

    Cố Thanh Vân lặng lẽ lắng nghe âm thanh "cạch cạch" vui tai, chứng kiến cảnh tượng chân thực "lách cách trong khung cửa, nông phụ ngồi dệt vải", cậu không khỏi bồi hồi xúc động.

    Đây mới là cuộc sống chân thực của cậu, cuộc sống hiện đại của kiếp trước dường như là một giấc mơ, là do cậu tưởng tượng ra, có vẻ rất không thực.

    Nghe thấy tiếng cười của nhiều đứa trẻ ranh vọng ra từ suối, Cố Thanh Vân vội nói:

    - Chị hai, chị quay về lấy túi lưới và xô đi, em sẽ đợi bên suối.

    - Vậy thì em không thể nghịch nước.

    Nhị Nha cũng rất muốn thử, dù sao thì cô bé cũng chỉ là một đứa trẻ.

    Cố Thanh Vân đồng ý, nhìn dáng người vạm vỡ của chị mình với nhiều cảm xúc lẫn lộn.

    Kỳ thật, là cậu con trai duy nhất trong nhà hiện tại, cậu được đối xử tốt nhất trong số các đứa cháu. Tam Nha hiện chỉ mới hai tuổi, là con gái của chú hai thím hai, cậu không nói nhiều với cô bé này. Nhưng đối với hai chị gái của mình, chị cả thì không sao, cực kỳ yêu thương cậu, có đồ nào ngon đều để lại cho cậu.

    Còn Nhị Nha thì sao? Sở dĩ lần đó cậu sốt nặng như vậy là do cô bé đó.

    Có lẽ vì sinh ra cậu nên mọi lòng dạ sức lực của cha mẹ đều đặt hết vào cậu. Lúc đó, Nhị Nha là đứa bé nhỏ nhất nên chắc chắn từng có một quãng thời gian được yêu chiều, sau này anh trai cậu sinh ra, có lẽ hai người đã hòa hợp và có tình cảm với nhau.

    Lần đó cậu không thoải mái, toàn thân yếu ớt, không mở mắt được, không còn sức mà khóc. Cậu chợt thấy người mình nhẹ hẳn đi rồi trở nên lạnh buốt, bên tai vang lên một giọng nói trẻ con:

    - Tất cả là do mày nên cha mẹ không cần tao nữa, cũng không cần Đại Oa Tử. Nếu không có mày, Đại Oa Tử đã không chết.

    Đại Oa Tử là nhũ danh của người anh trai chết yểu của cậu.

    Lúc đó đương mùa đông lạnh giá, Cố Thanh Vân lạnh đến mức không quan tâm đến việc tại sao cha mẹ không ở bên cạnh, sau khi dốc hết sức lực toàn thân, cuối cùng cậu mới phát ra được một tiếng kêu như mèo kêu.

    Sau đó cậu mới biết được khi cậu và con trai của chú hai cùng lúc đổ bệnh, cha cậu đã đi mời đại phu, mẹ cậu vào bếp nấu thuốc từ trước, còn chị cậu thì đi nhà xí, cho nên lúc đó Nhị Nha đang ở bên cạnh trông chừng cậu.

    Lúc đó, cậu khóc lóc đến kiệt sức, cuối cùng chỉ nghe thấy âm thanh cộc cộc cộc dần đi xa.

    Khi tiếng mẹ truyền đến, tiếng cộc cộc cộc lại gần, thân thể nặng trĩu, thấy ấm hơn một chút, cậu mới biết mình được đắp chăn rồi.

    - Mẹ, sao em trai khóc hoài vậy?

    Giọng nói non nớt của Nhị Nha khiến cậu ớn lạnh.

    Khi đó nàng ta mới bốn tuổi mà đã biết làm chuyện như vậy, khiến cậu chỉ cần nghĩ đến thôi đã rùng mình.

    Trẻ con thời xưa thật đáng sợ! Nhà của cậu không phải nhà cao cửa rộng, vậy mà vẫn có trạch đấu!

    Từ đó về sau, cậu nghĩ cậu sẽ không xem thường bất kỳ ai nữa.

    Bạn thấy đấy, lòng ghen tị của một đứa trẻ đơn thuần suýt chút nữa đã khiến cậu phải đến Địa phủ báo danh, vậy người lớn thì sao?

    Cậu không nói gì về chuyện lần đó, coi như không biết. Lúc đó cậu chưa được hai tuổi. Do hạn chế về thể chất, lại mới tập nghe tiếng địa phương ở đây, nên cậu nói rất chậm. Vả lại có thể nói ra người lớn cũng không tin, dù sao cũng là con gái của mình mà. Nhưng cho đến bây giờ, cho dù chuyện đó do Nhị Nha không hiểu chuyện gây ra, Cố Thanh Vân vẫn có chút đề phòng nàng ta.

    Tất nhiên, cậu không biểu hiện ra điều đó.

    Có thể Nhị Nha cũng đã hoảng sợ vì sự việc đó, tính cách của nàng ta thay đổi từ sôi nổi sang hướng nội, hơi rụt rè. Có thể ôm tâm lý muốn bù đắp cho cậu, nàng ta đối xử với cậu rất tốt.
     
  7. scopinky Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi!

    Bài viết:
    0
    Chương 5: Lịch

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Krissy

    Cố Thanh Vân không biết nàng ta không nhớ rõ những gì đã xảy ra lúc nhỏ hay không biết hậu quả của việc làm đó. Dù sao, kể từ đó, cậu không thể coi Nhị Nha như một cô bé bình thường nữa.

    Cùng với sự chế giễu và tổn thương của những người em gái cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha trong kiếp trước, Cố Thanh Vân chẳng mấy thích thú khi có bất kỳ anh chị em nào. Cậu còn ước gì cha mẹ chỉ có một đứa con là cậu thôi, song việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của cậu.

    Vì vậy, đối với các anh chị em của mình, Cố Thanh Vân có một nguyên tắc. Đối với các chị em của mình thì ngoài mặt vẫn thân thiết. Còn đối với hai chị em ruột thì sẽ thân thiết hơn trong những lúc riêng tư.

    Đây là kết quả mà cha mẹ rất vui khi nhìn thấy.

    Nhưng muốn cậu thật lòng coi bọn họ là chị em ruột của mình vẫn cần có thời gian.

    Cố Thanh Vân đang suy nghĩ về những vấn đề khó chịu này thì phát hiện ra rằng mình đã đi bộ đến bờ sông rồi.

    - Ma ốm đến rồi! Ma ốm đến rồi!

    Một đứa trẻ rám nắng toàn thân lao ra khỏi mặt nước, sau khi nhìn thấy Cố Thanh Vân thì lập tức căng họng hét lên.

    - Ế, ma ốm đến rồi à?

    Bọn nhỏ bên cạnh không thể xuống nước lập tức quay đầu nhìn, cũng kêu lên theo.

    Cố Thanh Vân trợn mắt không nói nên lời. Không phải cậu chỉ yếu ớt một chút thôi sao? Sao lại đặt một biệt danh như vậy cho cậu hả?

    - Đừng nói bậy, sức khỏe của em trai tao đã tốt rồi, mày còn gọi thế nữa tao đánh mày đó!

    Cố Thanh Minh cũng từ trong nước ra ngoài, lau những giọt nước trên mặt, mỉm cười nhìn Cố Thanh Vân:

    - Xuyên Tử, nhóc đến rồi à? Muốn bắt cá hả?

    Cố Thanh Minh là cháu trai lớn của ông cả Cố Bá Sơn. Cậu ta còn có một người em trai tên là Cố Thanh Lượng.

    Cố Thanh Vân nhìn anh họ cả của mình trông hệt như cá chạch thì khóe miệng giật giật. Đều là trẻ con chín tuổi, sao lại cứ giống như con bùn năm sáu tuổi người ta thế, ít nhất anh cũng phải mặc một cái quần lót chứ?

    - Dạ, ở nhà không có việc gì nên ra ngoài câu cá chơi.

    Cố Thanh Vân mỉm cười. Cậu nhìn chiếc áo khoác mỏng trên người cậu ta, không khỏi nhíu mày:

    - Anh cả, thời tiết lạnh như vậy, anh đừng nghịch nước nữa. Lát nữa bị lạnh thì không tốt đâu.

    Dù hôm nay trời hửng nắng, nhưng nhiệt độ chỉ có hơn mười độ, không thấy chỉ có hai đứa nhỏ xuống nước thôi sao?

    - Không lạnh, anh không cảm thấy lạnh.

    Cố Thanh Minh lắc đầu, nước bay tứ tung. Thấy dáng vẻ em họ không đồng ý, cậu ta vội vàng nói:

    - Anh lên ngay đây.

    Cố Thanh Vân phớt lờ cậu ta, chỉ nói:

    - Nếu anh còn không lên, em sẽ đi nói với ông cả.

    Nói xong, cậu nhặt một cành cây trên bờ, rồi đào đất màu mỡ và ẩm. Còn chưa đào được mấy cái thì anh họ thứ hai không biết chui từ đâu ra, bắt đầu đào giúp cậu.

    - Anh hai, anh không xuống nước sao? - Cố Thanh Vân hỏi.

    - Không xuống, ông nội không cho anh chơi nước, nói anh còn quá nhỏ, bây giờ cũng hơi lạnh.

    Cố Thanh Lượng nghe vậy, hai má phồng lên, bĩu môi khó chịu.

    Cậu lớn hơn Cố Thanh Vân một tuổi, từ nhỏ đã thích ăn, gần như là ai đến cũng không từ chối, thấy đồ ăn là muốn nhét vào miệng. Vả lại, cả nhà ông cả xem như là nhà giàu có nhất trong thôn, cho nên cậu đã ăn đến mức trở thành một cậu bé mập mạp với thân hình tròn trịa, vì còn nhỏ nên trông mũm mĩm và đáng yêu.

    Hình thể này được người thời nay coi là khỏe mạnh và có phúc khí, khá bắt mắt trong đám người gầy trong thôn, cũng được người lớn đặc biệt ưa thích. Bây giờ, cậu ta cũng có thể tự kiếm tiền rồi. Mỗi lần có người trong thôn thành thân thì đều mời cậu ta làm đồng tử lăn giường, nghiệp vụ vô cùng thuần thục, mỗi lần có thể kiếm được ba đến năm văn tiền.

    Vì lý do này, những đứa trẻ trong thôn đều ghen tị.

    - Là do mày quá béo, mày vừa xuống nước là sẽ bị chìm, anh mày cũng không kéo mày nổi.

    Không biết từ khi nào, một con khỉ nhỏ gầy gò xuất hiện bên cạnh. Có lẽ mới lăn lộn đâu đó nên cả người nó bẩn vô cùng.

    Đây mới là dáng vẻ thông thường của lũ trẻ trong thôn.

    - Hừ, mày nói xạo, không phải đâu.

    Cố Thanh Lượng trừng mắt nhìn nó một cái, biện hộ:

    - Tao vậy không mập, mà là khỏe, là có phúc khí.

    Hai đứa lập tức cãi vã.

    Cố Thanh Vân mặc kệ họ, cậu chỉ muốn làm chuyện nghiêm túc. Cậu đào đất một lúc, có sự giúp đỡ của hai người, cậu dễ dàng tìm được một vài con giun đất.

    Chẳng bao lâu, Nhị Nha mang túi lưới, thùng gỗ nhỏ và cần câu đến. Cần câu này là do Cố Quý Sơn đặc biệt làm cho Cố Thanh Vân.

    - Chị hai, chị đi chơi đi, em đi câu cá.

    Cố Thanh Vân chỉ về phía thượng nguồn của con sông nhỏ, nơi có một nhóm bé gái cũng đang chơi đùa, nhưng bọn nó không xuống nước.

    Con sông nhỏ này tương đối rộng, rộng bốn mét, chỗ sâu nhất chỉ cao một mét. Nước trong vắt, trên mặt sông có thể nhìn thấy một vài viên sỏi ở đáy sông. Ngoài ra, cách đó không xa có người lớn ở trong ruộng nên trẻ con nghịch nước ở đây tương đối an toàn, chưa từng nghe nói có tai nạn bao giờ.

    Nhị Nha nhìn quanh và do dự, cuối cùng khi nhìn thấy Cố Thanh Minh, cô bé mới gật đầu đồng ý, dặn dò cậu đừng chạy lung tung, rồi rời đi.

    Cố Thanh Vân dùng một nhánh cây tách con giun đất thành nhiều đoạn, rồi dùng lưỡi câu xuyên qua thân con giun để câu cá.

    Phương pháp này tuy truyền thống nhưng rất đơn giản và hiệu quả, đủ để cậu bắt được vài con tôm cá nhỏ.

    Chỉ trong một canh giờ, chiếc thùng gỗ nhỏ của cậu đã chất đầy tôm cá nhỏ. Tất nhiên, chiếc túi lưới bị bọn trẻ cầm chơi cũng phát huy tác dụng khá lớn.

    Bảo anh hai Cố Thanh Lượng đi gọi Nhị Nha tới, bỏ lại đám trẻ còn đang chơi đùa, Cố Thanh Vân và Nhị Nha về nhà.

    Chặt con cá nhỏ và ném cho bảy con gà mái ở nhà ăn, nhiệm vụ hôm nay của Cố Thanh Vân đã hoàn thành. Ở nhà này, nhiệm vụ chính của cậu là cho gà ăn. Để gà đẻ trứng hàng ngày, cậu thường đi tìm giun đất và tôm cá nhỏ.

    Trứng là một trong những khẩu phần ăn hàng ngày của cậu cơ mà.

    Phương pháp cho gà ăn này đã thấy trong các truyện điền văn, lúc đó cậu còn về quê hỏi bà ngoại thì đúng là như vậy. Chỉ là giun phải được nấu chín, rắc rối hơn một chút.

    Thấy những người còn lại trong gia đình vẫn còn bận rộn, Cố Thanh Vân lặng lẽ đến phòng chính, trèo lên ghế đẩu, lấy tờ lịch trên tường xuống, bắt đầu bài tập hàng ngày của mình.

    Cậu đang học chữ. Cố Đại Hà đã dạy cậu biết chữ rồi, nhưng chữ mà cha cậu biết không nhiều, có một số chữ do lâu không dùng nên chàng còn quên mất. Số chữ chàng dạy tới lui cũng chỉ có ba mươi chữ, có một số còn rất đơn giản. Chủ yếu là những chữ phức tạp thì chàng không nhớ, chứ đừng nói đến ông nội Cố Đại Hà của cậu.

    Cuốn sách duy nhất trong nhà có chữ viết là lịch. Vì vậy trong ba tháng qua, gia đình thỉnh thoảng sẽ thấy Cố Thanh Vân cầm cuốn lịch và lật xem. Những người lớn thấy cậu không xé lung tung thì chỉ cảnh cáo một lần rồi không quan tâm tới nữa.

    Cậu có thể hiểu tất cả các chữ trên lịch, cũng lén ghi nhớ các nét bút của chúng. Song có một số chữ tối nghĩa khó hiểu thì cậu đành bất lực.

    Sau khi khoa tay múa chân một phen, cậu ôn tập lại những chữ mà mình đã biết. Đừng nghĩ nó rất đơn giản, dù sao thì chữ Hán phồn thể cũng không giống chữ giản thể, để không mắc lỗi, cậu rất nỗ lực học hành.

    Lúc này, lão Trần thị từ trong bếp bưng một chậu nước ra.

    - Bà ơi, sao ông nội vẫn chưa về ạ?

    Dù biết đàn ông không về trước khi trời tối là chuyện bình thường, nhưng Cố Thanh Vân vẫn hỏi. Cậu thấy ở sân trước có thêm hai bó củi, biết cha cậu đã chặt củi rồi trở về, nhưng bây giờ vẫn chẳng thấy đâu cả, ngay cả ông nội và chú hai cũng vắng mặt suốt chiều.

    - Ông nội, cha con và chú hai của con đến làm việc ở nhà họ Miêu rồi. Miêu Nhị Lang muốn làm một khung cửi.

    Lão Trần thị nở nụ cười trên môi, tiếp tục nói:

    - Khi nào có tiền, bà nội sẽ mua kẹo cho con.

    Ở thôn Lâm Khê, chi phí đóng khung cửi không coi là đắt, nhưng không phải nhà ai cũng có. Ngoài khung gỗ chắc chắn để người có thể ngồi thao tác, khung cửi còn có các bộ phận như go, con thoi, thanh cuốn vải, bàn đạp.. Những bộ phận này cộng lại lên đến hàng chục chiếc, cuối cùng phải dùng trục và dây thừng để liên kết các bộ phận này lại, cấu tạo khá phức tạp nên số tiền kiếm được sẽ nhiều hơn.

    Cố Quý Sơn biết làm việc này, nhưng để tăng tốc độ, thường gọi hai con trai của mình đi làm trợ thủ.

    Hầu hết tất cả các khung dệt trong thôn đều do Cố Quý Sơn chế tạo. Một vài người ở các thôn khác cũng gọi ông đi làm việc. Tuy nhiên, hầu hết mọi thợ mộc đều có tầm ảnh hưởng của riêng mình. Thông thường thì người dân trong thôn sẽ nhờ thợ mộc của thôn làm, trừ khi không làm được thì mới mời thợ mộc khác đến. Nếu không tùy ý nhận việc và giành việc thì rất dễ kết thù.

    Vì người thợ mộc phải bào ván rất nhiều, mỗi ngày phải dành một khoảng thời gian nhất định hàng ngày để mài rìu, cưa, bào sắt, rất nhiều khói, bụi và tiếng ồn nên xưởng mộc tại nhà được xây dựng trên một khoảng đất trống không xa ở sân sau. Đó cũng là nền nhà của mình, nhưng lại không có nhà, chỉ là một cái lều cỏ dùng gỗ, tre và rơm đắp lên thôi.

    Cũng có một số cây thường được chặt từ trên núi xuống, đều cho vào lều cỏ phơi khô.

    Khi có việc, Cố Quý Sơn hoặc đến nhà cố chủ để làm việc, hoặc làm việc trong túp lều cỏ để không làm phiền gia đình.

    Nghe vậy, Cố Thanh Vân vui vẻ gật đầu, suy nghĩ một hồi rồi giả vờ đau lòng nói:

    - Cũng cho ông bà nội ăn nữa.

    Những lời này khiến nếp nhăn trên mặt lão Trần thị biến thành hoa cúc, bà thả lỏng một tay xoa xoa khuôn mặt non nớt của Cố Thanh Vân, khen:

    - Cháu trai của bà nội thật hiểu chuyện.

    Thím hai Lý thị từ trong bếp đi ra, nhìn thấy cảnh này, hai mắt tối sầm lại, vội sờ bụng mình, dừng một chút rồi cao giọng nói:

    - Mẹ, bánh khoai mì đã chuẩn bị xong rồi, mẹ xem khi nào thì dọn ra?

    - Đây đây, thật là, không có tôi thì chị không biết làm việc sao?

    Lão Trần thị lẩm bẩm một câu, sau khi nói vài câu với Cố Thanh Vân thì rời đi.

    Bấy giờ Cố Thanh Vân cẩn thận treo tờ lịch trở lại vị trí ban đầu.

    Cần một thầy giáo rồi, cậu nghĩ.

    Chỉ có thể trông chờ vào ông cả Cố Bá Sơn thôi.

    Vì vậy, kể từ hôm nay, khi nhiệt độ tăng lên, sự giám sát của gia đình đối với cậu cũng được nới lỏng. Cố Thanh Vân có nhiều cơ hội hơn để tìm anh em họ của mình chơi, cơ hội ra vào nhà của ông cả cũng tăng lên rất nhiều.

    Dù gì thì họ cũng là anh em trong cùng một gia đình. Tuy rằng đối nội, lão Trần thị có đôi câu oán hận với anh cả của trượng phu, nhưng đối ngoại, thái độ bọn họ tuyệt đối nhất trí. Cũng vì Cố Bá Sơn là trưởng một thôn, toàn bộ gia tộc Cố thị, bao gồm cả những người phòng ba có quan hệ huyết thống xa hơn một chút cùng nhau chạy nạn đến đây, tất cả đều coi ông là người đứng đầu.

    Mà Cố Thanh Vân cũng rất được yêu thích khi đến nhà họ, bởi vì tuy còn nhỏ nhưng cậu không hề chạy lung tung lục lọi đồ của người khác. Xiêm y trên người luôn sạch sẽ, trên khuôn mặt trắng nõn non mềm không có vẻ bẩn thỉu khi nước mũi chảy ròng như mấy đứa bé khác.
     
  8. scopinky Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi!

    Bài viết:
    0
    Chương 6: Lập kế hoạch

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Krissy

    Cố Bá Sơn khoảng năm mươi tuổi. Ông mặc một bộ trường sam màu xanh lam, tóc hoa râm, dưới cằm có để râu. Gương mặt của ông trông có sáu phần tương tự với Cố Quý Sơn. Khuôn mặt chữ điền, trán rộng, chỉ là trông trẻ hơn nhiều so với Cố Quý Sơn, có một cỗ khí chất nho nhã.

    Ông xử sự rất công bằng và ngay thẳng nên rất có uy tín trong thôn.

    Cố Thanh Vân bước vào cửa chào bà cả, sau khi được nhét vài hạt đậu phộng rồi bị véo má mấy cái, cậu bước đến phòng sách một cách quen thuộc.

    - Không được quấy rầy anh con học bài. - Bà cả dặn dò, lại sờ sờ mặt cậu.

    Có lẽ là do cuộc sống khá hơn, tuy rằng bà cả lớn tuổi hơn lão Trần thị nhưng trông bà trẻ hơn vài tuổi, nếp nhăn trên mặt giãn ra, trông khá hòa ái, bọn trẻ không sợ bà.

    Cố Thanh Vân nghiêm túc gật đầu nói:

    - Con chỉ ở ngoài cửa nghe thôi, sẽ không đi vào.

    - Cũng không biết một đứa trẻ như con đến thư phòng có thể nghe được cái gì.

    Khi đi xa, Cố Thanh Vân còn nghe được giọng lẩm bẩm của bà cả.

    Cách bài trí trong nhà của Cố Bá Sơn cũng giống nhà cậu, chỉ khác là rộng rãi hơn, chất lượng phòng ốc tốt hơn nhiều so với nhà cậu. Đều là những căn phòng kiên cố với tường trắng ngói xám, ở hậu viện còn có một gian chuyên làm thư phòng.

    Theo lời Cố Thanh Minh, mục tiêu của ông nội cậu ta là trở thành một lý chính. Năm thôn một lý, quyền lực của lý chính lớn hơn một chút so với trưởng thôn. Giống như chủ hộ chịu trách nhiệm trưng thu và giám sát thuế má, lý trưởng có nhiệm vụ đuổi bắt đạo tặc. Đây đều là tiểu lại cơ sở nhất của nông thôn. Những tiểu lại này thường do địa chủ địa phương nắm giữ, tuy là cấp cơ bản nhất nhưng vẫn rất có quyền lực ở mảnh đất nhỏ này.

    Cố Thanh Vân từng nghe cha mình nói một số điều, tổng kết được hoàng quyền của triều đại này chưa từng đến nông thôn, vì vậy bên dưới cấp huyện, đơn vị "Lý" được thiết lập, trưởng quan là lý chính.

    Cậu cho rằng lý chính tương đương với trưởng trấn thời hiện đại.

    "Đi thị trấn mua đồ" mà mọi người hay nói thường là thôn lớn nhất, giàu có nhất trong năm thôn, cứ đến mùng năm, mùng mười là mọi người sẽ đi chợ phiên, đám người lý chính sống tại đó. Theo thời gian, khi không có chợ phiên cũng sẽ có người mở tiệm bán đồ ở đó. Dần dần, thôn xóm đó sẽ ngày càng đông dân cư và được thôn dân coi là "thị trấn".

    Nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ thịnh vượng kinh tế của địa phương. Nếu đông người thì thôn dân dễ tìm cơ hội làm thêm ở đây, còn không thì rất khó kiếm thêm tiền.

    Bây giờ lý chính ở địa phương là một tú tài, trong nhà còn là một đại địa chủ. Cố Thanh Vân cảm thấy chí hướng của ông cả nhà mình rất rộng lớn. Nhưng ông không thi đậu tú tài thì đoán chừng cũng không có cơ hội nào làm lý chính.

    Cố Thanh Vân chân tay co cóng ngồi xuống ngưỡng cửa cao, nghiêng tai lắng nghe.

    Giọng một đứa trẻ lanh lảnh vang lên, âm điệu kéo dài:

    - Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang. Nhật nguyệt doanh trắc, thần tú liệt trương.. Hàn lai thử vãng, thu thâu đông tàng.. Ờm.. ờ.. Kim sinh lệ thủy!

    Cố Thanh Minh ngập ngừng một hồi, cuối cùng bốn chữ cuối cùng cũng thốt ra.

    - Sai, sai rồi! Lại sai nữa! Sao mày lại ngốc như vậy? Đã ba ngày rồi mà còn không thể học thuộc lòng mấy câu này. Mày nói thật với ông nội, ngày hôm qua ông không có ở nhà, mày có ngoan ngoãn ở nhà không? Có phải lại đi lang thang bên ngoài không? - Giọng nói tức giận của Cố Bá Sơn truyền đến, đầy giận dữ.

    - Con.. con..

    Cố Thanh Minh ấp a ấp úng, Cố Thanh Vân gần như có thể tưởng tượng ra cảnh cậu ta đang vò đầu bứt tai, hết nhìn đông tới nhìn tây.

    - Đưa tay ra!

    Không có động tĩnh.

    - Ông nói, đưa - tay - ra!

    Âm lượng tăng lên.

    Cố Thanh Vân len lén nhìn.

    "Chát!" Roi tre trong tay Cố Bá Sơn đập vào lòng bàn tay Cố Thanh Minh không chút do dự.

    Cố Thanh Vân rùng mình, không cẩn thận chạm vào cánh cửa, phát ra âm thanh.

    - Xuyên Tử, em đến rồi à?

    Nhìn thấy Cố Thanh Vân, mắt Cố Thanh Minh sáng lên, nhưng cơ thể vẫn bất động.

    Cố Bá Sơn nhìn thoáng qua Cố Thanh Vân, không nói gì, lại quất đứa cháu của mình một roi.

    Cố Thanh Minh tức thì rưng rưng.

    - Con biết đọc, con biết đọc. Là "Hàn lai thử vãng, thu thâu đông tàng. Nhuận dư thành tuế, luật lữ điệu dương. Vân đằng trí vũ, lộ kết vi sương. Kim sinh lệ thủy.

    Cố Thanh Vân với thân hình thấp bé, bắt chước chắp sau hai tay lưng như Cố Bá Sơn, lắc lắc đầu mà đọc, giọng nói còn mang theo vẻ non nớt, nhưng rất lưu loát.

    Cố Thanh Minh trợn mắt há mồm.

    Cố Bá Sơn cũng rất ngạc nhiên, thậm chí còn không thèm dạy dỗ Cố Thanh Minh, vội vàng bước tới, ngồi xổm xuống và giữ vai cậu:

    - Xuyên Tử, nói cho ông cả biết, ai dạy cho con?

    - Ông cả dạy á.

    Cố Thanh Vân chớp mắt bối rối.

    - Ông dạy?

    - Đúng vậy, con ở bên ngoài nghe được, sau đó liền biết. - Cố Thanh Vân gật đầu khẳng định.

    Cố Bá Sơn ngạc nhiên nhìn Cố Thanh Vân từ đầu đến cuối, ánh mắt dò xét.

    Cố Thanh Vân căng thẳng đến mức gần như tim ngừng đập, nhưng khuôn mặt của cậu vẫn như không có chuyện gì xảy ra. Cậu nhìn Cố Thanh Minh, hai người đang giao tiếp bằng mắt.

    - Vậy con có biết Tam Tự Kinh không? Thời gian trước đây ông đã dạy cho đại ca con. Con đọc một lần cho ông cả nghe. - Cuối cùng, Cố Bá Sơn lên tiếng.

    - Tam Tự Kinh là gì? - Cố Thanh Vân nghiêng đầu tò mò hỏi.

    - Chính là Nhân chi sơ..

    Cố Thanh Vân gật đầu, bắt đầu đọc thuộc:

    - Nhân chi sơ, tính bản thiện. Tính tương cận, tập tương viễn.. Bát bách tái, tối trường cửu.. Cần hữu công, hí vô ích. Giới chi tai, nghi miễn lực.

    Cậu đọc hơi trúc trắc, đến giữa chừng có chữ không biết thì để trống, rồi đọc tiếp.

    - Vậy con có biết nó có nghĩa là gì không? - Cố Bá Sơn hỏi lại.

    - Không biết. - Cố Thanh Vân rất hùng hồn.

    Thực ra cậu biết, ở hiện đại ít nhiều cũng đã xem qua nội dung này. Vấn đề là khi Cố Bá Sơn giải thích nội dung cho Cố Thanh Minh, giọng ông rất trầm, ngoài cửa nghe không rõ.

    Cuối cùng trên mặt Cố Bá Sơn cũng nở một nụ cười, ông sờ sờ cái đầu nhỏ của Cố Thanh Vân, nheo mắt cười nói:

    - Tốt tốt tốt, ông cả biết phải làm sao.

    Nói xong, ông bảo Cố Thanh Vân ngồi xuống ghế đẩu bên cạnh, mình thì tiếp tục dạy học cho Cố Thanh Minh.

    Cố Thanh Vân chỉ có thể ngoan ngoãn ngồi nghe giảng, chớp chớp mắt, rất nghiêm túc.

    Cậu thở phào nhẹ nhõm.

    Sau bảy tháng lập kế hoạch, có lẽ cậu đã thành công. Có thể học thực sự không dễ dàng gì nha.

    Trong thôn, chỉ có ông cả Cố Bá Sơn là người biết chữ. Hầu hết những người ở các thôn khác đều không biết chữ. Nhà họ Cố bọn họ cũng coi là người biết chữ nhiều nhất, ít nhất đàn ông ba đời đều có người biết chữ. Nói khoa trương một chút thì có thể coi là" nhà vừa làm ruộng vừa đọc sách "trong địa phương nhỏ bé này.

    Sau khi trở về nhà ngày hôm đó, cậu vẫn có chút bất an, tự hỏi có phải mình đã làm quá lên không.

    Cậu lo lắng chờ đợi ở nhà hai ngày, và đêm hôm đó, cuối cùng, Cố Bá Sơn đã đến cửa.

    Dù sao thì Cố Bá Sơn cũng là anh cả, ông vừa vào cửa, lão Trần thị đã vội vàng bưng trà rót nước.

    Sau đó, lão Trần thị liền dẫn nàng dâu và các cháu gái đi ra, nhân tiện đưa Cố Thanh Vân đang tò mò đi, chỉ còn lại ông nội, cha và chú hai của cậu, điều này khiến cậu vặn cổ tay không thôi.

    Nhìn thấy bà nội và những người khác đang tẽ ngô dưới ngọn đèn dầu trong phòng nhà mình, Cố Thanh Vân đi ra ngoài cửa, len lén chạy ra sân sau, nghe trộm dưới cửa sổ gỗ của phòng chính.

    Giọng nói trầm đến mức chỉ mơ hồ nghe được vài từ.

    Cậu nhích đầu lại gần hơn, thế này mới miễn cưỡng nghe được.

    Trong phòng chính, một cuộc đối thoại liên quan tới số phận của Cố Thanh Vân đang diễn ra.

    - Thằng bé này có thiên phú, có thể ngồi yên, là đứa thông minh, không đi học thì tiếc lắm.

    * * *

    - Không có tiền? Chú không có tiền nhưng tôi vẫn còn chút tiền. Chú để nó học với tôi! - Giọng Cố Bá Sơn cất lên.

    - Đại ca, chuyện này sao có thể dùng tiền của anh được?

    Cố Quý Sơn cười xòa nói:

    - Nhưng gia đình thực sự đang có hơi khó khăn. Em vừa mới trả hết nợ tiền nhà anh, hiện tại không còn nợ nần, cuộc sống mới dư dả chút thôi. Bây giờ Xuyên Tử mà đi học thì phải mất tận mười mấy, hai mươi năm, trong nhà làm sao cung ứng được? Mà Thanh Minh và Thanh Lượng nhà anh không phải đi học à? Anh có thể chu cấp nổi cho ba đứa ư? Chỉ học biết chữ thôi thì không tốn bao nhiêu. Nhưng muốn thi cử thì phải tốn rất nhiều tiền. Không phải em không muốn, mà thật sự là không thể.

    Cố Quý Sơn nói với vẻ rất là bất đắc dĩ, lại tiếp:

    - Em sợ sau này nó học hành không thành, lại không biết làm công việc đồng áng, đến lúc làm mai mối cũng không dễ. Vậy không phải làm hỏng đứa trẻ này rồi sao?

    - Làm ruộng quan trọng hơn đi học hay sao? - Giọng điệu của Cố Bá Sơn rất bất mãn.

    - Đại ca anh xem, lúc đó gia đình có hai trăm mẫu ruộng nước, sau đó vì anh mà bán một trăm mẫu. Lúc đó anh còn..

    - Tôi biết, tôi biết.

    Cố Bá Sơn hơi xấu hổ, thấp giọng nói:

    - Lúc đó đã thiệt thòi cho chú và em dâu, nhưng cha chỉ có một nguyện vọng như vậy, muốn nhà họ Cố chúng ta có được một tú tài hoặc cử nhân, như thế mới không bị người ta bắt nạt. Lúc đó thiên phú của tôi tốt hơn chú một chút nên chu cấp cho tôi đi học. Thi nhiều năm như vậy mà vẫn không đạt được kết quả tốt, đã khiến chú và em dâu chịu thiệt thòi.

    - Em không trách anh, đại ca. Ở tiền triều, tham quan ô lại tràn lan, những người có thể thi đỗ toàn phải đút bạc. Nhà ta không có nhiều bạc như vậy, anh có thực học cũng không thi đậu. Về sau không phải tân triều vừa thành lập, anh đã lập tức thi đậu đồng sinh rồi hay sao?

    Mặc dù lúc đó Cố Quý Sơn có vài lời phàn nàn, nhưng bây giờ nghe những lời anh cả mình nói, mọi thứ đều tan thành mây khói, cảm thấy dễ chịu hơn một chút.

    Hai người nói một hồi lại thành đại hội tố khổ.

    - Đồng sinh này của ta cũng là do đúng thời. Tân triều vừa lập, rất nhiều người đều chết cả, ít người nên dễ nổi bật. Thêm vào đó, nơi đây hẻo lánh, văn phong cũng không thịnh lắm, cho nên những người như tôi mới chen chân vào được. Kết quả là chú thấy đấy, cuối cùng tôi thi viện hai lần mà vẫn không đậu.

    Cố Bá Sơn ăn ngay nói thật, vừa thổn thức vừa tiếp:

    - Thi viện nhiều nội dung toán. Anh đây trước kia chưa từng học, mãi mà vẫn không vượt qua được. Nhưng tôi dám nói, chỉ cần để tôi dạy Xuyên Tử, nó chắc chắn sẽ có thể vượt qua thi huyện và thi phủ. Tới lúc đó thì lên tư thục tốt một chút ở thị trấn hoặc trong huyện mà học. Với thiên phú của Xuyên Tử chắc là có thể thi đậu. Việc này có liên quan đến tương lai của cả tộc Cố thị chúng ta. Đến lúc đó, tôi cũng sẽ xin trong tộc bỏ ra một ít bạc.

    Cố Quý Sơn không nói gì, bắt đầu hút một điếu thuốc khô.

    - Bây giờ nhà họ Cố chúng ta đã bén rễ ở thôn Lâm Khê. Nền móng trước đây đã bị lũ cuốn trôi. Hiện tại, ngay cả những ngôi mộ của tổ tiên cũng đã được chuyển đến đây. Trong tương lai, thôn Lâm Khê chính là cội nguồn của chúng ta.

    Cố Bá Sơn nhìn hai anh em Cố Đại Hà, bất đắc dĩ nói:

    - Thế hệ mấy đứa Đại Hà chỉ còn ba đứa sống sót. Nhà tôi thì chỉ còn một đứa. Thằng nghiệt chướng nhà tôi từ nhỏ đã không sao học được, cảm thấy học cũng vô ích!

    - Nhưng bây giờ thì sao? Tài sản có thể bị cuốn đi, có thể bị cướp đi, nhưng tri thức có thể học được thì không thể bị ai lấy mất. Dù ai là Hoàng đế của thiên hạ này, rốt cuộc vẫn cần người có học để cai quản thiên hạ. Có câu," Mọi thứ đều hạ phẩm, chỉ có đọc sách là cao". Chú xem, nếu không phải tôi đã học mấy năm rồi, cái chức trưởng thôn này có còn đến lượt tôi không?

    Cố Thanh Vân bên ngoài cửa sổ thầm tán thưởng! Cậu cảm thấy ông cả nhà mình vẫn rất tinh tường, thoạt nhìn cậu còn tưởng rằng ông ấy là một ông già đọc sách đến cổ hủ chứ.

    Không ngờ người ta là bánh bao có thịt không hiện lên nếp gấp, đồ trong bụng không ở trên miệng*.

    *Ý chỉ phải nhìn vào bản chất của con người và sự vật chứ không thể chỉ nhìn vào bề ngoài, không thể trông mặt mà bắt hình dong.
     
  9. scopinky Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi!

    Bài viết:
    0
    Chương 7: Thuyết phục

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Krissy

    Với tư cách là trưởng thôn, tuy bề ngoài Cố Bá Sơn không tỏ ra thiên vị nhưng vẫn có thể âm thầm quan tâm đến người nhà của mình. Hơn nữa, cho dù là vì nể mặt của ông, người khác cũng sẽ không tùy tiện bắt nạt người nhà họ Cố.

    Phải biết, mặc dù thôn Lâm Khê chỉ có khoảng bốn mươi người mang họ Cố, so với bảy mươi, tám mươi người của nhà họ Miêu và nhà họ Lý thì khá ít ỏi, nhưng thôn trưởng lại là người của nhà họ Cố nha.

    Bây giờ Miêu, Lý và Cố, ba nhà tạo thành thế chân vạc, trong đó còn có một vài dòng họ rải rác khác. Mọi người tương đối hòa bình, cả thôn cũng rất đoàn kết khi đối ngoại.

    Về mặt quan hệ, đương nhiên Cố Quý Sơn và Cố Bá Sơn là huyết thống gần gũi nhất, nhưng cả Cố Đại Hà và Cố Nhị Hà đều không học giỏi. Cố Bá Sơn chỉ còn sót lại một người con trai đã trưởng thành, đó là Cố Thân Hà, tuổi gần như Cố Đại Hà, cũng không học được, chỉ có thể nhận biết mấy chữ.

    Cố Thân Hà cưới Đào thị, sinh hai con trai là Cố Thanh Minh và Cố Thanh Lượng, vì vậy Đào thị có địa vị rất cao trong nhà.

    - Cho nên, sau này nhà họ Cố chúng ta có muốn sống sung túc hay không, còn phải trông cậy vào thế hệ cháu trai. Bây giờ tôi ở nhà sẽ kèm cặp Tiểu Minh học tập, ít nhất phải để nó thi đậu đồng sinh, tệ nhất là về sau nó tiếp nhận vị trí của tôi cũng được. Về phần thằng út, bây giờ vẫn chưa phân biệt được tốt hay xấu, nhưng nó thích ăn vặt như vậy, đoán chừng cũng không thể trông cậy vào. - Cố Bá Sơn không khỏi thở dài khi nghĩ đến đứa cháu của mình.

    Nhắc đến cháu trai, Cố Quý Sơn cũng lộ vẻ buồn bã, nói:

    - Anh, nhà em còn khổ hơn, ngàn mẫu đất tốt chỉ có một cây con, giờ chỉ có Xuyên Tử đứng thẳng. Hiện tại vợ thằng hai cũng không hăng hái, vẫn sinh con gái.

    Lúc trước, Đại Oa Tử và Nhị Oa Tử đều sống sót, chỉ có Xuyên Tử vừa ra đời đã yếu ớt, sợ rằng sẽ không qua khỏi, bèn đặt tên là "Xuyên Tử", khóa chặt sinh mệnh của cậu.

    - Con gái ngược lại là sinh một sống một, đều không phải người nhà chúng ta.

    Cố Nhị Hà đang nghe cũng thầm thở dài, nghĩ đến cô vợ còn đang ở cữ.

    Ngàn trông vạn trông ngóng vẫn là con gái!

    - Bác cả, cha, con xin chen miệng.

    Thấy hai người già đều thở dài, có lẽ là đang nghĩ tới người anh em Cố Trọng Sơn mất sớm của bọn họ, Cố Đại Hà không nhịn được nên vội xen vào.

    Sau khi hai người gật đầu, Cố Đại Hà ho khan một tiếng rồi nói:

    - Cha, theo cách nói của bác cả, con cảm thấy để Xuyên Tử đi học cũng rất tốt. Bác cả có thể dạy nó, sách vở thì có thể mượn chỗ bác cả trước để học. Thứ duy nhất cần phải tiêu tiền là bút mực giấy nghiên.

    Chàng dừng một chút, thấy hai người không có ý phản đối thì nói:

    - Bút lông thì chúng ta có thể tự làm, cỏ mọc trên đất hoang bên ngoài có thể dùng làm bút lông. Dù hơi kém, dễ hỏng nhưng không cần tốn tiền. Mực thì có thể dùng nước trong hoặc nước bùn thay thế, trực tiếp viết trên phiến đá hoặc ván gỗ. Thế thì sẽ tiết kiệm được mấy thứ bút mực giấy nghiên này. Chờ Xuyên Tử viết chữ đẹp hơn một chút thì mới mua chút giấy rẻ về cho nó luyện chữ.

    Đây là những gì mà Cố Thanh Vân đã thương lượng được với cha cậu. Đương nhiên, điều bọn họ nói chỉ là giả tưởng trong trạng thái lý tưởng.

    Thấy hai người lộ vẻ tán thành, Cố Đại Hà càng có lòng tin:

    - Cứ thế, chỉ cần Xuyên Tử có thiên phú và chăm chỉ, sau khi thi đậu đồng sinh dưới sự dạy bảo của bác cả, tương lai cũng có thể lên huyện hoặc thị trấn chép sách kiếm sống, như thế cũng có thể kiếm được mấy đồng tiền. Dù sao, con và mẹ Xuyên Tử chắc chắn cũng sẽ cố gắng kiếm tiền.

    Sau khi nói xong, chàng nhìn Cố Nhị Hà, đầy áy náy:

    - Chờ sau khi con trai của nhị đệ ra đời, chúng ta cũng cung cấp như thế!

    Cố Nhị Hà sờ đầu, cười ngây ngô:

    - Em không có ý kiến gì, đều nghe cha.

    Cố Bá Sơn vui vẻ vuốt râu mép, cảm thấy đây chính là phụ từ tử hiếu.

    Thấy Cố Quý Sơn có vẻ xiêu lòng, Cố Đại Hà vội thêm thêm bớt bớt rồi nói ra những lời trước đó tiểu Trần thị thuyết phục chàng.

    Vừa nghe thấy phải để cháu trai mình đi làm lao dịch, quả nhiên trên gương mặt Cố Quý Sơn đầy vẻ không nỡ và lo lắng.

    Mọi người lại thảo luận một hồi, Cố Thanh Vân thấy chủ đề đã chuyển đến việc thu hoạch năm nay, vội rón rén chạy về phòng.

    - Mới nãy đi đâu vậy? Bên ngoài trời tối, cẩn thận té. - Lão Trần thị thấy Cố Thanh Vân chạy bạch bạch từ bên ngoài vào thì hỏi một câu.

    Từ khi cô con dâu thứ hai Lý thị lại sinh con gái, địa vị của Cố Thanh Vân trong lòng bà lại tăng lên rất nhiều, càng khỏi nói đến việc ngày thường Cố Thanh Vân luôn cố gắng tạo thiện cảm.

    - Đi nhà xí ạ. - Cố Thanh Vân duỗi đôi tay nhỏ ướt sũng của mình ra, cười hì hì.

    - Em lại quên lau tay. - Đại Nha chọc nhẹ trán cậu, đứng dậy khỏi ghế, lấy khăn tay của mình ra lau khô giúp cậu.

    Đêm nay, cuối cùng Cố Thanh Vân cũng không quyết định việc có để Cố Thanh Vân đi học hay không ngay tại chỗ. Dù sao, một khi quyết định thì có nghĩa là cuộc sống của gia đình trong tương lai vài năm tới sẽ rất eo hẹp, phải rót tiền lên người Cố Thanh Vân.

    Chuyện này cũng không còn cách nào khác. Ở nhà nông, đi học cũng là một chuyện rất xa xỉ, cần phải suy đi nghĩ lại, cân nhắc cẩn thận.

    Ban đêm, khi Cố Đại Hà nói đến việc này, tiểu Trần thị cũng lo có biến. Thị nhìn khuôn mặt say ngủ của con trai, nói khẽ:

    - Cha chắc chắn sẽ thương lượng với mẹ. Trong cái nhà này, mẹ cũng có thể làm chủ một nửa.

    Nói rồi thị không nhịn được cười khẽ một tiếng, nói:

    - May mà em dâu sinh con gái, nếu không em nghĩ khả năng mẹ đồng ý sẽ thấp hơn nhiều.

    Thị âm thầm quyết định, mấy ngày nữa sẽ tranh thủ lúc rảnh rỗi đến miếu để tạ thần, cầu xin Bồ Tát phù hộ để tâm nguyện của thị trở thành hiện thực.

    Cố Đại Hà cũng gật đầu, nghĩ đến chuyện hai tháng trước thì nhỏ giọng nói:

    - Mình đừng quên còn có chuyện hai tháng trước, chúng ta nhất định phải để nó thối rữa trong bụng, cả đời này cũng không được nhắc tới.

    Nghe vậy, tiểu Trần thị gật mạnh đầu đồng ý.

    Nói đến việc này, thị càng vui vẻ, biết chuyện đi học của con trai đã chắc tám, chín phần mười.

    Hai tháng trước, bọn họ bỏ ra toàn bộ của cải tích góp đi tìm lang trung vân du bốn phương đóng vai lão đạo sĩ nhằm lừa gạt lão Trần thị.

    Lão Trần thị là người thông minh lanh lợi, nhưng bà cũng có một căn bệnh chung của phái nữ, đó là vô cùng mê tín.

    Vì thế, tiểu Trần thị mới nghĩ đến cách này. Họ để đạo sĩ diễn trò kia nói ra chuyện nhà mình chừng bảy, tám phần. Sau khi chiếm được sự tin tưởng của lão Trần thị thì bảo, vì đã uống một bát nước sôi để nguội của bà nên tặng bà một câu.

    Dù sao cuối cùng lừa bịp một hồi, rằng nhà họ Cố có văn khí hội tụ, mồ mả tổ tiên bốc khói xanh, nhìn như đội mũ quan, cho thấy sau này nhà họ Cố nhất định có người có thể làm quan, vô cùng hiếu thuận với bà, bảo lão Trần thị không cần phải lo về cuộc sống nửa đời sau.

    Mấy lời bịp bợm đó khiến lão Trần thị choáng váng, cười đến mức không ngậm miệng được.

    Sau đó, lão Trần thị còn tìm hiểu một bận trong thôn, phát hiện còn có người nhà khác gặp lão đạo sĩ, người nhà đó cũng nói lão đạo sĩ phán rất chuẩn.

    Từ đó, lão Trần thị bắt đầu nghĩ ngợi.

    Bây giờ, Cố Bá Sơn lại đến cửa, khen con trai nhà mình có thiên phú, vậy mọi việc nhất định có thể ổn thỏa.

    Đêm đó, cả gia đình Cố Đại Hà ngủ rất ngon.

    Quả nhiên, không ngoài dự đoán, ba ngày sau, Cố Thanh Vân bắt đầu chính thức học vỡ lòng. Học cùng cậu còn có Cố Thanh Lượng.

    Vốn dĩ Cố Bá Sơn cảm thấy cháu trai nhỏ nhà mình còn quá nhỏ, định chờ cậu ta lớn thêm một tuổi lại tính. Không ngờ hiện giờ Cố Thanh Vân cũng nhập học, vậy cháu trai út còn lớn hơn cậu một tuổi càng phải học cùng.

    Lúc này, có ba đứa bé ngồi nghiêm chỉnh trong thư phòng. Cố Bá Sơn dạy hai đứa nhỏ đọc Tam Tự Kinh trước, Cố Thanh Minh thì tự ôn tập.

    Thầy chỉ có một, chỉ thể dạy thay phiên.

    "Tam Tự Kinh" là sách mới mà Cố Bá Sơn đã sao chép liên tục mấy ngày, dùng chỉ gai đóng thành sách. Một cuốn sách ngăn nắp, trông rất ra dáng.

    Tại tiệm sách, một cuốn "Tam Tự Kinh" bản khắc có giá tám trăm văn tiền một cuốn. Bản chép tay thì rẻ hơn một chút, sáu trăm văn tiền. Thế nên người ta mới nói đi học là một chuyện hao tiền tốn của. Chỉ một cuốn sách học vỡ lòng cơ bản nhất đã đắt như thế, chưa kể nếu như trong đó còn có phê bình chú giải của người đọc sách nào khác thì sẽ đắt hơn - chủ yếu phụ thuộc vào danh tiếng và thân phận của người viết phê bình chú giải.

    Khi Cố Bá Sơn nói cho bọn nhóc biết giá sách lúc chúng nhận sách, cả ba đều trợn to hai mắt.

    - Ông nội, vậy ông bán quyển sách này giúp con rồi đưa con sáu trăm văn tiền đi. - Hai mắt Cố Thanh Lượng láo liên, nói to.

    Kết quả là cái mông nhỏ bị đánh mấy bạt tay.

    Sau này Cố Thanh Vân mới biết được, không phải sách ai chép cũng bán được. Ít nhất ngươi phải sao chép ngay ngắn, cỡ chữ nhất định phải đồng nhất, không được sai chữ nào.

    Yêu cầu như thế dẫn đến việc mọi người chép sách đều phải cẩn thận từng ly từng tí. Chép một quyển sách một ngàn chữ phải mất từ bảy, tám ngày đến nửa tháng. Sau khi trừ bỏ chi phí bút mực giấy nghiên thì tiền lãi ít đi rất nhiều, chỉ nằm trong khoảng một trăm đến hai trăm văn.

    Như bản chép tay của Cố Bá Sơn, do thời gian gấp rút và nhu cầu tiết kiệm chi phí nên có xuất hiện lỗi chính tả và vết sửa đổi, còn có chỗ bị lem mực, kiểu chữ cũng không nhất quán, có chỗ nguệch ngoạc, tiệm sách sẽ hoàn toàn không thu sách như thế này.

    Cố Thanh Vân đoán có lẽ anh họ thứ hai đã đâm vào họng súng rồi, ha ha.

    Tóm lại, khi học chung với Cố Thanh Lượng có rất nhiều trò cười. Cậu nhóc này căn bản không ngồi yên được, thỉnh thoảng phải dừng lại uống miếng nước, ăn miếng bánh. Thân hình mũm mĩm cứ nhích tới nhích lui trên ghế, cộng thêm sự yêu chiều của bà nội và mẹ khiến cậu ta không hề sợ ông nội mình. Điều này càng khiến Cố Bá Sơn tức giận hơn.

    Mới đi học được mấy ngày mà ngày nào mông Cố Thanh Lượng cũng sưng vù.

    Cố Thanh Vân ở một bên nhìn mà cũng cảm thấy đau thay cho cậu ta. Đôi khi cậu cũng cảm thấy ông cả thật sự quá nghiêm khắc. Hở một tí là trừng phạt thể xác học sinh thì đâu có tốt, nhỉ? Lỡ như đánh hỏng người thì sao? Cố Thanh Lượng còn nhỏ mà.

    Về nhà kể lại cho Cố Đại Hà nghe thì mới biết đó là truyền thống của nhà họ Cố. Khi còn bé, khi mấy anh em Cố Đại Hà đi học chữ với ông ấy cũng từng bị đánh, mà còn mạnh hơn như thế này nữa. Dẫn đến cuối cùng, hai anh em bọn họ không chịu học nữa, đành về để Cố Quý Sơn dạy.

    - Bây giờ ông cả con lớn tuổi, tính tình cũng mềm mại hơn nhiều, rất hiếm khi động thủ.

    Cuối cùng, Cố Đại Hà cảm thán một câu:

    - Con trai, đừng sợ, ông cả con có chừng mực.

    Nghe vậy, Cố Thanh Vân chẳng biết nói gì. Vậy là ít? Khó trách ba anh em cùng thế hệ với cha cậu cuối cùng đều ghét học.

    Nhưng cũng không còn cách nào, Cố Bá Sơn chưa từng học "Tâm lý học" và "Giáo dục học" của hiện đại, có lẽ trước kia ông cũng thường xuyên bị thầy đánh khi đi học nên làm theo.

    Không đến nửa tháng sau, Cố Thanh Lượng bị đuổi học. Nguyên nhân chủ yếu là cậu vẫn không ngồi yên được. So sánh với Cố Thanh Vân, tương phản quá lớn.
     
  10. scopinky Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi!

    Bài viết:
    0
    Chương 8: Đi học

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Krissy

    So với Cố Thanh Vân chăm chỉ học tập, Cố Thanh Lượng dù sao vẫn là một đứa trẻ thực sự. Cậu ta không phải là thiên tài trong truyền thuyết, chắc chắn không học hành nhanh nhạy bằng Cố Thanh Vân.

    Còn Cố Thanh Vân thì sao? Cậu sẽ không cố ý làm chậm tốc độ của mình vì để tâm đến cảm xúc của Cố Thanh Lượng, bởi vì cơ hội học tập này rất khó có được. Cậu phải thể hiện giá trị của bản thân, cho dù đó là thiên phú ngụy trang hay thái độ học hành chăm chỉ. Thực sự cậu rất cần cơ hội này!

    Cậu không muốn gia đình phải hối hận.

    Vì vậy, Cố Thanh Lượng gặp bi kịch.

    Thấy thế, Cố Bá Sơn sợ sau này Cố Thanh Lượng sẽ ghét học nên quyết định để cậu ta chơi một năm trước, chờ cậu ta hiểu chuyện thì bắt đầu dạy, chủ yếu là để kéo lệch thời gian với Cố Thanh Vân.

    Do đó, Cố Thanh Vân được hưởng chế độ giảng dạy gần như một kèm một.

    Thức dậy vào giờ Thìn (khoảng bảy giờ) mỗi ngày, học đến trưa (khoảng mười hai giờ), buổi chiều là giờ hoạt động tự do, bởi vì Cố Bá Sơn còn phải xử lý việc trong thôn, hoặc phải ra ngoài thăm viếng bạn bè nên không thể dành hết thời gian cho cậu.

    Ngoài ra, ông còn phải dạy Cố Thanh Minh nữa.

    Thời gian còn lại đều do Cố Thanh Vân tự kiểm soát. Dù sao cậu cũng không phải là trẻ con chân chính, không ra ngoài chơi mỗi khi rảnh rỗi như Cố Thanh Minh. Trước đó cậu đã lập một kế hoạch dài hạn, sau đó làm một thời khóa biểu ngắn hạn. Ví dụ như, cậu sẽ lập một thời gian biểu vào ngày hôm trước, sang ngày hôm sau thì học tập theo thời gian biểu. Sắp xếp đâu ra đấy như thế này có thể đốc xúc bản thân cố gắng mọi lúc mọi nơi.

    Bây giờ tuổi cậu còn nhỏ, xương tay vẫn chưa phát triển, tạm thời không luyện chữ, chỉ chuyên tâm học thuộc lòng.

    Sau khi hỏi Cố Bá Sơn, cậu mới biết được, muốn thi cử ở thời cổ đại thật ra phải học thuộc rất nhiều sách.

    Nếu là những thế gia đại tộc lấy việc học hành làm gia truyền thì việc học là chuyện từng bước một.

    Từ bốn hoặc năm tuổi bắt đầu học chữ, học "Tam Tự Kinh", "Thiên Tự Văn", "Ấu Học Quỳnh Lâm" và các sách vỡ lòng khác.

    Sau khi biết chữ thì bắt đầu học "Hiếu Kinh", "Đại Học", "Trung Dung", đây là tri thức cơ bản về thế giới này. Mỗi ngày đều ôn lại kiến thức cũ, có thể đọc thuộc lòng và phân tích thì qua ải. Ôn sách cũ xong mới bắt đầu học sách mới.

    Sau khi học xong ba quyển này, bắt đầu học "Luận Ngữ" và "Mạnh Tử", đó là một bước tiến xa hơn.

    Bọn họ đã qua ải Tứ thư Học - Dung - Luận - Ngữ từ khi bảy, tám tuổi rồi.

    Trước học Hiếu, Học, Dung, sau là Luận, Mạnh, không thể đảo ngược thứ tự này.

    Tiếp tục qua ải Ngũ kinh, lần lượt là "Kinh Thi", "Thượng Thư", "Chu Dịch", "Lễ Ký", "Tả Truyện". Đây là nội dung sâu và khó hơn, cần tốn nhiều thời gian hơn.

    Đây là Tứ thư và Ngũ kinh mà người ta thường nói.

    Sau khi đã học xong những thứ này thì cũng đến mười lăm, mười sáu tuổi, tiếp đó có thể thi thử xem có thi được tú tài hay không.

    Khi Cố Bá Sơn đề cập đến với cậu, Cố Thanh Vân kinh ngạc đến mức trợn mắt há mồm.

    Biết việc học ở cổ đại rất khó là một chuyện, song chỉ khi bản thân thực sự trong cuộc mới hiểu được sự khó khăn đó.

    - Vì vậy, nếu muốn thi đỗ tú tài, tối thiểu phải học xong mười ba quyển sách này.

    Cố Bá Sơn thở dài với mấy đứa cháu trai, nói:

    - Hai người các con rất may mắn. Nhớ ngày xưa lúc ông đi học, phải tốn rất nhiều công sức mới gom góp được mấy cuốn sách này, tiền bạc trong nhà đều dùng để mua sách, thậm chí phải bán đất bán ruộng mới góp đủ.

    Cố Thanh Vân thầm tán đồng. Mấy cuốn sách này cộng lại ít nhất cũng phải ba, bốn mươi lượng? Thậm chí đắt hơn? Tạm thời cậu không thể tính ra. Nếu nhà mình không có sách thì phải mượn của người khác mà chép, hoặc thậm chí là tốn rất nhiều sức lực để ra hiệu sách chép lại, mất rất nhiều thời gian.

    - Sách có thể truyền cho con cháu. Lúc trước khi chạy nạn, tất cả mọi người đều khuyên ông mang thêm mấy thứ khác, không cần phải mang theo mấy cuốn sách này. Ông không nghe, tự cõng theo. Sau này, mọi người lại khuyên ông đổi mấy cuốn sách này thành lương thực. Ông cảm thấy chưa tới lúc đường cùng nên nhất quyết không đổi. Đến giờ sách vẫn còn rất tốt, sau này là sẽ là bảo vật gia truyền của nhà họ Cố chúng ta.

    Vẻ mặt Cố Bá Sơn là sự hoài niệm, song cũng kèm theo sự kiêu ngạo và tự hào.

    Ánh mắt của Cố Thanh Vân và Cố Thanh Minh khi nhìn những cuốn sách này lập tức thay đổi.

    - Ông nội, vậy chúng con có thể học thuộc lòng hết mấy quyển sách này trước mười sáu tuổi được không? - Cố Thanh Minh ngẫm nghĩ rồi hỏi.

    Cố Bá Sơn vuốt râu, mỉm cười nói:

    - Nếu như cố gắng thì vẫn có thể. Nhưng bản triều còn tăng thêm "Chín chương" toán học, thi tú tài có kiểm tra toán thuật, tỉ lệ khá lớn. Muốn học xong toàn bộ thì sau này các con không thể lãng phí thời gian.

    Nói xong, ông còn nhìn Cố Thanh Minh đầy ẩn ý.

    Cố Thanh Minh đỏ mặt, biết mình khá ham chơi nên giờ bị ông nội nhắc nhở.

    - Ông cả, sao ông biết được chuyện nhà của những người đọc sách này ạ? - Cố Thanh Vân ngược lại lại có hứng thú với điều này hơn.

    - Khi ông đi thi qua lại với người khác mới biết được những chuyện này. Học tập không thể chỉ thụ động học một mình, phải thường xuyên giao lưu với người khác, như thế mới có thể đối phó với kỳ thi tốt hơn.

    Vẻ mặt Cố Bá Sơn có chút hâm mộ, ông tiếp:

    - Trong các gia đình có truyền thống đọc sách quản lý rất nghiêm khắc, chỉ cần học sinh chịu khó, chịu cố gắng nghiên cứu học vấn, thì cơ hội bọn họ thi đậu tú tài sẽ lớn hơn chúng ta. Khi ông đi thi, người ta mười lăm tuổi đã là tú tài, ông vẫn chỉ là một đồng sinh.

    Cố Thanh Minh "Oa" một tiếng.

    Cố Thanh Vân thì biết ông cả nói không sai, còn có người mới hai mươi tuổi đầu đã thi đậu Tiến sĩ, có người thì tóc đã hoa râm mà vẫn còn thi đồng sinh.

    Điều này không có gì lạ.

    - Người nhà nông như chúng ta, dù có nhiều hơn người khác mấy mẫu đất thì cũng không có chút ưu thế nào trong phương diện học tập. Không mời được danh sư, lại không có kinh nghiệm, tỉ lệ thi đậu sẽ thấp hơn rất nhiều mấy gia đình người đọc sách khác. Đối với những người như chúng ta, thi đậu tú tài đã là quang tông diệu tổ. Đối với bọn họ mà nói, cử nhân và tiến sĩ mới là những gì họ theo đuổi.

    Giọng điệu của Cố Bá Sơn rất buồn bã, ông nói với hai đứa trẻ:

    - Cho nên hiện tại các con có cơ hội học tập thì nhất định phải nắm bắt, sau này lớn tuổi rồi, muốn ổn định tâm tình để học cũng không được. Còn nữa, hiện tại các con đọc sách thi đậu tú tài, về sau con của các con cũng có các con dạy bảo, cơ hội thi đậu cũng sẽ lớn hơn một chút. Giống như bây giờ, bởi vì có ông nên các con tránh được rất nhiều đường vòng.

    Cố Thanh Vân gật gật đầu, biết những gì ông cả nói là sự thật.

    - Ông cũng chỉ có thể dạy các con như thế, bảo các con học thuộc lòng những cuốn sách này trước. Còn về ý nghĩa trong đó, có thể giải đáp thì ông sẽ giải đáp cho các con; không thể giải đáp thì các con chỉ có thể tự tìm hiểu, hoặc là đi giao lưu với người khác. Nếu như có thể tới thị trấn hoặc lên huyện cũng rất tốt, có thể giao lưu với đồng môn, nhưng tiếc là bây giờ không thuận tiện. Sống đến già học đến già, những thứ ông học được vẫn chưa đủ đâu.

    Ngữ khí Cố Bá Sơn rất tiếc nuối, suy cho cùng là do thiếu tiền gây ra. May mà lúc đó khi chọn địa phương để ở lại, ông đã cố ý chọn thôn Lâm Khê này.

    Mặc dù thôn Lâm Khê có núi đẹp nước trong, nhưng diện tích bằng phẳng lại nhỏ, phía sau có núi lớn, ruộng có thể canh tác cũng sẽ giảm đi, tuy nhiên khoảng cách từ thôn đến thị trấn và huyện đều không khác mấy, chỉ mất nửa canh giờ đi đường, khá là gần nên mặc dù những thôn sâu hơn thôn Lâm Khê có nhiều ruộng để chia hơn, ông cũng nhất quyết muốn định cư ở thôn Lâm Khê.

    Do uy tín của ông trong tộc vẫn còn rất cao, em trai lại cầm đầu ủng hộ ông, dẹp hết mọi sự nghị luận của mọi người, cuối cùng mới quyết định định cư ở thôn Lâm Khê.

    Hiện tại, người trong thôn muốn lên huyện thành hoặc thị trấn đều mất rất ít thời gian đi đường. Đường ngắn thuận tiện, có nhiều cơ hội làm công ngắn hạn hơn những người khác. Không giống mấy thôn xóm phía sau bọn họ, đi họp chợ một chuyến cũng phải băng qua mấy ngọn núi, mỗi lần ra ngoài đều không dễ dàng gì. Tuy rằng có thể được phân nhiều hơn vài mẫu ruộng, nhưng đồng thời họ cũng bị vây khốn, không phát triển được gì nhiều.

    Không giống thôn bọn họ, sau này sẽ có cơ hội cho con cháu lên huyện thành hoặc thị trấn đi học, vừa đi vừa về chỉ tốn một canh giờ mà thôi, không mất nhiều công sức. Hơn nữa còn có thể cho bọn chúng chứng kiến được nhiều người nhiều việc hơn, vậy người có đầu óc linh hoạt cũng có thể bứt phá.

    Đương nhiên Cố Thanh Vân không biết tính toán lúc trước của Cố Bá Sơn, nếu không cậu sẽ kính nể người ông cả này hơn.

    Có thể nói, những lời của Cố Bá Sơn đã loại bỏ sự khinh miệt của Cố Thanh Vân đối với khoa cử.

    Khi Cố Thanh Vân vừa mới bắt đầu học tập, "Tam Tự Kinh" trước mặt vẫn rất dễ học. Thứ nhất, trước khi đến đây thì cậu đã học gần hết rồi. Thứ hai là "Tam Tự Kinh" rất dễ đọc, dễ nhớ.

    Thế là, cậu bỏ ra thời gian một tháng đã đuổi kịp tiến độ của Cố Thanh Minh, khiến Cố Bá Sơn rất đỗi ngạc nhiên mừng rỡ, cũng làm cho Cố Thanh Minh rất căng thẳng. Điều duy nhất đáng mừng là cậu ta trở nên cố gắng hơn.

    Không nghĩ tới, khi học "Thiên Tự Văn", tốc độ của Cố Thanh Vân đã chậm lại.

    Lúc đầu Cố Bá Sơn rất thất vọng, ông còn tưởng rằng cháu trai của mình là thiên tài nữa kìa. Song khi vừa nhìn thấy gương mặt như cái bánh bao và thân thể nhỏ bé chỉ cao đến bắp đùi mình của Cố Thanh Vân thì ông không nói gì nữa. Dù sao cậu cũng còn nhỏ tuổi, cứ từ từ là được.

    Cố Thanh Vân tự biết chuyện nhà mình. Cậu chắc chắn không phải loại thiên tài nhìn một lần là nhớ. Chỉ số thông minh của cậu rất bình thường, có lẽ tốt hơn so với người bình thường một chút, cho nên điều cậu cần là bình tĩnh lại, chịu khó và chăm chỉ học tập.

    Nhưng sau khi đọc sách, rốt cuộc cậu cũng biết mình đang ở triều đại nào. Lúc trước cậu còn tưởng rằng mình xuyên về triều đại nào đó của Trung Quốc, song nhìn thấy có bắp ngô, khoai tây và khoai lang thì cậu lại không chắc.

    Hiện tại, sau khi hỏi và đọc sách về sau, cuối cùng cậu biết, lịch sử đã rẽ ngoặt sau thời nhà Tống. Người nắm chính quyền lúc đó không phải nhà Nguyên mà là một người Hán tên là Hoa Viên Triêu. Chính ông đã thành lập triều nhà Hoa. Triều đại này kéo dài đến bốn trăm năm sau thì bị thiên tử bây giờ lật đổ.

    Sau khi tính toán cẩn thận, thời gian hiện tại hẳn là tương đương với thời kỳ đầu của triều đại nhà Thanh ở kiếp trước, đó là khoảng từ năm 1600 đến năm 1650 sau Công nguyên, cụ thể thì cậu không rõ. Theo lời kể của Cố Bá Sơn, sự phát triển ban đầu của tiền triều rất tốt, những loại cây trồng năng suất cao này đã chậm rãi phổ biển vào khi đó. Đáng tiếc con cháu bất tài, không giữ được cơ nghiệp của tổ tiên.

    Cố Thanh Vân chợt vỡ lẽ. Khó trách cậu cảm thấy nơi này có phần không giống với cổ đại trong truyền thuyết. Tỷ như thuế má tốt hơn nhiều so với thời cổ đại trong truyền thuyết. Ban đầu cậu còn tưởng rằng do tân triều vừa lập nên mới như vậy chứ.

    Chẳng lẽ Hoa Viên Triêu kia cũng là người xuyên không? Cái tên này thật sự quá có đặc điểm của thời đại!

    Cố Thanh Vân không nghĩ nhiều nữa. Dù sao người ta đã chết mấy trăm năm, không hề có chút quan hệ gì với cậu, chờ về sau có cơ hội lại từ từ tìm hiểu sự tích của ông ta sau. Tuy nhiên, bây giờ biết được thời không này từng có người xuyên không thì cậu càng phải cẩn thận, không thể để lộ ra những thứ khác với thời đại này.

    May mà cậu xuyên thai, nếu không lại càng đáng lo. Hiện tại cậu vẫn nên lo cho chuyện học của mình trước thì hơn.
     
    Quỳnhhh đây thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...