Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây - Trần Hữu Thung

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 20 Tháng một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Một bài thơ hay thường đọng lại trong ta nhiều cảm xúc, gợi cho ta nhiều suy ngẫm và có thể khiến ta muốn ghi lại những cảm xúc của mình về bài thơ ấy. Em sẽ viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ như thế nào?



    Khi đang là hạt
    Cầm trong tay mình
    Chưa gieo xuống đất
    Hạt nằm lặng thinh.

    Khi hạt nảy mầm
    Nhú lên giọt sữa
    Mầm đã thì thầm
    Ghé tai nghe rõ.

    Mầm tròn nằm giữa
    Vỏ hạt làm nôi
    Nghe bàn tay vỗ
    Nghe tiếng ru hời..

    Khi cây đã thành
    Nở vài lá bé
    Là nghe màu xanh
    Bắt đầu bập bẹ.

    Rằng các bạn ơi
    Cây chính là tôi
    Nay mai sẽ lớn
    Góp xanh đất trời.
    (Trần Hữu Thung)

    [​IMG]

    Đoạn 1.

    Điều thú vị khi khi đọc bài thơ Lời của cây - Trần Hữu Thung là người đọc như được cuốn vào câu chuyện kể về sự trưởng thành của cây. Khi nói đến quá trình phát triển của cây, ta thường hình dung đến những kiến thức, thuật ngữ khoa học khô khan. Nhưng với "Lời của cây", ngôn từ đậm chất nghệ thuật đã phát huy tối đa tính gợi hình, biểu cảm của nó để mang đến người đọc những nhận thức và cảm xúc mới mẻ. Khổ thơ thứ nhất cho ta biết khởi đầu của cây là hạt. Cách biểu đạt lạ ở chỗ hạt khi chưa gieo vào đất, chưa nảy mầm thì hạt "lặng thinh" chưa có tiếng nói. Dấu hiệu của phép tu từ nhân hóa đã báo hiệu những điều thú vị ở những khổ sau. Quả vậy, khổ thơ thứ hai không chỉ tiếp tục phát huy hiệu quả biểu đạt của phép nhân hóa "Mầm đã thì thầm" cất lên tiếng nói đầu tiên của sự sống mà còn gây ấn tượng ở các từ ngữ giàu giá trị biểu đạt "nhú", "giọt sữa". Hai từ này gợi lên hình ảnh mầm cây vừa hé lên khỏi mặt đất - non tơ, mỡ màng. Trong khổ ba, nhà thơ tiếp tục hình dung vỏ hạt như chiếc nôi xinh xắn ôm ấp mầm cây ở giữa, bên nôi là tiếng bàn tay vỗ, tiếng ru hời. Mầm cây được chăm chút như em bé vậy. Quả là một liên tưởng độc đáo khiến người đọc thích thú. Đến khổ thơ thứ tư, mầm cây đã lớn thêm một chút, vài lá bé đã nở ra. Và nhà thơ như đang lắng nghe được tiếng "bập bẹ" của lá xanh. Từ láy "bập bẹ" đặt trong phép nhân hóa khiến ta liên tưởng em bé đang đến giai đoạn tập nói. Trong những tiếng "bập bẹ" đầu đời ấy, nhà thơ đã nghe thấy niềm tự hào của mầm non khi được làm một cái cây, ngày mai sẽ góp xanh cho đời. Bài thơ kết lại bằng hình ảnh của ngày mai - ngày mai tràn đầy màu xanh tạo nên bởi cây cối, gợi lên sự sống trường tồn, bất diệt. Như vậy, bài thơ không chỉ thú vị ở nghệ thuật biểu hiện mà còn sâu sắc ở thông điệp: Hãy yêu cây xanh, bởi cây xanh làm nên một phần cuộc sống đáng yêu này.

    [​IMG]

    Đoạn 2.

    Lời của cây là một trong số những bài thơ mang đậm phong cách Trần Hữu Thung: Mộc mạc, thấm nhuần chất dân gian. Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, đặc biệt là phép tu từ nhân hóa, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Từ khi hạt "lặng thinh" chưa được gieo xuống đất, đến khi hạt nảy mầm, nhú lên những "giọt sữa" biết "thì thầm" những tiếng nói đầu tiên và khi đã thành cây non "bập bẹ" cất tiếng nói - tiếng nói đầy tự hào khẳng định giá trị loài cây.. tất cả được đặt trong sự liên tưởng độc đáo, thú vị. Sự trưởng thành của cây có những nét tương đồng với sự trưởng thành của một con người. Điều đặc biệt là ở đây là cây cối không vô tri vô giác mà cũng có tiếng nói. Nhà thơ như nghe thấy trong sự trưởng thành của cây những thanh âm của sự sống. Nhà thơ lắng nghe cây như lắng nghe lời thì thầm vang vọng từ thiên nhiên. Và thay thiên nhiên, cây cỏ, tác giả đã nói lên "lời của cây".

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem tiếp bên dưới..
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng chín 2022
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Đoạn 3.

    [​IMG]

    Bạn đã từng chăm sóc một cái cây và nhìn nó lớn lên mỗi ngày? Bạn đã từng say mê nhìn ngắm một cái cây và phát hiện ra điều kì diệu nào đó? Bạn có thể tưởng tượng được không, cái cây nói cho chúng ta nhiều điều lắm đấy. Không tin, bạn hãy đọc bài thơ "Lời của cây" của Trần Hữu Thung. Nhà thơ đã "ghé tai" và nghe cây kể chuyện. Thật thú vị biết bao. Cái cây ấy sau những ngày "lặng thinh" nằm dưới đất, ấp ủ, chắt chiu nhựa sống cho mầm bật lên, nó đã "bập bẹ" những tiếng nói đầu đời và lớn lên từng ngày. Chẳng phải rất giống một em bé sao? Đúng là qua tưởng tượng của nhà thơ, cái cây chẳng khác gì một em bé. Cũng nằm võng, cũng tập ê a những tiếng nói đầu đời. Một em bé được cha mẹ yêu thương, nâng niu bao nhiêu, thì mầm xanh kia cũng cần được nâng niu như thế. Đó có phải là điều mà nhà thơ gửi gắm khi cho cái cây hóa thân thành em bé trong phép nhân hóa độc đáo kia? Có lẽ vậy. Cả khi cây đã trưởng thành, cây cũng cần lắm tình yêu của loài người. Vì sao ư? Vì cây là bạn của con người, cây mang đến cho chúng ta màu xanh và sự sống, mang đến cho chúng ta bóng mát và trái sai.. Bài thơ tưởng chừng như chỉ là lời tâm sự của cây mà chứa đựng ý nghĩa nhân văn thật sâu sắc, đã khơi dậy trong mỗi người tình yêu với cây xanh và ý thức bảo vệ cây xanh để cuộc sống thêm đẹp.. Đó là điều mà tôi thấy thú vị khi đọc bài thơ này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...