Tư vấn Từ tự ti thành tự tin?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 1 Tháng ba 2021.

  1. Gia Lập

    Bài viết:
    2
    Không biết nói như nào hay bằng một em cách nào đó, em lúc nào cũng tự tin
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  2. Sai Nguyen

    Bài viết:
    177
    Tự ti là hành vi tự coi thường bản thân, đánh giá thấp bản thân hay coi thường thành quả của bản thân. Trong tâm lý học, người ta gọi khuynh hướng bản ngã này là "Low self esteem". Ở đây cần chú ý là Esteem thường được dịch ra là lòng tự trọng, tuy nhiên cách dịch này không đúng bởi trong tiếng Anh từ này nghĩa là cách con người đánh giá về giá trị của bản thân, người đánh giá thấp giá trị của bản thân thì không thể là người thiếu tự trọng. Chính vì thế trong các phân tích dưới đây mình sẽ để nguyên từ Esteem. Để mọi người dễ hình dung, trong kim tự tháp nhu cầu của Maslow, esteem chính là giá trị thứ 4, chỉ đứng sau nhu cầu thể hiện bản thân.

    [​IMG]

    Thông thường, cách người ta đánh giá giá trị của bản thân mình thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

    - Yếu tố di truyền (bệnh tâm lý bẩm sinh liên quan đến gen, ví dụ bệnh tự kỷ)

    - Tính cách (hướng nội hoặc hướng ngoại)

    - Tuổi tác

    - Môi trường sống

    - Kinh nghiệm sống

    - Sức khỏe (khoa học đã chứng minh physical health và mental health có liên quan chặt chẽ với nhau)

    - Địa vị xã hội

    - Cuối cùng và là yếu tố quyết định chính là cách người ta so sánh bản thân với những người xung quanh

    Nếu nhìn nhận khách quan về các yếu tố trên, điểm quan trọng nhất chính là không nên nhần lẫn giữa tự ti (low self esteem) và thiếu tự tin (lack of confidence). Một người có thể hoàn tự tin vào bản thân mình nhưng sẽ vẫn cảm thấy tự ti nếu như họ có bệnh tâm lý bẩm sinh (tự kỷ) hoặc bị tri phối bởi tuổi tác, ví dụ một đứa trẻ dù tự tin nhưng vẫn có thể cảm thấy tự ti khi đứng trước người lớn. Chính vì thế để một người tự ti cảm thấy tự tin hay đánh giá cao giá trị bản thân mình thì trước tiên họ phải chuyển từ trạng thái Low self esteem sang high self esteem.

    Tự ti thường có 8 biểu hiện:

    1. Ghét bỏ bản thân mình: Đây thường là hệ quả khi người ta phải đối mặt với những vấp ngã, thất bại trong quá khứ.

    2. Chủ nghĩa hoàn hảo: Với những người có bản năng hoặc khuynh hướng tôn thờ chủ nghĩa hoàn hảo, họ thường xuyên có cảm giác không hài lòng hoặc có yêu cầu cao với việc mình làm.

    3. Không tự tin với ngoại hình của bản thân: Đây là vấn đề tâm lý phổ biến nhất trong xã hội hiện đại.

    4. Nhạy cảm với tác động của môi trường và xã hội.

    5. Cảm giác vô dụng: Người tự ti thường có cảm giác mình không có giá trị gì với xã hội, những gì mình làm ra là vô dụng với người khác.

    6. Lo lắng và sợ hãi: Đây là hậu quả tâm lý của những sai lầm và vấp ngã trong quá khứ.

    7. Khó kiểm soát sự tức giận: Đây là ảnh hưởng tâm lý thường gặp do não bộ bị ức chế bởi lo lắng và sợ hãi kéo dài.

    8. Khuynh hướng làm hài lòng người xung quanh. Đây là biểu hiện tiêu cực nhất của sự tự ti khi người ta chấp nhận quên đi giá trị của bản thân mình để làm hài lòng người khác.

    Dựa trên những biểu hiện trên, giải pháp để khắc phục sự tự ti có thể tóm gọn như sau:

    1. Biến thất bại thành bài học: Hãy nhớ những gì không thể giết bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn. Trong quá trình con người trưởng thành, thất bại và vấp ngã là điều không thể tránh khỏi. Sau mỗi lần vấp ngã, thay vì chìm đắm trong thất vọng, hãy ngồi lại phân tích từng hành động và quá trình sự việc để rút ra bài học cho bản thân. Cách đơn gian nhất để chấp nhận bài học ấy chính là hãy nói hoặc viết về nó một cách khách quan.

    2. Biến khác biệt của bản thân trở thành lợi thế. Cổ nhân đã nói bạn không thể khiến một con cá biết bay, hay nói cách khác mỗi con người có một điểm mạnh khác nhau, bạn không thể gò ép bản thân mình theo giá trị của người khác. Hãy dành thời gian tìm hiểu bản thân để nhận ra điểm mạnh của bản thân mình. Với các bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống, các bạn có thể tìm hiểu bản thân qua các bài trắc nghiệm tâm lý.

    3. Tạo cho mình thói quen sống lành mạnh và tích cực để xây dựng một phiên bản hoàn hảo nhất của bản thân. Một con người khỏe mạnh là một người có đầy đủ sức khỏe sinh lý và tâm lý. Chính vì thế bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe sinh lý như tập thể thao, ăn uống lành mạnh, ai cũng nên tập cho mình các phương pháp chánh niệm để có thể tạo cho mình tâm lý vững vàng.

    Một khi khắc phục được sự tự ti, kết quả tự nhiên là bạn sẽ cảm thấy tự tin và thỏa mãn với bản thân mình.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  3. BietTaoLaAi

    Bài viết:
    0
    Làm thế nào để biến TỰ TI thành TỰ TIN ?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nó là điều đáng thương nhất đời người mà bạn đang mắc phải.

    Bạn hãy nhìn mọi thứ xung quanh xem ai là người nghèo khổ, ai là người đáng thương.

    Hãy so sánh chính mình với họ.

    Đó chính là động lực mà bạn cần có để vươn lên

    Chúc bạn thành công.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
  4. Giaoleee

    Bài viết:
    2
    Cách đầu tiên để biến tự ti thành tự tin đầu tiên là phải thay đổi bản thân đã. Ai lại không thích một chàng trai, cô gái đẹp thay vì người không có vẻ bề ngoài chứ. Hãy thử thay đổi bản thân mình trước, thay đổi cách ăn mặc, đầu tóc nè.

    Thứ 2 là phải nhìn nhận chính bản thân mình, xem thử là mình có những điểm mạnh, điểm yếu như thế nào và có chỗ nào cần khắc phục để cải thiện bản thân hoàn thiện hơn.

    Điều cuối cùng là mong bạn sẽ tìm được một người bạn thân thiết để tâm sự và giải tỏa những điều thầm kín trong lòng mà bạn chưa bao giờ dám nói với ai nhé.

    Chúc bạn trở nên tự tin hơn trong tương lai.
     
  5. tatsuno jin

    Bài viết:
    127
    Từ tự ti thành tự tin:

    1 trang điểm bản thâm, trang phục sẽ giúp cho bạn tự tin về ngoại hình khi giao tiếp bên ngoài

    2 chủ động nhiều sẽ giúp bạn tự tin khi nói chuyện với mọi người xung quanh

    3 nói nhiều hơn, mở lòng nhieuf hơn với tất cả mọi người.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...