TRẺ SUY GIẢM MIỄN DỊCH VÀ NGUY CƠ MẮC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Trẻ suy giảm miễn dịch thường dễ bị bệnh viêm đường hô hấp trên. Và khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới, với những triệu chứng bao gồm: Khó thở, thở gấp, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Biến chứng nặng của bệnh viêm đường hô hấp là tình trạng bội nhiễm kéo theo các bệnh lý khác, khi diễn tiến nặng hơn có nguy cơ dẫn đến tử vong do các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp. Vậy dấu hiệu khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên là như thế nào? Sốt: Đây là biểu hiện thường gặp nhất, trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn, thân nhiệt có thể lên tới 39-40oC, kèm theo nhiều biểu hiện như ngứa, đau mắt, chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt. Ho: Ho là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết những bệnh lý viêm đường hô hấp. Ho thường xuất hiện từng cơn, ho khan, có đờm hoặc không đờm. Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau rát cổ họng, mệt mỏi, biếng ăn. Khó thở: Đây là triệu chứng ít khi gặp ở trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên một khi đã xuất hiện thì bệnh đã vào giai đoạn nặng, nếu không được chữa trị tốt, bệnh có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính với triệu chứng điển hình là ho, rát họng, khi nuốt thấy vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi. Viêm VA mãn tính kéo dài: Tình trạng này xuất hiện ở một số trẻ, gây ra do trực khuẩn. Khi đó, ở mũi quan sát thấy có chất nhầy màu xanh, trường hợp gây viêm xoang sẽ kèm theo dấu hiệu đau đầu. Cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ - Các bu em cần lưu ý tạo cho trẻ môi trường sống thông thoáng, tập cho trẻ uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ hợp lý. - Đặc biệt, các bu em cần lưu ý tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, nhất là các loại vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix và Prevenar 13 phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa cấp tính, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, vắc xin cúm mùa.. Trường hợp trẻ có triệu chứng bệnh, nên đưa đi khám, không nên tự ý cho dùng thuốc, nhất là các thuốc kháng sinh. - Ngoài ra, chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ. Những thành phần giúp xây dựng nên chế độ dinh dưỡng cân bằng bao gồm carbohydrate (tinh bột), protein, axit amin, chất béo, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nguồn: Bác sĩ Đoàn Hải Đăng