Chủ đề 1: NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI THẾ GIỚI Bài 3: TRANH CHÂN DUNG THEO TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN Chân trời sáng tạo bản 1 (Thời lượng 2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được tiến trình phát triển, đặc điểm tác phẩm, tác giả tiêu biểu của trường phái Biểu hiện. Phân tích nét, màu biểu cảm trong tranh của họa sĩ thuộc trường phái Biểu hiện và SPMT. - Vẽ được tranh chân dung với nét, màu thể hiện trạng thái cảm xúc của nhân vật theo trường phái biểu hiện - Sử dụng được nét, hình, màu trong tranh của trường phái Biểu hiện để vẽ chân dung người thân, bạn bè. - Tôn trọng sự khác biệt về cách thể hiện đặc điểm riêng bên ngoài và cảm xúc của người khác. 1. Năng lực. 1.1. Năng lực mĩ thuật - Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Phân biệt được tính tượng trưng, tính biểu tượng trong tác phẩm mĩ thuật. - Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vận dụng được phong cách, bút pháp của một số trường phái nghệ thuật vào thực hành sáng tạo. - Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Trình bày được quan điểm cá nhân về sản phẩm của mình và của bạn. 1.2. Năng lực chung * Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. * Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực chuyên biệt: - Bước đầu hình thành một số tư duy về trang chân dung về trường phái Biểu hiện trong nghệ thuật hiện Đại Việt Nam. - Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các thể loại trang chân dung có trang trí và hình tượng nghệ thuật hiện Đại Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau. 2. Phẩm chất. - Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các tác phẩm về trang chân dung về trường phái Biểu hiện trong nghệ thuật hiện Đại Việt Nam. - Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân/ nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên. - Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV. - Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có). 2. Đối với học sinh. - SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. KHÁM PHÁ. Quan sát – Nhận thức về một số hình thức thể hiện tranh chân dung. 8' a. Mục tiêu: Phân tích nét, màu biểu cảm trong tranh của họa sĩ thuộc trường phái Biểu hiện b. Nội dung: - Tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8, và do GV chẩn bị để tìm hiểu về biểu cảm của nhân vật, hình thức thể hiện màu sắc, đường nét, hình ảnh, không gian trong mỗi bức tranh. * Câu hỏi gợi mở. + Nhân vật trong tranh có biểu hiện như thế nào? + Em có cảm nhận gì về trạng thái, tinh thần của nhân vât trong tranh? + Hình thức thể hiện màu sắc, đường nét và hình ảnh và không gian trong mỗi bức tranh như thế nào? + Tranh chân dung vẽ theo trường phái Biểu hiện có đặc điểm gì? c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS quan sát một số tranh chân dung được vẽ theo các trường phái khác nhau, đọc thông tin ở trang 14 trong SGK Mĩ thuật 8, và do GV chuẩn bị. - Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và chia sẻ về biểu cảm của nhân vật, hình thức thể hiện, màu sắc, đường nét, hình ảnh, không gian trong mỗi bức tranh. - Gợi mở để HS tìm hiểu và chia sẻ về đặc điểm của tranh chân dung theo trường phái Biểu hiện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ở trang trong SGK Mĩ thuật 8, trả lời câu hỏi. - HS thảo luận và chia sẻ về biểu cảm của nhân vật. - HS tìm hiểu và chia sẻ về đặc điểm của tranh chân dung theo trường phái Biểu hiện. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi vài HS đứng dậy trả lời, chia sẻ. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức Tranh chân dung của trường phái Biểu hiện được thể hiện phóng khoáng, phong phú hơn các trường phái khác (Hiện thực, Ấn tượng) bởi các họa sĩ đề cao khả năng biểu đạt của đường nét, mà sắc và chú trọng diễn tả cái cốt lõi bên trong giàu tính cảm xúc hoặc tâm trạng của nhân vật, không quan tâm nhiều đến vẻ bề ngoài của nhân vật. 2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: Cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm. 12' A. Mục tiêu: Giúp HS biết được cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm b. Nội dung: Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 8, thảo luận và chỉ ra cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm. * Câu hỏi gợi mở. + Nêu các bước vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm? + Cách vẽ chân dung với nét, màu biểu cảm có điểm gì khác với cách vẽ chân dung thông thường? + Tạo đặc điểm và biểu cảm cho chân dung được thể hiện ở bước thứ mấy? + Để thực hiện trạng thái biểu cảm của nhân vật nên vẽ màu như thế nào? c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa ở trang 15 trong SGK Mĩ thuật 8, - Nêu câu hỏi gợi mở để HS suy nghĩ và chỉ ra các bước vẽ tranh chân dung với biểu cảm của nét, màu. - Gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình hình minh họa ở trang 15 trong SGK Mĩ thuật 8, - HS nhắc lại và ghi nhớ cách vẽ tranh chân dung. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày - HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức; * Tóm tắt để HS ghi nhớ: Từ những nét vẽ hình khuôn mặt bằng cảm nhận kết hợp với màu sắc có thể phát triển thành tranh chân dung theo trường phái biểu hiện. 3. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO: Vẽ tranh chân dung biểu cảm. a. Mục tiêu: Vẽ được tranh chân dung với nét, màu thể hiện trạng thái cảm xúc của nhân vật theo trường phái biểu hiện b. Nội dung: - Hướng dẫn HS lựa chọn người sẽ vẽ, quan sát để ghi nhớ đặc điểm và ấn tượng về trạng thái tinh thần của nhân vật. - Tổ chức cho HS thực hiện bài vẽ theo các bước hướng dẫn. c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tổ chức cho HS quan sát, một số bài vẽ chân dung ở trang 16 trong SGK Mĩ thuật 8, để HS tham khảo và có thêm ý tưởng sáng tạo. - Yêu cầu HS kết hợp cùng bạn để vẽ theo cặp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát, một số bài vẽ chân dung ở trang 16 trong SGK Mĩ thuật 8, - HS quan sát nét đặc trưng và ấn tượng về trạng thái tinh thần của nhân vật mà các em sẽ thể hiện trong bài vẽ. - HS lựa chọn người sẽ vẽ, quan sát, thực hiện bài vẽ theo các bước hướng dẫn. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 45' 4.1. Phân tích – đánh giá: Trưng bày và chia sẻ 32' a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình. b. Nội dung: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ và phân tích về bài vẽ yêu thích, trạng thái biểu cảm của nhân vật, về đường nét, màu sắc thể hiện biểu cảm của chân dung trong bài vẽ. * Câu hỏi gợi mở. + Em yêu thích bài vẽ nào? Vì sao? + Đường nét, màu sắc, thể hiện biểu cảm của chân dung như thế nào? + Trạng thái biểu cảm của nhân vật gợi cho em cảm giác gì? + Bài vẽ có điểm nào ấn tượng? + Nguyên lí mĩ thuật nào sử dụng trong bài vẽ? c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tổ chức cho HS trưng bài bài vẽ ở vị trí thuận tiện quan sát. - Yêu cầu HS giới thiệu, phân tích, chia sẻ về bài vẽ yêu thích; trạng thái biểu cảm của nhân vật; đường nét, màu sắc, thể hiện biểu cảm của chân dung trong bài vẽ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận. Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá. Thang đánh giá xếp loại: - Mức A: Từ 8, 5 - 10 điểm - Mức B: Từ 7 - 8 điểm - Mức C: Từ 5 - 6, 5 điểm - Mức D: Dưới 5 điểm 4.2. Vận dụng - phát triển: Tìm hiểu tranh chân dung thuộc trường phái Biểu hiện. 7' a. Mục tiêu: - Nêu được tiến trình phát triển, đặc điểm tác phẩm, tác giả tiêu biểu của trường phái Biểu hiện. - Sử dụng được nét, hình, màu trong tranh của trường phái Biểu hiện để vẽ chân dung người thân, bạn bè. - Tôn trọng sự khác biệt về cách thể hiện đặc điểm riêng bên ngoài và cảm xúc của người khác. b. Nội dung: Tổ chức cho HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK Mĩ thuật 8, để nhận biết thêm về cách sử dụng nét, hình, màu, trong tranh chân dung của trường phái Biểu hiện. * Câu hỏi gợi mở. + Em hãy kể tên những họa sĩ tiêu biểu của trường phái Biểu hiện mà em biết? + Cách thể hiện Biểu cảm trên tranh chân dung của các họa sĩ thuộc trường phái này có điểm gì giống và khác nhau? + Những nguyên lí nào thường được sử dụng trong tranh chân dung theo trường phái Biểu hiện? + Theo em, tâm trạng của người vẽ sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tranh chân dung nhân vật theo trường phái Biểu hiện? c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS quan sát hình, và đọc thông tin trong SGK Mĩ thuật 8, - Nêu câu hởi gợi ý để HS thảo luận tìm hiểu về trường phái Biểu hiện, về cách sử dụng đường nét, màu sắc, màu trong tranh chân dung của trường phái Biểu hiện. - Khuyến khích HS mở rộng tìm hiểu thêm về phong cách khác nhau của trường phái Biểu hiện để vận dụng trong thực tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS quan sát hình, và đọc thông tin trong SGK Mĩ thuật 8, thảo luận tìm hiểu và trả lời câu hỏi về trường phái Biểu hiện. - HS mở rộng tìm hiểu thêm về phong cách khác nhau của trường phái Biểu hiện để vận dụng trong thực tế. Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học * Hướng dẫn bài học tiếp theo 3 phút - Xem trước nội dung bài NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM (SGK trang 18) - Quan sát tranh minh họa ở SGK - Sưu tầm tư liệu trên mạng - Vẽ phác thảo ý tưởng trước ở nhà trên giấy bìa cứng - Chuẩn bị dụng cụ có liên quan: Keo sữa, vỏ trứng