Trắc nghiệm Ôn tập Văn học dân gian Câu 1. Âm hưởng nổi bật thường thấy của thể loại sử thi là: A. Bi thương C. Tha thiết B. Hùng tráng D. Ngân vang Câu 2. Ngôn ngữ trong các văn bản Chiến thắng Mtao Mxây và Uy-lít-xơ trở về có đặc điểm gì nổi bật nhất? A. Trang trọng, vui tươi. B. Trang trọng, hấp dẫn. C. Trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu. D. Trang trọng, giàu nhạc điệu. Câu 3. Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào không phải của văn học dân gian? A. Tính truyền miệng C. Tính tập thể B. Tính công thức D. Tính dị bản Câu 4. Văn bản hình thành do nguyên nhân nào? A. Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. B. Sự phát triển cao của xã hội. C. Do nhu cầu thẩm mỹ. D. Do sáng tác văn học. Câu 5. Tục ngữ thường là những bài học về: A. Đạo đức C. Đối nhân, xử thế B. Vấn đề thiện - ác D. Nhân cách Câu 6. Để giao tiếp theo phương châm "Nói có sách, mách có chứng" người giao tiếp phải sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào? A. Lập luận C. Tự sự B. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 7. Trong ca dao, sự thể nghiệm của tác giả dân gian thể hiện rõ nhất ở: A. Hoàn cảnh sáng tác C. Nội dung cảm xúc B. Nhân vật trữ tình D. Ngôn ngữ giàu cảm xúc Câu 8. Thể loại văn học dân gian nào dưới đây có nội dung thể hiện rõ những quan niệm về đạo đức lý tưởng và ước mơ của con người? A. Cổ tích C. Tục ngữ B. Ngụ ngôn D. Chèo Câu 9. Loại nhân vật trữ tình nào xuất hiện phổ biến trong các bài ca dao than thân? A. Người lính thú C. Người chinh phụ B. Người nông dân nói chung D. Người phụ nữ Câu 10. Ca dao chủ yếu ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Chiến đấu C. Lao động B. Nghi lễ D. Học tập Câu 11. Nhiều chi tiết quan trọng trong truyện cổ tích mang tính: A. Kỳ ảo C. Hấp dẫn B. Bất ngờ D. Độc đáo Câu 12. Tính chất nào dưới đây nói lên sự khác nhau giữa chi tiết trong văn bản tự sự và chi tiết trong văn bản thuyết minh? A. Tính hấp dẫn C. Tính hiệu quả B. Tính độc đáo D. Tính chân thật Câu 13. Thể loại Chèo thường gắn với hình thức nghệ thuật nào sau đây? A. Hát C. Âm nhạc B. Vũ đạo D. Cả A, B, C Câu 14. Hình ảnh "Bến" trong ca dao thường tượng trưng cho: A. Kẻ ở C. Người đi B. Người về D. Cả A, B và C đều sai Câu 15. Điểm khác biệt giữa sử thi Ô-đi-xê và sử thi Đăm Săn là ở: A. Tính hoành tráng của sự kiện. B. Ngôn ngữ. C. Có tên tác giả cụ thể. Câu 16. Chủ đề của Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy là gì? A. Dựng nước và giữ nước C. Tình yêu lứa đôi B. Giải thích thiên nhiên D. Nguồn gốc dân tộc Câu 17. Sự khác biệt giữa thể loại truyện cổ tích loài vật với truyện ngụ ngôn là ở: A. Sự hư cấu tưởng tượng. B. Bài học đạo đức rút ra từ câu chuyện. C. Bài học triết lí nhân sinh rút ra từ câu chuyện. D. Gồm cả A, B và C. Câu 18. Truyện cười xuất hiện khi nào? A. Khi xã hội suy thoái C. Khi xảy ra chiến tranh B. Khi xã hội cường thịnh D. Khi ấm no, hòa bình Câu 19. Văn bản Tiễn dặn người yêu thể hiện rõ nhất thái độ nào dưới đây của tác giả dân gian? A. Cam chịu C. Đau buồn B. Bức bối D. Phản kháng Câu 20. Văn học dân gian thể hiện rõ nhất điều gì? A. Tư tưởng của con người thời nguyên thủy. B. Tư tưởng của con người khi xã hội có giai cấp. C. Ý thức cá nhân của con người. D. Ý thức cộng đồng của con người. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bấm để xem 1. B 2. C 3. B 4. A 5. C 6. A 7. B 8. A 9. D 10. C 11. A 12. B 13. D 14. A 15. C 16. A 17. C 18. A 19. D 20. D
Trắc nghiệm Uy-lít-xơ trở về (sử thi Hy Lạp) Câu 1. Đáp án nào sau đây nói đúng số khúc ca của tác phẩm Ô-đi-xê? A. Mười bốn C. Hai mươi bốn B. Ba mươi bốn D. Bốn mươi bốn Câu 2. Nhận định nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn trích Uy-lít-xơ trở về ? A. Kể lại hành trình trình lênh đênh trên biển của Uy-lít-xơ trong cuộc đi chinh phạt thành Tơ-roa. B. Kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng ở thành Tơ-roa. C. Kể về cuộc phưu lưu đầy mạo hiểm nhưng thú vị của Uy-lít xơ trên biển. D. Kể về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa chàng Uy-lít-xơ thông minh với người vợ xinh đẹp Pê-nê-lốp. Câu 3. Văn bản Ô-đi-xê của Hô-me-rơ là: A. Khúc ca về trí tuệ C. Khúc ca về sức mạnh B. Khúc ca về chiến trận D. Khúc ca về tình yêu Câu 4. Sau chiến thắng ở Tơ-roa, phải mất bao lâu Uy-lít-xơ mới về đến quê hương? A. 10 năm C. 20 năm B. 15 năm D. Gần 20 năm Câu 5. Có thể chia đoạn trích Uy-lít-xơ trở về làm mấy phần? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6. Văn bản Ô-đi-xê và Đăm Săn có điểm nào giống nhau trong những điểm dưới đây? A. Cùng một dân tộc C. Cùng một thể loại B. Cùng một nội dung D. Cùng một tác giả Câu 7. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về có sự tham gia của những nhân vật nào? A. Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Phê-a-ki B. Uy-lít-xơ, Tê-lê-mác, Ơ-ri-clê, Ca-líp-xô C. Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Ca-líp-xô D. Ơ-ri-clê, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Uy-lit-xơ Câu 8. Thái độ của Pê-nê-lốp như thế nào khi nhũ mẫu ở Ơ-ri-clê báo tin Uy-lit-xơ trở về? A. Mừng rỡ C. Xúc động B. Phân vân D. Cả A, B và C đều sai Câu 9. Nhận định nào trong những nhận định dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật Pê-nê-lốp? A. Pê-nê-lốp là người thông minh, chung thủy. B. Pê-nê-lốp là người thủy chung, dũng cảm. C. Pê-nê-lốp là người dũng cảm, thông minh. D. Pê-nê-lốp là người thủy chung, gan dạ. Câu 10. Khi thuyết phục Pê-nê-lốp rằng chồng nàng đã trở về, nhũ mẫu Ơ-ri-clê đã nêu ra dấu hiệu gì? A. Uy-lít xơ đã dũng cảm tiêu diệt bọn cầu hôn. B. Kể lại chuyện chiếc giường chắc chắn trong gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên. C. Nói về vết sẹo ở chân của Uy-lít-xơ do chàng bị lợn nòi húc ngày xưa. D. Kể về chuyện chỉ mình chàng bắn được cây cung – vũ khí của chính chàng ngày xưa. Câu 11. Điểm đặc biệt của chiếc giường do chính tay Uy-lít-xơ làm là gì? A. Không ai có thể xê dịch được nó, trừ thần linh. B. Được làm từ rất nhiều vàng bạc. C. Được làm bằng thân và cành cây ô-liu. D. Được xây lên bằng những tảng đá đặt khít nhau. Câu 12. Nghĩa biểu tượng của văn bản văn học Uy-lít-xơ trở về là gì? A. Nói đến cuộc gặp gỡ kỳ diệu. B. Ngợi ca sức mạnh và vẻ đẹp của trí tuệ. C. Sự thử thách trong tình yêu. D. Những xung đột kịch tính. Câu 13. Nếu coi đoạn trích là một vở kịch có mở đầu, phát triển, xung đột.. thì chi tiết nào trong các chi tiết dưới đây thể hiện cao nhất kịch tính của vở kịch? A. Việc Uy- lít-xơ giết bọn cầu hồn. B. Uy-lít-xơ nói về chiếc giường bí mật. C. Tê-lê-mác trách mẹ. D. Uy-lít-xơ từ phòng tắm bước ra. Câu 14. Đáp án nào dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật Uy-lít-xơ được thể hiện trong đoạn trích này? A. Dũng cảm, cao thượng C. Cao thượng, ngay thẳng B. Dũng cảm, bao dung D. Trí tuệ, thông minh Câu 15. Hai đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu: Ngôn ngữ trang trọng và lối kể chuyện chậm rãi trong Uy-lít-xơ trở về được gọi là phương pháp nghệ thuật gì? A. Xây dựng điển hình C. Trì hoãn sử thi B. Đặc tả tính cách D. Tả cảnh ngụ tình Câu 16. Khi nghe Pê-nê-lốp nói đến "Những dấu hiệu riêng", Uy-lít-xơ lại "nhẫn nại mỉm cười" bởi vì: A. Chàng cảm thấy chua chát. B. Chàng cảm thấy bất lực. C. Chàng cảm thấy thất vọng. D. Chàng cảm thấy tự tin. Câu 17. Đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt tác giả này với tác giả khác là ở: A. Lịch sử cuộc đời C. Nhân vật kể chuyện B. Cá tính sáng tạo D. Đời sống riêng tư Câu 18. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau? A. Câu chuyện được kể trong Ô-đi-xê diễn ra trước câu chuyện được kể trong I-li-át . B. Câu chuyện được kể trong Ô-đi-xê diễn ra cùng câu chuyện được kể trong I-li-át . C. Câu chuyện được kể trong Ô-đi-xê diễn ra sau câu chuyện được kể trong I-li-át. D. Câu chuyện được kể trong Ô-đi-xê nằm trong sử thi I-li-át . Câu 19. Chi tiết "chiếc giường bí mật" trong văn bản thể hiện điều gì? A. Là phép thử đối với Uy-lít-xơ. B. Thể hiện phẩm giá của Pê-nê-lốp. C. Thể hiện tình cảm vợ chồng. D. Cả A, B, C. Câu 20. Gặp người thân sau hai mươi năm xa cách nhưng mọi người không hồ hởi, vồ vập, Uy-lít-xơ tỏ ra: A. Vội vàng, nôn nóng. B. Chán chường. C. Vẫn bình tĩnh, tự tin. D. Thất vọng, buồn tủi. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bấm để xem 1. C 2. D 3. A 4. A 5. B 6. C 7. D 8. D 9. A 10. C 11. C 12. B 13. B 14. D 15. C 16. D 17. B 18. C 19. D 20. C
Trắc nghiệm Ra-ma buộc tội (Sử thi Ấn Độ) Câu 1. Bộ sử thi Ra-ma-ya-na là của dân tộc nào? A. Nhật Bản C. Ấn Độ B. Trung Quốc D. Hy Lạp Câu 2. Đoạn trích Ra-ma buộc tội nằm ở: A. Phần đầu của sử thi Ra-ma-ya-na. B. Giữa sử thi Ra-ma-ya-na. C. Cuối sử thi Ra-ma-ya-na. Câu 3. Xung đột trong đoạn trích này là xung đột: A. Giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm. B. Giữa tình yêu và lòng thù hận. C. Giữa lòng thuỷ chung và sự phản bội. D. Giữa tình cảm với danh dự, bổn phận. Câu 4. Nhân vật chính trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là: A. Ra-ma và Lắc-la-ma C. Ra-ma và Xi-ta B. Ra-ma và Ha-nu-man D. Xi-ta và Ha-nu-man Câu 5. Trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, hành động của Ra-ma chủ yếu bị chi phối bởi: A. Tình yêu C. Lòng thù hận B. Danh dự D. Sự ghen tuông Câu 6. Để bộc lộ một cách sâu sắc tình cảm và suy nghĩ của mình, người viết phải: A. Đưa tất cả mọi chi tiết vào truyện. B. Đưa vào truyện những chi tiết mà mình yêu thích. C. Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. D. Chỉ cần sử dụng một chi tiết tiêu biểu. Câu 7. Nội dung nào trong những nội dung sau đây không có trong lời thanh minh của Xi-ta? A. Khẳng định tư cách, phẩm chất của mình. B. Oán trách Ra-ma. C. Nhấn mạnh đến nguồn gốc, dòng dõi của mình. D. Khẳng định sự trinh trắng của tâm hồn mình. Câu 8. Tính cách của hai nhân vật chính Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích này được bộc lộ chủ yếu thông qua: A. Lời thoại của nhân vật. C. Sự miêu tả ngoại cảnh. B. Lời bình của tác giả. D. Hành động của nhân vật. Câu 9. Hình ảnh nghệ thuật nào dưới đây được dùng để so sánh với nỗi đau đớn của Xi-ta khi nàng nghe những lời ghen tuông giận dữ của chồng? A. Như một cây to bị bão quật đổ. B. Như một cây dây leo bị vòi voi quật nát. C. Như một bông hoa rừng bị vò nát. D. Như ngàn cánh hoa rừng rũ rượi dưới mưa. Câu 10. Qua những lời Xi-te nói với Ra-ma, có thể thấy nàng là người: A. Mạnh mẽ C. Nhẫn nhục B. Dịu dàng nhưng cương quyết D. Giàu đức hi sinh Câu 11. Điểm chung giữa các nhân vật Đăm Săn, Ra-ma và Uy-lít-xơ là: A. Đều có sức mạnh danh dự, thể xác, tình yêu. B. Đều có sức mạnh trí tuệ, đạo đức, danh dự. C. Đều có sức mạnh thể xác, trí tuệ, tình yêu. D. Đều có sức mạnh đạo đức, trí tuệ, tình yêu. Câu 12. Nếu cần chọn chi tiết để thể hiện rõ nhất cho niềm vui của học sinh trong ngày khai trường, em sẽ chọn chi tiết nào? A. Cờ hoa rợp trời C. Những nụ cười rạng rỡ B. Những tà áo mới D. Người đi lại tấp nập Câu 13. Trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, tâm trạng của Xi-ta diễn biến như thế nào? A. Từ đau khổ đến oan ức. C. Từ vui mừng đến đau khổ. B. Từ oan ức đến vui mừng. D. Từ đau khổ đến vui mừng. Câu 14. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa? A. Ra-ma cũng đang phải chịu đựng một thử thách dữ dội không kém gì Xi-ta. B. Ra-ma cảm thấy tuyệt vọng vì không thể là gì để giúp được Xi-ta. C. Ra-ma cảm thấy ân hận. D. Ra-ma đau đớn nghĩ mình là một kẻ hèn nhát. Câu 15. Khi không thể thanh minh để Ra-ma hiểu sự thuỷ chung của mình, Xi-ta đã tỏ ra vô cùng thất vọng và đau khổ. Chi tiết nào trong các chi tiết sau đây nói lên điều đó? A. Mở tròn đôi mắt đẫm lệ. C. Nước mắt đổ ra như suối. B. Òa khóc. D. Đau đớn đến nghẹt thở. Câu 16. Xi-ta trong Ra-ma-ya-na và Pê-nê-lốp trong Ô-đi-xê có những điểm nào giống nhau? A. Tài năng C. Lòng thủy chung B. Sự nghi ngờ D. Sự đau khổ Câu 17. Vai trò của các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong bài văn tự sự là gì? A. Để dẫn dắt câu chuyện. C. Thể hiện các chủ đề của truyện. B. Tô đậm tính cách nhân vật. D. Cả A, B, C. Câu 18. Cảnh Xi-ta bước vào ngọn lửa là cảnh: A. Hào hùng và bi thương C. Bi thương và phẫn uất B. Hào hùng và khốc liệt D. Hào hùng và phẫn uất Câu 19. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, chi tiết nào trong số các chi tiết sau không thể hiện những quan điểm và cách đánh giá của nhân dân lao động? A. An Dương Vương và Mị Châu sau khi chết lại được thờ cúng cùng một nơi. B. Chi tiết "ngọc trai - giếng nước". C. Chi tiết Trọng Thuỷ sang ở rể Âu Lạc. D. Mị Châu chết, nhưng xác biến thành ngọc thạch. Câu 20. Ra-ma thuộc loại nhân vật nào? A. Nhân vật tính cách C. Nhân vật chức năng B. Nhân vật lý tưởng D. Nhân vật tâm trạng GỢI Ý ĐÁP ÁN Bấm để xem 1. C 2. C 3. D 4. C 5. B 6. C 7. B 8. A 9. B 10. B 11. D 12. C 13. C 14. A 15. B 16. C 17. D 18. A 19. C 20. B