Trắc nghiệm văn học dân gian - Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 7 Tháng tám 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN 10

    Bài tập trắc nghiệm Văn học dân gian bao gồm các nội dung:

    - Trắc nghiệm Khái quát Văn học dân gian Việt Nam

    - Trắc nghiệmChiến thắng Mtao Mxây

    - Trắc nghiệm Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.

    - Trắc nghiệm Tấm Cám.

    - Trắc nghiệm Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa.

    - Trắc nghiệm Ca dao hài hước.


    [​IMG]

    Trắc nghiệm Khái quát Văn học dân gian Việt Nam

    1. Chọn một đáp án đúng:

    Câu 1: Trong những câu sau câu nào nêu khái niệm đúng nhất về văn học dân gian?

    A. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động.

    B. Văn học dân gian là những sáng tác cá nhân, truyền miệng, lưu truyền trong nhân dân.

    C. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, mang tính sáng tạo của cá nhân cao.

    D. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, lưu truyền trong nhân dân, mang dấu ấn cá nhân.

    Câu 2: Câu nào không đúng khi nói về văn học dân gian?

    A. Văn học dân gian là văn học của quần chúng lao động.

    B. Văn học dân gian Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc.

    C. Văn học dân gian mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả.

    D. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng.

    Câu 3: Điền khuyết:"Văn học dân gian gắn bó với đời sống và ... của quần chúng lao động đông đảo trong xã hội. "

    A. Tư tưởng, tình cảm.

    B. Lao động, sinh hoạt.

    C. Trí tuệ, kinh nghiệm.

    D. Tư tưởng, triết lí.

    Câu 4: Văn học dân gian được đánh giá như:

    A. Bộ tiểu thuyết về cuộc sống.

    B. Kho tàng triết lí về cuộc sống.

    C. Sách giáo khoa về cuộc sống.

    D. Kho kinh nghiệm về cuộc sống.

    Câu 5: Đặc trưng nào không phải của văn học dân gian?

    A. Tính cá thể.

    B. Tính truyền miệng.

    C. Tính tập thể.

    D. Tính dị bản.

    Câu 6: Dòng nào khái quát chưa chính xác giá trị của Văn học dân gian:

    A. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.

    B. Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người

    C. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn.

    D. Văn học dân gian thường có nhiều cốt truyện, tình tiết, sự kiện.. được lặp đi, lặp lại.

    Câu 7: Dòng nào sau đây khái quát giá trị giáo dục của" Truyện An Dương Vương và MC, TT ":

    A. Tác phẩm là bài học về lòng yêu nước, về tinh thần cảnh giác với kẻ thù, về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, nghĩa nước với tình nhà.

    B. Tác phẩm phản ánh hiện thực lịch sử thời kì Âu Lạc một cách kì ảo.

    C. Tác phẩm có cốt truyện, tình tiết, sự kiện.. hấp dẫn

    D. Tác phẩm đề cao công lao của vua An Dương Vương trong quá trình xây thành, chế nỏ.

    Câu 8: Dòng nào sau đây khái quát giá trị nhận thức của ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa?

    A. Những bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa cho ta hiểu đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.

    B. Những bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩalà tiếng nói chung của một cộng đồng.

    C. Những bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa thường có nhiều dị bản.

    D. Những bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa thường có mô típ mở đầu được lặp đi, lặp lại (Thân em như; Trèo lên )

    Câu 9:" Truyện cổ tích Tấm Cám là bài học về tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi trước cái xấu, cái ác, tạo dựng niềm tin bất diệt vào sức mạnh của chính nghĩa, của cái thiện "thể hiện giá trị nào của văn học dân gian?

    A. Nhận thức.

    B. Thẩm mĩ.

    C. Giải trí

    D. Giáo dục.

    Câu 10: Những tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải là tác phẩm văn học dân gian?

    A. Truyện cổ nước mình.

    C. Đẻ đất đẻ nước.

    B. Cây tre trăm đốt.

    D. Sọ Dừa.

    Câu 11: Trong những văn bản sau, văn bản nào không thuộc tác phẩm văn học dân gian?

    A. Thân em như cá rô thia - Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu.

    B. Thân em như quả mít trên cây - Da nó xù xì múi nó dày.

    C. Thân em như trái bần trôi - Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

    D. Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

    Câu 12:" Thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. "Là thể loại nào?

    A. Sử thi dân gian.

    B. Truyền thuyết.

    C. Truyện thơ.

    D. Thần thoại.

    Câu 13:" Thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn vần kết hợp với văn xuôi, kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng. "Là thể loại nào?

    A. Thần thoại.

    B. Truyền thuyết.

    C. Sử thi dân gian.

    D. Truyện thơ.

    Câu 14:" Thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan tới lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tưởng để lí tưởng hóa sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân "là thể loại nào?

    A. Truyền thuyết.

    B. Sử thi dân gian.

    C. Thần thoại.

    D. Truyện thơ.

    Câu 15:" Thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể về số phận của các kiểu nhân vật: Người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc.. qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội "là thể loại nào?

    A. Sử thi dân gian.

    B. Truyện cổ tích.

    C. Truyền thuyết.

    D. Truyện thơ.

    Câu 16:" Thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống "là thể loại nào?

    A. Truyện cổ tích.

    B. Truyện cười dân gian.

    C. Truyện ngụ ngôn.

    D. Truyện thơ dân gian.

    Câu 17:" Thể loại tự sự, kể lại những câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật, ngụ ý nêu lên những kinh nghiệm sống, những bài học luân lí - triết lí nhân sinh "là thể loại:

    A Truyện ngụ ngôn.

    B. Tục ngữ.

    C. Ca dao.

    D. Câu đố.

    Câu 18:" Thể loại câu nói có tính chất nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người "là thể loại:

    A. Ca dao.

    B. Vè.

    C. Câu đố.

    D. Tục ngữ.

    Câu 19:" Lời nói có tính nghệ thuật, miêu tả sự vật, hiện tượng bằng lối nói ám chỉ, giấu không cho biết sự vật, hiện tượng để người nghe tự đoán ra, nhằm giải trí và rèn luyện khả năng suy đoán "là thể loại:

    A. Câu đố.

    B. Vè.

    C. Tục ngữ.

    D. Ca dao.

    Câu 20:" Thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sông nội tâm của con người"là thể loại:

    A. Dân ca.

    B. Tục ngữ.

    C. Ca dao.

    D. Vè.


    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1A; 2C; 3A; 4C; 5A; 6D; 7A; 8A; 9D; 10A

    11B; 12D; 13C; 14A; 15B; 16B; 17A; 18D; 19A; 20C
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng chín 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trắc nghiệm Khái quát Văn học dân gian Việt Nam (tt)

    Câu 1. Trong những nhận định sau, nhận định nào nói đúng nhất về văn học dân gian Việt Nam?

    A. Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được chắt lọc.

    B. Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có phong cách riêng.

    C. Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có tính sáng tạo.

    D. Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

    Câu 2. Phương thức truyền miệng đã tạo ra đặc điểm nào của văn học dân gian?

    A. Tính nguyên hợp

    B. Tính dị bản

    C. Tính đa nghĩa

    D. Tính phi ngã

    Câu 3. Điểm khác biệt nổi bật của văn học dân gian so với văn học viết là:

    A. Có nhiều thể loại đa dạng và phong phú.

    B. Phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân lao động.

    C. Sử dụng ngôn từ trau chuốt.

    D. Tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng.

    Câu 4. Một trong những đặc trưng cơ bản của thi pháp văn học dân gian là:

    A. Xây dựng nhân vật điển hình.

    B. Nhiều tình tiết ly kỳ, gay cấn.

    C. Sự lặp đi, lặp lại của các mô tuýp.

    D. Nhiều chi tiết hư cấu, tưởng tượng.

    Câu 5. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau?

    A. Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và kết thúc khi văn học hiện đại ra đời.

    B. Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và kết thúc khi chữ viết ra đời.

    C. Văn học dân gian ra đời cùng với văn học viết và cùng tồn tại cho tới ngày nay.

    D. Văn học dân gian ra đời từ rất sớm từ khi chưa có văn học viết và phát triển song song cùng với văn họcviết cho tới ngày nay.

    Câu 6. Trong văn học dân gian, thể loại nào trong các thể loại dưới đây thể hiện rõ nhất khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người?

    A. Truyền thuyết C. Thần thoại

    B. Cổ tích D. Sử thi

    Câu 7. Thể loại nào của văn học dân gian "kể lại những sự kiện và biến cố lớn lao, có ý nghĩa quan trọng đối với cả cộng đồng"?

    A. Cổ tích

    B. Thần thoại

    C. Truyền thuyết

    D. Sử thi

    Câu 8. Thể loại văn học dân gian nào có chứa đựng các yếu tố của lịch sử?

    A. Truyền thuyết

    B. Sử thi

    C. Thần thoại

    D. Truyện thơ

    Câu 9. Dòng nào dưới đây thống kê chính xác các thể loại sân khấu dân gian?

    A. Chèo, tuồng, dân ca, các trò diễn mang tích truyện.

    B. Chèo, kịch nói, múa rối, các trò diễn mang tích truyện.

    C. Chèo, tuồng, múa rối, kịch nói, cải lương.

    D. Chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện.

    Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây nói rõ nhất sự khác nhau giữa truyện thơ và ca dao?

    A. Tác phẩm giàu chất trữ tình.

    B. Tác phẩm được viết bằng văn vần.

    C. Tác phẩm phản ánh thế giới tình cảm, nội tâm của con người.

    D. Tác phẩm có sự việc, cốt truyện được kể bằng văn vần.

    Câu 11. Loại truyện dân gian nào nội dung chủ yếu nhằm mục đích giải trí và phê phán?

    A. Truyện ngụ ngôn C. Truyện cười

    B. Vè D. Câu đố

    Câu 12. Tại sao khi có chữ viết, văn học dân gian vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển?

    A. Vì nó có nhiều thể loại phong phú, đa dạng.

    B. Vì nó có tính truyền miệng rộng rãi.

    C. Vì có nhiều sáng tác không thể ghi bằng chữ viết.

    D. Vì nó có tính nhân dân và dân tộc sâu sắc.

    Câu 13. Trong những nhận định sau, nhận định nào khái quát chưa chính xác về giá trị của văn học dân gian?

    A. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc.

    B. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc.

    C. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ nhưng chỉ nhằm mục đích giáo dục con người.

    D. Văn học dân gian có tác dụng to lớn tới văn học viết.

    Câu 14. Căn cứ vào phong cách chức năng thì ca dao thuộc văn bản nào?

    A. Văn bản hành chính

    B. Văn bản chính luận

    C. Văn bản nghệ thuật

    D. Văn bản khoa học

    Gợi ý đáp án:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1D; 2B; 3D; 4C; 5D; 6C; 7D; 8A;

    9D; 10D;11C; 12D; 13C; 14C;
     
    Mèo Cacao thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng chín 2022
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trắc nghiệm Chiến thắng Mtao - Mxây

    Câu 1. Chiến thắng Mtao Mxây trích trong sử thi của dân tộc nào?

    A. Gia-rai C. Mường

    B. Ê-đê D. Ba-na

    Câu 2. Âm hưởng nổi bật của sử thi anh hùng là:

    A. Âm hưởng ngân vang

    B. Âm hưởng bi thương

    C. Âm hưởng tha thiết

    D. Âm hưởng hùng tráng

    Câu 3. Trong những nhận định về đặc điểm của thể loại sử thi anh hùng dưới đây, nhận định nào không đúng?

    A. Sử thi anh hùng phản ánh những sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống của cộng đồng.

    B. Nhân vật trong sử thi anh hùng đại diện cho phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng.

    C. Ngôn ngữ hào hùng, thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại.

    D. Sử thi anh hùng giải thích sự hình thành của vũ trụ, vạn vật và con người.

    Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong Chiến thắng Mtao Mxây là gì?

    A. So sánh và nhân hóa C. So sánh và phóng đại

    B. So sánh và ẩn dụ D. So sánh và hoán dụ

    Câu 5. Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây nhằm mục đích gì?

    A. Để trở thành một tù trưởng hùng mạnh.

    B. Để trả thù cho người thân.

    C. Để mở rộng đất đai.

    D. Để giành lại vợ.

    Câu 6. Ngôn ngữ trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây có đặc điểm gì?

    A. Trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu.

    B. Trang trọng, hấp dẫn, lạc quan.

    C. Hấp dẫn, vui tươi, lạc quan.

    D. Giàu hình ảnh, cảm xúc, lạc quan.

    Câu 7. Các phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây là:

    A. Tự sự kết hợp miêu tả.

    B. Tự sự kết hợp thuyết minh.

    C. Miêu tả kết hợp biểu cảm.

    D. Miêu tả kết hợp nghị luận.

    Câu 8. Trong các chi tiết dưới đây, c hi tiết nào sử dụng biện pháp tu từ phóng đại và so sánh?

    A. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực.

    B. "Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây".

    C. "Chàng múa trên cao, gió như bão".

    D. "Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no".

    Câu 9. Đăm Săn đã dùng vật gì để ném vào vành tai của Mtao Mxây? A. Chiếc chày mòn C. Chũm choẹ

    B. Lồ ô D. Hlong

    Câu 10. Hình tượng Đăm Săn thể hiện cho điều gì?

    A. Cái ác C. Cái bi

    B. Cái thiện D. Cái đẹp

    Câu 11. Cảnh dân làng Mtao Mxây mang của cải đi theo Đăm Săm sau khi Mtao Mxây thất bại thể hiện điều gì?

    A. Sự sợ hãi

    B. Sự thán phục

    C. Sự vui mừng

    D. Sự cùng đường

    Câu 12. Tầm vóc sử thi của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thể hiện rõ nhất trong?

    A. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh hoành tráng của lễ ăn mừng chiến thắng.

    B. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và hình tượng kẻ địch thủ.

    C. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh thiên nhiên.

    D. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và các lực lượng siêu nhiên.

    Câu 13. Vai trò của nhân vật ông Trời trong cuộc chiến của Đăm Săn là:

    A. Người giúp đỡ các nhân vật hiền lành, lương thiện trong lúc gian nan.

    B. Cố vấn, phù trợ cho nhân vật anh hùng.

    C. Góp phần hạn chế sức mạnh của nhân vật đối nghịch với người anh hùng.

    D. Thể hiện uy lực của thần linh trong việc quyết định những chiến thắng của người anh hùng.

    Câu 14. Khung cảnh ăn mừng chiến thắng ở cuối đoạn Chiến thắng Mtao Mxây chủ yếu thể hiện ý nghĩa gì?

    A. Tính dân tộc C. Tính giáo huấn

    B. Tính thực tiễn D. Tính cộng đồng

    Câu 15. Nghĩa hàm ẩn của văn bản Bánh trôi nước là:

    A. Nói đến chiếc bánh C. Nói đến con người

    B. Nói đến việc làm bánh D. Nói đến thân phận người phụ nữ

    Câu 16. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích sau:

    Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ,

    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi.

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

    Tôi thấy nhơ cái mùi nồng mặn quá.

    (Tế Hanh – Quê hương )

    A. Tự sự C. Biểu cảm

    B. Miêu tả D. Thuyết minh

    Câu 17. Mục đích cuối cùng mà văn bản văn học hướng tới là gì?

    A. Hoàn thiện con người C. Giáo dục con người

    B. Cảm hóa con người D. Hiểu biết con người

    Câu 18. Theo anh (chị), yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản hành chính – công vụ là gì?

    A. Có bố cục ba phần.

    B. Có sự thống nhất về nội dung.

    C. Có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần.

    D. Trình bày theo một thể thức được quy định chặt chẽ.

    Câu 19. Sách giáo khoa, luận án, luận văn, công trình nghiên cứu thuộc kiểu văn bản nào?

    A. Văn bản hành chính C. Văn bản khoa học

    B. Văn bản chính luận D. Văn bản báo chí

    Câu 20. Nhan đề của văn bản Chiến thắng Mtao Mxây được đặt theo:

    A. Nhân vật chính trong văn bản

    B. Nội dung của văn bản

    C. Hình thức của văn bản

    D. Ý nghĩa của văn bản
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng chín 2022
  5. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trắc nghiệm: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

    Câu 1. Truyền thuyết là gì?

    A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.

    B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và các nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.

    C. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.

    D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh.. qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội.

    Câu 2 . Dòng nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của truyền thuyết:

    A. Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì

    B. Phản ánh lịch sử

    C. Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.

    D. Nói lên "tâm tình thiết tha" của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.

    Câu 3. Nhận xét nào trong những nhận xét dưới đây khái quát chính xác nhất về thể loại truyền thuyết?

    A. Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử tồn tại trong dân gian.

    B. Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử từ xa xưa kể lại.

    C. Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử đã được huyền thoại hóa.

    D. Truyền thuyết là những câu chuyện có yếu tố thần kì.

    Câu 4. Chi tiết nào không có trong truyện kể về An Dương Vương?

    A. An Dương Vương nhận lời cầu hòa của Triệu Đà

    B. ADV nhận lời cầu hôn và gả con gái cho Trọng Thủy

    C. ADV cho Trọng Thủy xem nỏ thần

    D. Giặc đến, ADV vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, không bố trí chống cự

    Câu 5. Ý nghĩa quan trọng nhất của câu chuyện ADV và MC-TT là gì?

    A. Tình cảm cha con

    B. Tình nghĩa vợ chồng

    C. Bài học dựng nước

    D. Bài học giữ nước

    Câu 6. Cốt lõi lịch sử của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là:

    A. Nước ta thời Âu Lạc đã có thành cao, vũ khí lợi hại.

    B. Chuyện Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy

    C. Mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ.

    D. Chuyện Rùa Vàng giúp ADV chế nỏ thần.

    Câu 7. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhằm mục đích gì?

    A. Phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

    B. Ngợi ca những chiến công của An Dương Vương.

    C. Giải thích sự hình thành của nước Âu Lạc.

    D. Kể về một mối tình đẹp trong lịch sử.

    Câu 8. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì:

    A. Không có cách để xây cung điện.

    B. Có ý thức đối với sự an nguy của đất nước.

    C. Là vua của một nước

    D. Là vị vua chăm lo việc cúng tế, thờ phụng thần linh.

    Câu 9. Tại sao ADV lại kết tình thông gia với kẻ thù?

    A. Vì thương con gái Mị Châ

    B. Vì quý mến Trọng Thủy

    C. Vì mệt mỏi sau một thời gian dài chiến tranh

    D. Vì mong muốn hòa bình mà mơ hồ mất cảnh giác trước bản chất tham lam xảo trá của kẻ thù

    Câu 10. Sai lầm đầu tiên và lớn nhất của An Dương Vương là:

    A. Xây Loa Thành.

    B. Chế nỏ thần.

    C. Chém đầu Mị Châu.

    D. Cho Trọng Thuỷ ở rể.

    Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây khiến cho Mị Châu trao nỏ thần cho Trọng Thuỷ?

    A. Không biết nỏ thần là bí mật quốc gia.

    B. Yêu quý Trọng Thuỷ, tin rằng chồng không làm hại vợ.

    C. Thông đồng với Trọng Thuỷ làm hại An Dương Vương, làm hại đất nước.

    D. Trọng Thuỷ khéo lừa.

    Câu 12. Chi tiết nào không nói lên sự mất cảnh giác và thái độ cả tin thơ ngây của Mị Châu trong tình yêu?

    A. Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần

    B. Mị Châu không nhận ra lời nói bất thường của TT trong khi từ biệt

    C. Mị Châu rắc lông ngỗng trên đường chạy cho Trọng Thủy đuổi theo

    D. Mị Châu chết trên bờ biển, máu nàng chảy xuống nước, loài trai ăn phải lập tức biến thành hạt châu.

    Câu 13. Chi tiết ADV rút gươm chém Mị Châu nói lên điều gì?

    A. An Dương Vương khi nhận ra sai lầm đã đứng về phía công lí trừng trị kẻ có tội với non sông.

    B. Thái độ quyết liệt của nhân dân, dứt khoát khép Mị Châu vào tội phản quốc.

    C. Tình thế nguy cấp của chiến trận

    D. Phù hợp với kết cấu của cốt truyện

    Câu 14. Hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ nói lên ý nghĩa gì?

    A. Ngợi ca một tình yêu thuỷ chung, son sắt.

    B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.

    C. Ngợi ca sự trong sạch của Mị Châu.

    D. Biểu trưng cho sự hóa giải của một mối oan tình.

    Câu 15. Hình ảnh ngọc trai - giếng nước thể hiện thái độ gì của nhân dân?

    A. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu.

    B. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng nhận cho nỗi hối hận, mong muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.

    C. Thái độ bao dung của nhân dân chứng thực cho tấm lòng trong sáng của MC và sự hối hận mong hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.

    D. Thái độ bao dung và tha thứ của nhân dân đối với Mị Châu và Trọng Thủy.

    Câu 16. Chi tiết nào dưới đây không có yếu tố hoang đường, thần kì?

    A. Thần Kim Quy giúp vua xây thành và cho lẫy nỏ thần để bảo vệ nước

    B. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn người

    C. Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần

    D. Những biến hóa kì diệu tạo thành chi tiết "ngọc trai- giếng nước"

    Câu 17. Sai lầm của Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là gì?

    A. Chủ quan.

    B. Đa nghi.

    C. Không nghe lời dạy bảo của An Dương Vương.

    D. Cả tin.

    Câu 18. Sắp xếp lại các chi tiết sau theo trình tự đúng để thấy được kế hoạch của Trọng Thủy:

    A. Lúc chia tay, hỏi cách tìm theo dấu vết của Mị Châu

    B. Ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng

    C. Dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần

    D. Mang lẫy nỏ về nước

    E. Giả cách xin về phương Bắc thăm nhà..

    Câu 19. Thái độ của tác giả dân gian đối với vua An Dương Vương là gì?

    A. Ngợi ca vì có công xây thành, chế nỏ

    B. Phê phán vì mất cảnh giác làm mất nước

    C. Vừa ngợi ca, vừa phê phán

    D. Xót thương, thông cảm

    Câu 20: Dòng nào không nói đúng ý nghĩa chính trị của truyền thuyết ADV và MC-TT?

    A. Truyện nêu lên bài học cảnh giác trước kẻ thù

    B. Truyện nêu bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa tình vợ chồng và tình cha con

    C. Truyện nêu bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa riêng và chung

    D. Truyện nêu bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa việc nhà và việc nước, giữa cá nhân và cộng đồng.


    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1B, 2D, 3C, 4C, 5D, 6A, 7A, 8B, 9D, 10D, 11B, 12D

    13A, 14D, 15C, 16C, 17D, 18 (C-B-E-A-D), 19D, 20B
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng mười một 2021
  6. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trắc nghiệm: Tấm Cám

    Câu 1: Truyện cổ tích là gì?

    A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.

    B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.

    C. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.

    D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động, người dũng sĩ.. qua đó thể hiện quan niệm về đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công lí.

    Câu 2: Loại truyện cổ tích nào có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất?

    A. Truyện cổ tích về các loài vật

    B. Truyện cổ tích sinh họa

    C. Truyện cổ tích thần kì

    D. Cả B và C đều đúng

    Câu 3: Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì là gì?

    A. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì, kết thúc có hậu.

    B. Phản ánh những sự kiện lớn của cộng đồng, thường kết thúc có hậu.

    C. Kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu

    D. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì, kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu.

    Câu 4: Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kì bao gồm những nội dung nào?

    A. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em

    B. Thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ

    Công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyện vời của con người.

    C. Nói lên lời tâm tình của nhân dân lao động với các nhân vật lịch sử và những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em

    D. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em và thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyện vời của con người

    Câu 5: Truyện nào dưới đây không phải là truyện cổ tích:

    A. Đẽo cày giữa đường

    B. Thạch Sanh

    C. Sọ Dừa

    D. Sự tích trầu cau

    Câu 6: Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích gì?

    A. Truyện cổ tích về các loài vật

    B. Truyện cổ tích thần kì

    C. Truyện cổ tích sinh hoạt

    D. Truyện cổ tích Việt Nam.

    Câu 7: Tình tiết nào không tham gia vào việc phát triển mâu thuẫn trong truyện Tấm Cám?

    A. Cái yếm đỏ

    B. Bố Tấm chết

    C. Con cá bống

    D. Cái chết của Tấm

    E. Thử giày

    F. Chim vàng anh

    Câu 8: Động cơ nào dẫn đến sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con Cám ngày càng tăng?

    A. Muốn tranh giành tài sản của bố Tấm để lại và bắt Tấm làm kẻ ở trong nhà.

    B. Muốn tranh giành tất cả những gì thuộc về Tấm

    C. Muốn tiêu diệt Tấm đến cùng để tranh giành tài sản

    D. Muốn tranh giành tất cả nhhững gì thuộc về Tấm và tiêu diệt Tấm đến cùng

    Câu 9: Bản chất của xung đột và mâu thuẫn trong truyện Tấm Cám là gì?

    A. Mâu thuẫn giữa dì ghẻ – con chồng, giữa thiện và ác

    B. Mâu thuẫn giữa chị và em, giữa thiện và ác

    C. Mâu thuẫn giữa chủ nhà và người ở, giữa thiện và ác

    D. Mâu thuẫn giữa kẻ giàu và người nghéo, giữa thiện và ác

    Câu 10: Hãy nối cột A và B để có được trình tự biến hóa của Tấm?

    A B

    A. Lần thứ nhất 1. Cây xoan đào

    B. Lần thứ hai 2. Chim vàng anh

    C. Lần thứ ba 3. Quả thị

    D. Lần thứ tư 4. Khung cửi

    Câu 11: Sự biến hóa của Tấm thể hiện điều gì?

    A. Nhân dân ước mơ con người được bất tử

    B. Sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác

    C. Sự bền bỉ, kiên quyết của Tấm trước điều ác

    D. Sự độc ác tột cùng của mẹ con Cám

    Câu 12: Tấm bị mẹ con Cám hại nhiều lần, Tấm chỉ biết khóc. Đến lần nào thì Tấm không khóc nữa?

    A. Cám lừa trút hết giỏ cá

    B. Mẹ con Cám bắt bống ăn thịt

    C. Dì ghẻ bắt Tấm nhặt gạo lẫn với thóc

    D. Dì ghẻ lừa chặt cây cau giết Tấm

    Câu 13: Khi Tấm bị giết, không thấy Bụt hiện lên giúp Tấm nữa. Tác giả dân gian muốn nói điều gì?

    A. Không ai giúp đỡ suốt đời

    B. Bụt không có khả năng giúp đỡ trong hoàn cảnh này

    C. Con người phải tự đấu tranh để giành hạnh phúc

    D. Mẹ con Cám quá độc ác

    Câu 14: Sau khi bị giết, Tấm hóa kiếp nhiều lần (4 lần), điều đó có ý nghĩa gì?

    A. Tấm thiết tha với cuộc sống và triết lí của dân gian: Chính nghĩa thắng gian tà

    B. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch

    C. Triết lí của dân gian: Chính nghĩa thắng gian tà, cái thiện sẽ thắng cái ác.

    D. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch và triết lí của dân gian: Chính nghĩa nhất định thắng gian tà.

    Câu 15: Dòng nào sau đây không phải là yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám?

    A. Bụt

    B. Miếng trầu têm cánh phượng

    C. Xương cá bống

    D. Sự hóa kiếp của Tấm

    Câu 16: Trong truyện "Tấm Cám", Bụt hiện ra mấy lần?

    A. 2 lần.

    B. 3 lần.

    C. 4 lần

    D. 5lần

    Câu 17: Từ một cô gái mồ côi, Tấm trở thành hoàng hậu. Điều đó thể hiện quan niệm gì của người bình dân Việt Nam?

    A. Ở hiền gặp lành.

    B. Ở ác gặp ác.

    C. Lạc quan

    D. Tin tưởng vào tương lai

    Câu 18: Câu "Chị Tấm ơi - Đầu chị lấm - chị hụp cho sâu - Kẻo về mẹ mắng", đã thể hiện tính cách nào ở Cám?

    A. Gian dối.

    B. Thật thà.

    C. Thương người.

    D. Chân thật

    Câu 19: Truyện Tấm Cám không phản ánh ước mơ nào sau đây?

    A. Ước mơ đổi đời của nhân dân lao động.

    B. Thực hiện công bằng xã hội.

    C. Được hưởng hạnh phúc.

    D. Có quyền lực thống trị

    Câu 20: Những tình tiết nào của truyện Tấm Cám không thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ t ích thần kì?

    A. Bụt hiện lên nhiều lần giúp đỡ và mách bảo Tấm.

    B. Miếng trầu tiêm hình cánh phượng rất khéo do chính tay Tấm têm.

    C. Con gà biết nói tiếng người.

    D. Đàn chim sẻ biết nghe lời Bụt nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo giúp Tấm.


    GỢI Ý ĐÁP ÁN:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1D, 2C, 3D, 4D, 5A, 6B, 7B, 8D, 9A, 10 (A2, B1, C4, D3),

    11B, 12D, 13C, 14D, 15B, 16B, 17A, 18A, 19D, 20B
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng mười một 2021
  7. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trắc nghiệm: Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

    Chọn một đáp án đúng:

    Câu 1: Ca dao là gì?

    A. Là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người.

    B. Là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, miêu tả sự việc, hiện tượng bằng lời nói ám chỉ để dấu đi tên đối tượng đố, nhằm giải trí và rèn luyện khả năng suy đoán.

    C. Là thể loại trữ tình bằng văn vần hoặc kết hợp lời thơ với giai điệu nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

    D. Là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận của con người nghèo khổ và khát vọng về tự do tình yêu.

    Câu 2: Dòng nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?

    A. Ca dao đúc rút kinh nghiệm sống của người lao động.

    B. Ca dao là những câu hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc sống vất vả.

    C. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động.

    D. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động.

    Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật của ca dao là gì?

    A. Thường dùng thể lục bát, kết cấu ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhạc điệu

    B. Thường có hai vế đối nhau và có kết cấu ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhạc điệu

    C. Thường lặp lại các hình ảnh, chi tiết có giá trị nghệ thuật và lối diễn đạt bằng một công thức in đậm sắc thái dân gian.

    D. Thường dùng thể lục bát, kết cấu ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhạc điệu; lặp lại các hình ảnh, chi tiết có giá trị nghệ thuật và lối diễn đạt bằng một công thức in đậm sắc thái dân gian.

    Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi ca dao là:

    A. Những bông hoa quý

    B. Những hòn ngọc quý

    C. Những viên đá quý

    D. Những tác phẩm quý

    Câu 5: Đặc điểm nổi bật nhất của ca dao là gì?

    A. Những vần thơ hoặc những câu nói có vần điệu.

    B. Diễn tả cuộc sống thường nhật của con người.

    C. Đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống thực tiễn.

    D. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động.

    Câu 6: Phương thức biểu đạt chủ yếu của ca dao là?

    A. Tự sự

    B. Biểu cảm

    C. Miêu tả

    D. Nghị luận

    Câu 7: Ca dao không có đặc điểm nghệ thuật nào?

    A. Sử dụng lối nói so sánh, ẩn dụ.

    B. Sử dụng phong phú phép lặp từ ngữ và điệp cấu trúc.

    C. Miêu tả nhân vật với tính cách đa dạng, phức tạp.

    D. Ngôn ngữ đời thường nhưng giàu giá trị biểu đạt.

    Câu 8: Muốn xác định nhân vật trữ tình trong ca dao, cần trả lời câu hỏi nào?

    A. Bài ca dao nói về ai?

    B. Bài ca dao nói với ai?

    C. Bài ca dao là lời của ai?

    D. Bài ca dao ca ngợi ai?

    Câu 9: Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây không thường được sử dụng trong ca dao?

    A. Lặp đi lặp lại các mô típ mở đầu.

    B. Sử dụng thủ pháp so sánh, ẩn dụ.

    C. Tâm lí nhân vật được miêu tả phức tạp.

    D. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức biểu đạt.

    Câu 10: Những bài ca dao bắt đầu bằng "Thân em.." không có nội dung nào sau đây?

    A. Nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ.

    B. Than thở cho thân phận của người phụ nữ.

    C. Bộc lộ khát vọng của người phụ nữ.

    D. Đề cao vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất của người phụ nữ.

    Câu 11: Câu ca dao: "Thân em như củ ấu gai.. ngọt bùi". Cho ta hiểu gì về thân phận của người

    Phụ nữ xưa.

    A. Bị hắt hủi, chà đạp

    B. Giá trị của người phụ nữ không được biết đến, không được trân trọng.

    C. Có vẻ đẹp, phẩm giá nhưng chỉ gặp toàn bất hạnh.

    D. Không được quyền quyết định tình yêu và hạnh phúc.

    Câu 12: Trong những câu sau, câu nào không sử dụng nét so sánh?

    A. Thân em như tấm lụa đào.

    B. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

    C. Thân em như củ ấu gai.

    D. Thân em như giếng giữa đàng.

    Câu 13: Dòng nào không đúng khi nói về bài ca dao "Thân em như tấm lụa đào"?

    A. Phản ánh cuộc sống khó khăn vất vả của những người phụ nữ.

    B. Than thở cho thân phận bấp bênh, bị phụ thuộc.

    C. Sử dụng hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu đạt.

    D. Sử dụng mô tip mở đầu quen thuộc của nhiều bài ca dao.

    Câu 14: Hình ảnh so sánh "như tấm lụa đào" không nói về phẩm chất gì của người phụ nữ?

    A. Đẹp.

    B. Tươi trẻ.

    C. Mềm mại.

    D. Sôi nổi.

    Câu 15: Câu "Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" cho thấy tâm trạng gì của người phụ nữ?

    A. Lo âu, buồn bã.

    B. Nhục nhã, chán chường.

    C. Căm giận, tủi nhục.

    D. Đau đớn, tuyệt vọng.

    Câu 16: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao "Khăn thương nhớ ai" là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào?

    A: Cô gái bị gả bán

    B: Cô gái bị từ chối tình yêu

    C: Cô gái đang yêu

    D: Cô gái bị chồng hắt hủi

    Câu 17: Biện pháp tu từ nào dưới đây giúp biểu đạt một cách sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai?

    A. Ẩn dụ, hoán dụ và so sánh.

    B. Hoán dụ, điệp ngữ và nhân hóa.

    C. So sánh, ẩn dụ và điệp ngữ.

    D. Nhân hóa, điệp ngữ và cường điệu.

    Câu 18: Vì sao chiếc khăn được nhắc đến đầu tiên và nhiều nhất trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai

    A. Vì khăn là vật gần gũi với người con gái và thường là vật gửi gắm tình yêu.

    B. Vì khăn là vật lau nước mắt của cô gái trong đêm thao thức nhớ người yêu.

    C. Vì khăn là vật chàng trai tặng cô gái, là kỉ niệm tình yêu.

    D. Vì khăn là vật cô gái định tặng cho người yêu.

    Câu 19: Cô gái trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai.. ? Từ tâm trạng nhớ mong chuyển sang lo phiền vì:

    A. Lo chàng trai đi lấy người khác

    B. Lo người khác sẽ quyến rũ chàng trai của mình.

    C. Lo cuộc sống khó khăn, vất vả

    D. Lo gặp phải những trắc trở trong tình yêu vì những hủ tục phong kiến.

    Câu 20: Điền nội dung sau vào chỗ trống trong các câu ca dao sau cho phù hợp: Giếng giữa đàng; thân cây thầu dầu; quế giữa rừng; cái chổi đầu hè

    A. Thân em như..

    Thơm cho ai biết, ngát lừng ai hay.

    B. Thân em như..

    Ngoài tươi trong héo giữa sầu tương tư.

    C. Thân em như..

    Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

    D. Thân em như..

    Để ai mưa nắng đi về chùi chân.


    GỢI Ý ĐÁP ÁN:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1C; 2A; 3D; 4B; 5D; 6B; 7C; 8C; 9C; 10D

    11B; 12B; 13A; 14D; 15B; 16C; 17B; 18A; 19D

    20: A. Quế giữa rừng; B. Thân cây thầu dầu; C. Giếng giữa đàng; D. Cái chổi đầu hè
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng mười một 2021
  8. hỉ thước

    Bài viết:
    0
    Trắc nghiệm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (tt)

    Câu 1. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của ca dao?

    A. Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên.

    B. Nói lên nỗi đau của con người trong xã hội cũ.

    C. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động.

    D. Nói về tình cảm gia đình.

    Câu 2. Trong ca dao, những hình ảnh nào sau đây thường xuất hiện?

    A. Sân đình, cây đa, bến đò, giếng nước

    B. Tùng, cúc, trúc, mai

    C. Lầu son, gác tía, sân đình, cây đa

    D. Sân đình, lầu son, trúc, mai

    Câu 3. Ca dao thường sử dụng phương thức biểu đạt nào nhất?

    A. Miêu tả C. Tự sự

    B. Biểu cảm D. Nghị luận

    Câu 4. Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây không thường được sử dụng trong ca dao?

    A. Sử dụng thủ pháp so sánh, ẩn dụ.

    B. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức biểu đạt.

    C. Lặp đi lặp lại các mô típ mở đầu.

    D. Tâm lí nhân vật được miêu tả phức tạp.

    Câu 5. Ca dao thường sử dụng thể thơ nào nhất?

    A. Thể thơ năm chữ C. Thơ song thất lục bát

    B. Thơ Đường luật D. Thơ lục bát

    Câu 6. Hình ảnh tấm lụa đào trong ca dao nói lên phẩm chất gì ở người phụ nữ?

    A. Vẻ đẹp C. Sự khát khao hạnh phúc

    B. Sự trẻ trung D. Sự dịu dàng

    Câu 7. Ca dao than thân có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ "Thân em". Từ "thân" trong cụm từ trên có nghĩa là:

    A. Thân nhân C. Thân cận

    B. Thân thể D. Thân phận

    Câu 8. Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

    Bài ca dao trên nói lên tâm trạng gì của người phụ nữ?

    A. Chán chường C. Tuyệt vọng

    B. Tủi nhục, xót xa D. Lo âu, buồn bã

    Câu 9. Bài ca dao trên có âm điệu như thế nào?

    A. Nhẹ nhàng, sâu lắng C. Bồi hồi, luyến tiếc

    B. Xót xa, ngậm ngùi D. Nhẹ nhàng, luyến tiếc

    Câu 10. Nỗi lòng của người phụ nữ trong bài ca dao trên nảy sinh từ:

    A. Nỗi đau thân phận C. Tai ương, vất vả

    B. Hoàn cảnh nghèo khó D. Những lo lắng cho tương lai

    Câu 11. Hình ảnh sao Hôm, sao Mai trong câu ca dao "Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng" gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của lứa đôi?

    A. Sự vĩnh hằng C. Sự nồng nàn

    B. Sự sâu lắng D. Sự tha thiết

    Câu 12. Biện pháp tu từ nào dưới đây đã giúp biểu đạt một cách sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài cao dao Khăn thương nhớ ai ?

    A. So sánh, ẩn dụ và điệp ngữ

    B. Nhân hóa, điệp ngữ và ẩn dụ

    C. Ẩn dụ, hoán dụ và so sánh

    D. Hoán dụ, điệp ngữ và nhân hóa

    Câu 13. Muối ba năm muối đang còn mặn

    Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

    Hai hình ảnh "gừng cay" và "muối mặn" trong câu ca dao nói lên ý nghĩa gì?

    A. Chỉ sự nghèo khó C. Chỉ sự gian nan vất vả

    B. Chỉ sự thuỷ chung D. Chỉ chuyện tình yêu tan vỡ

    Câu 14. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai là:

    A. Ngại ngùng C. Nhớ nhung

    B. E sợ D. Bi quan

    Câu 15. Ca dao thường ngắn gọn, hàm súc bởi:

    A. Ca dao không có cốt truyện.

    B. Ca dao thường sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng.

    C. Người bình dân ưa thích lối diễn đạt này.

    D. Ca dao giàu tính biểu cảm.

    ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. C

    2. A

    3. B

    4. D

    5. D

    6. B

    7. D

    8. D

    9. B

    10. D

    11. A

    12. D

    13. C

    14. C

    15. B
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng chín 2022
  9. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trắc nghiệm Ca dao hài hước

    Câu 1. Tính chất của tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm:

    A. Là tiếng cười trào lộng, thông minh, hóm hỉnh.

    B. Là tiếng cười yêu đời, phê phán, chua chát.

    C. Là tiếng cười chua chát, thông minh, hóm hỉnh.

    D. Là tiếng cười hóm hỉnh, lạc quan, chua chát.

    Câu 2. Đối tượng của tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm là:

    A. Những hiện tượng lố bịch trong cuộc sống.

    B. Những thói xấu của giai cấp thống trị.

    C. Thói xấu của người nông dân.

    D. Cả A, B và C đều đúng.

    Câu 3. Nhận xét nào trong những nhận xét sau đây nói đúng về nghệ thuật của ca dao?

    A. Miêu tả nội tâm nhân vật phong phú.

    B. Sử dụng nhiều lối nói phóng đại, tương phản và đối lập.

    C. Sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

    D. Xây dựng những nhân vật có suy nghĩ hài hước.

    Câu 4. Hình thức thể hiện nghệ thuật của bài ca dao Cưới nàng, anh toan dẫn voi.. là:

    A. Lời đối đáp. C. Lời bộc bạch.

    B. Lời tâm sự. D. Lời nhắn gửi.

    Câu 5. Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây nói lên sự khác nhau giữa ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa?

    A. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ

    B. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh

    C. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại

    D. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ

    Câu 6. Từ "đáng" trong câu: Làm trai cho đáng sức trai có nghĩa là gì?

    A. Đáng kể C. Đáng đời

    B. Cáng đáng D. Xứng đáng

    Câu 7. Chồng người đi ngược về xuôi

    Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo

    Đối tượng châm biếm trong câu ca dao trên là:

    A. Loại đàn ông lười nhác. C. Loại đàn ông vô tích sự.

    B. Loại đàn ông yếu đuối. D. Loại đàn ông lười suy nghĩ, vận động.

    Câu 8. Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên là:

    A. Ẩn dụ C. Nói quá

    B. Lối nói đòn bẩy D. Cách nói đối lập

    Câu 9. Đối tượng phê phán của bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông.. Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.. là:

    A. Đàn ông C. Thầy đồ

    B. Đàn bà D. Thầy cúng

    Câu 10. Bài ca dao này phê phán:

    A. Những người phụ nữ ưa nịnh.

    B. Những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên

    C. Những người phụ nữ tham ăn.

    D. Những người phụ nữ lười nhác.

    Câu 11. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong bài ca dao trên?

    A. Phóng đại C. Nhân hóa

    B. Phép lặp D. Cả A, B và C

    Câu 12. Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật tìm được trong câu 11 là:

    A. Tạo tiếng cười giải trí, mua vui.

    B. Tạo tiếng cười giải trí, mua vui đồng thời chế giễu, phê bình nhắc nhở nhẹ nhàng.

    C. Phê phán kịch liệt đối tượng.

    D. Gồm A và C

    Câu 13. Bài ca dao: Bao giờ cho đến tháng ba - Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.. có đặc điểm gì đặc biệt về nghệ thuật?

    A. Dùng lối nói quá

    B. Dùng lối nói tăng cấp

    C. Dùng lối nói tránh

    D. Dùng lối nói ngược

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. A

    2. D

    3. B

    4. A

    5. C

    6. D

    7. C

    8. C

    9. B

    10. B

    11. C

    12. B

    13. D
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng chín 2022
  10. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trắc nghiệm: Ca dao hài hước (tt)

    Câu 1: Điền khuyết: "Ca dao hài hước châm biếm tập trung trí tuệ, nghệ thuật.. dân gian như tạo ra mâu thuẫn, cách nói phóng đại, chơi chữ để bật lên tiếng cười mang nhiều sắc thái khác nhau"

    A. Ẩn dụ

    B. Trào lộng

    C. Thậm xưng

    D. Ngoa dụ.

    Câu 2: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào chưa chuẩn xác với ca dao hài hước?

    A. Tiếng cười tự trào trong ca dao vui vẻ, hồn nhiên.

    B. Tiếng cười châm biếm, phê phán trong ca dao sắc sảo, sâu cay.

    C. Ca dao hài hước nói lên sự thông minh, hóm hỉnh và tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động cho dù cuộc sống thời xưa của họ còn nhiều vất vả, lo toan.

    D. Ca dao hài hước là những bài học về đối nhân xử thế.

    Câu 3: Trong bài ca dao "Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng", tiếng cười được tạo nên bằng thủ pháp nghệ thuật nào?

    A. Đối lập, cường điệu. B. Đối lập, chơi chữ.

    C. Ẩn dụ, cường điệu. D. Cường điệu, chơi chữ.

    Câu 4: Trong bài ca dao "Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng", hình ảnh "gánh hai hạt vừng" là cách nói:

    A. Tả thực.

    B. Cường điệu.

    C. Biểu tượng.

    D. Ẩn dụ

    Câu 5: Trong bài ca dao "Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng", hình ảnh "khom lưng chống gối" và "gánh hai hạt vừng" có quan hệ với nhau như thế nào?

    A. Quan hệ nhân quả.

    B. Quan hệ tương đương.

    C. Quan hệ giả thiết - kết luận.

    D. Quan hệ đối lập, tương phản

    Câu 6: Trong bài ca dao "Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng", có ý nghĩa gì?

    A. Nói lên chí làm trai.

    B. Cười những người đàn ông lười biếng.

    C. Ca ngợi những người đàn ông có chí lớn.

    D. Cười những người đàn ông yếu sức.

    Câu 7: Trong bài ca dao "Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng", đặc điểm nghệ thuật của câu ca dao trên là?

    A. Khắc họa nhân vật bằng những chi tiết có giá trị khái quát cao.

    B. Cường điệu và phóng đại.

    C. Đối lập và phóng đại.

    D. Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu xa.

    Câu 8: Dòng nào sau đây không phải là nghệ thuật của ca dao châm biếm, hài hước?

    A. Nghệ thuật dựng cảnh và xây dựng chân dung nhân vật.

    B. Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế.

    C. Sử dụng nhiều lối nói phóng đại, tương phản và đối lập.

    D. Ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.

    Câu 9: Tiếng cười trong ca dao có ý nghĩa gì?

    A. Mua vui, giải trí.

    V. Tự trào.

    C. Phê phán.

    D. Cả a, b và c

    Câu 10: Dòng nào dưới đây không phải để nói về vẻ đẹp tâm hồn của người lao động qua những bài ca dao châm biếm, hài hước?

    A. Sự thông minh, dí dỏm. B. Tinh thần đấu tranh.

    C. Tinh thần lạc quan. D. Những tâm tư thầm kín.

    Câu 11: Đối tượng nào không được nói đến trong các bài ca dao sau?

    (1) Làm trai cho đáng nên trai – Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.

    (2) Làm trai cho đáng sức trai – Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vàng.

    (3) Chồng người đi ngược về xuôi – Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

    (4) Anh hùng là anh hùng rơm – Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.

    A. Loại đàn ông gia trưởng, tàn nhẫn với vợ.

    B. Loại đàn ông yếu đuối, èo uột.

    C. Loại đàn ông vô tích sự. D. Loại đàn ông bất tài mà hay huênh hoang.

    Câu 12: Bài ca dao: "Làm trai cho.. hạt vừng" phê phán loại đàn ông nào?

    A. Hay khoe mẽ.

    B. Thiếu chí khí.

    C. Tham ăn tục uống.

    D. Yếu đuối.

    Câu 13: Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây nói lên sự khác nhau giữa ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa?

    A. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh. B. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại.

    C. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ. D. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ.

    Câu 14: Bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông.. phê phán:

    A. Những người phụ nữ lăng nhăng.

    B. Những người chồng lười nhác.

    C. Những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên

    D. Những người ưa nịnh.

    Câu 15: Tại sao chàng trai trong bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn.. không dẫn cưới bằng trâu bò mà lại định dẫn cưới bằng "con chuột béo"?

    A. Vì chàng trai nghèo. B. Vì chúng đều là "thú bốn chân".

    C. Vì muốn "chơi trội". D. Vì họ nhà gái kiêng trâu bò.

    Câu 16: Tính chất của tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm là

    A. Tiếng cười trào lộng, thông minh, hóm hỉnh.

    B. Tiếng cười yêu đời, phê phán, chua chát.

    C. Tiếng cười hóm hỉnh, lạc quan, chua chát.

    D. Tiếng cười chua chát, thông minh, hóm hỉnh.

    Câu 17: Hình thức thể hiện của bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn.. là

    A. Lời bộc bạch.

    B. Lời tâm sự.

    C. Lời nhắn nhủ.

    D. Lời đối đáp.

    Câu 18: Bài ca dao Chồng người đi ngược về xuôi.. có ý nghĩa gì?

    A. Cười những người đàn ông lười biếng.

    B. Nói lên chí làm trai.

    C. Ca ngợi những người đàn ông có chí lớn.

    D. Ca ngợi những người đàn ông khỏe mạnh.

    Câu 19: Bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi..", có ý nghĩa phê phán:

    A. Chàng trai khoác lác, khoe khoang.

    B. Cô gái mê muội vì tình yêu.

    C. Hủ tục thách cưới nặng nề. D. Hủ tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

    Câu 20: Bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi.." không thể hiện ý nghĩa nào:

    A. Tính khiêm tốn, thật thà. B. Sự lạc quan, yêu đời

    C. Tấm lòng bao dung, biết cảm thông.

    D. Tình cảm chân thành, giản dị của những người cùng cảnh nghèo.


    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1A, 2D, 3A, 4B, 5D, 6D, 7C, 8A, 9D, 10D,

    11A, 12D, 13B, 14C, 15A, 16A, 17D, 18A, 19C, 20D
     
    Mèo A Mao Huỳnh MaiPhan Việt Ân thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng chín 2022
  11. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trắc nghiệm Truyện cười

    Câu 1. Truyện cười có mấy tiểu loại cơ bản?

    A. Một

    B. Hai

    C. Ba

    D. Bốn

    Câu 2. Mỗi truyện cười thường hướng đến mục đích nào trong những mục đích sau?

    A. Giải trí, phê phán C. Giải trí, mua vui

    B. Giải trí, gây cười D. Gây cười, mua vui

    Câu 3. Truyện cười dân gian là loại truyện:

    A. Thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.

    B. Thể hiện tâm tư tình cảm của nhân dân.

    C. Tạo tiếng cười giải trí, phê phán xã hội.

    D. Nêu những bài học triết lý nhân sinh.

    Câu 4. Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm của truyện cười là đúng?

    A. Cốt truyện phức tạp.

    B. Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.

    C. Ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, vần, nhịp.

    D. Nhân vật thông minh, hóm hỉnh.

    Câu 5. Truyện Tam đại con gà phê phán điều gì?

    A. Sự ngu dốt C. Sự liều lĩnh

    B. Sự hài hước D. Sự mập mờ

    Câu 6. Truyện cười thể hiện rõ nhất:

    A. Tâm hồn của người lao động.

    B. Trí tuệ của nhân dân.

    C. Nghị lực của nhân dân.

    D. Những kinh nghiệm trong cuộc sống.

    Câu 7. Truyện Tam đại con gà phê phán điều gì?

    A. Bọn quan lại tham lam.

    B. Thói sĩ diện hão của kẻ dốt hay nói chữ.

    C. Bọn trọc phú học đòi thói khoe chữ.

    D. Thầy đồ tham ăn.

    Câu 8. Đối tượng phê phán trong truyện Tam đại con gà là:

    A. Thầy đồ dốt C. Quan tham lam

    B. Quan dốt D. Học trò dốt

    Câu 9. Theo em, chi tiết nào tạo sự bất ngờ nhất trong Tam đại con gà?

    A. Thầy bảo học trò đọc khẽ.

    B. Xin đài thổ công của thầy đồ.

    C. Thầy ngồi bệ vệ trên giường và lấy làm đắc ý.

    D. Cách lý giải Tam đại con gà của thầy đồ.

    Câu 10. Chi tiết nào trong truyện Tam đại con gà chứng tỏ thầy đồ ý thức được sự dốt nát của mình?

    A. Thầy nghĩ thầm: Mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn.

    B. Thầy đồ xin ba đài âm dương để xem chữ.

    C. Thầy đồ lấy làm đắc chí lắm bảo trẻ đọc to.

    D. Thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối.

    Câu 11. Cấp độ của tiếng cười trong truyện cười Tam đại con gà là:

    A. Giải trí C. Phê phán

    B. Đả kích kịch liệt D. Triệt tiêu đối tượng

    Câu 12. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày chủ yếu gây cười bởi:

    A. Cử chỉ của nhân vật C. Trang phục của nhân vật

    B. Hình dáng của nhân vật D. Cách đi đứng của nhân vật

    Câu 13. Đối tượng phê phán chính của truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày là:

    A. Bọn quan lại ngu dốt.

    B. Sự bất công ở chốn công đường.

    C. Sự tham lam của bọn quan lại.

    D. Sự lười biếng.

    Câu 14. Ngôn ngữ trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày gây cười bởi:

    A. Tính chân thực C. Tính cô đọng

    B. Tính mỉa mai D. Tính lập lờ hai mặt

    Câu 15. "Ngô biện chè lá những mười đồng".

    Từ biện trong câu văn trên nghĩa là gì?

    A. Làm ra tiền bạc, của cải C. Viện ra lý lẽ để chống chế

    B. Mua sắm để dâng, biếu D. Biện hộ cho người khác

    Câu 16. Ngôn ngữ truyện cười có gì đặc biệt?

    A. Thâm trầm và sâu sắc C. Nhẹ nhàng và sâu sắc

    B. Tinh tế và sâu sắc D. Cả A, B và C

    Câu 17. Nghệ thuật truyện cười có đặc điểm gần gũi nhất với nghệ thật của thể loại nào trong các thể loại dưới đây?

    A. Nghệ thuật tiểu thuyết C. Nghệ thuật hài kịch

    B. Nghệ thuật truyện ngắn D. Nghệ thuật bi kịch

    Câu 18. Nhận xét nào trong những nhận xét dưới đây đúng với nhân vật Cải?

    A. Đáng đời, đáng trách C. Đáng thương, đáng trách

    B. Đáng đời, đáng giận D. Đáng thương, đáng giận

    Câu 19. Phẩm chất nào trong những phẩm chất sau đây của nhân dân lao động được thể hiện rõ nhất trong truyện cười?

    A. Sự thông minh, hóm hỉnh và tinh thần đấu tranh.

    B. Tinh thần đấu tranh quyết liệt với cái xấu và cái ác.

    C. Tinh thần đấu tranh và niềm lạc quan.

    D. Ước mơ về một xã hội tốt đẹp.

    Câu 20. Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện cười là:

    A. Xây dựng những hành động gây cười.

    B. Xây dựng những mâu thuẫn gây cười.

    C. Kết thúc truyện bất ngờ.

    D. Cả A, B và C.

    GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. B

    2. A

    3. C

    4. B

    5. C

    6. B

    7. B

    8. A

    9. D

    10. A

    11. C

    12. A

    13. B

    14. D

    15. B

    16. B

    17. C

    18. C

    19. A

    20. D
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng chín 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...