Tổng hợp các HCST của 19 tác phẩm văn học ôn thi vào 10

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi mầm non của đất nước, 19 Tháng tám 2022.

  1. 1) Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

    HCST:
    "Chuyện người con gái Nam Xương" thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian "Vợ chàng Trương", là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục.

    2) Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du

    HCST: Truyện Kiều được sáng tác vào đầu thế kỷ XIX (1805 - 1809 ). Vị trí đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" nằm ở phần mở đầu của phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước. Khi giới thiệu gia đình Thúy Kiều, tác giả tập chung miêu tả tài sắc hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều..

    3) Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du

    HCST: Truyện Kiều được sáng tác vào đầu thế kỷ XIX (1805 - 1809 ). Vị trí đoạn trích "Cảnh ngày xuân" nằm ở phần đầu "Truyện Kiều". Sau khi giới thiệu gia cảnh và tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du trình bày bối cảnh Thúy Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng. Đó là cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, chị em Kiều đi chơi xuân. Cảnh ngày xuân cứ hiện dần ra theo trình tự cuộc "bộ hành chơi xuân" của chị em Thúy Kiều.

    4) Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du

    HCST: Truyện Kiều được sáng tác vào đầu thế kỷ XIX (1805 - 1809 ). Vị trí đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm ở phần thứ hai "Gia biến và lưu lạc". Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ. Mụ vờ chăm sóc, thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả cho người tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Sau đoạn này là việc Kiều bị Sở Khanh lừa và phải chấp nhận làm gái lầu xanh. Đoạn Trích nằm giữa hai biến cố đau xót. Đây là những biến cố giúp ta hiểu những bàng hoàng tê tái và sự lo âu về tương lai của nàng Kiều.

    5) Đồng chí - Chính Hữu

    HCST: Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác vào đầu năm 1948 - sau chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả nên ông bị ốm nặng phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ "Đồng chí" như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

    - Bài thơ được in trong tập "Đầu súng trăng treo" (1966) - tập thơ phân lớn viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

    6) Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

    HCST: - "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Chùm thơ đã khẳng định giọng thơ riêng của ông. Sau này bài thơ được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" (1970) của tác giả.

    - Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắc các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn - con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, không lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: Ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, tình đồng chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha.

    7) Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận

    HCST: Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ. Nhiều nhà thơ đã đi tới các miền đất xa xôi của Tổ quốc để sống và để viết miền núi, hải đảo, nhà máy, nông trường.. Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.

    - Bài "Đoàn thuyền đánh cá" được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng" (1958).

    8) Bếp lửa - Bằng Việt

    HCST: - Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga.

    - In trong tập "Hương cây - bếp lửa" - tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

    - Nhà thơ kể lại: "Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà.

    9) Ánh trăng - Nguyễn Duy

    HCST: Nguyễn Duy viết bài thơ" Ánh trăng "vào năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.

    - In trong tập thơ" Ánh trăng "của Nguyễn Duy - tập thơ đạt giải A của hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.

    10) Làng - Kim Lân

    HCST:" Làng "được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 - giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: Kêu gọi nhân dân ta tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiến đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài.

    - Kim Lân kể lại:" Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn "Làng" như thế để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi ". (Theo" Văn lớp 9 không khó như bạn nghĩ ").

    11) Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

    HCST:" Lặng lẽ Sa Pa "được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giải ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

    - In trong tập" Giữa trong xanh "(1972) của Nguyễn Thành Long.

    12) Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

    HCST: Truyện ngắn" Chiếc lược ngà "được viết năm 1966 - khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

    - Nói về hoàn cảnh viết truyện ngắn" Chiếc lược ngà ", Nguyễn Quang Sáng tâm sự:" Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày một đêm là hoàn thành tác phẩm này ". (nguồn" Văn lớp 9 không khó như bạn nghĩ)

    - Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích phần giữa của truyện.

    13) Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

    HCST: Bài thơ ra đời tháng 11/1980, lúc này, đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới với muôn vàn khó khăn thử thách.

    - Và đây cũng là một hoàn cảnh rất đặc biệt đối với nhà thơ Thanh Hải. Ông đang bị bệnh nặng phải điều trị ở bệnh viện trung ương thành phố Huế, và một tháng sau ông qua đời. Có hiểu cho hoàn cảnh của nhà thơ trên giường bệnh ta mới thấy hết được tấm lòng tha thiết với cuộc sống, với quê hương đất nước của nhà thơ.

    14) Viếng lăng Bác - Viễn Phương

    HCST: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được nguyện vọng ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.

    - In trong tập thơ "Như mây mùa xuân" (1978).

    15) Sang thu - Hữu Thỉnh

    HCST: - Bài thơ sáng tác năm 1977.

    - In trong tập "Từ chiến hào đến thành phố".

    16) Nói với con - Y Phương

    HCST: Bài thơ ra đời vào năm 1980 - khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

    - Nhà thơ tâm sự: "Đó là thời điểm đất nước ta gặp phải vô vàn khó khăn.. Bài thơ là lời tâm sự của tôi với con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp tìm kiếm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa".

    - > Từ hiện thực khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này.

    17) Bến quê - Nguyễn Minh Châu

    HCST: Truyện ngắn "Bến quê" được in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản 1985.

    18) Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

    HCST: Truyện "Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.

    - Truyện ngắm được đưa vào tuyển tập "Nghệ thuật truyện ngắn thế giới" xuất bản ở Mĩ.

    19) Hoàng lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái

    HCST: Hoàng Lê nhất thống chí được sáng tác trong một khoảng thời gian dài từ cuối triều Lê sang đầu triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX), ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...