Tổng hợp các bài phân tích, cảm nhận các đoạn thơ - Chủ đề thơ mới

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 17 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 1:

    Viết đoạn văn phân tích, cảm nhận đoạn trích sau:


    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

    Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

    (trích Nhớ rừng, Thế Lữ)​


    Bài làm: Đoạn trích là bốn trong 10 câu hay nhất của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. Bốn câu thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của co n hổ về hai thời khắc huy hoàng, tươi đẹp của nó khi ở chốn sơn lâm. Nó nhớ da diết cảnh những đêm trăng vàng, diễm ảo bên bờ suối. Nó như một chàng thi sĩ lãng mạn, tài hoa say sưa, thưởng thức cảnh đẹp đêm trăng tròn, lung linh, huyền ảo. Nó say sưa, lặng ngắm vầng trăng như uống ánh trăng tan. Rồi, nó còn nhớ cả cảnh những ngày mưa dữ dội rung chuyển đại ngàn. Mưa dữ dội, mưa rền vang mà nó không hề run sợ, nó vẫn ung dung nó như một bậc hiền triết, bâchj đế vương trầm ngâm, lặng ngắm đất trời, núi rừng, giang sơn mình thay đổi da thịt sau trận mưa dữ dội đó. Đoạn thơ sử dụng thật hay các câu nghi vấn cùng điệp ngữ "đâu", ẩn dụ 'uống ", nhân hóa" lặng ngắm ". Nỗi nhớ của con hổ trong đoạn thơ đã kín đáo ẩn dụ cho lòng yêu nước, nỗi nhớ quá khứ hào hùng của cha ông thuở vành son. Có thể thấy, với thể thơ 8 chữ hàm súc, bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, gợi cảm xúc, đoạn thơ thể hiện đặc sắc nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của hùm thiêng một thời oanh liệt. Đó cũng chính là khát khao tự do dân ta thuở mất nước.

    (Bộ đề ôn tập, kiểm tra phần tập làm văn, môn ngữ văn: Tổng hợp các đoạn văn phân tích, cảm nhận các đoạn thơ hay - Chủ đề thơ mới)

    Đề số 2:

    Viết đoạn văn phân tích, cảm nhận hình ảnh con hổ trong đoạn trích sau:


    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?


    (trích Nhớ rừng, Thế Lữ)

    Những câu thơ trên trích trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. Lời thơ thể hiện thật ấn tượng nỗi nhớ của co n hổ về thời khắc huy hoàng, tươi đẹp của nó cùng niềm than thở, tiếc nuối trong vô vọng. Sau nỗi nhớ về đêm say mồi đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối, nhớ về khoảnh khắc lặng ngắng giang sơn sau những ngày mưa rung chuyển, nhớ về những bình minh tươi đẹp thì nó nhớ đến những chiều hoàng hôn, nó kiêu hãnh chờ mặt trời ' chết" để nó thống trị chốn sơn lâm huyền bí. Đó là những chiều hoàng hôn đỏ au. Trong sắc đỏ của ánh chiều tà hòa với màu đỏ lênh láng của những con thú rừng, nó hả hê chờ đợi cuộc chuyển giao quyền lực giữa mặt trời và nó. Để màn đêm buông xuống, nó kiêu hùng thống trị cả vũ trụ huyền bí. Đây chính là đỉnh cao huy hoàng của nó. Tuy nhiên, tất cả những điều đẹp đẽ trên giờ chỉ còn là dĩ vãng, là giấc mơ, là hoài niệm. Bởi thế nó tiếc nuối, than thở về thời oanh liệt đã không còn. Đoạn thơ sử dụng ấn tượng liên tiếp hai kiểu câu nghi vấn và câu cảm thán, ẩn dụ 'chiều lênh láng máu ", nhân hóa" chết ", đối lập giữa quá khứ huy hoàng và thực tại đau thương để làm nổi bật tâm trạng đau đớn, tiếc nuối trong vô vọng của con hổ về một thời vàng son, huy hoàng của nó. Bởi vậy, với thể thơ 8 chữ hàm súc, bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, gợi cảm xúc, đoạn thơ thể hiện đặc sắc nỗi tiếc nhớ trong vô vọng của con hổ về một thời oanh liệt. Đó cũng là tâm trạng c ủa tầng lớp trí thức thuở mất nước.

    Đề 3: Cảm nhận hình ảnh ông đồ qua đoạn thơ sau

    " Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài

    Hoa tay thảo những nét

    Như phượng múa rồng bay ".

    (Trích Ông đồ, Vũ Đình Liên)

    Trong bài thơ Ông đồ, khổ thơ trên thể hiện hình ảnh ông đồ đẹp nhất, ấn tuognự nhất. Đó là thời huy hoàng, được trọng vọng của ông đồ. Lời thơ như thước phim quay chậm về hình ảnh ông đồ vào mỗi dịp tết đến xuân về. Ông được mọi người chờ mong, tấm tắc ngợi khen, mến mộ tài viết chữ của ông. Có thể nói, nét chữ của ông đẹp lắm, điêu luyện lắm. Nét chữ ông thảo trên giấy rất uyển chuyển, rất mềm mại, rất bay bổng, sống động. Chữ ông viết đẹp và có hồn như rồng như phượng bay múa. Hình ảnh ông đồ hiện lên càng ấn tượng hơn qua phép tu từ hoán dụ" hoa tay "; biện pháp so sánh (nét viết của ông như phượng múa rồng bay) ; thành ngữ" phượng múa rồng bay". Nhà thơ đã cho ta thấy ông quả như một nghệ sĩ tài hoa. Cùng với thể thơ 5 chữ hàm súc, hình ảnh thơ giản dị, trong sáng, ngôn ngữ điêu luyện, đoạn thơ đã thể hiện tấm lòng mên mộ, ngợi ca của nhà thơ với những ông đồ thời thú treo câu đối ngày tết đang được thịnh hành.

    (Còn nữa)
     
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 4

    Cảm nhận cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi qua những lời thơ sau:


    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng


    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    Trích Quê hương, Tế Hanh)




    Bài làm

    T rong bài thơ Quê hương, đoạn trên đã tái hiện thật ấn tượng cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi hăng hái, khí thế, đầy sức sống. Trong nền trời trong xanh, dưới ánh nắng hồng tươi đẹp, chiếc thuyền hồ hởi lướt ra khơi nhanh, mạnh mẽ, dũng mãnh như con tuấn mã. Các động từ "hăng", "phăng", "vượt" diễn tả thật đẹp khí thế băng băng trên sóng của con thuyền, Lời thơ toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết của người dân chài. Vượt trên sóng, vượt lên gió, con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hào hùng. Bởi thế, cánh buồm chính là cuộc sống, là biểu tượng của quê hương làng chài. Cánh buồm và con thuyền mang tư thế chủ động, rướn cao thân mình thu hết gió của đại dương đẩy con thuyền đi nhanh hơn. Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến "hồn làng". Phải có một tâm hồn nhạy cảm, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng chài sâu nặng thì nhà thơ Tế Hanh mới có thể viết được ấn tượng như vậy. Đoạn thơ sử dụng thật hay phép so sánh "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"; nhân hóa "rướn"; cùng các động từ mạnh "hăng, phăm, vượt, rướn" đã làm nổi bật vẻ đẹp con thuyền khi ra khơi đánh cá. Như vậy, với thể thơ 8 chữ, lời thơ giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh đẹp, cùng nhân hóa, ẩn dụ; đoan thơ đã vẽ lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn tràn đầy sức sống của dân chài khi ra khơi đánh cá. Đoạn thơ đã thể hiện hòa quyện hồn nhân dân với hồn dân tộc, hồn quê hương với hồn đất nước.

    Đề số 5

    Cảm nhận về hình ảnh con thuyền và con người trở vềsau chuyến ra khơi đánh cá qua những câu thơ sau:


    Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

    (Trích Quê hương, Tế Hanh)

    Bài làm

    Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ Quê hương thể hiện vẻ đẹp của con thuyền và con người trở vềsau chuyến ra khơi đánh cá. Người dân chài hiện lên thật khỏe khoắn, đầy sức sống với làn da ngăm rám nắng, thân hình vạm vỡ, cường tráng. Quanh năm bôn ba vật lộn với đại dương bao la nên dường như vị mặn mòi của biển cả cũng ngấm, thấm, quyện vào từng hơi thở của người dân. Lối tả thực với hình ảnh "làn da ngắm rám nắng" đã để lại ấn tượng thật đẹp tkết hợp với t bút pháp tả lãng mạn "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" đã mang một sứ gợi thật lớn. Thân hình vạm vỡ của người dân chài còn đẹp hơn bởi thấm đẫm hơi thở của biển cả, thấm đẫm vị mặn nồng của muối biển bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người vùng biển. Gắn liền với cuộc sống mưu sinh của người dân chài là con thuyền. Chiếc thuyền được khắc họa cũng thật ấn tượng. Bằng nhân hóa tác giả đã thổi hồn cho co n thuyền giống như con người sau một ngày làm việc vất vả cũng thấy mỏi, cần nằm, cần nghỉ ngơi. Con thuyền lúc này càng như một người bạn tri âm thân thiết của ngư dân. Bởi thế, cũng như con người, hương vị mặn nồng của muối biển cũng thấm đẫm vào từng thớ vỏ của co n thuyền. Một bức tranh toàn cảnh một chuyến trở về của đoàn thuyền đánh cá đã được nhà thơ tái hiện lại vô cùng sắc bén. Như vậy, với thể thơ 8 chữ, lời thơ giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh đẹp, cùng ẩn dụ; đoan thơ làm nổi bật bức tượng đài về người dân miền biển khỏe khoắn, đầy sức sống.
     
    tatsuno jinDiệp Minh Châu thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...