Chắc các bạn cũng đã biết, tiền bạc luôn là một chủ đề nhạy cảm mà không ít người trong chúng ta mỗi khi nghe đến nó đều cảm thấy mệt mỏi và không muốn nghe. Cuộc sống của chúng ta thì không thể thiếu tiền, và đa số chúng ta ở đây chắc chắn đang là nô lệ của đồng tiền. Để đạt được cảnh giới tự do tài chính thì hình ảnh đó có lẽ còn quá xa vời với đại đa số người ở đây, thế nhưng chúng ta có thể bước một bước gần hơn với trạng thái này bằng những việc nhỏ nhất, đó là học cách tiêu tiền khôn ngoan và hợp lý. Vậy theo các bạn, Tiêu tiền như thế nào là hợp lý và thông minh? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn bên dưới bài viết này để cho tất cả chúng ta có thêm nhiều góc nhìn về cách chi tiêu và áp dụng được nó trong cuộc sống của mỗi người nhé.
Tôi thì nói thẳng là một người khá thoáng trong việc chi tiêu. Trong trường hợp mà có dư dả thì có lẽ tôi sẽ không thể trả lời được câu hỏi này. Nhưng hiện giờ không phải thuộc trường hợp đó nên vẫn phải tính . Nói chung là để gọi thế nào là hợp lý thì nó rất muôn vẻ. Nó tuỳ thuộc vào hiện giờ mình có bao nhiêu tiền tổng tất cả và phải vạch ra được những thứ gì cần thiết mà mua sắm. Giống như tôi hiện giờ thì cuối ngày tôi thường kiểm tra số dư tài khoản còn bao nhiêu, tiền mặt còn bao nhiêu. Rồi là ngồi ước tính xấp xỉ mỗi khi hóa đơn điện nước, điện thoại về thì còn lại bao nhiêu. Phần còn lại thì bắt đầu kiểm tra lại xem những thứ nhu yếu phẩm còn hay không, mua bao nhiêu cho hợp lý. Việc này thì thường thì ví dụ như nước giặt thì tôi mua loại có thể dùng được lâu mà giá lại rẻ.. Còn những thứ mình thích như áo quần, sách, nạp game, ứng dụng thì tôi sẽ suy nghĩ thật kỹ là mình thật sự muốn gì và chỉ mua một món đến tháng sau có tiền thì sẽ cân nhắc xem mua thứ gì sau.
Với kinh nghiệm vỡ nợ 2 lần dù đã làm việc cật lực, tích góp từng chút 1 thì tôi nhận thấy, tiêu tiền cho bản thân mình, đầu tư cho bản thân mình là khôn ngoan nhất. - Ăn món mình thích, đi những nơi mình muốn, làm những việc mà bản thân mơ ước. - Đầu tư cho học thức bản thân, đầu tư cho vẻ ngoài, đầu tư những vật dụng cần thiết và hữu ích cho chính mình. - Đừng cho người thân vay mượn tiền, càng không hứa hẹn trả nợ giúp ai (sai lầm tôi mắc phải 2 lần khiến bản thân vỡ nợ, lần 1 gánh nợ giúp người nhà, lần 2 gánh nợ cờ bạc của chồng)
Tiền dành cho ăn uống thì tui thoải mái. Ngày đủ ba bữa, đổi món liên tục, lâu lâu thèm cái gì thì mua ăn. Còn về đồ dùng cá nhân như quần áo, điện thoại, máy tính hay các dịch vụ như youtube premium thì tui cứ chia ra xem một ngày mình tốn bao tiền cho nó, và sẽ có tỷ số riêng dựa trên nhu cầu sử dụng. Ví dụ như điện thoại là thứ không thể thiếu, nó cực kỳ quan trọng dùng để làm việc, giải trí v. V.. nên tui sẽ bỏ ra 10000đ/ngày cho nó. Nghĩa là khi mua một cái điện thoại 10tr thì tầm 3 năm sau tui sẽ mua cái mới. Nếu chiếc điện thoại đó bán lại được thì nghĩa là theo kế hoạch, tui đã để dành được ra một khoảng nhỏ. Đây cũng là một hình thức tiết kiệm đúng không? Tương tự như vậy với những món đồ dùng và dịch vụ khác.
Cái này thực sự là tùy vào suy nghĩ mỗi người thôi á, mình thấy có rất nhiều người tiêu tiền rất nhanh kiểu phải gọi là "đốt tiền" luôn ấy nhưng ngược lại họ cũng kiếm tiền rất giỏi thì mình nghĩ họ giỏi kiếm thì giỏi tiêu thôi. Nhưng với kinh nghiệm của một đứa lương 5 triệu như mình thì tốt nhất cứ phải chia ra từng khoản một cho chắc. Kiểu gì thì kiểu ít nhiều gì mình cũng phải để được một ít ra làm tiền để dành. Sau đó thì tiếp đến những khoản phí cố định như kiểu tiền trọ, xăng xe, điện nước.. mấy cái này không hẳn cố định nhưng nhìn chung mình vẫn ướm tầm được. Còn lại thì là khoảng chi phí ít ỏi nhất mình chủ yếu dành cho ăn uống và những nhu cầu khác. Tại vì số tiền này còn rất ít ấy nên mình mà muốn làm cái gì là phải nhịn hết những cái còn lại. VD hôm đấy mà xác định đi ăn dokki, đồ Hàn các thứ thì mấy hôm sau xác định mỳ gói hết. Mà trộm vía gạo và thức ăn mình vẫn có ở nhà mang lên thành ra cũng đỡ được một khoản.
Theo mình là mỗi người cần tự đặt câu hỏi cho bản thân trước khi mua sắm: Tại sao lại mua món này? Tình hình tài chính của mình hiện tại ra sao thông qua việc bản thân đã ghi các khoản chi tiêu có hợp lý không? Sản phẩm mình định mua có thực sự phù hợp với nhu cầu không? Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ về lợi ích ngắn hạn và dài hạn của sản phẩm, so sánh giá cả và cân nhắc xem nó có nằm trong khả năng tài chính của mình không. Đặc biệt, cần suy nghĩ liệu sản phẩm có thể tái sử dụng hay mang lại giá trị dài hạn. VD: Khi mua đồ ăn, mình thường chọn rau, hoa quả, thịt, cá và mua sẵn đủ cho 1-2 tuần. Việc này giúp mình tiết kiệm thời gian, hạn chế việc phải ăn ngoài hay mua đồ ăn vặt không cần thiết. Ngoài ra, mình cũng tránh chi tiêu không kiểm soát vào những món ăn không có lợi cho sức khỏe. Trước khi mua, mình luôn tìm hiểu kỹ về sản phẩm như là xem hạn sử dụng và thành phần trong đó. Nếu không thường xuyên đi mua đồ, mình sẽ hỏi ý kiến từ những người quen, hoặc tham khảo thông tin về cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn. Ví dụ, mình xem xét kỹ vẻ bề ngoài của thực phẩm để nhận biết các dấu hiệu không tốt. - Mình có sách và đã mua, có những quyển không sử dụng nữa thì sẽ bán lại cho người khác. Trên mạng có tài liệu bản thân cần nên in qua nhờ người thân in hộ để đỡ phải mua ở ngoài. - Thi chứng chỉ tin học và ngoại ngữ: Nếu có gốc nhưng tự học không tốt hoặc không có gốc thì nên ra trung tâm sẽ có một lộ trình rõ ràng và học không mất thời gian và sau này thi đỡ tốn tiền thi lại. Vì vậy, mình thấy rằng tiêu tiền khôn ngoan không chỉ là chi tiêu tiết kiệm, mà còn là đầu tư vào những thứ mang lại lợi ích lâu dài, cả về sức khỏe và tinh thần, kiến thức và sinh lời nữa. Yếu tố quyết định tiêu tiền khôn ngoan và hợp lý không chủ yếu nhất vẫn là bản thân mỗi người sử dụng dòng tiền như thế nào và tự mỗi người phải làm được điều đó.
Theo mình tiêu tiền hợp lý và thông minh thì phải xác định bản thân thiếu gì và cần gì. Ví dụ trên mấy nền tảng mua sắm đang sale sập sàn, dù bản thân thấy thích và muốn mua ngay lập tức vì nghĩ sau này cần nhưng nó thật sự có cần thiết? Đây là câu hỏi nên được đặt ra trước khi mua sắm, bởi vì có nhiều thứ bản thân mua vì thấy nó rẻ, nó có khuyến mãi tặng kèm này kia lại không biết khi đem về nhà chỉ có để ở một góc. Như thế vừa chiếm dụng không gian nhà vừa tự nhiên tốn tiền không hợp lý. Tiêu tiền hợp lý và thông minh là thấy mua đủ dùng, dừng đúng lúc, chỉ cần lấy những thứ bản thân cần và đủ. Săn sale hợp lý thì ở những trường hợp chắc chắn là cần như thiếu xà bông, dầu gội, v. V. Đồ ăn là mua đủ chứ không nên mua dư quá nhiều những thực phẩm sống vì để lâu quá không biết còn ăn được không, đến lúc đó mua nhiều quá lại bỏ phí sẽ thành ra lãng phí lương thực. Theo mình hợp lý nhất nếu được thì nên có sổ chi tiêu quản lý chi tiêu hợp lý, chi một phần tiết kiệm, một phần sử dụng. Nếu được thì chi tiêu theo kế hoạch đặt ra, không thì trước khi quyết định mua hoặc đặt hàng gì đó nên suy nghĩ thật kỹ có sử dụng không, có cần không. Tóm lại, tiêu tiền hợp lý và thông minh không phải là dè sẻn tất cả mọi thứ mà là biết chi tiêu hợp lý, nên biết bỏ vào đâu nhiều, ở đâu ít.
Tiêu tiền một cách hợp lý và khôn ngoan đòi hỏi sự cân nhắc và kế hoạch. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn có thể tham khảo: 1. Lập ngân sách: Xác định thu nhập và chi phí hàng tháng, từ đó lập ngân sách cho từng khoản chi, bao gồm chi tiêu cần thiết và chi tiêu giải trí. 2. Ưu tiên nhu cầu trước nhu cầu: Phân loại chi tiêu thành nhu cầu thiết yếu (như thực phẩm, nhà ở, hóa đơn) và nhu cầu không thiết yếu (như ăn uống ngoài, giải trí). Đảm bảo nhu cầu thiết yếu được ưu tiên. 3. Tiết kiệm ít nhất 20% thu nhập: Đặt mục tiêu tiết kiệm từ 10-20% thu nhập hàng tháng cho các khoản khẩn cấp hoặc đầu tư trong tương lai. 4. Tránh nợ nần: Hạn chế việc sử dụng thẻ tín dụng cho các khoản chi tiêu không cần thiết. Nếu có nợ, hãy lập kế hoạch trả nợ nhanh chóng để giảm bớt lãi suất. 5. Chi tiêu thông minh: Tìm kiếm ưu đãi, giảm giá và so sánh giá trước khi mua sắm. Đừng ngại sử dụng mã giảm giá hoặc mua sắm vào các dịp khuyến mãi. 6. Đầu tư cho bản thân: Dành tiền cho việc học tập, phát triển kỹ năng hoặc sức khỏe. Đây là những khoản đầu tư có thể mang lại lợi ích lâu dài. 7. Theo dõi chi tiêu: Ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng tháng để có cái nhìn tổng quan về thói quen tiêu tiền và điều chỉnh nếu cần. 8. Chi tiêu cho trải nghiệm: Nghiên cứu cho thấy việc chi tiêu cho trải nghiệm (như du lịch, học tập) thường mang lại hạnh phúc lâu dài hơn so với chi tiêu cho vật chất. 9. Cân nhắc trước khi mua: Áp dụng quy tắc "24 giờ" : Trước khi mua một thứ gì đó không cần thiết, hãy đợi 24 giờ để xem liệu bạn có thực sự cần nó hay không. 10. Lập quỹ khẩn cấp: Dự trữ một khoản tiền cho những tình huống bất ngờ để không bị áp lực tài chính khi gặp khó khăn. Bằng cách thực hiện những nguyên tắc này, bạn có thể tiêu tiền một cách hợp lý và khôn ngoan, từ đó xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai. Nhưng khôn ngoan hơn thì bạn có thể đưa tiền cho vợ giữ, như vậy sẽ không tiêu lãng phí.