Vành đai Kuiper (Kuiper Belt) ▪︎ Tạo bởi các tiểu hành tinh: Cấu tạo giống như ở vành đai Tiểu hành tinh, nhưng các tiểu hành tinh ở đây kích thước lớn và nặng hơn ▪︎ Nằm bắt đầu từ quỹ đạo Hải Vương trở ra ▪︎ Khoảng cách trung bình tới Mặt Trời từ 30 tới khoảng 44 đơn vị thiên văn (AU) ▪︎ Quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo ▪︎ Chia làm 2 loại chính: 1) Các thiên thể cộng hưởng bị khóa trong sự cộng hưởng quỹ đạo với Sao Hải Vương. 2) Các thiên thể không có cộng hưởng quỹ đạo với Hải Vương. ▪︎ Một số hành tinh lùn như Diêm Vương, Haumea, Makemake hay vệ tinh của Diêm Vương là Charon.. v. V cũng thuộc vào nhóm này. ▪︎ Vật thể lớn nhất trong Kuiper Belt là Diêm Vương Tinh (Pluto) ▪︎ Và là nơi khởi nguồn của rất nhiều sao chổi☄ Biên tập: Hoàng Culus (Còn nữa)
Mặt Trời __________________ ngôi sao nằm ở trung tâm hệ Mặt Trời Mặt Trời chính là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99, 8% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149, 6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 20 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147, 1 triệu kilômét (0, 9833 AU) ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152, 1 triệu kilômét (1, 017 AU) ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7). Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp, và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắt, nickel, oxy, silic, lưu huỳnh, magiê, carbon, neon, calci, và crom. Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh. Quang phổ Mặt Trời có chứa các vạch ion hóa và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu. V (số 5 La Mã) trong lớp quang phổ thể hiện rằng Mặt Trời, như hầu hết các ngôi sao khác, là một ngôi sao thuộc dãy chính. Điều này có nghĩa nó tạo ra năng lượng bằng tổng hợp hạt nhân của hạt nhân hydro thành heli. Có hơn 100 triệu ngôi sao lớp G2 trong Ngân Hà của chúng ta. Từng bị coi là một ngôi sao nhỏ và khá tầm thường nhưng thực tế theo hiểu biết hiện tại, Mặt Trời sáng hơn 85% các ngôi sao trong Ngân Hà với đa số là các sao lùn đỏ. Biên tập: Hoàng culus