Có lẽ tính tham lam ít nhiều ai cũng có. Ở đây bỏ qua tham lam kiểu tham công, tiếc việc mà chủ yếu ở đây nói về sự tham lam tiền tài, danh vọng, quyền lực. Để bắt đầu, tôi sẽ kể về bác tôi. Ông là một cán bộ thời xưa, rất liêm khiết, hay giúp đỡ người khó khan. Vậy mà cuối đời ông lại đổi tính, ông luôn có rất nhiều kim băng để cài túi tiền. Hỏi ông bảo "ở đâu cũng có trộm", "chúng nó thấy tiền của tao như mèo thấy mỡ". Vậy tham ở đây là tham vì tuổi tác, đầu óc hết minh mẫn đến giai đoạn lú lẫn rồi. Tham lam có rất nhiều nguyên nhân. Con người thường bị thúc đẩy bởi lòng tham, ham muốn của cải và quyền lực. Một số người tham lam vì họ tin rằng việc sở hữu nhiều của cải vật chất hơn sẽ mang lại cho họ hạnh phúc. Những người khác có thể do họ đặt lợi ích cá nhân của họ hơn tất cả. Họ muốn đảm bảo sự tồn tại hoặc thăng tiến. Các giá trị xã hội, văn hóa cũng làm thay đổi bản tính con người. Ví dụ như sống trong một xã hội tiêu dùng sẽ thúc đẩy ham muốn vật chất, qua đó thể thúc đẩy lòng tham của con người. Nỗi sợ về sự khan hiếm cũng có thể khiến con người trở nên tham lam. Khi cái gì đó có hạn và rất cần thiết, một số cá nhân đã tích trữ và tích lũy nó quá mức. So sánh xã hội cũng góp phần thúc đẩy sự ghen tị và kích thích các hành vi tham lam. Khi thấy người khác có nhiều hơn người ta rất dễ có ham muốn vượt lên. Sự cạnh tranh thường khuyến khích hành vi tham lam khi mọi người cố gắng vượt trội hoặc vượt qua người khác. Trong xã hội hiện đại khi mà vật chất có vai trò rất quan trọng, thành công thường được đánh đồng với sự giàu có và quyền lực. Điều này khiến nhiều cá nhân không ngừng theo đuổi những mục tiêu này bất chấp hậu quả. Một số người sự tham lam, tư lợi là bẩm sinh hoặc vì hoàn cảnh nó cần thiết cho sự sống còn. Nhưng nó sẽ trở thành vấn đề khi nó vượt quá ranh giới đạo đức hoặc dẫn đến việc bóc lột người khác. Lòng tham có thể gây ra sự bất bình đẳng, thúc đẩy các hành vi xấu như tham nhũng hoặc bóc lột người lao động. Tham lam đôi khi xuất phát không phải là bản chất mà là do hoàn cảnh. Khi thấy tài sản lớn hớ hênh trước mắt có thể nảy lòng tham. Khó khăn tài chính quá cũng có thể thúc đẩy người ta vào trộm cắp, tham nhũng.. Thừa kế ít anh em hòa thuận, thừa kế lớn có thể dẫn đến huynh đệ tương tàn cũng do lòng tham nổi lên mà thôi. Như vậy, việc hiểu về sự tham lam một cách thấu đáo là điều rất cần thiết. Nếu lòng tham trong toàn xã hội giảm đi (chắc là sẽ chẳng bao giờ hết được) thì xã hội sẽ tốt hơn. Con người sẽ nhân ái hơn, yêu thương nhau nhiều hơn. Câu hỏi được đặt ra là làm sao làm được điều này? Hạnh phúc biết bao với ai bẩm sinh không mắc chứng bệnh này và còn giữ mãi đến hết cuộc đời. Còn những ai có lòng tham thì hãy dừng lại ngẫm về sự tham sân si ở trên đời. Cuộc đời này cuối cùng dẫn đến đâu? Trong điếu văn đám tang người ta hay nói "sinh ký, tử quy" thật thấm thía. Làm lại chẳng bao giờ là muộn, quay đầu là bờ đó. Vững bước đi trên con đường lương thiện của mình. Con đường đó đầy sự yêu thương, kính trọng của con cái, cha mẹ, gia đình, cộng đồng, xã hội.. Con đường đó cho ta sự tự hào với cả người sống và người đã mất. Cho dù có lúc còn khó khăn nhưng chắc chắn đó là con đường của số đông, của những người có lương tri, tự trọng và hiểu biết.
Thật ra lòng tham cũng thúc đẩy con người có một thần thoại nói rằng thời xa xưa khi con người chỉ biết làm lụng và hưởng thụ, không nghi ngờ không dối trá. Đã có lúc xã hội đình trệ vì thế, 1 vị thần đã đến và reo rắc lòng tham lên nhân loại, tự nhiên họ bất mãn với một vài thứ người khác có, ăn cắp xuất hiện, để chứng minh mình vô tội thì tiếp theo đó là lời nói dối.. Con người nghi ngờ lẫn nhau vì đó họ đấu đá giành giật cũng vì thế họ lên tục tiến bộ để không bị thua thiệt hay nói cách khác, lòng tham cũng đã là nguồn động lực để thúc đẩy con người. Nhưng liệu vị thần đó giờ có biết lòng tham đã biến tướng đến mức nào.