Nhảy việc là quá trình chuyển từ công việc này sang công việc khác cùng hoặc không cùng ngành nghề mình đang công tác nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và nguyện vọng của người lao động. Trong 5 năm trở lại đây, "nhảy việc" thường xuyên được nhắc tới trong các cuộc trò chuyện, bàn luận giữa các đồng nghiệp đặc biệt với những người trẻ tuổi - những người luôn mong tìm kiếm cơ hội tốt hơn, trải nghiệm nhiều hơn, phát triển bản thân hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Xét trên nhiều phương diện "nhảy việc" mang lại nhiều ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực nên việc có nhảy việc hay không cần được cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Ưu điểm: Thứ nhất, việc thay đổi từ môi trường làm việc này sang môi trường làm việc khác đòi hỏi người lao động cần có tư duy, mở rộng kiến thức, nhiệt huyết và sự linh hoạt thay đổi thích nghi từ đó làm phát triển những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo tăng hiệu quả công việc, tạo nên kỳ tích. Nếu sau một thời gian dài gắn bó với công việc mà không có sự đột phá hoặc cảm thấy môi trường làm việc có sự bất công, không hòa đồng với sếp và đồng nghiệp thì nên nhảy việc. Bởi "cây táo trồng ở Quảng Đông thì chua nhưng trồng ở Quảng Tây thì ngọt" nếu không trải nghiệm ở nhiều môi trường khác nhau thì sẽ không bao giờ tìm thấy môi trường tốt nhất với mình. Nguồn ảnh: Sưu tầm Quá trình làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, tiếp xúc nhiều đồng nghiệp khác nhau sẽ giúp học hỏi những kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử, xử lý tình huống.. lâu dần sẽ giúp phát triển bản thân một cách toàn diện nhất có thể. Một công việc có thể rất đơn giản với người này nhưng lại khó khăn với người khác và ngược lại. Nếu không có nhiều trải nghiệm người lao động sẽ không biết được rằng công việc nào là phù hợp nhất với mình từ đó khó lòng thỏa mãn với công việc tạo ra tình trạng chán việc, làm việc không hiệu quả. Thứ hai, nhảy việc có thể giúp bạn thăng tiến nhanh hơn. Ở công ty hiện tại có thể bạn chỉ là một nhân viên bình thường nhưng khi chuyển sang công ty khác với những hiểu biết và kinh nghiệm vốn có bạn có thể nhận được vị trí tốt hơn như tổ trưởng, quản lý, phó phòng.. Từ đó sẽ giúp mở rộng mối quan hệ, công việc đạt được bước tiến mới mở ra nhiều cơ hội phát triển bản thân. Thứ ba, yếu tố được nhiều người quan tâm nhất khi nhảy việc chính là nguồn thu nhập vượt trội từ công việc mới. Người ta thường nói, có thực mới vực được đạo, để có thể gắn bó lâu dài với một công việc chúng ta cần 3 yếu tố: Môi trường làm việc tốt, yêu thích công việc và tiền lương. Nguồn ảnh: Sưu tầm Các công ty mỗi năm đều tăng lương cho người lao động nhưng với một còn số còn rất nhiều hạn chế có khi chỉ vài trăm nghìn đồng một năm. Với tốc độ như vậy thì hoàn toàn không theo kịp với nhu cầu đáp cuộc sống của nhân sự. Trong khi đó, nếu nhảy việc bạn có thể nhận được mức lương cao gấp đôi công việc hiện tại. Như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều người có dự định tìm việc mới và sẵn sàng với thử thách mới. Khuyết điểm: Không nên quá lạm dụng nhảy việc bởi nó sẽ làm mất thiện cảm với nhà tuyển dụng. Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao sự chung thủy của nhân sự. Vì vậy nếu nhận được một bộ hồ sơ có thời gian làm việc gắn bó với mỗi công việc chưa tới một năm sẽ khiến họ nghi ngờ về tính cách và kỹ năng chuyên môn của nhân sự. Các công ty đều mong muốn nhân sự làm việc lâu dài vì quá trình tuyển dụng và đào tạo tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí nên nếu nhân sự chỉ làm việc một thời gian ngắn rồi nhảy việc thì công ty sẽ bị tổn thất. Hơn nữa nếu thường xuyên nhảy việc lâu dần sẽ tạo thói quen xấu làm việc gì cũng chỉ vài tháng rồi nghỉ. Những người không nên nhảy việc: Mặc dù nhảy việc có nhiều ưu điểm tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp nhảy việc. Nhảy việc chỉ phù hợp với những người năng động, luôn muốn thử thách bản thân với những thách thức mới, chinh phục những đỉnh cao mới. Còn với những người chỉ mong muốn an phận thủ thường thì không nên tham gia xu hướng nhảy việc. Bởi khi nhảy việc, bạn cần phải có thời gian học tập, nghiên cứu trao dồi kiến thức, đi sớm về muộn, dành nhiều thời gian nhất có thể cho công để việc để sớm nắm bắt và thích nghi với môi trường mới. Bất cứ cái gì cũng có giá của nó, bạn muốn giỏi hơn, giàu hơn và thành công hơn thì phải nỗ lực nhiều hơn,