Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ, Sóng - Xuân Quỳnh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 20 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    ĐỀ 2: Nhận xét về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: "Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ" (Tuyển chọn và giới thiệu đề thi đại học và cao đẳng môn Ngữ văn, tr. 155-156, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2007). Từ cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên:

    "Dữ dội và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẽ

    ..

    Ngày đêm không ngủ được

    Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức [..]"

    (Xuân Quỳnh - Sóng - Ngữ văn 12, tập 1, tr. 155, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

    Huy Trực cho rằng: "Thơ là rượu của thế gian". Ta bước vào thế giới văn chương như người thi sĩ "thèm say" đi tìm rượu. Thơ huyền ảo như những gam màu hội họa, nó lung linh bởi cái nhìn đa tình, nó nhẹ nhàng như những thanh âm của nhạc họa, nó rạo rực như tình yêu đôi lứa.. Một tình yêu, một lời giao duyên, một điệu nhớ thương, tất cả làm nên khúc rạo rực tâm tình mà cây đàn thơ ca luôn cần người đến đánh dạo và ngân ca. Thơ đi sâu vào tâm hồn con người với những hi vọng và thất vọng, đau thương và hạnh phúc, hiện thực và ước mơ, tình yêu và khát vọng.. mọi thứ đều tạo nên chất men để say lòng người. Lăng kính tình yêu đã chi phối liên tưởng của nhà thơ. Chỉ một liên tưởng độc đáo cũng đủ để tái hiện những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu nhiều khao khát và biến động được miêu tả sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng. Nhà thơ đã ấp ủ, tạo nên chất men tình kích thích những cung bậc cảm xúc của bạn đọc. Điều đó, thể hiện rõ ở những câu thơ:

    "Dữ dội và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẽ

    ..

    Ngày đêm không ngủ được

    Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức [..]"

    Hai hình tượng sóng và em luôn đi đôi sánh cặp với nhau. Sóng là em mà em cũng là sóng. Tại sao lại như vậy? Phải chăng đúng như lời nhận xét "Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ"?

    Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là "Nữ hoàng của thi ca tình yêu". Thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Ở thi sĩ Xuân Quỳnh ta bắt gặp tiếng thơ chân thành, mãnh liệt vói những khao khát hạnh phúc đờỉ thường. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện tiếng lòng của một nguời phụ nữ vừa hồn nhỉên, yêu đòỉ, vừa tươi tắn, chân thành, đầm thâm luôn da diết khát vọng tình yêu bình dị sau sắc. Sóng là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh.

    "Sóng" là bông "Hoa dọc chiến hào" xỉnh xắn, đáng yêu bậc nhất mà Xuân Quỳnh hái đuợc nhân chuyên đi tới vùng biển Diêm Điên Thái Bình năm 1967, năm 1968 bài thơ được in trong tập "Hoa dọc chiến hào". Thông qua hình tượng sóng và em thi sĩ đã giãi bày những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn của ngưòỉ phụ nữ khỉ yêu. Thỉ nhân đã huy động tất cả các giác quan, thu thập cảm giác móỉ bắt trọn làn sóng tín hỉệu chuyện giao trong tâm hồn mình rồi hòa điệu chúng thành những văn thơ có khả năng "Thiêu cháy cả rừng cây, khô cạn dòng suối, làm nhũn đỉ từng ỷ nghĩ và mê hoặc cả gỗ đá vô tri" (Tạ Ty).

    Hình tượng trung tâm là hình tượng nghệ thuật xuyên suốt bài thơ, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả. Hình tượng ẩn dụ là hình tượng mang ý nghĩa biểu trưng. Ngoài ý nghĩa tả thực, sóng còn là hình tượng ẩn dụ cho em, là sự hóa thân của em. Người phụ nữ qua sóng và nhờ sóng giãi bày cảm xúc, tâm trạng của mình trong tình yêu.

    Sóng là hình tượng nghệ thuật trung tâm. Cả bài thơ là một đại dương, mỗi khổ thơ là một con sóng lớn, mỗi câu thơ là một con sóng nhỏ. Tất cả đã tạo nên một âm hưởng mênh mang, dào dạt của những con sóng lòng nhiều cung bậc:

    "Dữ dộỉ và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẽ

    Sông không hiểu nỗi mình

    Sóng tìm ra tận bể"

    Nhà thơ đã để cái cảm xúc của mình trở thành dòng trạng thái chuyển đổi của những con sóng, tưởng như đối cực nhưng lạỉ thống nhất, luân phiên không ngừng để mãi mãi là mình. Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: Dữ dội – dịu êm; Ồn ào – lặng lẽ đã làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực. Đó là con sóng vô cùng nữ tính, nó không mang theo sụ hủy diệt, đe dọa, càng không phải con sóng thần mà là con sóng thơ, sóng yêu cho nên nó đổ về trái tỉm của người phụ nữ đọng lại cuối cùng nởi đáy tâm hồn vẫn là sự dịu êm, lặng lẽ. Hình tượng sóng quả thật mói lạ nó không chỉ lôi cuốn ngưòỉ đọc vào trong từng nhịp vỗ mà còn tạo nên những con sóng cứ dào dạt, cuồn cuộn xoáy lên trong lòng ngườỉ. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu, không chịu yên định mà đầy biến động, khao khát

    "Vì tình yêu muôn thuở

    Có bao giờ đứng yên?"

    (Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)

    Xuân Quỳnh nhà thơ đã đi theo tiếng gọi của tình yêu mà thao thức mà chủ động tìm tới "tận bể" để mong thỏa mãn khao khát của chính mình. Ba hình ảnh sông, sóng, bể như là những chi tiết bổ sung cho nhau: Sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm. Mạch sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao. Hành trình của sóng từ sông ra biển như hành trình của một tình yêu phá bỏ những giới hạn tù túng chật hẹp, phá bỏ cáỉ song sắt của ngục tù để chạm tới thế giới của tâm hồn rộng mở với khát vọng vươn đến cái vô biên, tuyệt đích. Có ý kiến cho rằng: "Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu" . Ngày xưa quan niệm tình yêu cổ hủ "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" để rồi bao cô gái đã phải cất lên lời than van ai oán: "Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu"

    "Thân em như giếng giữa đàng

    Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân"

    Người phụ nữ chủ động tìm đến tình yêu để được sổng với chính mình.

    Khát vọng tình yêu gắn liền với tuổi trẻ, đó là khát vọng muôn đời của nhân loại, mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ:

    Ôi con sóng ngày xưa

    Và ngày sau vẫn thế

    Nỗi khát vọng tình yêu

    Bồi hồỉ trong ngục trẻ

    Xuân Quỳnh đã mỉêu tả những con sóng trong một dòng chảy thòỉ gian bất tận. Từ "Ôi!" cảm thán như tiếng lòng thốt lên từ nỗi thổn thức của trái tim yêu. Nghệ thuật đối lập "ngày xưa" – "ngày sau" càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng. Sóng là thế muôn đời vẫn thế vẫn dữ dội ồn ào vẫn dịu êm lặng lẽ như tình yêu tuổi trẻ có bao giờ đứng yên. Tình yêu và khát vọng luôn là ước mơ của bao người. Sóng khát khao có bờ như em khát khao có anh, sóng vượt qua mọi trở ngại để tói bở như em bưóc qua mọi khó khăn để cập bến hạnh phúc.

    Một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: "Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi." Thật vậy, từ ngàn đời nay tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương. Tình yêu gắn liền với suy tư, băn khoăn: Tình yêu có từ khi nào? Hiểu mình trong tình yêu lại càng khó hơn bởi tình yêu là một trạng thái tâm lí khác thường, đầy bí ẩn và huyền dịệu, nó có những lí lẽ riêng của con tim mà lí trí thông thường không thể lí giải được. Nhà thơ đã nói lên thật dễ thương cái nhu cầu tự nhận thức, tự phân tích, lí giải, nhưng lại không thể cắt nghĩa nổi của tình yêu:

    Trước muôn trùng sóng bể

    Em nghĩ về anh, em

    Em nghĩ về biển lớn

    Từ nơi nào sóng lên

    Sóng bắt đầu từ gió

    Gió bắt đầu từ đâu

    Em cũng không biết nữa

    Khi nào ta yêu nhau

    Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thành sự bất lực không lý giải được câu hỏi muôn đời ấy trong tình yêu: "Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau". Đây là một cách cắt nghĩa về tình yêu rất Xuân Quỳnh, một cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực cảm. Câu thơ "Em cũng không biết nữa" như một cái lắc đầu nhè nhẹ, bâng khuâng và phân vân. Đến câu hỏi "Khi nào ta yêu nhau" thì đúng là nữ sĩ đang bâng khuâng và băn khoăn. Kì lạ quá, diệu kì quá, em và anh yêu nhau bao giờ nhỉ? Câu hỏi về khởi nguồn con sóng, khởi nguồn của tình yêu không phải là sự băn khoăn nghi ngờ mà đúng hơn là cách để người con gái khẳng định tình yêu của mình. Sóng và mức mạnh của sóng là nổi bí ẩn muôn đời, đâu có thể dễ dàng cắt nghĩa, làm sao có thể giải đáp được câu hỏi về cội nguồn của tình yêu.

    "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

    Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

    Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

    Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu".

    Câu thơ Xuân Diệu viết đem đến một "cảm giác" đẹp về tình yêu. Nếu tình yêu khó nói đến vậy thì thơ sẽ cho bạn một cảm nhận, như một thứ định nghĩa trong thơ đầy triết lí. Nhà thơ say trong cái giấc chiều tà của một tình yêu, chìm đắm trong những khoảng không thơ mộng mà mộc mạc biết bao. Chính những cảm nhận ấy, người đọc như dậy sóng những tình yêu. Lẽ nào, sức mạnh của thơ ca lại làm say đắm con người đến thế?

    Vũ Cao từng nhận xét về "Sóng" : "Bài này Quỳnh nó viết bợm thật. Nghĩa là đọc xong, tự nhiên mình cũng có ý nghĩ là phải viết, viết một cái gì cho ra trò một chút, cho nó phải nể" . Có lẽ cái bợm ấy biểu hiện trong cá tính và cách thể hiện tình cảm của nhà thơ như lấn át, như bao trùm như muốn ôm trọn tất cả. Cảm xúc thơ làm xuất hiện một quan hệ tương chiếu: Em – sóng. Từ khổ thơ này, em sẽ song hành cùng với sóng, không chỉ song hành vì tương hợp, mà có lúc em và sóng hòa nhập hoàn toàn.

    Con sóng dưới lòng sâu

    Con sóng trên mặt nước

    Ôi con sóng nhớ bờ

    Ngày đêm không ngủ đuọc

    Lòng em nhó đến anh

    Cả trong mơ còn thức

    Có con sóng dữ dội tung bọt trắng xóa trên mặt biển ngày đêm gào thét cùng đại dương nhưng cũng có con sóng âm thầm đi ngầm dưới lòng sâu, không ai thấy nó, khó ai cảm nhận được về nó, chỉ riêng nó mới hiểu mình đang cồn cào. Cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của sóng biển. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Cả đoạn thơ duờng như phủ lên là nỗỉ nhớ cồn cào, da diết, tiềm thức lẫn ỷ thức, cả khỉ tỉnh lẫn khỉ mơ, không thể nào yên, không thể nào nguổi, nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng biển triền mỉên, vô hạn. Phải chăng, những rung cảm mãnh liệt của một trái tim yêu đã buộc lởi thơ phải dài thêm ra để diễn tả cái ngút ngàn của nỗi nhớ? Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức (khi chưa ngủ) mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ (ngủ vẫn nhớ nhung). Như vậy có thể nói đây là một nỗi nhớ thường trực trong trái tim của người phụ nữ khi yêu. Hình tượng thơ cho thấy những khát khao mãnh liệt của người phụ nữ: Sóng khao khát được có bờ - em khao khát được có anh. Đó là nỗi nhớ "bổi hổi bồi hồi", như đứng đống lửa như ngồi đống than. Đó là nỗi nhớ thường trực in đậm trong những câu ca dao:

    "Đêm nằm lưng chẳng tới giường

    Cứ mong trời sáng ra đường gặp anh"

    Đến văn học trung đại ta cũng bắt gặp nỗi nhó ấy, nỗi nhó của ngưòỉ chỉnh phụ trong thơ của Đoàn Thị Đỉểm:

    "Trờỉ thăm thẳm xa vờỉ khôn thấu

    Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"

    Có thể nói, nỗi nhớ như một phương tiện để thể hiện tình yêu. Cũng như sóng là sự sống của biển cả rộng lớn bao la thì nỗi nhớ là sự sống của tình yêu tuyệt đích.

    Qua đoạn thơ, ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

    Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng dào dạt như những con sóng biển, cách xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo, kết cấu song trùng sóng và em; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, câu hỏi tu từ, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ.. được sử dụng tài hoa, sáng tạo góp phần tạo nên giá trị và vẻ đẹp của bài thơ Sóng. Bài thơ như một truyền thuyết về tình yêu đôi lứa.

    Sóng luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao, trăn trở không yên, như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền chung thủy. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh phác họa được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu: Đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, chung thủy. Mặt khác, hình tượng sóng cũng thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: Táo bạo, mãnh liệt, dám vượt mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc; dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn tin vào sức mạnh của tình yêu..

    Qua sóng, một hình tượng nghệ thuật trung tâm và có ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy chủ động, mạnh bạo bày tỏ những khát khao và rung động rạo rực của lòng mình. Đó là một nét rất mới mẻ, thậm chí hiện đại trong thơ ca. Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, tha thiết và đắm say, một tình yêu thủy chung, tuyệt đối dâng hiến trọn vẹn đến quên mình. Nó rất gần gũi với mọi người và có gốc rễ trong quan niệm vững bền của dân tộc. Với cách xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, Sóng không chỉ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh mà còn là một trong những bài thơ hay nhất về tình yêu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...