Phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 16 Tháng tư 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Phân tích bức tranh xứ Huế và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

    Nhìn nắng hàng cau ngắng mới lên

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

    ` (Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr. 39)

    Bài làm

    Phong trào thơ mới xuất hiện với các đại biểu tiêu biểu mang những hồn thơ khác nhau. Thiết tha, rạo rực như Xuân Diệu, rộng mở như Thế Lữ, mơ mộng như Lưu Trọng Lư, ảo não như Huy Cận hay kì dị như Hàn Mặc Tử. Trong thế giới kì dị và điên cuồng của Hàn Mặc Tử người ta vẫn thấy một tình yêu đâu đớn hướng về cuộc sống trần thế. Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết của tác giả. Trong tác phẩm ta cảm nhận được tình yêu dành cho thôn "Vĩ Dạ", nỗi đau cũng như khao khát của nhà thơ qua khổ thơ:

    "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền."

    Hàn Mặc Tử có tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh ra ở Đồng Hới sống với mẹ ở Quy Nhơn. Xuất thân trong một giá đình viên chức nghèo theo Đạo Thiên Chúa. Cuộc sống của ông đầy đau thương và ngắn ngủi. Năm 1936, ông mắc bệnh phong về Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Nhơn. Tuy chỉ sống 28 năm trên cuộc đời nhưng ông là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ trong phong trào Thơ Mới. Hàn Mặc Tử là nhà thơ kì lạ và kì dị bậc nhất. Ông được nhận xét là nhà thơ lạ nhất trong phong trào Thơ mới. Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dại" được lấy cảm hứng từ người con gái quê thôn Vĩ Dạ. Trong khổ thơ thứ nhất tác giả đã cho thấy một bức trang phong cảnh xứ Huế tuyệt đẹp với tâm trạng mong muốn, khát khao trở về.

    Bức tranh xứ Huế hiện lên đẹp, tinh khiết trong nắng mới cùng với tình yêu tha thiết tác giả dành cho nơi đây. Câu thơ mở đầu "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" là một câu hổi tu từ chưa xác định rõ chủ thể hỏi. Đó có thể là cô gái Huế -Kim Cúc đã viết thư cho tác giả, cũng có thể là câu hỏi tác giả đang tự hỏi chính mình. Câu hỏi chỉ là một hình thức, một cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm trạng. Tâm trạng ấy cũng đa sắc thái có thể là lời mời mọc, hỏi han hay trách móc nhắc nhở. Cụm từ "về chơi" giúp ta cảm nhận được khao khát quay trở về của nhà thơ. Là lời nói nhẹ nhàng cho thaays sự gắn bó của thi nhân với thôn Vĩ Dạ. Câu thơ là niềm tiếc nuối lẫn khao khatyts mãng liệt được trở về. Câu thơ thứ hai điệp từ "nắng", "nắng hàng cau"... "

    Nắng mới lên" gợi tả đặc điểm của miền Trung nắng gió khắc họa những bước đi của nắng. Thôn Vĩ Dạ hiện lên với vẻ đẹp của những hàng cau thẳng tắp, vươn mình đón những tia nắng tinh khôi, trong trẻo và đầy gợi cảm của ngày mới.

    Hai câu thơ tiếp theo, câu đầu với từ "mướt quá". "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc", "mướt quá" là tính từ cực tả sự căng đầy sức sóng, mơn mởn tươi non cũng là thán từ, từ chỉ mức độ thể hiện sự ngạc nhiên, trầm trồ. Đây cũng là một phong cách thơ của Hàn Mặc Tử thường sử dụng những tính từ cực tả tác giả so sánh vườn ai mướt quá xanh như ngọc sương đêm còn đọng trên cây cỏ hoa lá tạo nên màu sắc thanh tân, ngọt ngào. Vường thôn Vĩ hiện lên như một viên ngọc vời vời sắc xanh một màu xanh thanh tân ngọt ngào. Một lần nữa, ta bắt gặp đại từ cực tả để tả sắc xanh kì lạ của khu vườn, bộc bạch nỗi niềm của một con người đang cháy lòng khát khao trở về. Hình ảnh thơ trong trẻo, gợi cảm giác bình yên và tâm trạng vui tươi khấn khởi. Câu thơ cuối "Lá trúc che ngang mặt chữ điền", "lá trúc che ngang" toát lên sự mảnh mai thanh tú cùng với sự tình tứ, duyên dáng của con người thôn Vĩ hiện lên trong vẻ đẹp kín đáo, e lệ. "Mặt chữ điền" vốn là khuôn mặt hiện lên trong vẻ hiền lành, phúc hậu. Con người hiện lên trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo. Đó là một vẻ đẹp rất thôn Vĩ Dạ, rất Huế. Tác giả miêu tả con người hiện lên trong vẻ đẹp hài hòa cùng cảnh vật.

    Bức tranh xứ Huế hay bức tranh thôn Vĩ Dạ hiện lên trong một vẻ đẹp của buổi sáng bình minh nắng mới, đơn sơ mà lộng lẫy. Con người và cảnh vật hòa quyện trong một vẻ đẹp rất thơ mộng mang đậm chất Vĩ Dạ, chất Huế. Tác giả thể hiện tình yêu thương cùng với sự gắn bó sâu đậm với nơi đây. Từ đó, ta thấy được tâm trạng của tác giả vui tươi, say mê và khao khát được trở về cung với hy vọng, niềm tin mãnh liệt dành cho xứ Huế. Tác giả yêu thương xứ Huế cùng với sự mong ngóng ngày trở về.

    Khổ thơ một ta thấy khung cảnh hiện lên với hình anht thiw trong sáng, tinh khiết, câu hỏi tu từ đa sắc thái, điệp từ "nắng" gơi tả, tính từ cực tả "mướt quá". Cách so sánh, miêu tả tinh tế. Cách sử dụng từ, miêu tả con người làm toát lên hình ảnh kín đáo, e lệ của con người Huế. Những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tính tế, giàu liên tưởng.

    Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ thật là bài thơ hay tả về cảnh thôn Vĩ Dạ khơi nguồn từ người con gái thôn Vĩ cùng với tình yêu đau đớn của tác giả hướng về cuộc sống trần thế. Tuy sống trong cuộc sống bệnh tật đau đớn nhưng tác giả không như Tản Đà muốn rũ bỏ hiện thực, chối bỏ thực tại để lên chốn tiên cảnh chơi. Tác giả vẫn chấp nhận hiện thực một lòng yêu thương cảnh vật lẫn con người cõi trần.

    Tác giả "Đây thôn Vĩ Dạ" đã khắc họa vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của tác giả. Tác phẩm với ngôn ngữ thi vị, giàu sức gợi góp phần tạo nên những cảnh thực ảo đan xen. Thơ của Hàn Mặc Tử mang một diện mạo phức tạp và đầy bí ẩn.
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng tư 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...