Hỏi đáp Nên giải quyết vấn đề này như nào?

Discussion in 'Hỏi Đáp' started by Phượng Chiếu Ngọc, Jan 16, 2024.

  1. Thiên Túc Nghiêm túc làm người... già

    Messages:
    444
    Nàng Chiqu nói đúng á, sắp xếp nhân sự và phân công công việc không hợp lý thì phải tìm cách phản hồi và đề xuất phương án lên cho sếp giải quyết chứ càng chịu đựng bản thân Ngọc càng thiệt thòi.

    Nay thứ 2 rồi không biết nàng có bình yên không?

    :))
     
  2. Cảm ơn bn nhiều nha, hôm nay mình vẫn làm hàng đó, làm tới sắp ra về rồi bả mới lại, sau đó bn đi luôn.
     
  3. T2/04/03/2024

    Nói thiệt với các bạn là mình không muốn viết bài này đâu, nhưng mà mình cảm thấy rất là mệt mỏi rồi.

    Hidden Content:
    **Hidden Content: You must click 'Like' before you can see the hidden data contained here.**
     
  4. Úi, Ngọc ơi. Mình cũng hiền cực kì nhưng nếu gặp cảnh này thì mình cũng không chịu như Ngọc đâu.

    Mình làm việc ở bộ phận cũng khá lâu rồi, quản lý đổi hết người này sang người khác, đồng nghiệp cũng thay ba bốn lượt rồi, có mỗi mình là không đổi vì bộ phận sản xuất không cho đi..

    Mọi người làm việc chỗ mình, ai cũng bảo mình hiền nhưng còn lâu mới dám đến gây sự với mình á.

    Quy tắc của mình là làm việc chỉ làm đúng trách nhiệm của mình thôi, nếu có thời gian rảnh thì phụ mọi người, mình cũng rất vui lòng. Nhưng, nếu là quản lý mà tự dưng giao thêm việc ngoài lề cho mình, mình sẵn sàng bắt tay dắt ổng đi gặp sếp tổng luôn.

    Chắc tại Ngọc chưa hiểu rõ công việc nên bị "bà chùm" kia lừa. Nếu Ngọc thấy bản thân làm không kịp thì nên hỏi mọi người xung quanh xem bình thường công đoạn này phải làm những gì, những thao tác không phải của mình thì dẹp hết đi. Bà ta có ý kiến thì Ngọc đi hỏi sếp cao hơn, đảm bảo không ai dám dở thói "ma cũ bắt nạt ma mới" với Ngọc luôn.

    Còn nếu Ngọc là người cũ rồi mà vẫn để bắt nạt vậy thì không được đâu nha. Nếu như vậy thì dù Ngọc có đổi công việc cũng rất dễ phải "ăn thèm vác nặng".

    Học cách "phất cờ khởi nghĩa" đi Ngọc ơi.

    Kể cả cha mẹ bạn cũng không thể can thiệp vào công việc hàng ngày của bạn, bạn có quyền lựa chọn những việc tốt cho mình, cha mẹ bạn không sát sao theo bạn cả đời được đâu.

    Mới lại cha mẹ thường sẽ thương con cái, chứ ai lại nghe người ngoài mách lẻo để mắng con mình. Ngọc nên xem xét lại vấn đề này nha..
     
  5. Tranhuynh

    Messages:
    1,536
    Đọc sơ qua câu chuyện của bạn, cá nhân mình thấy bạn bị dính hai vấn đề trong công việc:
    • Một là bị người khác đổ trách nhiệm.
    • Hai là bị chèn ép quá đáng.
    Chuyện quá khứ sẽ để lại kinh nghiệm. Làm việc với những người không quản lý giỏi có thể là sự thách thức khá lớn, vì người ta có thể vô trách nhiệm và không biết đối nhân xử thế, người ta sẽ tìm cách coi bạn là con cờ tốt cho những trường hợp xấu thay vì coi bạn là một cộng sự cho công việc. Và giải quyết vấn đề trước mắt đấy nha.

    Đối với việc khi bị người khác đổ trách nhiệm, bạn nên chuẩn bị trước nhân chứng hoặc bằng chứng cho thấy người quản lý yêu cầu bạn điều hành bạn làm công việc đó.

    Ví dụ câu chuyện của mình:

    Mình không biết chỗ bạn như thế nào, nhưng thường chỗ mình đi làm, thì nó luôn có ghi ra nhiệm vụ cụ thể của từng người, hoặc đối với một sản phẩm, nó có ghi rõ sản phẩm cụ thể đó quy trình như thế nào và phân cho nhóm sản xuất cụ thể. Việc đó kiểm soát dưới tập giấy của người quản lý. Nhưng nhân viên cũng phải biết được những yêu cầu cụ thể trong sản phẩm. Vì vậy khi quản lý nói miệng qua loa yêu cầu mình làm một việc gì đó khác với sản phẩm ban đầu, mình sẽ kiểm tra lại yêu cầu sản phẩm cũ, sau đó gọi thêm một bạn khác vào làm nhân chứng hoặc lấy điện thoại ghi âm (Lén hoy, hông dám lộ liễu), hỏi rõ lại người quản lý là chắc chắn với yêu cầu đó chứ. Để người quản lý khẳng định yêu cầu đó 1 lần nữa. Mình cũng khẳng định là "Chỉ thị này không có trong yêu cầu sản phẩm, đây là chỉ thị của chị, em chỉ làm theo chỉ thị của chị thôi đó. Có xảy ra vấn đề gì, em không chịu trách nhiệm về nó đâu nha". Sau đó mình mới dám làm. Mấy ngày sau dở chứng đổ lỗi hay có vấn đề với sản phẩm, thì bả không thể nói nhiều vì mình đã có bằng chứng cụ thể.

    Sau này có camera thu âm giọng nói gắn vào chỗ làm việc, nên dĩ nhiên, bả không thể chỉ dẫn bừa bãi cho người khác được nữa.

    Đối với việc bị đỗ lỗi khi không phải là nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm, tốt nhất bạn nên vạch rõ ràng ra là nhiệm vụ của mình bao hàm những việc gì, và chỉ chịu trách nhiệm với những nhiệm vụ đó.

    Giống như vụ kiểm hàng đó. Trong khâu kiểm hàng, việc mất 199 cái túi con sẽ có 3 phần trách nhiệm quy về người kiểm hàng (Nếu báo cáo số lượng sai so với số lượng dự kiến), người chịu trách nhiệm xuất số lượng hàng hóa (Nếu không xuất số lượng đúng), người vận chuyển (Nếu vận chuyển số lượng không đủ)

    Bạn có trách nhiệm kiểm hàng, và báo cáo số lượng hàng hóa hay chi tiết hàng hóa đúng không, bạn cũng báo cáo đúng về số lượng trong hàng kiểm, và báo cáo của bạn khiến cho những người quản lý biết được là hàng đang thiếu. Nghĩa là bạn đã hoàn thành trách nhiệm của mình. Tại vì theo câu chuyện thì mình thấy bạn chỉ có nhiệm vụ kiểm hàng, và báo cáo số lượng hàng thôi đúng không? Còn việc xác nhận số lượng sản phẩm có đủ với số lượng hàng cần có không là do người quản lý đúng không? Bạn không biết rằng số lượng hàng cần có là bao nhiêu, nên kiểm bao nhiêu hàng thì chỉ báo bấy nhiêu đó thôi đúng không? Vậy thì bạn đã báo, nhưng việc xác nhận lại là do người quản lý, nếu người quản lý kiểm tra quá muộn, và để khúc cuối mới bùng nổ sự việc thiếu hàng, thì trách nhiệm là của người quản lý cho sự chậm trễ ấy. Và ai chịu trách nhiệm về việc hàng không xuất ra đủ? Là bạn hay là người khác.

    Đem cái phần lý này vào tranh luận, ai là người sai là biết luôn, không cãi được vì phân rõ nhiệm vụ như thế. Vì bạn biết trách mình làm nhiệm vụ đó và chịu trách nhiệm với nhiệm vụ đó thôi. Người ta có nói bon chen gì, thì bạn chỉ cần khẳng định điều đó là được, trừ khi bạn không biết được cụ thể nhiệm vụ của mình là cái gì, và nhiệm vụ của người khác là cái gì, thì mới bị lép vế.

    Đối với việc bị chèn ép quá đáng, thì bạn nên chắc chắn về việc mình đã hoàn thành thật tốt về nhiệm vụ của mình. Và dùng biện pháp phản hồi với người điều hành, nếu người quản lý không đủ thực lực giải quyết việc đó.


    Mấy cái chuyện quyền lợi nói thẳng với người trực tiếp điều hành luôn. Chứ đừng nói với mấy người quản lý, vì quyền hạn của quản lý chỉ đè đầu được nhân viên thôi. Quản lý cũng chỉ là mấy người từ làm công lên làm quản lý thôi. Chả khác gì nhân viên quèn là mấy. Bạn thấy quản lý gây khó dễ cho mình, thì tốt nhất nên nói với người có quyền hạn cao hơn, đè được đầu quản lý.

    Mong câu trả lời của mình giúp được bạn. Chúc bạn may mắn. Mạnh mẽ lên nha cô nàng.

     
  6. @Hoa Nguyệt Phụng & @Tranhuynh cảm ơn 2 bn nhiều lắm ạ. Mặc dù sự việc này đã xảy ra lâu lắm rồi, nhưng khi nhìn thấy những cmt này của các bạn, mình vẫn cảm thấy rất xúc động. Xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều. *vno 23*
     
Trả lời qua Facebook
Loading...