Lợi ích của chế độ ăn đủ sắt

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Vương Linh, 6 Tháng mười 2023.

  1. Vương Linh

    Bài viết:
    10
    [​IMG]

    (Ảnh Internet)​

    1. Thực trạng thiếu sắt

    Thiếu máu là giai đoạn cuối của quá trình thiếu sắt kéo dài. Tỷ lệ thiếu sắt cao hơn ở phụ nữ mang thai, có tới 43% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu máu. Trên thực tế, số người thiếu sắt chưa bộc lộ thiếu máu cao hơn nhiều.

    Thiếu sắt chiếm 50–75% các trường hợp thiếu máu và được cho là phần lớn là do chế độ ăn uống không đầy đủ và nhu cầu dinh dưỡng tăng lên khi mang thai

    Theo những nghiên cứu gần đây của Viện dinh dưỡng quốc gia, nước ta có khoảng 29% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, 29% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, và có đến 58% trẻ em từ 13-24 tháng tuổi thiếu máu.

    2. Sự cần thiết của Sắt

    Sắt được phân loại là chất dinh dưỡng top 1. Giống như tất cả các trường hợp thiếu hụt chất dinh dưỡng top 1, trẻ sẽ tiếp tục phát triển, nhưng sự suy giảm chất dinh dưỡng gây các triệu chứng cụ thể trên lâm sàng (sẽ liệt kê dưới đây).

    - Sắt là một yếu tố cần thiết cho việc vận chuyển oxy. Do đó thiếu sắt làm giảm khả năng tập thể dục và làm tăng mệt mỏi.

    - Sắt cần thiết cho quá trình sao chép ADN và nhiều quá trình trao đổi chất khác. Cho đến nay, công dụng lớn nhất của sắt là sản xuất hồng cầu mới. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sự phát triển cơ bắp cũng là những nguồn tiêu thụ sắt quan trọng.

    - Sắt cần cho sự phát triển tối ưu hệ thần kinh.

    Trong ba tháng cuối của thai kỳ và giai đoạn trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi có quá trình myelin hóa nhanh chóng, phát triển nhanh nhất vỏ não và hạch nền (điều khiển vận động). Do đó trẻ sơ sinh thiếu sắt có thể bị giảm khả năng chú ý và trí nhớ; khiếm khuyết trong hệ thống thị giác và thính giác và thay đổi tính khí cũng như hành vi xã hội và cảm xúc. Như vậy thiếu sắt trong giai đoạn đầu đời có thể làm thay đổi vĩnh viễn não bộ và hệ thần kinh.

    - Thiếu sắt ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.

    Thiếu sắt làm giảm hiệu quả hoạt động của tế bào bạch cầu, lympho bào và đại thực bào. Do đó làm giảm khả năng miễn dịch.

    - Thiếu sắt gây ra thiếu máu làm giảm vận chuyển chất dinh dưỡng đến móng và chân tóc, do đó còn làm móng mỏng, tóc yếu và dễ rụng

    3. Nguyên nhân gây thiếu sắt

    - Viêm mãn tính do nhiễm trùng. Tình trạng viêm cũng đóng vai trò làm giảm sự hấp thụ sắt.

    - Thiếu dinh dưỡng. Do ăn uống thiếu chất, đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nhiều người áp dụng chế độ ăn giảm cân cũng thường bị thiếu sắt. Trường hợp này hay gặp ở bệnh nhân béo phì áp dụng chế độ ăn giảm cân, người ăn chay thường xuyên và phụ nữ tiền mãn kinh có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng.

    - Mất máu, chảy máu do viêm loét, kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng kinh nguyệt nhiều.

    4. Nguồn cung cấp sắt cho cơ thể

    Sắt được hấp thu tại đường tiêu hóa.

    Thai nhi lấy sắt từ mẹ qua nhau thai.

    Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguồn cung cấp chất sắt duy nhất là sữa mẹ và/hoặc sữa công thức. Nồng độ sắt trong sữa mẹ thấp và giảm dần theo thời gian từ 0, 6 mg/L lúc 2 tuần xuống còn 0, 3 mg/L lúc 5 tháng sau sinh.

    Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sắt trong sữa bột dành cho trẻ sơ sinh.

    Ở người lớn, nguồn sắt trong chế độ ăn uống chỉ cung cấp 5% nhu cầu hàng ngày và phần còn lại có được bằng cách tái chế sắt được giải phóng trong quá trình phân hủy hồng cầu già.

    Trẻ sơ sinh và trẻ em phải nhận được 30% lượng sắt hàng ngày từ chế độ ăn uống để cung cấp lượng sắt cần thiết cho các tế bào cơ và hồng cầu mới.

    5. Những ai cần bổ sung sắt.

    - Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai còn cần bổ sung thêm acid folic.

    - Những người có nguy cơ thiếu sắt: Chảy máu, mất máu do tổn thương, kinh nguyệt, hoặc chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ăn kiêng.

    6. Biện pháp để kiểm soát sự thiếu hụt sắt.

    Nên kiểm tra công thức máu toàn phần, định kỳ trong khoảng thời gian từ 6–24 tháng một lần.

    Nhu cầu sắt hàng ngày với trẻ

    Độ tuổi và
    Lượng ăn khuyến nghị hàng ngày (tính theo cân nặng của trẻ)

    Trẻ sơ sinh đủ tháng 1 mg/kg. Trẻ sinh non 2-4 mg/kg

    Trẻ 1-3 tuổi 7 mg/kg. Trẻ 4-8 tuổi 10 mg/kg

    Trẻ 9-13 tuổi 8 mg/kg

    Bé trai 14 đến 18 tuổi 11 mg/kg

    Bé gái từ 14 đến 18 tuổi 15 mg/kg

    WHO và Bộ Y tế đều khuyến nghị nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng.

    Nếu sử dụng sữa công thức, trẻ đủ tháng nên được dùng sữa công thức có tăng cường chất sắt.

    Với trẻ sinh non, sữa mẹ cũng là thực phẩm được khuyên dùng cho trẻ sinh non, nhưng chỉ riêng sữa mẹ không cung cấp đủ lượng sắt, protein, canxi, phốt pho và các vi chất dinh dưỡng khác. Trẻ sinh non được bú sữa mẹ nên bắt đầu bổ sung sắt khi được 2 tuần tuổi và tiếp tục cho đến khi 1 tuổi.

    Trẻ đủ tháng và sinh non nên được ăn bổ sung sắt trước 6 tháng tuổi.

    7. Thực phẩm chứa sắt

    Sắt được lấy hoàn toàn từ nguồn thực phẩm; Điều quan trọng là trẻ em được cung cấp một chế độ ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt để cung cấp đủ lượng sắt. Sắt có 3 dạng là sắt, sắt heme và sắt non-heme.

    Sắt heme là dạng sắt có hoạt tính sinh học cao nhất, và dễ dàng được hấp thụ nhất, có trong thịt đặc biệt có nhiều trong thịt bò, trứng và cá, một số hải sản như nghêu, sò huyết..

    Sắt non-heme có sẵn trong các loại rau (đặc biệt là rau bina), các loại đậu và các loại hạt (đặc biệt là hạt bí ngô) và ngũ cốc.

    Sự hấp thu sắt tăng lên nhờ thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi, bông cải xanh, cà chua) và giảm bởi phytate (trong cám, yến mạch và chất xơ lúa mạch đen), polyphenol (trong trà, cà phê và ca cao). Canxi ức chế sự hấp thu sắt tới 60% và do đó có nguy cơ thiếu sắt ở trẻ uống hơn 700 mL sữa bò mỗi ngày.

    8. Thừa sắt có nguy hiểm không?

    Sắt là nguyên tố oxy hóa và có thể có tác động tiêu cực đến hệ thống sinh học ngay cả với lượng vừa phải. Thừa sắt dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng do tổn thương nội tạng.

    Có hai nguyên nhân gây thừa sắt:

    - Do di truyền. Đột biến gen HFE là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra thừa sắt do di truyền ở người dân châu Âu, nhưng hiếm gặp ở những nơi khác trên thế giới.

    - Cung cấp quá nhiều sắt. Tình trạng quá tải sắt có thể do tăng hấp thu ở ruột, bổ sung sắt quá liều hoặc không có chỉ định từ thầy thuốc, hoặc các trường hợp thường xuyên phải truyền máu (bệnh thalassemia, người bệnh ung thư).

    Ngày càng có nhiều nghiên cứu báo cáo tác dụng phụ của sắt được cung cấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người ban đầu được bổ sung đầy đủ sắt. Những tác động này bao gồm giảm tăng trưởng (bao gồm cả tăng cân nặng), tăng bệnh tật (thường là tiêu chảy), tương tác với các nguyên tố vi lượng khác như đồng và kẽm, hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi thành vi khuẩn gây bệnh nhiều hơn, tăng dấu hiệu viêm và suy giảm khả năng phát triển nhận thức và vận động.


    Kết luận

    Nhu cầu về sắt rất cao trong tất cả các giai đoạn phát triển của con người. Thiếu sắt dẫn đến sự thiếu hụt về tăng trưởng, phát triển thần kinh, khả năng vận động và làm giảm chức năng miễn dịch.

    Trong quá trình phát triển của thai nhi, sắt đóng vai trò sâu sắc trong sự phát triển của các cơ quan, đặc biệt là não.

    Nhu cầu sắt cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non. Thiếu sắt là tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất ở trẻ em và gây ra tình trạng suy giảm khả năng vận động và phát triển thần kinh. Sữa mẹ có ít chất sắt và trẻ bú sữa mẹ nên được cung cấp thêm nguồn chất sắt. Tuy nhiên việc bổ sung ở trẻ cần có chỉ định của bác sĩ.

    Điều quan trọng là phải cung cấp chế độ ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt để cung cấp đủ lượng chất sắt.

    Nếu phải bổ sung sắt bằng viên sắt hoặc sắt dạng giọt cho trẻ em, cần uống lúc đói. Tốt nhất là sau khi ngủ dậy, trước bữa sáng, để sắt hấp thu tốt hơn. Nếu bạn có lượng kinh nguyệt nhiều hoặc ăn uống không đủ chất, nên bổ sung trước kỳ kinh nguyệt trong vài ngày để cơ thể có đủ nguyên liệu tạo hồng cầu và dự trữ sẵn trong Lá Lách. Lượng máu dự trữ này sẽ bổ sung dần cho lượng máu bị mất, có thể tránh được các triệu chứng hoa mắt chóng mặt và mệt mỏi do mất máu.

    Hết.

    Nguồn tham khảo: Các công bố khoa học y học trên PubMed - cơ sở dữ liệu của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ.

    Edit by Vương Linh Pharmacist.
     
    Nghiên DiTiên Nhi thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...