LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ (SƠ LƯỢC) Thời tiền sử 1. Thời đồ đá Các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu vết người thượng cổ cư ngụ tại hang Thẩm Hoi, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hóa), Thung Lang (Ninh Bình), Nga Sơn (Thanh Hóa) cách đây hàng trăm nghìn năm, khi ấy mực nước biển thấp hơn và khi đó Việt Nam còn nối liền với bán bảo Malaysia, đảo Java, Sumatra, Kalimantan của Indonesia với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ. Người Việt cổ khai thác đá gốc (đá ba-dan) ghè đẽo thô sơ tạo nên những mũi nhọn, rìu.. Những di tích ở núi rọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất vềsự cso mặt của con người ở vùng đất Việt cổ xưa. Theo các nhà nghiên cứu gọi là Văn hóa Sơn Vi là thời kỳ những nhóm dân cư nguyên thuỷ sinh sống bằng cách săn bắt, hái lụm cách đây từ 11 đến 23 nghìn năm. Sau thời kỳ Văn hóa Sơn Vi là Văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn thuộc thời kỳ đá mới. Văn hóa Hòa Bình được xem là cái nôi của nền văn minh lúa nước, xuất thân từ Đông Nam Á được tìm thấy khoảng 15000 năm trước. (Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được khoảng 5500 năm - 18000 năm trước). 2. Thời đồ đồng đá Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cách đây khoảng 4000 năm - 3500 năm. 3. Thời đồ đồng Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách đây 3000 năm. 4. Thời đồ sắt Đến khoảng 1200 năm TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trông khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của Văn hóa Đông Sơn (nổi bật với trống đồng Đông Sơn), Văn hóa Óc Eo, Sa Huỳnh. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng cho phong tục nhuộm răng, ăn trầu. Thời kỳ cổ đại (2879-111 TCN) Kỷ Hồng Bàng (? -258 TCN) Truyền thuyết về nước Xích Quỷ Theo truyền thuyết kể rằng, nhà nước Xích Quỷ của các tộc người Việt đã được hình thành từ năm 2.879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Các nhóm tộc người Việt cổ gồm: Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở miền Bắc Việt Nam.. Các nhóm tộc người Việt cổ có phong tục, tạp quán, ngôn ngữ, đại bàng cư trú khác nhau, quan giữa các tộc này là quan hệ buôn bán nên không có nhà nước thông nhất. Nên vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc do sức ép của các vương quốc phía Bắc Trung Quốc và làn sóng tị nạn của người Hoa Hạ tràn xuống làm mất dần lãnh thổ của các bộ tộc và liên minh tan rã, một số bộ tộc bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Theo tương truyền, Kinh Dương Vương là Thuỷ tổ của người Việt Nam có con là Lạc Long Quân đã lấy Âu Cơ sinh ra trăm trứng nở ra trăm con. Đây được xem là tổ tiên của người Bách Việt, có con trưởng là Hùng Vương nối ngôi. Nước Văn Lang (TK VII-258 TCN hoặc 218 TCN) Đến TK VIII, các nhà nước độc lập của các tộc người Việt dần được hình thành khắp vùng phía Nam sông Dương Tử. Vào Thế kỷ VII TCN, nhà nước Văn Lang của tộc người Lạc Việt được thành lập. Nhà nước này có thể giao lưu buôn bán với các tộc người Việt khác. Bộ máy nhà nước Văn Lang đã bước đầu phỏng theo thể chế quân chủ. Do vua Hùng đứng đầu và đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ), có các Lạc hầu và Lạc tướng. Ở địa phương chia thành 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản. Nước Thục (khoảng 257 TCN- 208 TCN) Đến TK III TCN, Thục Phán-thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt-một trong những bộ tộc Bách Việt phía Bắc Văn Lang, đánh bại vua Hùng thứ 18, thành lập nhà nước Âu Lạc. Nhà nước liên minh Âu Việt-Lạc Việt đánh bại cuộc xâm của nhà Tần. Nhà nước định đô tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ông tự xưng là An Dương Vương. Nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà (một viên tướng cũ của nhà Tần) thôn tính năm 208 TCN. Thời kỳ Bắc thuộc (năm 111 TCN- năm 938) 1. Nhà Triệu (180 TCN-111 TCN) Cuối thời Tần, Triệu Đà được bổ nhiệm là Huyện lệnh huyện Long Xuyên, sau được Nhâm Ngao tự ý bổ nhiệm Quận uý quận Nam Hải. Nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thuỷ Hoàng, Triệu Đà đã tách ra cát cứ huyện Nam Hải, sau đó đem quân thôn tính và sát nhập vương quốc Âu Lạc và quận Quế Lâm lân cận và lập nhà nước riêng, quốc hiệu Nam Việt. Sau nhà Hán được thành lập và thống nhất toàn Trung Quốc, Triệu Đà xưng Hoàng đế của nước Nam Việt để ngang hàng với nhà Tây Hán. Trong khoảng 68 năm, miền Bắc Việt Nam là một phần Nam Việt, có vị vua người Trung Hoa và vị vua này không công nhận sự cai trị của nhà Hán. 2. Bắc thuộc lần 1 (111 TCN-năm 40) Năm 111 TCN, đội quân của Hán Vũ Đế xâm chiếm Nam Việt và sát nhập Nam Việt vào đế chế Hán. Bắt đầu từ đây Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách đồng hóa bằng cách tăng thuế, cải tổ luật hôn nhân để Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn. 3. Hai Bà Trưng (năm 40-43) Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng (hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị) lãnh đạo nổ ra ở quận Giao Chỉ, sau đó là Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phốvà các địa phương khác vùng Lĩnh Nam hưởng ứng năm 40. Sau đó, nhà Hán phái tướng Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau 3 năm giành được độc lập, cuộc khỏi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa hoàn thiện nên Hai Bà Trưng không đủ sức chống cự lại do quân Mã Viện chỉ huy. Hai Bà Trưng đã tự vẫn trên sông Hát để giữ khí tiết. 4. Bắc thuộc lần 2 (năm 43-544) Tiếp sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc như Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ nước ta. Nhiều cuộc nổi dậy chống lại cai trị, giành lại độc lập nhưng không thành công. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh, anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến từ năm 468 đến năm 485. 5. Nhà Tiền Lý (năm 544-602) Năm 541, Lý Bí nổi dậy đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại nhà Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức Lý Nam Đế lập ra nhà nước Vạn Xuân năm 544, đóng đô ở Long Biên. Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế thua trận và giao binh quyền lại cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương năm 550. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương. Năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử cướp ngôi và tiếp tục giữ độc lập 20 năm đến khi nhà Tuỳ sang xâm lược năm 602. 6. Bắc thuộc lần 3 (năm 602-905) Kế nhà Tuỳ, là nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trong thời kỳ nhà Đường nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như khỏi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 766-791), Dương Thanh (năm 819-820).. Năm 905, một hào trưởng địa phương người Việt là Khúc Thừa Dụ chiếm giữ phủ Đại La, bắt đầu thời kỳ tự chủ của người Việt. Thời kỳ tự chủ (năm 905-939) Họ Khúc, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà Đường suy yếu, tự xưng Tiết độ sứ, đặc nền móng cho nền độc lập của Việt Nam. Vào thời kỳ này, họ Khúc trải qua 4 đời vua cai trị: Khúc Thừa Dụ (năm 905-907), Khúc Hạo (năm 907-917), Khúc Thừa Mỹ (năm 917-930), Dương Đình Nghệ (tướng của Khúc Hạo, năm 930-938). Thời kỳ quân chủ (năm 939-1945) 1. Thời kỳ độc lập (năm 939-1409) Nhà Ngô (năm 939-965) Năm 938, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết, Ngô Quyền trả thù cho bố vợ giết chết Kiều Công Tiễn và đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Sau đó xưng đế, lập nên nhà Ngô, đóng đô tại Hoa Lư. Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, làm các nơi không chịu thuần phục khiến thủ lĩnh nổi lên cát cứ vùng đánh chiếm lẫn nhau gọi là "Loạn 12 sứ quân". Các đời vua Ngô cai trị: Ngô Quyền (năm 939-944), Khúc Tam Kha (năm 944-950), Hậu Ngô Vương (Ngô Xương Văn-Ngô Xương Ngập (năm 951-954, bệnh chết) (năm 950-965). Nhà Đinh (năm 968-980) Từ năm 944-968, sau khi Ngô Quyền mất, đất nước loạn lạc hình thành 12 sứ quân. Giai đoạn này gọi là "Loạn 12 sứ quân". Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp "Loạn 12 sứ quân" lên ngôi hoàng đế, lập nên nhà Đinh, lấy niên hiệu là Tiên Hoàng Đế, quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị giết chết. Đinh Toàn lên ngôi vua (khi mới 6 tuổi). Các đời vua Đinh cai trị: Đinh Tiên Hoàng (năm 968-979), Đinh Phế Đế (năm 979-980). Nhà Tiền Lê (năm 980-1009) Năm 980, lợi dụng nhà Đinh suy yếu, nhà Tống nhâm nhe xâm lược nước ta. Vì lợi ích dân tộc, Thái Hậu Dương Văn Nga (vợ Đinh Tiến Hoàng, mẹ đẻ Đinh Toản) thể theo nguyện vọng của tướng sĩ đã trao "Long Cổn" cho Thập đạo Tướng Quân Lê Hoàn và lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Đánh tan quân Tống, chấn hưng đất nước Nhà Tiền Lê trải qua các đời vua: Lê Đại Hành (năm 980-1005), Lê Trung Tông (năm 1005), Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) (năm 1005-1009). Nhà Lý (năm 1009-1225) Lê Long Đĩnh mất năm 24 tuổi, khi ấy con còn nhỏ, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh, triều thần suy tôn Lý Công Uẩn là quan Điện tiền Chỉ huy sứ lúc bấy giờ lên ngôi vua. Năm 1009, Lý Công Uẩn-Lý Thái Tổ-lên ngôi vua, lập nên nhà Lý (năm 1009-1225). Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Năm 1054, lấy quốc hiệu là Đại Việt. Nhà Lý tồn tại hơn 200 năm lịch sử, với nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Nho giáo, công trình kiến trúc, quân đội.. Dưới triều Lý, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, các vua nhà Lý rất tôn sùng Phật giáo. Đây cũng là triều đại duy nhất có nữ hoàng trị vì-Lý Chiêu Hoàng trước khi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Lý trải qua 219 năm cai trị, với 9 đời vua trị vì: Lý Thái Tổ (năm 1009-1028), Lý Thái Tông (năm 1028-1054), Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1127), Lý Thần Tông (1127-1137), Lý Anh Tông (1138-1175), Lý Cao Tông (1175-1210), Lý Huệ Tông (1210-1224), Lý Chiêu Hoàng (1224-1225). Nhà Trần (năm 1226-1400) Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, ép Lý Huệ Tông đi tu, nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh (mới 7 tuổi) -niên hiệu Lý Chiêu Hoàng. Cũng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, đưa con trai của Trần Thừa là Trần Cảnh (khi ấy 8 tuổi) vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng và Trần Thủ Độ đưa tin Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh lấy nhau. Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng trước bá quan văn võ, cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, triều đại nhà Trần bắt đầu. Trong các triều đại phong kiến nước ta thì nhà Trần có quân đội hùng mạnh nhất. Với 3 lần đánh thắng quân xâm lược Mông-Nguyên nhờ có quân đội tinh nhuệ và các tướng tài dẫn dắt như: Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Dã Tượng.. Đặc biệt với sự chỉ huy của vị tướng tài ba Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Nhà Trần tồn tại 175 năm với 13 đời vua cai trị: Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông (1278-1293), Trần Anh Tông (1293-1314), Trần Minh Tông (1314-1329), Trần Hiến Tông (1329-1341), Trần Dụ Tông (1341-1369), Trần Nghệ Tông (1370-1372), Trần Duệ Tông (1372-1377), Trần Phế Đế (1377-1388), Trần Nhuận Tông (1388-1398), Trần Thiếu Đế (1398-1400). Nhà Hồ (năm 1400-1407) Triều đại nhà Hồ là triệu đại có lịch sử ngắn nhất thòi kỳ phong kiến nước ta. Khi nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua của Trần Thiếu Đế. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, thành lập nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Tuy nhiên, do nhiều cải cách táo bạo và mắc tội cướp ngôi nên nhà Hồ không được lòng dân. Năm 1401, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con trai là Hồ Hán Thương. Năm 1406, nhà Minh lấy cớ "phò Trần diệt Hồ" sang đánh nước Đại Ngu. Cha con nhà Hồ không chống cự nổi nên bị quân Minh bắt, nhà Hồ kết thúc với 7 năm tồn tại. Các đời vua nhà Hồ: Hồ Quý Ly (1400-1401), Hồ Hán Thương (1401-1407). Nhà Hậu Trần (năm 1407-1414) (*Theo sách Sử Việt Đại ký toàn thư) Năm 1407, quân Minh xâm chiếm Đại Ngu, Trần Ngỗi (con thứ của Trần Nghệ Tông) trốn đến Mô Độ, Trường Yên tập hợp binh lính đánh bại quân Minh, khôi phục nhà Trần. Năm 1409, nội bộ nhà Trần lục đục, một số quan lại đón cháu nội Trần Nghệ Tông là Trần Quý Khoách ra làm vua. Tuy nhiên nhà Trần cũng không tồn tại được bao lâu. Các đời vua nhà Hậu Trần: Giản Định Đế (1407-1409), Trùng Quang Đế (1409-1414). 2. Thời kỳ Bắc thuộc lần 4 (năm 1413-1428) Quân Minh phản kích, vua tôi nhà Hậu trần chống trả quyết liệt nhưng thất bại. Vua tôi nhà Trần bị bắt và đã tự vẫn để giữ khí tiết. Sau khi chiếm được nước ta, quân Minh đã chia nước ta thành nhiều quận, huyện để cai trị, chúng bắt nhân dân ta làm tôi tớ, thuế má lao dịch nặng nề, cuộc sống vô cùng cực khổ. Nhà Lê Sơ-Hậu Lê (năm 1428-1527) Năm 1428, sau chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua ngày 15 tháng 3, niên hiệu Lê Thái Tổ, đổi tên nước từ Giao Chỉ (dưới thời nhà Minh) thành Đại Việt, đóng đô tại Đông Quan (Thăng Long). Đây là triều đại dài nhất lịch sử nước ta kéo dài 355 năm. Đây là triều đại nước ta phát triển về nhiều mặt từ quân sự, kinh tế, đến lãnh thổ. Đây cũng cũng là triều đại thịnh vượng nhất. Triều đại Hậu Lê trải qua 26 đời vua (trong đó Lê Sơ 10 vị vua, Lê trung hưng 1Lê6 vị vua). Các đời vua nhà Lê Sơ-Hậu Lê: Lê Sơ (1428-1527) : Lê Thái Tổ (1428-1433), Lê Thái Tông (1433- 1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497), Lê Hiến Tông (1497-1504), Lê Túc Tông (1505), Lê Uy Mục (1505-1509), Lê Tương Dực (1509-1516), Lê Chiêu Tông (1516-1522), Lê Cung Hoàng (1522-1527). Lê trung hưng (1533-1788) : Lê Trang Tông (1533-1548), Lê Trung Tông (1548-1556), Lê Anh Tông (1556-1573), Lê Thế Tông (1573- 1599), Lê Kính Tông (1599-1619), Lê Thần Tông (1619-1643, 1649-1662), Lê Chân Tông (1643-1649), Lê Huyền Tông (1662-1671), Lê Gia Tông (1671-1675), Lê Hy Tông (1675-1705), Lê Dụ Tông (1705-1729), Đế Duy Phường (1729-1732), Lê Thần Tông (1732-1735), Lê Ý Tông (1735-1740), Lê Hiển Tông (1740-1786), Lê Mẫn Đế (1786-1789). 3. Thời kỳ đất nước bị chia cắt (1527-1802) Thời kỳ Bắc triều-Nam triều (1527-1592) Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc miền Bắc gọi là Bắc triều. Cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim không phục nên đưa vua Lê Trang Tông về khôi phục nhà Lê, gọi là Nam triều. Sau khi Nguyễn Kim bị hạ độc chết, con rễ Trịnh Kiểm nắm binh quyền và ngấm ngầm hại các em vợ. Con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng may mắn thoát chết vì xin vào trấn phủ Thuận Hóa, gầy dựng giang sơn, gọi là Đàn Trong. Nam triều-Bắc triều giao tranh 50 năm, thì Trịnh Tùng con Trinh Kiểm đánh bại nhà Mạc năm 1592, đón vua Lê Thánh Tông vào Thăng Long 1595, mở ra thời kỳ "Vua Lê-Chúa Trịnh". Thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (từ năm 1533-1788) Cuộc chiến diễn ra giữa Đàn Trong (Nguyễn) và Đàn Ngoài (Trịnh) bắt đầu phân tranh, cuộc phân tranh kéo dài 150 năm. Mở đầu năm 1627, Trịnh Tráng đem quân vào Nam đánh Nguyễn Phúc Nguyên. Sau thời gian dài phân tranh đến năm 1672 hai bên tạm thời đình chiến và lấy sông Gianh làm giới tuyến. Nhưng trên danh nghĩa là vua Lê đứng đầu nước. Nhà Nguyễn ở Đàn Trong đã mở rộng bờ cỏi bằng việc diệt Chiêm Thành và lấn Chân Lạp để mở mang bờ cõi. Nhà Tây Sơn (1789-1802) Anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ khởi nghĩa thống nhất Đàn Trong. Đến khi Nguyễn Phúc Ánh hòng muốn lấy lại cơ nghiệp nên đã 2 lần cấu kết với giặc Xiêm, giặc Thanh để đem quân đánh chiếm nước ta. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ buộc phải lên ngôi vua lấy niên hiệu là Quang Trung đém quân đánh đuổi Đàn Ngoài, để diệt quân xâm lược. Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ không đủ năng lực lãnh đạo, nhà Tây Sơn nhanh chống suy yếu. Dựa vào tình hình đó, giữa năm 1802 Nguyễn Ánh đem quân ra chiếm được Thăng Long. Nguyễn Ánh đã trả thù người theo nhà Tây Sơn một cách vô cùng tàn bạo: Mộ vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột trộn với thuốc súng và bắn đi. Nữ tướng Bùi Thị Xuân Và con gái bị voi giày, Trần Quan Diệu bị chém đầu. 4. Thời kỳ thống nhất (năm 1802-1858) Triều Nguyễn (năm 1802-1945) Vào năm 1802, Nguyễn Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn khi đang suy yếu. Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân, đặc quốc hiệu là Việt Nam. Đến năm 1820, vua Minh Mạng đổi quốc hiệu thành Đại Nam. Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta. Vào triều Nguyễn nước ta có phần lãnh thổ rộng lớn. Triều Nguyễn tồn tại 143 năm, trải qua các đời vua: Gia Long (1802-1820), Minh Mạng (1820-1840). Thiệu Trị (1840-1847), Tự Đức (1847-1883), Dục Đức (1883), Thái Hòa (1883), Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), Đồng Khánh (1885-1889), Thành Thái (1889-1907), Duy Tân (1907-1916), Khải Định (1916-1925), Bảo Đại (1925-1945). Vào ngày 02/09/1945, Chủ tich Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Chấm dứt hoàn toàn các triều đại phong kiến tại Việt Nam. Thời kỳ hiện đại (năm 1858-nay) 1. Thời kỳ Pháp thuộc (năm 1858-1945) Ngày 31 tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ và tấn công vào cảng Đà Nẵng và rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, triều đình Huế, đứng đầu là vua Tự Đức ký nhượng 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, đến năm 1867, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây để tạo thành lãnh thổ thuộc địa Nam Kỳ. 2. Thời Kỳ Nhật thuộc (năm 1940-1945) Năm 1940, Nhật tấn công Đông Dương, nhanh chống thảo thuận với chính quyền Pháp để Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Chính quyên thực dân Pháp tồn tại đến tháng 3 năm 1945, Nhật tấn công Đông Dương, Nhật thiết lạp chính quyền thân Nhật với quốc vương Bảo Đại và thủ tướng là Trần Trọng Kim. Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh làm kiệt quệ kinh tế, người Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phảm khác, bắt dân nhổ lúa trồng đay phục vụ chiến tranh, xảy ra thiên tai, nạn đói đã xảy ra ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Người ta tính rằng có hơn hai triệu người chết vì đói. 3. Thời kỳ Cộng Hòa (năm 1945-nay) Tuyến bố độc lập: Ngày 02 tháng 09 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyển Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Kháng chiến chống Pháp (1946-1954) : cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp nổ ra năm 1946, và kết thúc năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ bắt Pháp lên bàn đàm phán ký Hiệp định Genève. Chiến tranh Việt Nam (Kháng chiến chống Mỹ và chế độ VNCH) (năm 1955-1975) : cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tiêu diệt chính quyền VNCH. Năm 1972, trận Điện Biên Phủ trên không bắt Mỹ rút quân khỏi Việt Nam và ký Hiệp định Paris. Đến ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền VNCH tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc kết thúc và hoàn toàn giành thắng lợi. 4. Thời kỳ sau thống nhất (năm 1976-1986) Năm 1975-1978, quân Khmer Đỏ quấy phá biên giới phía Tây nước ta. Năm 1978, quân Khmer Đỏ mở cuộc tấn công quy mô lớn vào nước ta. Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam nổ ra, và Việt Nam rút quân năm 1989, khi chính quyền Cam-pu-chia ổn định. Năm 1979, Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Chiến tranh biên giới Việt Trung nổ ra. Năm 1988, Trung Quốc tấn công chiếm các đảo Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma nước ta ở Trường Sa, phía ta bảo vệ thành công đảo Cô Lin và Len Đao. 5. Thời kỳ đổi mới (năm 1986-nay) Việt Nam thực hiện nhiều chính sách đổi mới, phát triển đất nước. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách "Đổi mới", đứng đầu là ông Nguyễn Văn Linh. Năm 1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Tiếp tục gia nhập ASEAN, APEC.. Năm 2004, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7.7% GDP. Năm 2007, là thành viên của WTO. Năm 2015, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu những dấu hiệu hồi phục kinh tế. Ngoài ra, còn một số tác động ngoại cảnh, một số sự kiện tranh chấp trên biển Đông như vụ Giàn khoang Hải Dương 981, Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên biển Đông.. là các sự kiện ảnh hưởng đến tình hình chính trị Việt Nam. Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhâp với thế giới, sánh vai với các cường quốc năm châu.