Nếu có một ngày bị người khác coi thường bạn sẽ thấy sao? Cảm xúc lúc đó của bạn như thế nào? Và bạn sẽ làm gì để khẳng định chính mình? Vốn dĩ thế giới này chẳng phải là của riêng mình. Ta không thể tránh khỏi những ánh nhìn, sự va chạm hay những lời nói không hay của một ai đó. Có những người họ luôn cho rằng họ đúng, họ thông minh hơn người và vì thế họ cho mình cái quyền được hạ thấp người khác. Họ đặt vị trí của người khác ở dưới chân mình. Họ coi thường tất cả những việc của người khác đang làm và không công nhận những gì mà người ta đã cố gắng. Bạn đã bao giờ bị mỉa mai, chê bai là kém thông minh hay kém cỏi hay chưa? Đã bao giờ bị người ta coi thường là não cá vàng, làm việc gì cũng không xong chưa? Ta phải làm gì khi phải đối mặt với những con người ấy, những con người lúc nào cũng chỉ biết coi thường người khác vậy mọi người?
Theo quan điểm của mình thì Lúc nào thì người ta lại coi thường người khác? Lý do đầu tiên, coi thường người khác khi người ta cảm thấy bản thân kém cỏi hơn và muốn đạp lên người ta như bàn đạp để phần nào thể hiện sự cao quý của mình. Nhưng mà "thổi tắc nến của người khác thì cũng không làm bạn sáng hơn" người càng tỏ ra kinh thường người khác thì càng thể hiện rõ sự yếu kém của bản thân mình, yếu về cả đạo đức lẫn tri thức, ví dụ như khi bạn muốn hỏi một người mà bạn cảm thấy là người đó có thể trả lời câu hỏi của bạn nhưng mà khi người đó nghe cậu hỏi xong thì chỉ trả lời qua loa và tỏ ra khinh thường, gắt gỏng ra mặt thì nếu người đó có tri thức và nền tảng đạo đức vững chắc, sẽ không có chuyện người ta tỏ ra thái độ như vậy. Và mình cũng từng trải qua cảm giác đó, bị kinh thường và kinh thường lại người ta. Khi mình học bồi dưỡng học sinh giỏi có một lần gặp một người bạn rất hãm, nói là bạn thì cũng không phải cho lắm vì chỉ học chung một thời gian rất ngắn, và cậu ta có một cái thói quen rất khinh thường người khác khi bị hỏi những câu hỏi mà cậu ta không trả lời được. Và đây thật ra là mình đã đúc kết ra từ nhiều lần bị cậu ta làm rất mặt, cậu ta vặn lại câu hỏi của mình hoặc chỉ trả lời cho qua loa rồi còn thêm cái thái độ kinh bỉ và vài câu như "lớp mày hết người rồi hay sao mà bầu mày làm lớp trưởng hay vậy?" (vâng, thì đúng là hết người thiệt, lớp mình quậy quá nên không ai chịu nổi) rồi mấy câu như là "câu này mà mày cũng không biết, mày đi học làm gì vậy?" (thì không biết mới đi học, biết rồi đi làm gì nữa, mà đây có phải lớp thường đâu, lớp bồi dưỡng ai muốn vào cũng vào được à), rồi không biết sao mình chịu được cậu ta đến khi thi xong nữa, nhưng mà khi phát hiện ra nguyên nhân của những lời nói móc mỉa và thái độ khinh thường đó thì mình cảm thấy, ừm, thật ra thì cũng bình thường. Vậy tại sao mình cảm thấy bình thường, mình làm gì để "giải quyết" cái vấn đề đó? Mỗi con người sinh ra là một cá nhân độc nhất, chúng ta khác nhau rất nhiều từ môi trường sống, cha mẹ, họ hàng, chị em, từ đó những lối tư duy và tư tưởng trở nên vô cùng khác biệt và rất khó để có thể thay đổi một người, tóm lại là nếu cậu không phải là bạn rất thân của cái người hay thích "kinh thường người khác" thì một là cậu không có nghĩ vụ phải thay đổi cậu ta, hai là cậu ta cũng khó lòng mà tin tưởng cậu vì hai người đâu có thân thiết gì đâu. Vậy nên theo mình một người đã từng "trải nghiệm" cái cảm giác khó chịu này thì điều đầu tiên cậu phải có là lợi thế, một cái gì đó ở một phương diện nào đó xuất sắc hơn người mà cậu ghét kia, có thể cậu không có bất cứ lợi thế nào cả thì hãy lấy người đó làm mục tiêu phấn đấu luôn "cậu ta đáng ghét như vậy mà mình thua cậu ta thì rất khó chịu". Thay đổi bản thân từng ngày, trao dồi kĩ năng và kiến thức, không ngừng tốt lên, khi cậu đã tập trung vào chính mình rồi thì sẽ không còn tâm tư đi so đo với những hạng người không đáng chú ý bên cạnh cậu nữa (tin mình đi, học tập là một quá trình có thể khiến con người mở mang đầu óc và đưa ta vào một thế giới ngoài tri thức bao la có thể đập tan tất cả phiền nào ngoài kia), có khi là khi cậu đã thực sự đạt thành tựu mà mình mong muốn, quay đầu hình lại người kia chỉ là một nhân vật quần chúng không đáng nói trong cậu chuyện có cậu là nhân vật chính mà thôi. Một chút động lực nhỏ cho cậu, như câu chuyện mình đã kể phía trên thì trong thời gian mình gặp "người bạn" ấy, mình đã phấn đấu rất nhiều và thật sự bỏ ngoài tai được những lời nói cợt nhã có chút xúc phạm kia. Mình nhìn lại bản thân, một thân một mình, không có hậu đài phía sau che chở, ba mẹ luôn bận rộn với công việc, tài chính thiếu thốn đến nỗi mình không thể tham gia bất cứ lớp học thêm ngoài giờ nào, công nhận là mọi thứ điều không dễ dàng và trái ngược hoàn toàn với một cậu ấm được sống trong nhung lụa không cần lo cơm ăn áo mặc như cậu ta. Nhưng mà mình có nghị lực của mình, mình không vì vậy mà từ bỏ, mình đi học, làm thêm, tham gia phong trào, học bồi dưỡng (dương nhiên là phải miễn phí mới học được), bốn năm cấp hai chưa bao giờ rớt khỏi hạn nhất lớp, và nhì khối, phiếu điểm mỗi lần đưa về ba mẹ mình còn không thèm nhìn một cái mà chỉ hỏi mình "tháng này/ năm nay hạng mấy?", "học mệt quá thì nghỉ một chút phụ mẹ bán đồ", sổ liên lạc điện tử và sms của nhà trường ba mình còn không muốn đăng kí vì chẳng cần lo gì về cái đứa năm nào cũng đứng nhất lớp này, mà cậu ta có thể giỏi thật trong bộ môn bồi dưỡng đó, có thể có nhiền tiền thật nhưng mà điểm thi của môn đó trong nhóm mình là người được điểm cao nhất, cậu ta có tiền nhưng tiền đó cũng không phải là cậu ta làm ra được. Mình công nhận một điều nếu có gia thế thì điểm xuất phát của cậu sẽ cao hơn người khác tuỳ vào ảnh hưởng của gia đình cậu, nhưng mà chỉ dựa vào đó để đánh giá một con người có hay không có giá trị thì xin lỗi "cậu bé" của tôi, ngoại trừ tiền của ba mẹ cậu thì cậu có cái gì để đấu với tôi? Vậy nên là, ai trong chúng ta điều có một hoặc nhiều thế mạnh của riêng mình và đồng thời đi song song với nó là khuyết điểm cần sửa chữa, nhưng cứ nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của người khác rồi cảm thấy "chao ôi mình thật là cao quý" thì sẽ không bao giờ có thể phát triển lên được, hoặc là những mối quan hệ xã hội của người như vậy sẽ dần mỏng đi vì thái độ không biết tiết chế đó. Gửi đến những người bạn từng trải qua "cảm giác bị coi thường". Mình biết nó rất khó chịu, nó có thể là một trong những thứ làm cậu mất phương hướng nhưng đấy cũng là một loại động lực giúp cậu tốt hơn nếu biết tận dụng nó, mỗi một người sinh ra trên thế gian này là độc nhất vô nhị, nỗ lực của cậu dù lớn hay nhỏ đều vô cùng đáng quý. Trân trọng mình, trân trọng người khác, luôn vui vẻ an nhiên.
Trước hết, bạn hãy mặc kệ những lời nói của họ bởi thật chất những lời nói đó sẽ chẳng giúp ích được gì cho bạn chỉ có những người yêu quý bạn muốn tốt cho bạn mới nói ra những lời khuyên tốt cho bạn. Với kẻ coi thường bạn thì những lời nói đó không có giá trị gì. Bạn không cần quan tâm đến họ. Tiếp theo, bạn hãy chú ý hơn vào chính bản thân mình, làm những việc mình muốn, tập trung vào mục tiêu của bản thân. Cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày và đừng quan tâm đến những lời nó chẳng giúp ích gì cho bản thân bạn. Điều tốt nhất mà bạn phải làm là tiếp tục cố gắng để thành công vì đó mới là cách để bạn giáng cú tát đau điếng xuống những kẻ đã từng khinh thường bạn. Ngay cả nếu sự thành công của bạn không được nhiều người để ý hay nó quá nhỏ bé và không bằng người khác thì hãy cứ mặc kệ bạn vì đó vẫn là thành công của bạn. Chúng ta sinh ra là để làm những người bình thường không tầm thường, bạn không thể đứng trên đối thủ thì cũng phải đứng ngang hàng với họ để có gì không phải khom gối, ngẩng đầu.