Chia sẻ Healing journey - Tại sao chúng ta lại nóng giận, đặc biệt là với người thân?

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi ristar.dc, 20 Tháng ba 2022.

  1. ristar.dc

    Bài viết:
    9
    Đây là câu hỏi mà mình tự trả lời cho bản thân trên chặng đường chữa lành cho đến ngày hôm nay, mà ý nghĩ thì luôn thay đổi, nên những gì mình chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hoàn toàn không phải lúc nào cũng đúng đắn!

    - Đầu tiên, nóng giận là một trong những biểu hiện của ego, của tổn thương.

    - Chắc hẳn ai đó đã từng nghe câu: "Nực cười, kẻ bị tổn thương lại muốn tổn thương người khác." Thật sự điều này không có gì là nực cười, đây là điều hiển nhiên.

    + Một người từng bị lừa gạt về tình cảm sẽ phát triển thành loại tâm lý: Đóng cửa trái tim mình, không dám yêu hay gửi gắm bất cứ ai. Tiếp theo là, nếu có cơ hội, họ sẽ đem tổn thương đó lên người khác, là lừa gạt lại tình cảm của người khác.

    + Một người con trai khi còn nhỏ chứng kiến sự bạo lực trong gia đình, và khi lớn lên, anh ấy có gia đình, sinh con và tiếp tục đánh đập, chửi mắng người vợ của mình, những đứa con của mình.

    + (Về người thân) Khi ra đời, một người nào đó vô tình làm ta giận dữ, nhưng ta lại không hề nổi giận với người đó, mà chỉ lặng lẽ đem chuyện đó "để bụng"; nhưng nếu là người nhà, ta sẵn sàng bộc lộ sự giận dữ đó ra ngoài, dù đôi khi biết rằng cơn giận ấy là vô lý, nhưng vẫn không thể kiểm soát bản thân nói ra những điều làm tổn thương người thân. Có phải thật khó hiểu?

    Thật ra, giận dữ, bao gồm cả những cảm xúc tiêu cực, những hành động tiêu cực như tổn thương bằng lời nói, tổn thương tinh thần hay thân thể người khác đều là những biểu hiện của cái tôi ego. Và thứ mà cái tôi ego muốn nói đó là: "Đứa trẻ bên trong đang rất tổn thương, bạn có đang thấy tổn thương giống như tôi không? Tổn thương giống như vậy đó, hãy cứu lấy tôi!"

    Nói tóm lại, khi nóng giận, hay bất kì hành động tiêu cực nào khác (đánh người, la mắng, sỉ nhục, lừa gạt) lên người khác cũng đều là dấu hiệu cầu cứu từ những tổn thương bên trong chúng ta, vì chỉ có tổn thương người khác, họ mới hiểu ta cũng đang khó chịu và đau khổ giống như vậy, rằng cái tôi ego mong muốn người khác cảm nhận được nỗi đau của bản thân, mong họ hiểu và cứu lấy linh hồn của chính mình

    - Và đôi khi, chúng ta không muốn nổi giận với người khác, cũng là bởi vì bên trong linh hồn chúng ta không tin tưởng rằng họ có thể cứu lấy tổn thương này, mà chỉ có người thân, những người ta chắc chắn rằng họ luôn yêu thương và giúp đỡ ta, tin tưởng rằng họ có thể làm được điều ấy.

    + Ta còn tổn thương những người có hoàn cảnh gần giống mình (giống như ví dụ một người đàn ông chuyên đi lừa gạt tình cảm của người yêu mình), là vì ta nhận thấy họ có khả năng cao, hi vọng họ cảm nhận được nỗi đau từng bị lừa gạt tình cảm của mình.

    + Nhưng có những người, họ sẵn sàng nổi giận với bất cứ ai, thậm chí mình còn chẳng làm gì họ, họ cũng gây sự vô cớ, tổn thương ta vô cớ (ví dụ như những tội phạm g. I. E. T người vô lý), đó là vì tổn thương của họ quá sâu, quá nghiêm trọng đến mức họ chỉ mong rằng: "Bất cứ ai cũng được, hãy cứu lấy tôi".

    NHƯNG

    - Hãy nhớ rằng, không ai có thể cứu lấy bản thân trừ chính bản thân! Đây là điều quan trọng nhất trong hành trình chữa lành. Chỉ có chính bản thân dũng cảm đối diện với tổn thương, tự tìm ra con đường chữa lành thì tổn thương mới thật sự mất đi.

    - Những cám dỗ, sự trốn chạy chỉ giúp chúng ta quên đi được thương tổn, nó không giúp ta chữa lành điều gì hết!

    Một số loại trốn chạy, cám dỗ thường thấy như:

    + Đem tổn thương lên người khác, hi vọng họ cảm nhận được nỗi đau và cứu lấy mình (như trường hợp của bài viết này), cũng là trốn chạy nỗi đau.

    + Mong muốn lấy được một người đàn ông giàu có, yêu thương mình, nhưng thật ra đang trốn chạy những tổn thương về sự lo lắng cơm áo gạo tiền, lo lắng bản thân không có ai bảo vệ

    + Chơi game để quên đi những áp lực trong công việc, học tập

    + Hay như cách mà Gen Z thường làm: Đi ngủ để quên đi áp lực.

    Thật ra cám dỗ không có gì là sai, trong cuộc sống không phải lúc nào cũng chăm chăm chữa lành, vì mỗi một lần ngồi xuống đối diện với tổn thương đều rất đau và khá phê lòi =)) Còn có những tổn thương sâu gốc mà không chỉ 1 2 lần ngồi xuống là có thể chữa lành hết.

    Vì vậy mà cám dỗ, trốn chạy hay đối diện thì cũng đều tốt, khi nào ta cảm thấy cám dỗ ảnh hưởng quá nhiều, hay bản thân được thôi thúc để đứng dậy đối diện, chữa lành thì cứ làm, còn nếu vẫn chưa sẵn sàng, cũng không sao cả, it's ok to not be okay!
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...