Chương 29. Bấm để xem Biết chia sẻ với những người đau khổ hơn là cách tốt nhất để vơi đi những đau khổ đang có. - Anne Wilson Schaei Ở Nhật Bản còn lưu truyền một câu chuyện về nỗi đau của một người mẹ mất một đứa con thân yêu. Trong con đau buồn, bà tìm đến một thánh nhân và hỏi: "Tôi đang đau khổ và tuyệt vọng, ông có cách nào giúp tôi được không?" Thánh nhân trả lời: "Có! Bà hãy tìm cho ta một hạt mù tạc từ gia đình nào chưa bao giờ biết đến đau buồn. Ta sẽ dùng hạt mù tạc đó để xua tan nỗi sầu muộn ra khỏi cuộc đời bà. " Người phụ nữ lập tức lên đường đi tìm hạt mù tạc kỳ diệu ấy. Đầu tiên, bà đến gõ cửa một tòa nhà sang trọng: "Tôi đang đi tìm một gia đình nào chưa bao giờ biết buồn. Đây có phải là nơi như thế không? Điều này rất quan trọng đối với tôi. " Họ trả lời: "Chắc là bà đến không đúng nơi rồi". Và họ bắt đầu kể cho bà nghe những câu chuyện thương tâm đã xảy đến với họ. Nghe xong, người đàn bà thầm xót thương cho hoàn cảnh éo le của gia đình này. Bà an ủi và động viên người chủ nhà trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Bà lại tìm đến những gia đình khác. Cho đến một ngày, người đàn bà đau khổ nhận ra rằng, ở bất cứ đâu cũng đều có những con người bất hạnh, chẳng ai sung sướng hơn ai. Mỗi gia đình, mỗi người đều có một hoàn cảnh éo le riêng. Ngày tháng trôi đi. Trên những chặng đường của mình, người đàn bà ấy đã gặp và cảm thông, chia sẻ với hàng trăm mảnh đời bất hạnh khác. Bất cứ nơi nào bà đến, bà cũng được nghe hết chuyện này đến chuyện kia về những nỗi buồn và bất hạnh. Bà đã thực sự quên đi nỗi đau của riêng mình, bà trở nên quan tâm đến việc xoa dịu nỗi buồn của người khác. Rồi bà quên luôn chuyện đi tìm hạt mù tạc thần kỳ của mình mà không hề nhận ra rằng nỗi buồn đau đã biến khỏi cuộc đời bà.
Chương 30. Bấm để xem Khi tin rằng mình có thể làm được điều gì, thì chắc chắn bạn sẽ đạt được điều ấy. - Maxwell Maltz Phòng học của Donna cũng giông như những phòng học cấp một mà tôi thường thấy. Các học sinh ngồi thành bốn dãy, mỗi dãy sáu bàn. Bàn giáo viên đặt phía trước đối diện bàn học sinh. Nhưng dường như có gì đó khác lạ vào ngày đầu tiên tôi bước vào lớp. Có vẻ như một cảm giác thích thú vô hình đang bao trùm khắp lớp. Donna là một cô giáo lão thành chỉ hai năm nữa sẽ về hưu. Cũng nói thêm rằng cô đang tình nguyện tham gia chương trình do tôi tổ chức - một chương trình tập trung vào các ý tưởng ngôn ngữ giúp học sinh cảm thấy tự tin hoai. Donna sẽ tiến hành các buổi huấn luyện và việc của tôi là đến thăm các lớp học cũng như khích lệ hoạt động của chương trình. Tôi ngồi cuối lớp và quan sát. Tất cả học sinh đang viết ra những suy nghĩ của mình. Cô bé mười tuổi ngồi gần tôi nhất đang viết những câu "Tôi không thể... ". "Tôi không thể học để đứng đầu lớp được. " "Tôi không thể dậy sớm để tập thể dục. "... Em đã viết được hơn phần nửa trang giấy và vẫn chưa muốn bỏ bút xuống. Tôi đi dọc theo các hàng ghế, em nào cũng cặm cụi viết ra những thứ chúng không thể làm được. "Tôi không thể sử dụng máy tính thành thạo. " "Tôi không thể nhịn đói được. " "Tôi không thể ở nhà một mình được. " Lúc này thì tôi tò mò thật sự. Tôi quyết định hỏi cô giáo xem chuyện gì đang xảy ra. Đến gần tôi thấy cô cũng đang bận viết lách nên tốt nhất là không làm phiền cô. "Tôi không thể gọi mẹ của John đến dự buổi họp phụ huynh học sinh. " "Tôi không thể bắt Alan dùng lời lẽ thay vì dùng nắm đấm. " Không thể hiểu tại sao cả cô và trò đều viết những câu tiêu cực thay vì những câu tích cực như "Tôi có thể", tôi đành quay lại ghế ngồi và tiếp tục quan sát. Donna hướng dẫn các học trò mang những tờ giấy đã viết cho vào một cái hộp có cả tờ giấy của cô. Rồi cô cầm chiếc hộp cùng các học sinh đi ra ngoài. Tôi cũng đi theo. Đến phòng bảo vệ, Donna đi vào và lấy ra một cái xẻng. Cô dẫn các học sinh đến góc xa nhất của sân chơi và họ bắt đầu đào đất, chiếc hộp "Tôi không thể" được đặt xuống đáy hố và nhanh chóng bị lấp lại. Ba mươi mốt đứa trẻ tay trong tay làm thành một vòng tròn quanh nấm mộ vừa được chôn. Chúng cúi đầu nghe Donna đọc điếu văn. Mỗi đứa đều có ít nhất một tờ "Tôi không thể" dưới nấm mộ ấy. Cả cô giáo cũng vậy. "Các bạn thân mến, hôm nay chúng ta quây quần ở đây để tưởng nhớ đến Ngài "Tôi không thể". Ngài đã có ít nhiều ảnh hưởng đến chúng ta. Tên của Ngài luôn được thốt ra ở mọi nơi: trường học, hội đồng thành phố và ngay cả tòa nhà chính phủ... Hôm nay, chúng ta tiễn đưa Ngài "Tôi không thể" đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ngài đã ra đi và để lại những người bạn cho chúng ta: đó là người bạn "Tôi có thể", "Tôi sẽ" và "Ngay bây giờ tôi sẽ". Họ không được nổi tiếng và dĩ nhiên là họ chưa mạnh mẽ, đầy quyền lực, nhưng đến một ngày nào đó nhờ các bạn mà họ sẽ trở nên nổi bật hơn. Xin Ngài "Tôi không thể" hãy an giấc nghìn thu và những người có mặt nơi đây hãy tiếp tục can đảm sống mà không có ông ấy". Trong những giờ phút ấy, cả tôi và bọn trẻ đều biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ quên ngày hôm nay - một kỷ niệm sẽ ăn sâu vào tâm thức và tiềm thức của chúng tôi mãi mãi. Sau đó, Donna còn cắt một mảnh giấy thật lớn, trên đó có ghi: TÔI KHÔNG THỂ An Giấc Ngàn Thu 16!10!98 Tấm bia mộ bằng giấy ấy đuợc treo ở lớp đến hết năm học. Thỉnh thoảng cũng có học sinh quên và nói "Tôi không thể... ", Donna đơn giản chỉ vào tờ bia mộ, thế là học sinh đó chợt nhớ rằng cụm từ "Tôi không thể" đã chết và phải nói câu khác. Giờ đây, đã qua nhiều năm nhưng mỗi khi nghe cụm từ "Tôi không thể", tôi lại thấy hình ảnh đám tang được tổ chức năm ấy và nhớ rằng "Tôi không thể" đã chết.
Chương 31 Bấm để xem Hãy nâng niu, sống thật với khoảnh khắc này, rồi nguồn năng lượng từ giây phút ấy sẽ lan tỏa vượt mọi ranh giới - Corita Kent Hồi còn bé, tôi thường được ông dăt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao rồi nói: - Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra. Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp: - Hòn đá kia đã tạo ra những tia nước bắn tung tóe, chúng sẽ phá vỡ sự yên bình của tất cả những sinh vật sống trong hồ. Như những vòng tròn nước kia, những gì cháu làm hôm nay đều có một ảnh hưảng nhất định đối với mọi người xung quanh. Nếu cháu vui, mọi người sẽ cùng sẻ chia niềm vui với cháu và khi cháu buồn hay gặp chuyện gì không may, mọi người sẽ hiểu được và luôn bên cạnh cháu. Hãy nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm cho những gì mình đặt vào vòng tròn nước ấy. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng, sự bình yên hay nghịch cảnh tinh thần - mà mỗi người tạo ra hay gánh chịu - sẽ được truyền ra thế giới bên ngoài. Chúng ta không thể tạo ra sự an bình cho cuộc sống quanh mình nếu cứ mãi vật lộn với những mâu thuẫn, căm hòn, hoài nghi hay giận dữ. Dù nói ra hay không, cảm xúc và suy nghĩ của riêng ta vẫn giao thoa với những "vòng tròn nước" của người khác, và chúng sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc của họ. Hãy ứng xử sao cho vòng tròn nước của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân cảm giác về sự bình an, tin cậy.
Chương 32. Bấm để xem Không có điều gì quý giá hơn ngày hôm nay. - Johann Golf gang Von Goethe Một người cha đã trách mắng đứa con gái năm tuổi của mình vì đã phung phí một tờ giấy gói quà màu vàng sang trọng, vốn không thích hình thức nên ông không vui khi biết đứa trẻ dùng loại giấy đó chỉ để gói một hộp quà đặt dưới cây Giáng Sinh. Sáng hôm sau, cô bé mang hộp quà ấy đến bên người cha và nói: "Món quà này con dành tặng cha". Người cha bối rối vì chuyện hôm qua. Nhưng rất ngạc nhiên khi ông thấy hộp quà trống tron. Ông nhìn con gái: "Con phải biết rằng khi tặng quà cho ai thì phải có gì đó trong gói quà chứ?" Cô bé nhìn cha, mắt ngấn nước: "Cha ơi, đây không phải là cái hộp rỗng. Con đã gửi những nụ hôn vào đó đến khi đầy ắp mới thôi". Người cha im lặng. Ông quàng tay ôm chặt cô con gái yêu vào lòng, và mong cô bé tha lỗi cho sự nóng giận của ông. Không lâu sau, một tai nạn đã cướp đi sinh mạng cô bé đó. Người cha luôn cất giữ hộp quà gói bằng loại giấy màu vàng hôm nào bên giường ngủ. Mỗi khi đứng trước khó khăn hoặc gặp lúc chán nản, ông lại mở chiếc hộp ấy, tưởng nhớ đến những nụ hôn và tình yêu của con gái thân yêu đã gửi gắm. Bạn có nhận ra rằng bạn cũng đã từng được tặng "món quà vàng" chứa đựng những nụ hôn và tình yêu vô bờ từ gia đình, người thân hay bạn bè? Vậy mà đã bao lần chúng ta tự cho phép mình lãng quên những điều thật sự quan trọng ấy! Nếu như chúng ta cảm nhận được rằng mỗi ngày trôi qua rất nhanh và là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa, khi đó chúng ta sẽ trân trọng từng khoảnh khắc và sống trọn vẹn từng phút giây.
Chương 33 Bấm để xem Hãy nâng niu, sống thật với khoảnh khắc này, rồi nguồn năng lượng từ giây phút ấy sẽ lan tỏa vượt mọi ranh giới - Corita Kent Hồi còn bé, tôi thường được ông dăt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao rồi nói: - Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra. Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp: - Hòn đá kia đã tạo ra những tia nước bắn tung tóe, chúng sẽ phá vỡ sự yên bình của tất cả những sinh vật sống trong hồ. Như những vòng tròn nước kia, những gì cháu làm hôm nay đều có một ảnh hưảng nhất định đối với mọi người xung quanh. Nếu cháu vui, mọi người sẽ cùng sẻ chia niềm vui với cháu và khi cháu buồn hay gặp chuyện gì không may, mọi người sẽ hiểu được và luôn bên cạnh cháu. Hãy nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm cho những gì mình đặt vào vòng tròn nước ấy. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng, sự bình yên hay nghịch cảnh tinh thần - mà mỗi người tạo ra hay gánh chịu - sẽ được truyền ra thế giới bên ngoài. Chúng ta không thể tạo ra sự an bình cho cuộc sống quanh mình nếu cứ mãi vật lộn với những mâu thuẫn, căm hòn, hoài nghi hay giận dữ. Dù nói ra hay không, cảm xúc và suy nghĩ của riêng ta vẫn giao thoa với những "vòng tròn nước" của người khác, và chúng sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc của họ. Hãy ứng xử sao cho vòng tròn nước của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân cảm giác về sự bình an, tin cậy.
Chương 34. Bấm để xem Không có điều gì quý giá hơn ngày hôm nay. - Johann Golf gang Von Goethe Một người cha đã trách mắng đứa con gái năm tuổi của mình vì đã phung phí một tờ giấy gói quà màu vàng sang trọng, vốn không thích hình thức nên ông không vui khi biết đứa trẻ dùng loại giấy đó chỉ để gói một hộp quà đặt dưới cây Giáng Sinh. Sáng hôm sau, cô bé mang hộp quà ấy đến bên người cha và nói: "Món quà này con dành tặng cha". Người cha bối rối vì chuyện hôm qua. Nhưng rất ngạc nhiên khi ông thấy hộp quà trống tron. Ông nhìn con gái: "Con phải biết rằng khi tặng quà cho ai thì phải có gì đó trong gói quà chứ?" Cô bé nhìn cha, mắt ngấn nước: "Cha ơi, đây không phải là cái hộp rỗng. Con đã gửi những nụ hôn vào đó đến khi đầy ắp mới thôi". Người cha im lặng. Ông quàng tay ôm chặt cô con gái yêu vào lòng, và mong cô bé tha lỗi cho sự nóng giận của ông. Không lâu sau, một tai nạn đã cướp đi sinh mạng cô bé đó. Người cha luôn cất giữ hộp quà gói bằng loại giấy màu vàng hôm nào bên giường ngủ. Mỗi khi đứng trước khó khăn hoặc gặp lúc chán nản, ông lại mở chiếc hộp ấy, tưởng nhớ đến những nụ hôn và tình yêu của con gái thân yêu đã gửi gắm. Bạn có nhận ra rằng bạn cũng đã từng được tặng "món quà vàng" chứa đựng những nụ hôn và tình yêu vô bờ từ gia đình, người thân hay bạn bè? Vậy mà đã bao lần chúng ta tự cho phép mình lãng quên những điều thật sự quan trọng ấy! Nếu như chúng ta cảm nhận được rằng mỗi ngày trôi qua rất nhanh và là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa, khi đó chúng ta sẽ trân trọng từng khoảnh khắc và sống trọn vẹn từng phút giây.
Chương 35. Bấm để xem Niềm tin vào chính mình có sức mạnh hơn bất kỳ sự hồ nghi nào của người khác. - August Wilson Lũ trẻ đang say sưa tập dợt các tiết mục và trang hoàng lại ngôi trường làng để chuẩn bị cho buổi diễn văn nghệ sắp đến. Tôi ngồi ở bàn, bề bộn với đống giấy tờ, sổ sách. Chỉ khi ngẩng mặt lên, tôi mới biết là Patty đã đứng trước mặt từ lúc nào. Em nhìn tôi và nói với giọng tha thiết: - Thưa cô, mọi năm em đều nhận những vai không phải nói, còn các bạn khác thì lần nào cũng được đóng kịch hoặc hát hò. Năm nay, em muốn xin cô cho em được đọc một bài thơ, được không cô? Nhìn vào đôi mắt đầy háo hức và khao khát của Patty, tôi không nỡ từ chối lời đề nghị của cô bé. Tôi cứ ngỡ mình sẽ dễ dàng thực hiện lời hứa ấy, nhưng thực tế không như tôi nghĩ. Khi tìm tòi trong các sách ở nhà, thậm chí cả ở thư viện, tôi vẫn không thể chọn ra bài thơ nào phù hợp với khiếm khuyết nói lắp của Patty. Cuối cùng tôi quyết định viết riêng cho Patty một bài thơ, và tránh tối đa những âm mà cô bé dễ bị vấp. Ngày qua ngày, Patty chăm chỉ luyện tập theo sự hưóng dẫn của tôi. Cô bé học thuộc các câu thơ rất nhanh và cố bắt chước miệng tôi, phát âm một cách cẩn thận theo từng chữ, từng câu. Cô bé còn tuân thủ chính xác từng nhịp đọc, kể cả lúc ngắt câu. Khi cùng nhau luyện tập, tôi luôn động viên Patty để lòng nhiệt thành của cô bé không bị mất đi. Đêm trình diễn văn nghệ diễn ra trong sự nô nức lạ thường của bọn trẻ. Trong dáng vẻ tần ngần, người dẫn chương trình đến tìm tôi, anh ta nói: - Tôi e rằng có sự nhầm lẫn gì đó ở đây. Cô đã lên danh sách cho Patty đọc thơ sao? Học sinh đó ngay đến tên mình còn chẳng đọc suôn sẽ nữa là. Chẳng còn thời gian để giải thích cho anh ta, tôi gạt phăng sự phản đối và trấn an: - Tôi biết mình phải làm gì mà! Chương trình văn nghệ diễn ra thật tốt đẹp. Het tiết mục này đến tiết mục khác được trình diễn trong những tràng pháo tay nhiệt tình tán thưởng của phụ huynh và học sinh. Khi đến tiết mục đọc thơ gây nhiều hồi hộp nhất ấy, tôi nhẹ nhàng bước xuống hàng ghế khán giả và tìm cho mình một chỗ ngồi gần sân khấu. Giọng người dẫn chương trình cất lên: "Tiết mục đọc thơ kế tiếp sẽ do. .. Patty Connors biểu diễn". Mọi người há hốc miệng vì kinh ngạc, sau đó, sự im lặng bao trùm lấy hội trường. Bức màn được kéo lên, Patty hiện ra mắt ngời sáng. Với sự tự tin tuyệt vời, cô học trò nhỏ duyên dáng của tôi bắt đầu cất cao giọng đọc. Dưới ánh đèn sân khấu, từng chữ từng câu em đọc hoàn toàn khớp với những lời đọc thầm trong miệng tôi. Từng tiếng cất lên thật lưu loát, rõ ràng, không một lần vấp váp. Và cuối cùng, với ánh mắt long lanh, em cúi chào khán giả trong niềm vui mừng không thể giấu được. Màn sân khấu từ từ khép lại. Sau phút yên lặng, tiếng reo hò và những tràng pháo tay vang lên không dừng. Vô cùng xúc động và thật bất ngờ, tôi dang hai tay ôm chầm lấy cô học trò nhỏ dũng cảm. Cô bé vui mừng đến quýnh quáng, giọng thảng thốt: - Cô ơi, em cảm ơn cô! Tôi giữ em trong vòng tay. "Không! Chính cô phải Cảm ơn em. Em đã chứng minh là không có điều gì là không thể làm được nếu thực sự cố gắng".
Chương 36. Bấm để xem Một vương quốc nọ, đức vua trị vì mở một cuộc thi vẽ tranh với chủ đề bình yên. Rất nhiều họa sĩ danh tiếng đã tham dự cuộc thi ấy, nhưng cuối cùng chỉ có hai bức tranh được chọn. Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước trong veo, phang lặng, mặt hồ như chiếc gương lung linh, huyền ảo, soi bóng những ngọn núi vây quanh, xanh tươi, bạt ngàn. Bầu trời trong vắt, không gợrt chút áng mây mờ. Mọi người ai cũng trầm trồ: thật là một tác phẩm tuyệt vời cho chủ đề bình yên. Còn bức thứ hai cũng vẽ những vách núi. Nhưng đó là những vách núi gồ ghề, xám ngắt, dựng đứng cheo leo. Không một bóng cây xanh bao phủ. Bầu trời đen kịt mây đang trút mưa như giận dữ, sấm chớp rạch ngang trời. Bên dưới vách núi là một thác nước hung dữ cuồn cuộn bọt trắng xóa, đổ xuống mặt hồ dậy sóng trào dâng. Nhìn bức tranh không ai có thể nghĩ có điều gì là bình yên cả. Thế nhưng nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai. Nhìn thật kỹ, ông nhận ra phía sau thác nước chảy xiết đó có một bụi cây nhỏ bám vào trong hốc đá, trên đó có một tổ chim - thấp thoáng hình ảnh chú chim mẹ đang rỉa lông, móm mồi cho lũ chim non. Ớ nơi tưởng chừng chỉ có bão tố ấy lại tràn ngập tình yêu thương và sự sống sinh sôi. Trong cuộc sống, chúng ta có thể đi tìm cho mình sự bình yên trong tĩnh lặng, nhưng càng quý hơn khi tìm được sự tĩnh lặng, bình yên trong bão tố. - First News Theo Internet Ý nghĩa của những bông hoa hông R . 1ư ực dọc vì bị tiêng chuông điện thoại đánh thức vào lúc 5 giờ sáng, tôi suýt chút nữa không nhận ra chất giọng khăn khăn và trầm ấm của cha tôi. Ông ấy sống tận bang Illinơis, cách đây hơn 3000 km mà gọi vào giờ này thì chắc là có chuyện gì chẳng lành, tôi hồi hộp lo sợ. - Có chuyện gì đã xảy ra thế, thưa cha? - Cha muốn con hãy làm việc này giúp cha, quan trọng lắm đấy... Cha tôi vốn là một là một người có khiếu hài hước ngay cả sau khi mẹ tôi qua đời vì một con bạo bệnh. Bước vào tiệm bán hoa, theo yêu cầu của cha, tôi mua một bó hồng đỏ thắm và cẩn thận ghi lời chúc phía dưới tấm thiệp đúng như lời cha tôi đã dặn. Địa chỉ người nhận là một phụ nữ ở viện dưỡng lão Springhoơi, đường St. Paul, cách nhà tôi ở khoảng 5 giờ chạy xe. Ngày hôm sau, tại viện dưỡng lão Springhoơi, mọi người vây quanh cầu nguyện cho một bà lão đang trong cơn hấp hối. Người nằm trên giường bệnh là cụ Mary, vốn là một bà lão bị chứng phong thấp và mất trí nhớ. Người ta thường tự hỏi không biết bà ấy có con cái gì không mà bao năm qua chẳng thấy ai đến viếng thăm. Chiều chiều bà vẫn hay ngồi trong khu vườn nhỏ sau viện, cười cười nói nói cái gì đó mông lưng lắm. Giờ đây, trên giường bệnh, trong vòng tay yêu thương của những người bạn già, bà đang trên đường đi đến cõi vĩnh hằng. Trên cái tủ nhỏ đặt đầu giường, người ta thấy chễm chệ một bình hoa hồng đỏ thắm, một điều hiếm thấy trong cái viện dưỡng lão nhỏ bé tưởng chừng như đã bị cả thế giới lãng quên. Trên gương mặt nhăn nheo của bà, một giọt nước mắt lăn dài qua đôi môi héo khô đang nở một nụ cười hạnh phúc. Khi bà lão nhắm mắt, người ta phải cố gắng lắm mới gỡ ra khỏi tay bà một tấm thiệp nhỏ xinh xắn với dòng chữ: "Cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với em trong ngày sinh nhật này. Anh mãi mãi yêu em, Mary của anh - Paul". Một thời gian sau, khi lục tìm trong mớ hành lý cũ của bà, người ta tìm thấy một tấm hình cũ nát của một người đàn ông tươi cười trong bộ quân phục sĩ quan. Sau này, khi có dịp về thăm cha, tôi đã hỏi chuyện về bà cụ Marỵ, thì cha tôi kể rằng Paul là tên người chồng của cụ Mary đã mất tích trong chiến tranh và là đồng đội cũ của bố tôi. Ông ấy vẫn thường tặng bà một đóa hồng đỏ thắm trong ngày sinh nhật vợ mình, loài hoa mà bà yêu thích nhất. Bố tôi im lặng rồi trầm ngâm: "Bà ấy vẫn chờ đợi những đóa hồng trong suốt 30 năm qua. Giờ đây, bà ấy đã có thể thanh thản ra đi. cầu Chúa ban phước lành cho người bạn già dấu yêu của tôi, Mary".
Chương 37. Bấm để xem Con người cần có sức mạnh để tin tưởng, Nhưng cần có dũng khí để hoài nghi. Con người cần có sức mạnh để hòa hợp, Và cần dũng khí để dám đi một mình. Con người cần sức mạnh để biết chia sẻ với nỗi đau của mọi người, Và cần dũng khí để làm lành vết thương của riêng mình. Con người cần sức mạnh để giấu đi tổn thương, Và cần dũng khí để bộc lộ và vượt qua điều đó. Con người cần sức mạnh để bảo vệ mình, Và cần dũng khí để biết quên đi bản thân đúng lúc. Con người cần sức mạnh để chinh phục, Và cần dũng khí để chấp nhận. Con người cần sức mạnh để tìm ra sự bất công, Và cần có dũng khí để phá vỡ nó. Con người cần sức mạnh để có thể đối đầu với sóng gió, Nhưng đôi khi cần dũng khí để tựa vào người tin yêu. Con người cần sức mạnh để yêu, Và cần cả dũng khí để được yêu. Con người cần sức mạnh để tồn tại và để sống, Và cần cả dũng khí để có lúc phải dám hy sinh. Mỗi chúng ta cần có sức mạnh và dũng khí trên từng chặng đường của cuộc sống.
Chương 38. Bấm để xem Một cô giáo dạy ở trường trung học tại New York muốn khuyến khích những học sinh của mình. Cô gọi các học sinh lên đứng trước lớp, từng người một. Cô nói với các học trò của mình rằng chính các em đã tạo ra sự khác biệt như thế nào cho cô và cho cả lcrp. Rồi cô trao tặng mỗi người một chiếc nơ xanh, trên đó có in dòng chữ: "Tôi đã làm nên sự khác biệt". Sau đó, cô tổ chức một chương trình giúp các học sinh tìm hiểu về ảnh hưởng của việc được công nhận. Cô đưa cho mỗi học trò thêm ba chiếc nơ danh dự nữa và hướng dẫn các em cách trao tặng món quà này đến những người khác. Các em phải theo dõi kết quả, xem ai đã tặng nơ cho ai, tặng cho ai cũng được, miễn là thật lòng và đúng ý nghĩa. Sau một tuần các em sẽ kể lại việc làm đó trước lớp. Một cậu học sinh trong lớp đến gặp anh nhân viên làm việc ở công ty gần trường để cám ơn anh ấy đã giúp cậu hoạch định nghề nghiệp cho tương lai. Cậu cài một chiếc nơ xanh lên áo anh nhân viên ấy, sau đó trao cho anh ta hai chiếc nơ khác và nói: "Đây là một dự án của lớp em. Chúng em nhờ anh trao tặng chiếc nơ danh dự này cho người nào mà anh muốn ghi nhận giá trị, sau đó đưa họ thêm một chiếc nơ nữa để họ lại có thể tiếp tục ghi nhận giá trị của một người khác nữa. Rồi anh vui lòng thuật lại với em chuyện gì đã xảy ra. " Cuối ngày hôm đó, anh nhân viên vào gặp sếp của mình, một người rất giỏi nhưng luôn cáu bắn. Anh nói với sếp rằng anh rất ngưỡng mộ khả năng sáng tạo thuộc hàng kỳ tài của sếp. Ông sếp tỏ vẻ rất ngạc nhiên. Anh nhân viên xin phép được cài lên áo ông chiếc nơ danh dự. Sau đó, anh nhân viên cũng đưa sếp chiếc nơ còn lại và nhờ ông giúp cho việc tiếp tục dự án của cậu học sinh hôm nọ. Buổi tối về nhà, ông sếp kể với cậu con trai 17 tuổi mà đã lâu ông không có thời giờ trò chuyện: "Hôm nay cha gặp một chuyện rất lạ. Một nhân viên nói rằng anh ấy ngưỡng mộ cha, và đã cài lên áo cha chiếc nơ này để tôn vinh tài sáng tạo của cha, trên chiếc nơ có ghi "Tôi đã làm nên sự khấc biệt". Anh ấy cũng đưa cho cha một chiếc nơ khác để cha tặng nó lại cho một người đặc biệt khác. Trên đường về nhà, cha nghĩ xem mình có thể tặng ai, và cha đã nghĩ đến con. Cha bận rộn ngập đầu và không để ý đến con nhiều. Đôi khi cha hay quát tháo, la mắng con vì con không đạt điểm cao hoặc vì con thường xuyên đi vắng thất thường. Nhưng tối nay, cha muốn ngồi đây với con và... chỉ muốn cho con biết rằng đối với cha, ngoài mẹ con ra, con là người quan trọng nhất. Con là một cậu bé đặc biệt và cha hy vọng nhiều ở con... " Cậu bé giật mình sửng sốt, và bắt đầu thổn thức. Toàn thân cậu rung lên bần bật. Cậu ngước nhìn cha qua làn nước mắt và nói: "Thế mà con lại có ý định tự tử bởi con đang gặp rất nhiều rắc rối mà không sao giải quyết được. Còn cha lại quá bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho con như trước đây nữa. Con thấy cô đơn quá! Bây giờ nếu cha rảnh, con muốn kể cho cha nghe.