Đọc hiểu: Câu chuyện về hai hạt lúa - Hạt giống tâm hồn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 3 Tháng mười một 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

    Hai hạt lúa



    (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

    A. Tự sự

    B. Miêu tả

    C. Nghị luận

    Câu 2. Hình ảnh chính của văn bản trên là gì?

    A. Hạt lúa

    B. Người nông dân

    C. Cánh đồng

    Câu 3. Vì sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất?

    A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.

    B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

    C. Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa

    D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.

    Câu 4. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: "Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng."

    A. Thời gian trôi qua

    B. Hạt lúa thứ nhất bị héo khô

    C. Bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng

    D. Bị héo khô nơi góc nhà

    Câu 5. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?

    A. Sự hèn nhát, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn

    Tránh trong sự an toàn vô nghĩa

    B. Sự ích kỷ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình.

    C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác.

    D. Hiếu thắng, khinh thường người khác.

    Câu 6. Đâu không phải là nội dung chính của văn bản trên?

    A. Số phận khác biệt của hai hạt lúa

    B. Mong ước khác biệt của hai hạt lúa

    C. Ta chỉ sống khi biết vươn lên, chấp nhận thử thách

    D. Giữ vẻ bọc hoàn hảo sẽ không khiến bản thân bị tổn thương

    Câu 7. Ý nghĩa tồn tại của hạt giống thứ hai là gì?

    A. Giữ lại chất dinh dưỡng, trốn trong kho lúa

    B. Chết khô chết héo trong góc nhà

    C. Tan nát trong lớp đất sâu

    D. Tạo ra những cuộc đời mới, những hạt lúa mới

    Câu 8. Biện pháp nghệ thuật trong câu: "Còn hạt thóc thứ hai thi ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới." là gì?

    A. So sánh

    B. Ẩn dụ

    C. Nhân hóa

    D. Ẩn dụ

    Câu 9. Câu văn "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt." gợi nhớ hình ảnh gì?

    A. Quá trình thực hiện được mong muốn của hạt lúa

    B. Quá trình phát triển của hạt lúa

    C. Quá trình vượt qua gian khổ để được sống dậy trong hình hài mới của hạt lúa

    Câu 10. Hạt lúa thứ nhất là hình ảnh đại diện cho lối sống gì?

    Câu 11. Viết đoạn văn ngắn về bài học rút ra từ văn bản trên.

    Câu 12. Viết đoạn văn ngắn về suy nghĩ của câu văn: "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt."


    [​IMG]

    Gợi ý trả lời

    Câu 1. A. Tự sự

    Câu 2. A. Hạt lúa

    Câu 3. B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

    Câu 4. A. Thời gian trôi qua

    Trong câu trên, cụm nằm trước dấu phẩy (thời gian trôi qua) là trạng ngữ chỉ thời gian, "hạt lúa thứ nhất", "nó" là chủ ngữ, "bị héo khô nơi góc nhà", "chẳng nhận được nước và ánh sáng" là vị ngữ. Từ "vì" là liên từ.

    Câu 5. A. Sự hèn nhát, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn

    Tránh trong sự an toàn vô nghĩa

    Câu 6. D. Giữ vẻ bọc hoàn hảo sẽ không khiến bản thân bị tổn thương

    Chúng ta có thể thấy văn bản trên kể về hai hạt lúa, và chúng có cách nhìn, mong muốn và cách thực hành hoàn toàn trái ngược nhau. Hạt thứ nhất thì không muốn phá tan mình trong đất mà trốn vào góc khuất, hạt thứ hai lại vui vẻ đón nhận và tạo thành vòng đời mới. Từ đó có thể thấy ý A và B đều là ý biểu hiện rõ trong bài.

    Xét sâu hơn thì văn bản này đang gợi nhớ về thành công khi chúng ta biết vươn lên, chấp nhận thử thách. Như hạt lúa thứ 2, phá vỡ vỏ bọc để tạo ra những dòng đời mới. Ngược lại, hạt lúa thứ nhất lại chết dần chết mòn trong lớp vỏ của mình. Thế nên đáp án đúng là D.

    Câu 7. D. Tạo ra những cuộc đời mới, những hạt lúa mới

    Câu cuối cùng của văn bản thế hiện điều này.

    Câu 8. C. Nhân hóa

    Hình ảnh nhân hóa: Hạt lúa biết mong ngóng, sung sướng.

    Tác dụng của phép nhân hóa này là tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn. Đồng thời cũng tạo ra cảnh hình dung sống động, nhấn mạnh được niềm vui khi hạt lúa thứ hai có thể cống hiến được cho đời.

    Câu 9. C. Quá trình vượt qua gian khổ để được sống dậy trong hình hài mới của hạt lúa

    Câu 10. Hạt lúa thứ nhất là hình ảnh của những con người sống nhút nhát, không có ý chí phấn đấu, cứ thấy việc khó là từ bỏ. Những con người đó sẽ không có được thành công trong cuộc sống, nếu như họ không tỉnh dậy đúng lúc thì họ sẽ đi vào những con đường sai lầm do không có đủ khả năng lo cho cuộc sống của mình, hoặc họ sẽ chết dần chết mòn trong cuộc đời như hạt lúa thứ nhất.

    Câu 11. Bài học từ văn bản này: Văn bản này dạy chúng ta về sự dũng cảm, dám đương đầu với thử thách, dạy về lòng kiên nhẫn, vượt mọi chông gai để có thể thành công và trưởng thành.

    Bài gợi ý:

    Cuộc sống không phải là một cung đường màu hồng hoàn hảo mà luôn ẩn chứa rất nhiều chông gai, nếu muốn trở thành người thành công thì ta phải có lòng dũng cảm. Người có lòng dũng cảm là một người có dũng khí, có bản lĩnh đối diện với mọi khó khăn, dù nó có đáng sợ đến đâu thì ta cũng không bỏ cuộc. Những người có lòng dũng cảm, dám đương đầu cái khó sẽ tích lũy cho mình được kinh nghiệm, sẽ có cơ hội vươn lên và thành công với cuộc sống. Ngược lại, những người chỉ biết luồn cúi, gặp khó thì lui sẽ không làm nên việc lớn. Như hai hạt lúa trong văn bản trên chính là ví dụ đơn giản nhất, khi bản chịu đương đầu trước thử thách, bạn sẽ có cơ hội lột xác. Còn nếu bản thân chỉ yêu thích cái sung sướng nhất thời thì lâu dần, chúng ta sẽ chết dần chết mòn trong cuộc sống này.

    Câu 12: Gợi ý trả lời

    "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt." Từ câu văn này, ta có thể thấy được một bài học sâu sắc về sự hi sinh, đó là một hành động cao cả. Dù hạt lúa nhỏ bé ấy chỉ có vòng đời ngắn ngủi, dẫu nó biết bản thân sẽ biến mất trong đất trời, sẽ phải chịu hoàn cảnh khắc nghiệt, nhưng nó vẫn lựa chọn con đường này, để tạo ra sự sống mới có nhiều giá trị hơn.

    Vòng đời của hạt lúa ấy cũng như cuộc sống của chúng ta. Từ lúc rất nhỏ, chúng ta được cha mẹ, thầy cô nuôi nấng dạy dỗ. Lớn dần chúng ta cũng phải như hạt lúa ấy, dám đương đầu trước mọi khó khăn, chấp nhận tất cả thử thách mới trong cuộc sống và không ngừng tự đổi mới mình, để tạo ra nhiều giá trị hơn cho cuộc đời này. Thế mới là một cuộc đời đáng sống, đáng để hãnh diện.


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...