Giá Trị Nội Dung Truyện Ngụ Ngôn Trong Sách Trang Tử 1. Giáo dục cuộc sống Mỗi người đều có quyền hưởng tự do, hạnh phúc và có năng lực, tầm nhìn, sự hiểu biết, tánh phận không giống nhau. Con chim Bằng là vật to lớn, có năng lực, tầm nhìn, sự hiểu biết cao rộng, nên chỉ thích hợp với nơi vừa với mình. Còn con ve, chim cưu mặc dù không giống con chim Bằng nhưng cũng không lấy đó làm buồn rầu, bi quan, chán nản. Vốn dĩ mỗi vật sinh ra đều có trí lực không giống nhau, nếu đem ra so sánh giữa vật này với vật kia thì làm gì có sự bình đẳng, công bằng tuyệt đối. Thế nên, dù là vật lớn hay vật nhỏ cũng đều biết hài lòng với những gì bản thân có. Câu chuyện về chim Bằng và con ve, chim cưu mang giá trị nhận thức sâu sắc, mỗi người mỗi vật đều có giá trị, tánh phận riêng, không có người nào giống với người nào, cũng không có vật nào giống vật nào. Vì thế, việc của ta là phải biết chấp nhận, hài lòng với những gì mình đang có, đừng mơ mộng hão huyền những điều nằm ngoài tánh phận, khả năng của bản thân để không phải lao tâm khổ trí, chết vì cái khổ do chính mình tạo ra. Tuổi thọ, tầm nhìn, sở trường, năng lực của mỗi người đều không giống nhau, nên mỗi người phải biết chấp nhận, lấy đó làm niềm vui, hạnh phúc chứ không nên so đo, đèo bòng, đòi hỏi những thứ vượt ngoài tánh phận của bản thân. Trang Tử muốn giáo dục con người đừng nên đặt nặng, xem trọng quá mọi thứ dù gặp chuyện vui hay chuyện buồn cũng nên giữ sự bình thản, tỉnh táo để nhận thức, giải quyết vấn đề đúng đắn, sáng suốt. Sở dĩ, con người đau khổ là do quá xem trọng, đặt nặng, bận tâm đến thị phi, phải quấy, tốt xấu. Ta chỉ sống đúng, biết cách làm chủ chính mình khi không để thị phi, phải quấy, tốt xấu tác động, lay chuyển được đời sống tâm hồn thì thử hỏi thị phi, phải quấy, tốt xấu ở đâu ra. Sinh - tử tuần hoàn, luân hồi nên có sinh ắt có tử, có tử ắt có sinh, đó là quy luật của cuộc sống. Vật nào sinh ra trên đời này cũng đều phải đối diện với cái chết rồi lại tiếp tục được sinh ra. Trang Tử hiểu rõ luật sinh - tử ở đời nên khi vợ chết ông vẫn ung dung, thư thái ngồi vỗ bồn, không khóc lóc, đau khổ tỏ vẻ thương tiếc làm ảnh hưởng đến vong hồn của vợ là như vậy. Tác giả có quan niệm mới mẻ, tiến bộ, tích cực về vấn đề thị phi, phải quấy, tốt xấu, sinh tử ở đời. Tất cả luôn tồn tại và đi song với nhau, không thể thiếu, cũng không thể tách rời. Trước vấn đề thị phi, phải quấy, tốt xấu, sinh tử, con người nên tập chấp nhận những lẽ tự nhiên, thường tình trong cuộc sống, không nên đặt nặng, quan trọng hóa vấn đề để tránh mọi đau khổ, phiền muộn. Nhu cầu, thị hiếu thẫm mĩ mỗi người, mỗi vật đều có những đặc điểm, đặc tính, nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ, chính vị không giống nhau. Cuộc sống diễn ra như thế nào phụ thuộc vào cách ta lựa chọn thái độ và đối mặt với nó ra sao. Truyện ngụ ngôn trong sách Trang Tử nói về danh - lợi không phải là ít, bởi ngay cả Trang Tử cũng thẳng thắn khước từ danh - lợi. Con người phải biết gạt bỏ danh - lợi thì mới được tự do sống theo sở thích của mình. Hạnh phúc theo Trang Tử không phụ thuộc vào vật chất, danh vọng, địa vị, không nằm ở những thứ hào nhoáng, xa hoa, lấp lánh bên ngoài mà nó tồn tại ngay bên trong bản thân mỗi người. Mỗi câu chuyện ngụ ngôn của Trang Tử là mỗi bài học mang tính giáo dục nhận thức, giàu triết lý sâu xa nhưng cũng thật gần gũi với đời sống thực tế. Chỉ cần sống thuận tự nhiên, đừng mong cầu danh - lợi mà nên chú trọng đời sống tâm hồn. Trang Tử muốn giáo dục nhận thức con người để nhìn nhận đúng đắn về sinh - lão - bệnh - tử. 2. Phê phán cách nhìn nhận của con người Trang Tử phê phán những người chỉ biết chạy theo danh lợi, thích thể hiện, bộc lộ sự tài giỏi của bản thân để rồi tự chuốc lấy họa vào người. Sự tham cầu của họ là vô đối nên dần dần đánh mất đi chân giá trị của niềm vui và hạnh phúc. Với cách nhìn rộng mở, tác giả đã thấy được những khía cạnh, góc khuất, hạn chế trong việc con người thể hiện sự thông minh, tài năng quá vội vàng, hấp tấp, thiếu suy nghĩ, quyết đoán, không phù hợp với thời điểm, hoàn cảnh cảnh dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Trang Tử muốn phê phán mẫu người chủ quan, duy ý chí, không biết thay đổi thái độ, cách nhìn nhận trước hoàn cảnh, tình huống biến đổi. Truyện ngụ ngôn trong sách Trang Tử phê phán những kẻ chỉ biết lấy luân lý, lẽ phải làm kim chỉ nan, chạy theo thuyết sai lầm, dễ bị sa ngã trước những cám dỗ, bị vẻ ngoài làm mê loạn tâm trí. Ông kịch liệt phản đối việc con người sống sai lệch tánh phận, cố dùng sức lực để tác động, làm thay đổi những điều vốn dĩ thuộc về tự nhiên. 3. Đả kích giai cấp thống trị Một xã hội muốn phát triển đầu tiên là phải lo cho dân cái ăn cái mặc, rồi sau đó để cho mọi người sống đời sống thuần phác, giản đơn thì sẽ tốt hơn là những quy định, những phân chia tốt, xấu khắc nghiệt, rạch ròi đến đau lòng. Con người đủ ăn đủ mặc rồi cuộc sống tự khắc ổn định, tốt hơn. Con người từ đó cũng có quyền được hưởng tự do, có quyền lựa chọn, quyết định cuộc sống của riêng mình mà không cần nhờ đến ai can thiệp làm ảnh hưởng, tác động đến sự tự do và hạnh phúc. Đặc ân đặc lợi là cách thức mà giai cấp thống trị dùng để chế ngự, điều khiển con người nhằm thực hiện cho mục đích, mưu đồ xấu xa. Nó giống như vũ khí ghê gớm, nguy hiểm có khả năng giết chết đời sống tâm hồn. Trang Tử phê phán giai cấp thống trị áp dụng những khuôn khổ, luân lý, pháp chế không đúng cách và không phù hợp với hoàn cảnh, tình hình đời sống xã hội, lợi dụng quá nhiều vào đặc ân, đặc lợi nhằm mục đích sai trái để nhân dân khốn khổ.
Nghệ Thuật Truyện Ngụ Ngôn Trong Sách Trang Tử 1. Kết cấu Những truyện ngụ ngôn trong sách Trang Tử đa phần đều ngắn gọn, cô đọng, hàm súc. Các hình ảnh, chi tiết trong truyện được tác giả xây dựng hết sức cô đọng chứ không diễn tả dài dòng, chi tiết, cụ thể, quá rõ ràng. Có truyện với dung lượng vô cùng ngắn, một câu chuyện chỉ bó hẹp trong một, hai câu nhưng triết lý ẩn sâu là cả một bài học lớn, vô vàn vấn đề, không thể giới hạn so với chi tiết, hình ảnh tác giả dùng có giới hạn. Mỗi câu chuyện ngụ ngôn là mỗi vấn đề lớn để người đọc thưởng thức, vận dụng khả năng tư duy, tự ngẫm nghĩ, tìm ra những điều ẩn sâu bên trong. Mỗi tình huống, sự kiện trong truyện ngụ ngôn đều có sự tham gia, phối hợp của các nhân vật. Các tình huống, hoàn cảnh, sự kiện, nhân vật trong truyện ngụ ngôn đều được tác giả tưởng tượng, hư cấu. Khi sử dụng những tình huống, sự kiện, nhân vật diễn ra, tác giả có thể sử dụng nhiều câu hỏi bỏ lửng, câu độc thoại để người đọc tăng cường khả năng tư duy, ngẫm nghĩ về vấn đề tác giả muốn đề cập. Những tình huống, sự kiện, nhân vật chứa đựng tính xung đột, mâu thuẫn, cao trào liên tục xuất hiện trong truyện ngụ ngôn khiến người đọc dễ hình dung, mường tượng, không cảm thấy nhàm chán, vô vị. 2. Nhân vật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh Nhân vật "cây cối" trong truyện ngụ ngôn của Trang Tử được tác giả nhân hóa, so sánh nêu lên tính hữu dụng, vô dụng để ẩn dụ về hạng người cụ thể trong xã hội có tài, bất tài. Có loại cây được tác giả miêu tả với đặc điểm, đặc tính và có tên gọi hẳn hoi. Bên cạnh đó, những loại cây không có tên gọi cũng được tác giả dùng để miêu tả. Cây lớn được tác giả miêu tả phóng đại, to lớn đến mức kì ảo, còn cây nhỏ tác giả miêu tả cực kì nhỏ để thể hiện rõ tính đối lập, tương phản nhau nhằm ngụ về con người. Hiện tượng tự nhiên được tác giả thể hiện trong truyện ngụ ngôn với nhiều nhân vật đa dạng từ loài vật cho đến loài người có sự so sánh, đối lập nhau rõ rệt. Mỗi nhân vật được tác giả miêu tả với những đặc điểm đặc tính tự nhiên, đại diện cho một vài loại người trong cuộc sống với những tính cách, bản chất khác nhau. 3. Không gian tượng trưng Không gian giới hạn nhỏ hẹp được tác giả dùng trong truyện ngụ ngôn khá nhiều. Có truyện, tác giả không dùng yếu tố không gian mà để tình huống, nhân vật diễn ra một cách tự nhiên nhưng chặt chẽ và hợp lý. Thường thì yếu tố không gian không mấy gì quan trọng, nổi bật trong truyện ngụ ngôn. Thế nhưng, tác giả vẫn không bỏ qua yếu tố không gian trong truyện. Tác giả sử dụng có cân nhắc kĩ lưỡng để đưa chi tiết, nhân vật vào truyện. Không gian trong truyện có sự chuyển đổi linh hoạt từ không gian rộng đến không gian hẹp. Không gian chứa đựng các tình tiết, sự kiện, nhân vật. Không gian trong truyện có thể trùng lặp với truyện ngụ ngôn khác nhưng nhân vật, tình tiết, sự kiện xảy ra trong truyện không được trùng lặp. Đôi khi không gian trong truyện ngụ ngôn đóng vai trò mở đầu và kết thúc câu chuyện để người đọc dễ hình dung hơn. 4. Thời gian tượng trưng Nhân vật gắn với thời gian ngắn tượng trưng cho năng lực nhỏ bé, thấp kém, còn nhân vật gắn với thời gian dài tượng trưng cho năng lực cao. Yếu tố thời gian được tác giả dùng để phóng đại về năng lực, khả năng, phẩm hạnh của đối tượng giúp người đọc dễ hình dung, nhận biết và so sánh. Thời gian không xác định chỉ có tác dụng nêu lên sự kiện, kết nối câu văn cho liên kết, mạch lạc, dễ hiểu theo trình tự trước sau. Thời gian không xác định dùng để kể về quá khứ, hiện tại và tương lai gắn với tình tiết, nhân vật, sự kiện diễn ra phù hợp với từng thời điểm.
Những câu chuyện ngụ ngôn của Trang Tử gắn liền giữa đạo với đời, giàu tính triết lý, sâu sắc hướng con người đến đời sống thuận theo tự nhiên.