Gen Kpop là một thuật ngữ trong cộng đồng Kpop. Gen ở đây là từ viết tắt của "generation", nghĩa là thế hệ. Tùy vào thời gian ra mắt của mỗi nhóm thần tượng sẽ ứng với một thế hệ gen kpop. Đã hơn 20 năm kể từ khi Kpop trở thành một nền văn hóa chính thống ở Hàn Quốc. Tính đến nay có thể nói Kpop đã có "4 thế hệ" xuất hiện, mỗi thế hệ gen kpop đều đánh dấu sự phát triển của nền âm nhạc Hàn Quốc. Thế hệ gen 1 là thế hệ tiên phong, đặt nền móng sơ khai cho làng kpop. Bắt đầu xuất hiện từ những năm 1996 với những cái tên vàng như Seo Taiji and Boys, H. O. T, Sechskies, G. O. D.. và những bản hit như "I Know" của Seo Taiji and Boys và "Candy" của H. O. T.. (5 thành viên của nhóm nhạc H. O. T) Vào thời điểm này văn hóa fandom của Kpop không giống như hiện tại. Khi các thần tượng xuất hiện trên tivi thì các fan chỉ có thể ghi lại hình ảnh của họ trên băng video. Và để có thể mua được vé độc quyền tham gia concert, các fan thời đó cần phải đứng xếp hàng trước một ngày tại ngân hàng phát vé để mua. Do mạng internet chưa phát triển nên thị trường nhạc số chưa xuất hiện, fan chỉ có thể nghe nhạc thông qua các album. Vào thời điểm đó, thị trường băng đĩa rất sôi động, cái tên H. O. T chính là nhóm nhạc huyền thoại với doanh số bán album triệu bản. (6 thành viên trụ cột của T-ara) Thế hệ gen 2 là thế hệ kế thừa và tiếp nối. Có thể nói thế hệ này chỉ thật sự bắt đầu từ những năm 2003, đây có thể coi là giai đoạn hoàng kim của làng Kpop với những chuyến lưu diễn thế giới và xuất hiện trên các chương trình truyền hình. Những đại diện của gen 2 có thể kể đến như: TVXQ, Big Bang, BoA, Super Junior, SNSN, T-ara, SHINee, 2NE1.. Các bài debut huyền thoại thời điểm này có thể kể đến "Hug" của DBSK, "Into the new world" của SNSD, "Lie" của Big Bang và "Noona Neomu Yeopo" của SHINee.. Những năm này do đã quen thuộc với mạng internet với các phương tiện truyền thông xã hội như facebook, twitter nên thế hệ fandom thứ hai đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Thị trường âm nhạc số cũng từ đó mà bắt đầu phát triển. Sự khác biệt giữa thị trường âm nhạc số và thị trường băng đĩa đã chia các thần tượng gen 2 thành thành tượng album và thần tượng nhạc số. Thế hệ gen 2 nổi tiếng đã kéo văn hóa thần tượng ở Hàn Quốc trở nên phổ biến và được công chúng đón nhận. Mối quan hệ giữa các nhóm nhạc gen 2 cũng rất thân thiết, những hành động, cử chỉ đáng yêu các các thần tượng nam và thần tượng nữ dành cho nhau vô cùng tự nhiên. Những màn kết hợp khó quên của các nhóm nhạc nam - nữ như Wonder Girls và Big Bang khiến cang fan reo hò thích thú.. So với gen 2 thì gen 3 cũng có những khoảnh khắc cùng nhau ca hát, nhảy múa trên sân khấu, tuy nhiên giữa các thần tượng nam và nữ cũng đã có những khoảng cách nhất định, nhìn chung thì không còn thân thiết, tự nhiên giống như các tiền bối gen 2. (Wonder Girls và Big Bang) Thế hệ gen 3 chỉ thật sự mở ra khi EXO ra mắt vào năm 2012. Gen 3 phát triển cùng với sự phát triển phương tiện truyền thông, những đại diện sở hữu MV cực khủng và độ nổi tiếng không hề kém cạnh gen 2 chính là EXO, BTS, GOT7, SEVENTEEN, Red Velvet, Twice, Blackpink.. Thời điểm gen 3 xuất hiện, thế hệ các gen 2 của Kpop vẫn còn đang tích cực hoạt động, nhưng giữa hai thế hệ này đã có những sự khác biệt đáng kể. (Khoảnh khắc gen 3 tại The Fact Music Award 2019) Thị trường album ở thế hệ gen 3 đã phát triển rất mạng. Nhiều netizen còn gọi đây là thời kì lạm phát album. Thời kì đầu, EXO đã bán được 100.000 bản ngay trong tuần đầu tiên, phá vỡ kỷ lục bán album của trưởng bối gen 2 TVXQ và trở thành chủ đề hot hit trên các trang mạng xã hội năm 2013. Nhắc đến gen 3 không thể không nhắc đến BTS - nhóm nhạc sở hữu lượt bán lên đến 3 triệu bản trong tuần đầu tiên của những năm sau đó. Gen 3 thật sự là thế hệ phát triển của làng Kpop. Các tour lưu diễn quốc tế, văn hóa đu idol Kpop lan rộng ra khắp thế giới. Thế hệ gen này không chỉ có ảnh hưởng trên lĩnh vực âm nhạc mà còn ảnh hưởng lên lĩnh vực kinh tế, xã hội.. Văn hóa love yourself của BTS chính là một trong những ảnh hưởng tích cực đó.. Gen 4 là thế hệ Kpop gây nhiều tranh cãi nhất, có rất nhiều netizen cho rằng thế hệ gen 4 đã xuất hiện với các cáitên như TXT, Stray Kids, ITZY, (G) I-DLE.. nhưng một số khác lại cho rằng thế hệ gen 4 còn chưa có thật sự xuất hiện, lý do chính là vì, tại thời điểm này các đại diện cho thế hệ gen 3 vẫn còn đang hoạt động rất mạnh mẽ và chiếm lĩnh top đầu tại các đấu trường âm nhạc. Sự nổi tiếng mang tính toàn cầu của các tiền bối gen 3 là một sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mục tiêu thị trường âm nhạc của gen 4. Để có thể thành công và đứng vững trên thị trường âm nhạc Hàn Quốc và nước ngoài thì thế hệ gen 4 phải thật sự cố gắng rất nhiều.