Em và Trịnh Phim tiểu sử vẫn còn là một thể loại khá mới lạ đối với điện ảnh Việt Nam. Bộ phim Em và Trịnh người ra mắt mới đây đang cố gắng thay đổi tình trạng này, đưa khán giả trôi theo từng điệu nhạc bất hủ và những phân cảnh đẹp mắt. Em và Trịnh kể lại câu chuyện về cuộc đời nhiều màu sắc và thấm đẫm tình yêu của nhạc sĩ lừng danh Trịnh Công Sơn. Nhưng liệu mọi thứ trên cho bộ phim này có hoàn toàn là sự thật không? Rõ ràng Em và Trịnh không phải một tác phẩm tài liệu và ngay từ đầu bộ phim đã nhấn mạnh rằng nhiều chi tiết sẽ được hư cấu với lãng mạn hóa để phù hợp với câu chuyện, nên chính điều này cũng khiến nhiều khán giả chưa thỏa mãn tò mò rằng liệu cuộc đời thật của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khác những gì được thể hiện lên màn ảnh đến mức nào. Sau khi được gặp Trịnh Công Sơn thời trung niên bộ phim Em và Trịnh đưa khán giả trở về với Huế đầu những năm 1960, để gặp phiên bản thanh niên của người nhạc sĩ lừng danh. Ở thời điểm này, Trịnh Công Sơn có lẽ đang vừa bước vào tuổi đôi mươi và như chúng ta được thấy ông đã bắt đầu thể hiện tài năng sáng tác của mình. Có thể hiểu được vì sao đạo diễn ra lựa chọn bắt đầu câu chuyện ở mốc thời gian này thay vì từ khi nhạc sĩ họ Trịnh còn bé. Ngoài đời Trịnh Công Sơn lớn lên tại thành phố Huế và suốt những năm tháng niên thiếu, nhiều lần phải chuyển trường vì hoạt động cách mạng của cha. Bộ phim Em và Trịnh cũng nhắc tới chi tiết rằng Nhạc sĩ đã từng một lần trượt Tú Tài khi Theo học tại Huế. Sau đó Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn học triết và tốt nghiệp tại đây. Nhắc tới cha của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong bộ phim của những phân cảnh với người mẹ và các em gái của vị nhạc sĩ, nhưng chúng ta không được gặp cha của ông, đó là vì ở thời điểm đó cha của Trịnh Công Sơn đã qua đời do tai nạn giao thông. Chính sự kiện này đã thắp lên niềm đam mê âm nhạc trong ông nên việc không được bộ phim nhắc tới sẽ khiến nhiều người yêu mình anh chị tiếc nuối. Theo lời của em gái người nhạc sĩ sau khi cha mất, Trịnh Công Sơn bị ốm nặng vì nhiều tháng liền đội nắng lên mộ cha. Sau khi khỏi, ông Nhờ mẹ mua cho cây đàn ghita để tự học chơi và bắt đầu sáng tác. Chính Trịnh Công Sơn cũng từng thổ lộ rằng khi rời khỏi giường bệnh trong tôi đã có một niềm Thế Âm Nhạc Hoặc có thể những điều mơ ước phát sau đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức tôi dậy. Trong phim cứ mỗi buổi chiều, Trịnh Công Sơn cùng đã bạn thân thời trẻ lại Tuyệt tình cốc một ngôi nhà hoang - nơi họ có thể tự do sáng tác âm nhạc, thơ ca và hội họa. Tuyệt tình cốc là một địa điểm có thật. Đây là nơi đã thai nghén sự nghiệp cả một thế hệ vàng các văn nghệ sĩ của thành phố cố đô, bao gồm không chỉ Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà cả nhà thơ Ngô Kha hay nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thế nhưng, Tuyệt tình cốc không chỉ là nơi để thả hồn nghệ thuật vì được thành lập giữa lòng thành phố Huế thời chiến tranh loạn lạc nên như chúng ta được thấy trong phim Tuyệt tình cốc cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc tâm sự và tranh luận về chính trị. Thậm chí từng có lúc, căn nhà này trở thành một trong những chỉ huy giờ của phong trào cách mạng trẻ. Còn về nhóm bạn thời trẻ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì sao? Trong phim, chúng ta được gặp bốn chàng trai là Định Công, Văn Đỗ, Ngô Kha và Bửu Ý. Hai người cuối cùng, có lẽ chính là những cái tên đáng chú ý nhất. Bửu Ý là một nhà văn và dịch giả nổi tiếng từng biên dịch nhiều tác phẩm kinh điển như Nhật ký an Frank hay Hoàng Tử Bé. Ngoài ra ông cũng sáng tác một vài tác phẩm về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và thường xuyên hoài niệm về người bạn cũ. Còn nhà thơ Ngô Kha, như chúng ta đã thấy trong Em và Trịnh, là một trong những nghệ sĩ tận tâm nhất với cách mạng của thế hệ Tuyệt tình cốc. Ông sử dụng những tác phẩm của mình để tiếp lửa cho phong trào đấu tranh của giới học sinh sinh viên chống lại chế độ Sài Gòn. Chính vì hoạt động cách mạng nên nhà thơ Ngô Kha nhiều lần bị giới cầm quyền bắt giam và tới năm 1973 bị ám sát. Có lý do mà bộ phim này lại mang tên Em và Trịnh chứ không phải Trịnh và Em, bởi lẽ tác phẩm đã đưa khán giả theo cuộc đời của Trịnh Công Sơn qua câu chuyện với từng bóng hồng của người nhạc sĩ. Và bóng hồng đầu tiên là người con gái mang tên Bích Diễm - tương tư đầu đời của chàng trai trẻ họ Trịnh. Hệt như trong phim tình cảm dành cho Bích Diễm đã trở thành nguồn cảm hứng về Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác ra ca khúc bất hủ Diễm Xưa. Nhưng đáng tiếc rằng mối tình này lại kết thúc chóng vánh do sự phản đối của gia đình Bích Diễm. Tuy nhiên trong cái rủi lại có cái may, biết tin chàng nhạc sĩ tài hoa buộc phải chia tay với Bích Diễm, em gái bà là Dao Ánh đã viết thư để động viên và an ủi Trịnh Công Sơn. Để rồi sau một thời gian, tình cảm giữa họ bắt đầu nảy sinh qua ngòi bút. Đúng như câu chuyện được truyền tải trong bộ phim Em và Trịnh, Dao Ánh chính là bóng hồng đặc biệt, nặng tình và khiến Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn day dứt nhất trong cả cuộc đời. Trong 3 năm đi dạy học ở B'lao, Trịnh Công Sơn đã gửi cho Dao Ánh hơn 300 bức thư tình. Những dòng thư của nhạc sĩ đã được các biên kịch gửi gắm bộ phim. Đúng vậy những lời lẽ tình tứ bay bổng mà chúng ta được nghe trong Em và Trịnh chính là những gì Trịnh Công Sơn đã viết cho bà Dao Ánh từ cách đây gần nửa thế kỷ về trước. Nhưng quan trọng hơn là cũng trong khoảng thời gian này, Dao Ánh đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bản tình ca sâu lắng của Trịnh Công Sơn như Mưa Hồng hay Còn Tuổi Nào Cho Em. Tuy nhiên có một chi tiết mà Em và Trịnh khắc thực sự làm rõ, có lẽ là để giữ được chất lãng mạn của bộ phim. Đó là khi Trịnh Công Sơn chia tay Dao Ánh sau 4 năm yêu nhau nồng thắm, ngoài đời chính nhạc sĩ trẻ đã chủ động viết thư cho người tình sau khi nhận ra là họ không thể tiếp tục chung đường. Nhưng về sau, Dao Ánh vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng và nỗi ám ảnh lớn nhất cuộc đời Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cả hai chị em Bích Diễm và Dao Ánh đã trở thành cảm hứng cho các ca khúc bất hủ của vị nhạc sĩ, nhưng họ lại không phải những giọng ca từng ngân vang bài hát của ông. Người đầu tiên làm điều đó là ca sĩ Thanh Thúy. Trong phim, Trịnh Công Sơn tới phòng trà nhiều đêm đợi Thanh Thúy hát nhạc của mình và ngay khi chàng nhạc sĩ trẻ định bỏ cuộc trong chán nản, nữ ca sĩ đã cất giọng hát ca khúc Ướt mi. Tuy nhiên, theo lời Trịnh Công Sơn kể Thanh Thủy khi đó là nàng thơ của giới văn nghệ sĩ Sài Gòn nên nhạc sĩ không thể tiếp cận để tiếp tục hợp tác. Còn ngoài đời thật, Thanh Thúy là người trao giọng chúng tác phẩm được công bố đầu tiên của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào năm 1959. Theo nhạc sĩ họ Trịnh kể lại và một đêm năm 1958, ông thấy thấy nữ ca sĩ khi ấy mới 16 tuổi, vừa hát vừa khóc trong phòng trà vì sau đó phải trở về chăm sóc người mẹ già bị bệnh, Trịnh Công Sơn vì những giọt nước mắt đó như cơn mưa nhỏ và lấy nó làm cảm hứng sáng tác bài Uớt mi. Chính ca khúc này cũng có thể được coi đã mở ra sự nghiệp sáng tác của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nói về Trịnh Công Sơn nào thể không nhắc tới Khánh Ly, biết bao nàng thơ và bóng hồng bước qua đời người nhạc sĩ. Thế nhưng khó ai có thể sánh với danh ca này, bởi lẽ dù không phải một mối tình nhiều vương vấn như Dao Ánh, song tên tuổi của Khánh Ly đã được bất tử hóa với những ca khúc nhạc Trịnh. Câu chuyện của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly có vẻ là một trong những khía cạnh bộ phim đã truyền tải xác thực nhất. Hệt như trên màn ảnh, Nhạc sĩ họ Trịnh tình cờ gặp Khánh Ly tại một hộp đêm ở Đà Lạt vào năm 1964, bị mê hoặc bởi giọng hát, Trịnh Công Sơn mời Khánh Ly về Sài Gòn hợp tác nghệ thuật. Xong, sau một thời gian cô quyết định từ chối vì muốn tập trung cho gia đình. Nhưng như thể định mệnh đã định sẵn, 3 năm sau, Khánh Ly ly dị và trở về Sài Gòn, tình cờ gặp Lại Trịnh Công Sơn. Họ bắt đầu hành trình âm nhạc tại Quán Văn, vốn là một quán cà phê đơn sơ sau trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Kể về nữ ca sĩ, nhạc sĩ họ Trịnh nói rằng: "Từ khi bắt đầu hợp tác, Khánh Ly Chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Và từ đó, Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi, cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly". Còn về nữ ca sĩ thì kể rằng: "Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát để anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình thật hạnh phúc, cảm thấy mình được sống, hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn". Tuy nhiên, sau giải phóng Khánh Ly sang Mỹ định cư, còn Trịnh Công Sơn quyết định ở lại Việt Nam. Chi tiết này cũng được đạo diễn lồng ghép vào phim, qua phân cảnh Trịnh Công Sơn thời trung niên gọi điện trò chuyện với nàng thơ cũ. Nói về độ xác thực của câu chuyện về Khánh Ly trong phân cảnh hát tại Quán Văn, Khánh Ly đã được đột ngột cởi giày cao gót để đi chân đất trước sự ngỡ ngàng của cả Trịnh Công Sơn và các khán giả nghe hát. Tưởng trừng đó chỉ là một chi tiết hài hước xong đây thực chất là một giai thoại có thật, mở ra thương hiệu nữ hoàng Chân Đất của nữ danh ca. Những ai yêu mến nhạc Trịnh được biết rằng, song song với các ca khúc trữ tình sâu lắng, tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với những bài hát phản đối chiến tranh và kêu gọi hòa bình thường được gọi là dòng nhạc phản chiến. Tuy nhiên, Em và Trịnh lại chỉ lướt qua những khía cạnh về chiến tranh trong cuộc đời ông, khiến nhiều khán giả không khỏi tiếc nuối. Quả thực những chi tiết như việc Trịnh Công Sơn lên B'lao dạy học thay vì nhập ngũ, phân đoạn trốn quân cảnh và bị bắt về đồn, hay trường đoạn đi hát với Khánh Ly những bài ca phản chiến đều dựa trên những sự kiện có thật. Nhưng nhìn chung chỉ đơn thuần những phân đoạn này là quá ít ỏi để truyền tải được ảnh hưởng của chiến tranh đối với sự nghiệp của Trịnh Công Sơn. Ngoài đời thực, giai đoạn chiến tranh ngày càng trở nên khắc nghiệt cũng là khi Trịnh Công Sơn bắt đầu đi hát cùng Khánh Ly. Từ đó, những bài ca phản chiến của Trịnh Công Sơn bắt đầu thu hút được sự chú ý của giới trí thức miền Nam, tên tuổi của ông cũng dần được thế giới chú ý và báo chí Phương Tây còn đặt cho ông biết danh là Bob Dylan, Joan Baez của Việt Nam. Tuy nhiên, vì những thông điệp phản đối chiến tranh, nhiều ca khúc của ông bị cả hai bên Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cấm lưu hành. Trong khi đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng không tán thành thái độ của Trịnh Công Sơn, cho rằng những bài hát này sẽ làm nản lòng đồng bào đang đấu tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Ở thời điểm đó, có những người cực đoan thậm chí con đòi xử tử Trịnh Công Sơn. Rõ ràng là phức tạp hơn một chút so với những gì mà bộ phim Em và Trịnh truyền tải đúng không nào? Em và Trịnh cũng không đề cập đến cuộc đời của Trịnh Công Sơn ngay sau giải phóng. Ngoài đời thực vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong khi nhiều bằng hữu chọn cách di cư sang nước ngoài, Trịnh Công Sơn đã quyết định lên đài phát thanh Sài Gòn và ngân vang bài Nối Vòng Tay Lớn, kêu gọi tới văn nghệ sĩ hợp tác với chính phủ Cách mạng lâm thời. Tuy nhiên, kể cả vậy những năm sau đó, cái tên Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục bị đưa ra mổ xẻ cả ở trong nước và hải ngoại, lý do vẫn là vì những thông điệp phản chiến trong âm nhạc của ông. Phải một thời gian về sau khi Nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, nhạc Trịnh mới được phát hành rộng rãi. Chi tiết cuối cùng mình muốn nói tới chính là câu chuyện của Trịnh Công Sơn và bóng hồng hay đúng hơn là bóng hoa anh đào Michiko Yoshii. Như chúng ta đã biết trong suốt cuộc đời, Trịnh Công Sơn đã phải lòng yêu nhiều người, những nàng thơ này được nhạc sĩ vĩnh cửu hóa trong những lời ca nỗi nhạc nhưng sau cùng ông vẫn không tìm được một người để chung đôi. Nhưng không có nghĩa rằng ông không cố gắng, mà thực chất đã có tới hai lần người nhạc sĩ họ Trịnh tiến gần tới ngưỡng cửa hôn nhân và một trong số đó là với nàng thơ người Nhật Michiko. Tuy nhiên câu chuyện của Michiko trong phim, có lẽ cũng là một trong những khía cạnh được hư cấu hóa nhất của Em và Trịnh. Theo phim, hai người gặp nhau khi Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được mời tới Paris và nghe thấy Michiko hát ca khúc Diễm Xưa của mình. Quả thực, vào năm 1989, Trịnh Công Sơn được hội người Việt tại Pháp mời sang thăm châu Âu và được tổ chức buổi gặp gỡ tại nhà Việt Nam - Paris, đây cũng là nơi cô sinh viên trẻ Michiko Yoshii thường xuyên lui tới và hát nhạc Trịnh. Đặc biệt là ca khúc Diễm Xưa bằng tiếng Nhật, phiên bản mà trước đó từng được thể hiện bởi danh ca Khánh Ly. Song, có vẻ họ không gặp nhau trong buổi hôm đó mà phải tới khi Michiko quyết định tới Việt Nam làm luận án tiến sĩ, cô mới lần đầu được gặp trực tiếp Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một chi tiết được hư cấu hóa khác trong Em và Trịnh chính ra lí do lễ cưới của Trịnh Công Sơn và Michiko không thành. Trong phim, các khán giả được kể rằng Michiko đã quyết định không tới đám cưới vì nhận ra Trịnh Công Sơn vẫn luôn vương vấn tình cảm với Dao Ánh. Tuy nhiên ngoài đời thực, lý do lễ cưới không được tổ chức có thể lại là do Trịnh Công Sơn đã không bằng lòng với một số nghi lễ truyền thống của Nhật Bản. Hoặc cũng có thể nguyên nhân là một sự kết hợp nào đó của cả hai lý do này, điều đó thì chỉ của Trịnh Công Sơn và Michiko mới thực sự biết. Có thể thấy rõ, cuộc đời của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn thú vị và đa sắc hơn phiên bản điện ảnh tới nhường nào phải không? Chắc hẳn việc loại bỏ thay đổi một số khía cạnh về cuộc đời người nhạc sĩ lừng danh sẽ khiến nhiều khán giả yêu mến nhạc Trịnh phải thất vọng. Nhưng dù sao, Em và Trịnh vẫn là một tác phẩm hư cấu. Vậy thì liệu những chi tiết được láng mạn hóa có thực sự làm giảm giá trị của bộ phim không nhỉ? Và cũng có thể Em và Trịnh sẽ chỉ là bước đệm cho một bộ phim tiểu sử về Trịnh Công Sơn hoàn hảo hơn trong tương lai. Màn ảnh sẽ không bao giờ hiểu chỗ cho những ca khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Bài viết tham khảo nguồn Phê Phim và Wikipedia, mình tổng hợp & chỉnh sửa lại.