Review Du Lịch - Ẩm Thực - Văn Hóa Kỳ Thú Qua Các Video TTNV

Thảo luận trong 'Địa Điểm' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 11 Tháng bảy 2021.



  1. Người du lịch bất ngờ thấy Sài Gòn ngập nặng

    Mưa lớn ngày 6.8.2021 kéo dài hơn ba giờ khiến nhiều tuyến đường ở trung tâm Tp.HCM ngập sâu, xe hai bánh, ôtô chết máy hàng loạt.

    Nước dâng cao hơn nửa mét, tràn vào nhiều con hẻm. Nhiều người ướt sũng, bì bõm dắt xe, số khác đứng bên lề đường chờ nước rút. Họ gọi điện về nhà, thông báo trễ giờ do mắc kẹt trong mưa lớn.

    Đến 21h30, hàng chục ôtô tải, xe máy chìm trong biển nước, chết máy nằm im giữa đường trong bất lực của các tài xế. Trong khi đó, nhiều tiệm sửa xe máy ven đường Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh đã không nhận xe sửa vì quá nhiều.

    Một số khu vực ở Tp.HCM trong ngày 6.8.2921 có tổng lượng mưa lớn như Cát Lái (158 mm), Cần Giờ (126 mm), Hóc Môn (94,4 mm), Thủ Đức (105 mm)...

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng chín 2021


  2. Cận cảnh Cá Huyết Long tại quán cà phê cá cảnh Coffish

    Quán Coffish - Cà Phê Cá Cảnh, có địa chỉ ở số 43 đường Số 12, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP. HCM. Quán mở cửa từ 8 giờ đến 22 giờ. Đây là một quán cà phê vừa mới khai trương, kết hợp bán cà phê với bán cá cảnh.

    Quán có cảnh trí rất đẹp, yên tĩnh không ồn ào. Giá cả nước uống không đắt. Chủ quán dễ mến. Bạn có thể vừa uống cà phê vừa ngắm cá cảnh tại đây. Bạn cũng có thể mua cá cảnh và nhờ chủ quán tư vấn về cách nuôi cá cảnh, tư vấn đế có được một bộ lọc thật hoàn hảo cho bể cá của nhà bạn.

    Admin đã đến đây và phải công nhận chủ quán là một bậc thầy có kỹ năng về nuôi cá cảnh. Các bộ lọc cá cảnh trong quán của quán đều rất đúng kỹ thuật nên cá cảnh trong quán đều rất khỏe và đẹp. Admin đánh giá về điểm của quán Coffish - Cà Phê Cá Cảnh là 9 / 10 điểm. Khuyết điểm duy nhất của quán là có vị trí ở hơi xa trung tâm thành phố - thật vô cùng đáng tiếc.

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  3. Du lịch Sài Gòn lần đầu thấy mưa đá

    Tối 22.8/2021, người dân một số phường trên địa bàn TP Thủ Đức (TP. HCM) bất ngờ khi thấy mưa đá xuất hiện.

    Nhiều người đã đăng lên mạng xã hội các đoạn clip, hình ảnh của hạt mưa đá vì với nhiều người dân Sài Gòn từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ chứng kiến mưa đá, các status và hình ảnh, clip khiến cộng đồng mạng ngạc nhiên. Đa phần hạt mưa có kích thước gần bằng 1 đốt tay, có những thời điểm hạt mưa đá to tới gần 2 đốt tay.

    Trong mấy ngày trước đó áp cao cận nhiệt đới ở biển Đông lấn tây đẩy ẩm ở ngoài biển vào, tạo ra nhiễu động gió đông. Bản chất của áp cao cận nhiệt đới tạo ra nhiệt độ cao. Khi có nhiễu động, không khí có sự xáo trộn lớn sẽ hình thành mưa đá.

    Trong khối không khí có lớp nhiệt độ 0 độ C, nhưng do sự xáo trộn quá lớn nên đẩy khối không khí qua mực 0 độ C, tạo thành băng đá giống tủ lạnh, hơi nước đóng băng, rơi xuống tạo thành mưa đá


    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  4. Nghệ Thuật Điêu Khắc Đà Nẵng Đẹp Sáng Tạo

    Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được coi là làng nghề lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Đà Nẵng. Trải qua gần bốn thế kỷ tồn tại, các sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước mang đậm tính nghệ thuật đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vươn ra tầm thế giới, trở thành niềm tự hào và đem lại nguồn thu đáng kể cho làng nghề Non Nước.

    Theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì làng đá ngũ hành sơn đà nẵng trước đây có tên là: Quán Khái Đông GiápQuán Khái Tây Giáp, được hình thành từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18.. Dựa theo văn bia của Tiền hiền họ Huỳnh có ghi: "Thạch tượng Quán Khái Đông Huỳnh Bá Công thỉ khai" và " Bổn xã Huỳnh Bá Tộc lập" cùng với sự kể lại của các cụ già ở đây thì nghề đá ở chân núi Ngũ Hành có thể ra đời cùng với thời điểm lập làng. Ông tổ nghề là một người quê gốc Thanh Hóa, tên là Huỳnh Bá Quát, người đã có công đem nghề đá từ xứ Thanh vào Đà Nẵng. Tại làng hiện nay vẫn còn nhà thờ "Thạch Nghệ Tổ sư"; ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày giổ Tổ của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.

    Ban đầu, ở vùng này, số người biết nghề làm đá không nhiều; sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương, như các loại cối giã gạo, cối xay ngũ cốc hoặc các bia mộ được khắc bằng đá. Đến khoảng đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm, nghề đá ở đây có điều kiện phát triển, uy tín của làng nghề cũng nâng cao, một số thợ giỏi được triều đình phong hàm Cửu phẩm, nhiều thợ của làng được mời đi làm nghề ở khắp nơi.

    Trước kia, đá nguyên liệu thường được khai thác tại chỗ – núi đá Ngũ Hành Sơn, chủ yếu là đá cẩm thạch, có nhiều màu sắc, hoa văn đẹp như màu đỏ, đen, trắng, kết cấu mịn, mềm, dễ đục. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng cạn kiệt, từ năm 1990, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ra quyết định không cho phép khai thác đá ở Ngũ Hành Sơn nữa, thợ làng nghề phải nhập đá từ các nơi khác về.

    Khi có nguyên liệu, thợ điêu khắc đá sẽ tạo hình sản phẩm ở dạng thô. Đó là công đoạn ra phôi. Quá trình ra phôi được thực hiện bài bản gồm nhiều công đoạn như: tìm mặt phẳng để tạo chân đế, xác định điểm chuẩn tạo hình, vẽ phác thảo trên giấy, sau đó vẽ lên mặt đá hoặc in trực tiếp lên tảng đá. Với những sản phẩm khó, có giá trị nghệ thuật cao, người thợ phải vẽ phác thảo và làm phôi bằng đất sét trước, khi đạt yêu cầu họ mới làm chính thức. Theo bản vẽ phác thảo, người thợ tiến hành đục phôi, tạo hình sản phẩm.

    Khi phôi hoàn thành, người thợ sẽ làm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm, như: chạm hình nét, trang trí hoa văn, mài, đánh bóng sản phẩm. Với người thợ, ở công đoạn này, việc quan trọng nhất là chạm hình nét và trang trí. Công đoạn thực hiện chi tiết thể hiện kỹ thuật chạm khắc đá và đôi tay vàng của người thợ. Ngoài quy trình chung cho tất cả các sản phẩm, thì mỗi loại sản phẩm lại có yêu cầu kỹ thuật cụ thể.

    Để sản phẩm có màu sắc đẹp, đôi khi người thợ phải nhuộm đá bằng phẩm màu kết hợp với bã chè xanh, xi đánh giầy màu nâu, màu chàm... Bí quyết để có màu đẹp phụ thuộc vào việc pha màu, tạo nhiệt độ và dùng độ đậm nhạt của màu. Sản phẩm hoàn thiện cần trải qua nhiều công đoạn, nhờ bàn tay tài năng, kinh nghiệm của người thợ.

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  5. Thành Phố Cao Bằng Chào Buổi Sáng Ngày Mới

    Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945.

    Khu di tích Kim Đồng được xây dựng gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát.

    Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, nơi đây đã thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hay được gọi là Việt Minh. Ở gần đây có Di tích về chiến thắng của Việt Minh trước quân đội Pháp đã chiếm đóng ở hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.

    Khu di tích Đông khê thuộc huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng: Là chứng tích ghi lại chiến thắng lịch sử thời kỳ đầu kháng chiến của Việt Nam dân chủ cộng hòa chống lại chính quyền Pháp để giải phóng đất nước: Đồn Đông Khê và khu tưởng niệm Hồ Chí Minh đã chỉ huy mặt trận.

    Đền Xuân Lĩnh ở huyện Thạch An thờ Trần Quyết. Năm 1682, ông làm tướng tiên phong đi đánh nhà Mạc bị trọng thương và mất. Ông được phong làm Phúc thần, tên hiệu là Kỳ Lịch Đại Vương được dân bản dựng đền thờ phụng. Di tích có ý nghĩa lịch sử về truyền thống đấu tranh, khát vọng hòa bình thống nhất của dân tộc trên vùng cao biên cương địa đầu Tổ quốc

    Chùa Viên Minh tọa lạc tại xã Xuân Lĩnh, huyện Thạch An. Chùa được xây dựng từ thời Lê đầu đời Cảnh Hưng, chùa từng bị hoang phế. Đến lúc yên hàn chùa được mở rộng tiền đường Phật điện, đúc chuông lớn chu vi 7 thước 5 tấc. Chùa là điểm văn hóa tâm linh và điểm du lịch của vùng.

    Làng rèn Phúc Sen là một làng nghề truyền thống ở một vùng sơn cước núi đá vôi thuộc huyện Quảng Uyên đã có cách đây hơn một trăm năm.

    Lễ hội mời Mẹ Trăng là lễ hội của người Tày vùng Đông Khê được tổ chức vào đầu mùa xuân sau tết Nguyên Đán kéo dài 7 đến 10 ngày. Hội chỉ mở riêng trong từng bản hoặc có mời thêm các người thân từ các bản lân cận cùng tham gia. Lễ hội với ước muốn cầu Mẹ Trăng ban điều tốt lành, mùa màng bội thu, gia súc cũng nhanh lớn không ốm đau. Lễ hội có nhiều trò vui như giao lưu, đánh quay, đánh yến... Lễ hội kết thúc gọi là Slống Hai tức là tiễn trăng về trời.

    Thành Bản Phủ thời nhà Mạc và chùa Đống Lân thời Đinh ở huyện Hòa An.

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  6. Saigon Zoo: Hươu Cao Cổ siêu cao lừng lững

    Hươu cao cổ là động vật có vú cao nhất thế giới, chúng có chiếc lưỡi siêu dài, trái tim siêu lớn, huyết áp siêu cao..

    Tên gọi: Tên khoa học của hươu cao cổ là Giraffa camelopardalis, xuất phát từ niềm tin của người Hy Lạp cổ đại cho rằng loài động vật này giống như một sinh vật lai tổng hợp, là một con lạc đà khoác lên mình bộ da của một con báo.

    Chiều cao: Hươu cao cổ là động vật có vú cao nhất thế giới. Hươu cao cổ cái cao khoảng 4, 5m trong khi hươu cao cổ đực cao khoảng từ 5 đến 6m. Chân của một con hươu cao cổ bình thường đã cao hơn rất nhiều người, khoảng 1, 8m.

    Ngủ: Hươu cao cổ chỉ dành khoảng 10 phút đến 2 tiếng để ngủ mỗi ngày. Chúng có giấc ngủ ngắn nhất trong tất cả các loài động vật có vú. Theo nghiên cứu, hươu cao cổ có thể ngủ ngay cả khi đứng, mặc dù theo các nhà khoa học, có lẽ hươu cao cổ thích ngồi xuống để nghỉ ngơi hơn. Tuy vậy, khi làm điều đó, hươu cao cổ ở vị thế dễ bị tổn thương nhất. Khi đứng, chúng có thể quan sát rộng khắp và cú đá mạnh mẽ chỉ thực hiện được khi đứng của chúng là kỹ năng phòng thủ mạnh nhất chống lại kẻ thù.

    Sinh sản: Hươu cao cổ con mới sinh đã nặng khoảng 100kg và dù là hươu cao cổ sơ sinh, chúng cũng cao hơn hầu hết con người, khoảng 2m. Đặc biệt, do hươu cao cổ mẹ sinh đứng nên hươu cao cổ sơ sinh phải chịu một sự chào đón khá thô lỗ khi đến với thế giới, chúng rơi thẳng từ khoảng 1, 5m xuống đất.

    Tốc độ và sự phòng vệ: Mặc dù có kích thước to lớn nhưng hươu cao cổ có thể di chuyển cực kỳ nhanh chóng. Do chân dài, ngay cả khi đi bộ nhàn nhã, hươu cao cổ cũng có tốc độ 16km/h. Khi phi nước đại, hươu cao cổ có thể chạy nhanh hơn cả ngựa. Tốc độ tối đa của hươu cao cổ là 56km/h. Hươu cao cổ cũng rất thành thạo trong nghệ thuật tự vệ, đến mức mà ngay cả sư tử cũng chỉ dám tấn công chúng khi đi theo đàn. Chân hươu cao cổ rất mạnh mẽ, chúng có thể đá ở bất kỳ hướng nào và theo nhiều cách. Lực sinh sản từ cú đá của hươu cao cổ có thể đá bay đầu một con sư tử.

    Miệng: Lưỡi của hươu cao cổ thực sự rất lớn, nó dài đến 45cm và đặc biệt thích nghi để hươu cao cổ lấy những thức ăn vô cùng gai góc nhưng lại rất ngon miệng trên cây, chẳng hạn như Acacias. Lưỡi và môi trên của hươu cao cổ cũng có năng lực cầm nắm, có nghĩa là chúng hoạt động giống như một bàn tay hoặc như ngà voi. Đồng thời, lưỡi hươu cao cổ cũng có màu xanh đen, giúp bảo vệ chính bộ phận này khỏi bị cháy nắng vì tần suất thè lưỡi ra để ăn nhiều giờ trong ngày. Hươu cao cổ cũng sản xuất được nước bọt vô cùng dính để bao bọc quanh những thực phẩm gai góc, giúp thực phẩm trượt xuống thực quản mà không gây hại.

    Trái tim: Bởi vì hình dạng khác thường của mình, hươu cao cổ cũng có những khó khăn nhất định trong việc bơm máu lên não. Chúng có một trái tim rất lớn, nặng khoảng 11kg, chu vi khoảng 60cm.

    Huyết áp: Hươu cao cổ có huyết áp gần như cao gấp đôi so với con người, thành động mạch đàn hồi rất chắc chắn giúp ngăn chặn máu rút xuống quá nhanh, các tĩnh mạnh ở cổ cũng giúp hạn chế dòng chảy ngược lại của máu. Ngoài ra, các tế bào máu nhỏ hơn cho phép cũng giúp hấp thu oxy nhanh hơn, đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy khắp cơ thể.

    Uống nước: Bởi quá cao lớn, khi uống nước hươu cao cổ cũng gặp không ít khó khăn, nguy hiểm. Khi nó cúi đầu để uống nước, huyết áp của hươu cao cổ bị dồn xuống do ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Nếu không có một loạt các cơ chế thông minh làm việc phối hợp với nhau trong cơ thể, hươu cao cổ có thể chết bất đắc kỳ tử. Khi đầu bị hạ xuống, các nhánh rẽ đặc biệt trong các động mạch sẽ hoạt động để hạn chế lưu lượng máu đến não, mạng lưới này sẽ nhẹ nhàng mở rộng để thích ứng đồng thời van tĩnh mạch cảnh cũng ngăn trở máu chảy ngược lại. Tất cả những điều này được kiểm soát bởi một loạt các cơ chế phức tạp hoạt động liên tục để theo dõi và điều chỉnh áp suất trong mạch máu nhằm đảm bảo sự an toàn của hươu cao cổ.

    Loài: Có một thời gian, các nhà khoa học cho rằng chỉ có một loài hươu cao cổ, chia thành chín phân loài. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới, có tới bốn nhóm hươu cao cổ không lai và trao đổi vật liệu di truyền trong hàng triệu năm qua. Căn cứ theo tiêu chí này, hươu cao cổ được phân làm 4 loài, bao gồm: Hươu cao cổ phía Nam (Giraffa giraffa), Hươu cao cổ Masai (Giraffa tippelskirchi), Hươu cao cổ mặt lưới (Giraffa reticulata), Hươu cao cổ phía bắc (Giraffa camelopardalis).

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng mười 2021


  7. Những Ý Tưởng Trang Trí Lớp Học Đẹp, Sáng Tạo Cho Mùa Giáng Sinh

    Mùa Giáng sinh nữa lại đến, hãy tham khảo những ý tưởng trang trí đơn giản, ấn tượng sau đây để lớp học tràn ngập không khí Noel ấm ấp nhé.


    1. Trang trí cửa lớp Giáng sinh


    Với cửa lớp, chúng ta có thể dùng vòng nguyệt quế để trang trí hoặc tự tô điểm cho cánh cửa theo chủ đề Giáng sinh, mùa đông,..


    2. Trang trí bảng lớp Giáng sinh


    Với bảng lớp ta có thể cắt dán giấy hoặc vẽ tay.

    Bông tuyết là một trong những họa tiết trang trí không thể thiếu dịp Giáng sinh. Cắt bông tuyết cũng đơn giản, tiết kiệm, dễ thực hiện.

    Bạn cũng hoàn toàn có thể mua hình dán tường sẵn có về chủ đề Giáng sinh.

    3. Trang trí tường với giấy màu cắt dán theo chủ đề Giáng sinh

    Có rất nhiều cách trang trí tường lớp học ấn tượng mà không hề khó làm. Nên lựa chọn một chủ đề thống nhất để trang trí, ví dụ hình tuần lộc, lò sưởi.


    4. Những cây Giáng sinh sáng tạo


    Để tiết kiệm không gian lớp học, các bạn có thể làm những cây Giáng sinh ngay trên tường với giấy màu, dây kim tuyến, đèn trang trí, hạt châu,...

    Những dòng chữ, lời chúc được sắp xếp thành hình cây Giáng sinh cũng là một ý tưởng sáng tạo.

    5. Cắt chữ treo trên tường chủ đề Giáng sinh

    Thay vì dán tường thì các bạn có thể chọn cách treo tường đơn giản và dễ dọn dẹp sau khi hết mùa lễ.

    6. Photo booth Giáng sinh

    Cuối cùng, đừng quên photo booth - nơi cho các bạn thích chụp ảnh lưu giữ những khoảnh khắc vui nhộn của cả lớp nhé.

    Khung chụp ảnh có thể in trên tấm formex, vẽ trên xốp, gỗ hoặc giấy bìa carton.

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  8. Saigon Zoo: Chú Voi Nhỏ Nhún Nhảy Dễ Thương

    Voi là động vật có vú lớn nhất còn sinh sống trên mặt đất ngày nay. Con voi nặng nhất được công nhận là con voi bị bắn hạ tại Angola năm 1974. Nó là một con voi đực, nặng 12.000 kg (26.400 pao). Các loài voi nhỏ nhất, với kích thước chỉ cỡ con bê hay con lợn lớn, là các loài voi tiền sử đã sinh sống trên đảo Crete cho tới khoảng năm 5000 TCN, và có thể là tới những năm khoảng 3000 TCN. Các hộp sọ còn sót lại, nằm rải rác của chúng, với lỗ vòi lớn duy nhất đặc trưng ở phía trước, có lẽ là cơ sở của niềm tin về sự tồn tại của những người khổng lồ một mắt (cyclops) trong Odyssey của Homer.

    Các nghiên cứu gần đây về các di tích động vật tại miền trung Trung Quốc cho thấy người tiền sử ăn thịt voi. Trong lịch sử, việc săn voi là phổ biến để bắt và sử dụng voi ở châu Á, riêng ở châu Phi việc săn bắt voi lấy ngà được thực hiện bởi những tên thực dân phương Tây và ngà voi là mặt hàng buôn bán nhộn nhịp. Voi hiện nay là động vật được bảo vệ, và việc nuôi nhốt như là động vật cảnh bị cấm trên toàn thế giới.

    Kích thước của một con voi có ý nghĩa là khi nó phát triển hoàn toàn thì ngoài con người ra, nó an toàn trước tất cả các loài thú ăn thịt. Và để nuôi sống cơ thể vĩ đại của mình, nó phải cần rất nhiều thức ăn. Mỗi con voi trưởng thành ăn khoảng 150 kg (300 lb) cỏ, cành nhỏ, lá cây, trái cây... mỗi ngày. Những thức ăn như vậy cần được nhai kĩ càng. Voi có những răng nghiền phía sau ở cửa miệng, đây là vị trí mà các răng có lực mạnh nhất, nhưng nó cũng bị mòn đi. Khi đó răng mới sẽ được mọc lên ở phía dưới rồi đẩy răng cũ ra ngoài. Do đó, voi mọc răng trong suốt cuộc đời, tổng cộng có 6 bộ răng nghiền, nhưng khi bộ răng cuối cùng bị mòn thì khi đó voi đã sống đến 55 tuổi. Nó trở nên yếu đi vì thiếu thức ăn và sẽ chết vì đói nhiều hơn là về bệnh tật.

    Một con voi đang ăn cỏ khô, mỗi ngày voi ăn và uống một lượng khổng lồ
    Voi dùng vòi để quặp thức ăn và đưa vào miệng. Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ và các loại cây khác trên mặt đất. Voi dùng vòi để kéo lá cây, thân cây và cành cây từ trên cao xuống. Khi thức ăn khan hiếm, voi dùng ngà để húc đổ cây. Khi khát, voi tập trung bên bờ sông hoặc các vũng nước, thậm chí dùng vòi để đào sâu xuống để hút nước. Voi uống nước bằng cách hút nước vào vòi rồi phun vào trong miệng. Mỗi ngày voi tiêu thụ 160-300 lít nước. Voi cũng phun nước lên lưng để làm mát da.

    Mỗi ngày voi con trưởng thành thải ra một lượng chất thải nặng hơn trọng lượng của một cậu bé. Phân voi chứa những hạt cây mà voi đã nuốt sẽ mọc lên thành cây mới thay thế cho những cây mà chúng đã ăn hoặc húc đổ. Hiện nay ở một số nước đang nuôi voi, nghiên cứu và đi vào thử nghiệm chế biến phân voi thành giấy (vì phân voi khá sạch, không nặng mùi do chúng chỉ ăn thực vật và uống nước).

    Voi Việt Nam là tên gọi giống con voi sinh sống, phân bố tại Việt Nam, gắn bó với đời sống, lịch sử, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là loài động vật từng phân bố khắp các vùng miền ở Việt Nam, gắn bó với sản xuất, chiến đấu và văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại voi hoang dã đang trong tình trạng nguy ngập và chỉ hay xuất hiện ở Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk. Voi Việt Nam thuộc nhóm voi châu Á.

    Voi châu Á nhỏ hơn loài voi châu Phi. Voi châu Á có kích thước chiều cao từ 2 đến 4 mét (7–12 ft) và cân nặng 3.000-5.000 kilôgam (6.500-11.000 pound). Cách dễ nhất để phân biệt hai loài này là tai voi châu Á nhỏ hơn.

    Voi châu Á cũng khác voi châu Phi ở chỗ lưng chúng còng hơn, đầu của chúng có khối u chứ không thuôn như voi châu Phi, chúng chỉ có một "ngón tay" ở đầu vòi có thể cầm nắm được thay vì hai "ngón" đối với loài voi châu Phi. Ở dưới chân voi châu Á có 4 móng ở chân sau thay vì 3 móng và 19 cặp xương sườn thay vì 21 cặp ở voi châu Phi. Ngoài ra, không giống như voi châu Phi, voi cái châu Á không có ngà.

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  9. Nhà Hàng Du Thuyền bến Ninh Kiều Cần Thơ

    Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh du lịch, văn hóa của thành phố Cần Thơ hình thành từ thế kỷ XIX. Bến Ninh Kiều tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ.

    Bến Ninh Kiều là một địa danh du lịch có từ lâu và hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng sông Hậu. Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu của cả Thành phố Cần Thơ, thu hút nhiều du khách đến tham quan và đi vào thơ ca.

    Đến Bến Ninh Kiều, du khách không thể bỏ qua cơ hội được một lần lên du thuyền tại Bến Ninh Kiều. Mỗi ngày du thuyền tại Bến Ninh Kiều - một nhà hàng trên sông, hoạt động từ 19h30 tối đến 21h tối, đưa khách thưởng ngoạn trên sông và xem những tiết mục văn nghệ như cải lương hay đờn ca tài tử đặc sắc, thưởng thức các món ăn đặc sản Nam Bộ. Du thuyền với thiết kế 3 tầng rộng rãi, sang trọng với sức chứa khoảng 600 khách mỗi thuyền. Hiện nay tại Du thuyền Bến Ninh Kiều có 2 du thuyền phục vụ khách, bạn không phải chịu phí khi lên thuyền mà chỉ thanh toán cho thức ăn và thức uống dùng khi vui chơi trên thuyền. Giá cả các món ăn, uống trên đây khá hợp lý, dao động từ 80.000 đến 300.000đ. Giữa đất trời bao la, xung quanh là sông nước hữu tình, mênh mông và vẳng bên tai là giọng ca vọng cổ vang lên mượt mà.. quả là những phút giây thư giãn tuyệt vời, thi vị. Từ trên du thuyền bạn cũng có thể ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh, tráng lệ của cầu Cần Thơ - cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam.


    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...