Review Du Lịch - Ẩm Thực - Văn Hóa Kỳ Thú Qua Các Video TTNV

Thảo luận trong 'Địa Điểm' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 11 Tháng bảy 2021.



  1. Tàu Lộn Vòng 360 Độ Siêu Tốc Đầm Sen

    Là công trình được đầu tư lớn nhất và được xem là trò chơi hiện đại nhất hiện nay tại Đầm Sen, tp. HCM. Đỉnh cao nhất của đường ray là 24m, chiều dài đường ray 500m, hành trình Tàu lộn vòng siêu tốc Roller Coaster đem đến cho 24 hành khách trên mỗi chuyến tàu cảm giác thích thú tột cùng bởi tốc độ, bởi những vòng xoắn tròn 360 độ.

    Hành trình Tàu lộn vòng siêu tốc với những đường lượn xoắn mang lại cảm giác mạnh cho những du khách ưa thích sự mạo hiểm và trải nghiệm giới hạn của bản thân.


    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng tám 2021


  2. Rạp xiếc Đầm Sen sân khấu 1000 chỗ đủ tiết mục xiếc thiếu nhi, xiếc thú

    Rạp xiếc trong Công viên văn hóa Đầm Sen thường xuyên trình diễn các tiết mục xiếc với các "diễn viên" đặc biệt rất quen thuộc với các em thiếu nhi như: Voi, gấu, khỉ, đười ươi, chó, trăn, dê, vịt..

    Từ đầu năm 2014, sân khấu xiếc đã đưa vào loại hình xiếc mới, đó là sự kết hợp giữa xiếc người và xiếc động vật, nâng độ tương tác và yếu tố kịch tính của các tiết mục xiếc ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút người xem hơn. Rạp xiếc mới với sân khấu biểu diễn chuẩn quốc tế có sức chứa 1.000 chỗ ngồi hứa hẹn là sân chơi bổ ích cho những khán giả yêu thích loại hình xiếc, cũng là nơi biểu diễn định kỳ của hơn 20 diễn viên xiếc.


    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  3. Vườn Thú Trong Đầm Sen - Zoo In Dam Sen Park

    Tọa lạc tại khu B Công viên văn hóa Đầm Sen, một khu vực được cách ly riêng biệt với khu trò chơi, dưới dạng vườn chim thú bán hoang dã với diện tích khoảng 20.000 mét vuông. Chim thú được nuôi dưỡng tại đây như được ở trong môi trường như môi trường thiên nhiên thu nhỏ.

    Hiện tại, Vườn Chim thú Đầm Sen có khoảng 2.300 con với 35 loài trong đó có khoảng 15 loài bò sát, hơn 20 loài chim được phân bố làm các nhóm chính.

    Nhóm chim ăn thịt: gồm chim ăn thịt chân có màn bơi: chim Còng cọc, chim Điên điển..;

    Chim ăn thịt chân không có màn bơi như chim Già đẫy, Nhan sen,..;

    Chim ăn thịt thuộc bộ chim ưng có móng vuốt như Kên kên.

    Nhóm chim ăn ngũ cốc: gồm chim ăn ngủ cốc chân có màn bơi: Lele, Vịt trời...;

    Chim ăn ngũ cốc chân không có màn bơi: chim Công, chim Trĩ, chim Trích, Két,..

    Lớp thú: gồm nhóm thú ăn thịt như bộ Gấu như Gấu ngựa...; nhóm thú ăn cỏ như bộ thú guốc chẳn như Hươu sao, dê núi...

    Bộ thú guốc lẽ như Voi; Nhóm thú ăn trái cây, lá, mầm,.. thuộc bộ linh trưởng gồm có Khỉ, Vượn má vàng, Đười ươi đặc biệt đây là loài linh trưởng đặc chủng quý hiếm sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt bán hoang dã ở Đầm Sen.

    Lớp Cá gồm có nhóm cá nước ngọt: cá Koi, cá chép màu, cá Hải tượng trên 200 kg là loài cá nước ngọt ở Lưu vực sông Omazon lớn nhất trên thế giới. Nhóm cá nước mặn như cá Mú,..

    Ngoài việc nuôi dưỡng và bảo tồn chim thú phục vụ khác tham quan, Công viên văn hóa Đầm Sen đã nuôi dạy huấn luyện thành công một số loài chim thú như chim Két, Voi, Gấu, Khỉ, Đười ươi, Dê, Trăn... để làm xiếc phục vụ du khách đặc biệt là các cháu thiếu nhi tham quan học tập.


    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  4. Vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn xem cận cảnh Rái cá lông mượt siêu đáng yêu

    Ngành: CHORDATA
    Lớp: MAMMALIA
    Bộ: Thú ăn thịt CARNIVORA
    Họ: Chồn MUSTELIDAE
    Giống: Aonyx
    Loài: Cinerea

    Kích thước tương đối lớn. Lông ngắn và mượt. Lưng có màu nâu, bụng có màu nhạt hơn. Phần lông cổ, cằm và hai bên má có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Đuôi dẹp, các màng ở ngón chân không kéo dài đến hết đầu ngón chân.

    Rái cá lông mượt là một loài động vật hoang dã siêu đáng yêu của Việt Nam. Đáng tiếc rằng số lượng của chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

    Đây là một loài động vật thuộc họ chồn, tên khoa học là Lutrogale perspicillata, có địa bàn phân bố khá rộng ở Việt Nam. Chúng đã được ghi nhận ở Quảng Ninh, Đắk Lắk, Lâm Đồng...


    Rái cá lông mượt có thân hình dài mềm dẻo. Mõm ngắn hơi dẹp bề ngang, đầu tương đối tròn. Màng bơi da trần phủ hết ngón. Vuốt dài, sắc. Tai lớn hơn tai rái cá thường, vành tai tròn, có nắp che lỗ tai. Bộ lông màu xám đến nâu hung, gần giống rái cá thường nhưng lông dài và mịn mượt hơn.

    Cuộc sống của rái cá lông mượt gắn liền với các thuỷ vực như bờ biển, sông ngòi, khe suối, thức ăn chủ yếu là cá, sau đến các loài khác như cua, ốc, ếch nhái, lưỡng cư... Khi bơi chân chúng áp sát thân, dùng đuôi để bơi như mái chèo.

    Rái cá lông mượt đào hang làm tổ ở các hốc cây, hốc đá. Chúng hoạt động cả đêm và ngày, sống theo đàn, mỗi tổ 3- 5 con; lúc kiếm ăn có thể quy tụ thành đàn lớn 7 - 10 con.

    Tập tính sinh sản của loài vật này chưa được nghiên cứu chi tiết. Thời gian mang thai của chúng được xác định khoảng 63 ngày, mỗi lứa đẻ 2-3 con. Con sơ sinh yếu và chưa mở mắt.

    Đây là một loài vật rất lanh lợi, ưa leo trèo, chạy nhảy, bơi lội và đùa giỡn với đồng loại.

    Trước đây rái cá lông mượt có số lượng quần thể khá phong phú ở Việt Nam, nhưng hiện nay do săn bắt và môi trường, nơi sống bị suy thoái nên vùng phân bố bị thu hẹp nhiều và số lượng giảm sút nghiêm trọn.

    Rái cá lông mượt đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IB - nghiêm cấm mọi hoạt động săn bắt, buôn bán và làm huỷ hoại, ô nhiễm môi trường nước nơi loài vật này sinh sống.

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng tám 2021


  5. Lễ Trưởng Thành Một Văn hóa Cần Thiết Cho Các Em Học Sinh Lớp 12

    Có một thực tế, nhiều vị cha mẹ học sinh phàn nàn: Con cái họ cạn nghĩ, cứ tưởng rằng đương nhiên các em được hưởng sự chăm sóc toàn diện của cha mẹ và ít khi thấu hiểu, để nuôi dưỡng các em nên người, các bậc sinh thành ra các em phải chịu đựng biết bao nỗi vất vả, thậm chí cực khổ.

    Một thực tế không vui khác: không ít thầy cô giáo- đặc biệt thuộc hệ thống ngoài công lập - cảm thấy bị "dội nước lạnh" trước thái độ thờ ơ, vô cảm của nhiều học sinh (tất nhiên của cả cha mẹ các em nữa!). Quan niệm của các em và gia đình: đây là quan hệ mua bán sòng phẳng: Họ đóng tiền, nhà trường lo tổ chức lớp, thầy cô có trách nhiệm lên lớp để có thù lao dạy giờ. Quy trình "lĩnh hoá- giao ngân" rất dứt khoát và lạnh lùng. Phụ huynh có quyền đòi hỏi, hạch sách, còn học sinh cứ việc đến lớp, và tên thầy cô cũng không cần nhớ (cách gọi quen thuộc của số em này: cô giáo Văn, thầy giáo Toán v.v..)

    Thực tế tiêu cực phí truyền thống này là một trong những hậu quả đáng báo động của việc coi nhẹ công tác giáo dục tình cảm đạo đức cho các em ngay từ khi mới cắp sách đến trường. Nói rộng ra, trong phạm vi toàn xã hội, chúng ta đã lỏng tay, để "văn minh vật chất" lấn lướt "văn minh tinh thần", dù dân tộc mình từ hàng ngàn năm trước đã đinh ninh tinh thần "tôn sư trọng đạo", trân trọng "công cha nghĩa mẹ", nhắc nhở con người phải "ân nghĩa thuỷ chung", "uống nước nhớ nguồn"...

    Rõ ràng phải thống nhất một quan niệm: để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trước hết hãy chăm lo bồi đắp cho các em những phẩm chất tưởng như xưa cũ nhưng lại không thể thiếu, dù xã hội "văn minh, hiện đại" đến đâu, dù GDP theo kịp, hoặc vượt các nước giàu có bậc nhất thế giới đi chăng nữa. Nội dung này phải được quán triệt trong mọi cấp học- đặc biệt là tiểu học và trung học; trong mọi hoạt động nội khoá và ngoại khoá.

    Lễ Trưởng thành và Tri ân chỉ là một khâu nhỏ trong cả một quy trình dài lâu ấy. Đối tượng được thụ hưởng và là chủ thể của hoạt động này là học sinh khối 12.

    Gọi là "trưởng thành" vì các em nhìn chung bước vào tuổi 18- tuổi thành niên. Kết thúc cấp THPT, tuỳ hoàn cảnh cụ thể, các em sẽ thi đại học, cao đẳng, đi du học hoặc chuyển sang học nghề. Một số khá lớn các em cũng có thể vào đời với những công việc khác nhau.

    Nhấn mạnh từ "tri ân" cốt nhằm mục đích ở tuổi người lớn ấy, các em được tạo điều kiện để:

    -Tri ân công sức nuôi nấng chăm sóc của cha mẹ, ông bà đằng đẵng trong nhiều năm.

    -Tri ân thầy cô đã hết lòng giảng dạy, giáo dục các em về tri thức khoa học, tư tưởng đạo đức tình cảm.

    - Khắc sâu tình bạn trong sáng của những năm cùng chung sống dưới mái trường THPT.

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng tám 2021


  6. Buổi Ôn Tập Vật Lí Lớp 12 Cuối cùng Của Học Trò Tôi - Văn Hóa Ngày Chia Tay

    Chia tay mùa Hạ, khoảng trời lặng lẽ rưng rưng buồn của những tháng năm học trò. Những ước mơ ngày nào bỗng chốc thành hoài niệm. Một lần nữa bỏ lại sau lưng mùa Hạ. Hãy tha lỗi cho những vụng về và nông nổi của tuổi học trò.

    Mái trường xưa - nơi tâm hồn ta lớn lên theo lời giảng của thầy và nơi ấy tâm hồn ta khẽ xao xuyến với những rung động đầu đời: Tình yêu tuổi học trò, tình yêu cháy bỏng nhưng không thốt được nên lời, cứ thế đưa nó vào kỷ niệm, vào dĩ vãng đầy mộng mơ...

    Một tà áo dài trắng thướt tha lướt qua đủ làm ai ngẩn ngơ. Một ánh mắt tìu miến thoáng qua đã đủ làm má ai ửng đỏ... Tình yêu tuổi học trò đẹp đẽ, hồn nhiên trong trắng và thơ ngây quá!

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  7. Ngắm thành phố Cao Bằng từ Sunny Hotel lúc nửa đêm

    Cao Bằng là một thành phố trực thuộc tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.

    Thành phố Cao Bằng hiện là đô thị loại III, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của tỉnh Cao Bằng và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc.

    Thành phố Cao Bằng nằm gần như giữa trung tâm địa lý của tỉnh Cao Bằng, có vị trí địa lý:

    Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội khoảng 280 km về phía bắc, cách Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng khoảng 60 km về phía tây bắc, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh và các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ qua Quốc lộ 3 và Quốc lộ 4.

    Thành phố có diện tích 107, 1 km², dân số năm 2019 là 73.549 người, trong đó 84% dân số thành thị và 16% dân số nông thôn, với nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Tày, Nùng, Hán..

    Thành phố Cao Bằng có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Chung, Hợp Giang, Ngọc Xuân, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 3 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang.


    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  8. Khu di tích lịch sử cách mạng Hang Pác Bó Cao Bằng

    Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng cách trung tâm thành phố Cao Bằng 52 km về phía Bắc, là điểm đầu (km 0) của đường Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử Pác Bó được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012.

    Khu di tích bao gồm: Nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó (tên địa phương có nghĩa là "đầu nguồn"), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (đều trên núi Các Mác), suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành, v. v.. Ngày 8 tháng 2 năm 1941, khi về nước, Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong hang Cốc Bó và đặt tên dòng suối trước cửa hang là "suối Lênin" và ngọn núi có hang này là "núi Các Mác". Trước năm 1979 hang Cốc Pó rộng khoảng 15m³, trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra, nguồn của con suối là bên phía Bắc của ngọn núi này và thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, quân Trung Quốc đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Pó. Ngày nay, hang Cốc Pó được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch.

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  9. Khu di tích lịch sử anh hùng liệt sĩ Kim Đồng

    Để tưởng nhớ người Đội trưởng Đội Nhi đồng cứu quốc anh dũng hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ bảo vệ cách mạng, Đảng, Nhà nước xây dựng Khu Di tích Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà (Hà Quảng, Cao Bằng).

    Khu di tích mộ anh hùng liệt sỹ Kim Đồng nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng); là nơi ghi nhớ anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, người có công bảo vệ cán bộ cách mạng trong thời kỳ chống Pháp. Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1929.

    Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Thủy, Thủy Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng. Tháng 8/1942, Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Nà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Ngày 15/2/1943, trong khi đang làm nhiệm vụ để bảo toàn bí mật, giúp các đồng chí cán bộ Việt Minh kịp thời tản lên núi, Kim Đồng đã hy sinh khi vừa tròn 14 tuổi.

    Kim Đồng đã được Đảng và nhà nước phong tặng Anh hùng liệt sỹ năm 1997. Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh cây nghiến xanh biếc. Tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo Nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên, nhi đồng của tỉnh Cao Bằng và cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát.

    Năm 2011, Khu di tích lịch sử Kim Đồng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia.


    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...